Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ THAY ĐỔI DÂY CHUYỀN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MỚI TẠI HOA SEN GROUP TỪ NĂM 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.38 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ THAY ĐỔI DÂY CHUYỀN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
MỚI TẠI HOA SEN GROUP TỪ NĂM 2011-2013
Giảngviên:PGS.TS.Trần Kim Dung
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
1. Bùi Minh Long
2. Nguyễn Hoàng
3. Nguyễn Quang Hùng
4. Đỗ Hoàng Lâm
5. Bùi Lê Hoàng
TP. Hồ Chí Minh, 2014
THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ THAY ĐỔI DÂY CHUYỀN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ MỚI TẠI HOA SEN GROUP TỪ NĂM 2011-2013
 GIỚI THIỆU VỀ HOA SEN GROUP
 GIỚI THIỆU VỀ HOA SEN GROUP
Tập Đoàn Hoa Sen được thành lập ngày 08/08/2001, với thương hiệu “Tôn
Hoa Sen”, “Nhựa Hoa Sen”, “Ống Thép Hoa Sen” chuyên sản xuất các loại thép
ống, thép mạ, tôn màu, tôn kẽm, tôn lạnh, xà gồ, trần nhựa, ống nhựa hàng
đầu tại Việt Nam, có hệ thống phân phối khắp cả nước hơn 120 chi nhánh từ
Lạng Sơn đến Cà Mau.
- Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
- Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
- Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An,
T.Bình Dương
Điện thoại: +84 650 3790 955 Fax: +84 650 3790 888
- Văn phòng đại diện: 183 Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: +84 8 3910 6910 Fax: +84 8 3910 6913


- Website : www.hoasengroup.vn
Cơ cấu tổ chức Tập Đoàn Hoa Sen
Tập đoàn có 03 Công ty con, 02 nhà máy sản xuất do Công ty mẹ quản lý và
hơn 120 Chi nhánh trải dài khắp cả nước.
- Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN
Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen: KCN Phú Mỹ 1,
TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
- Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống
Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Nhà máy Sản xuất tại Bình Dương: Số 09 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần
2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ: Đường số 1B, KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ,
H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
Xây dựng thành công chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi
- Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ nhập khẩu thép cán nóng, sản
xuất ra thành phẩm, và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng;
- Hệ thống hơn 120 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước;
- Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù theo triết lý "Trung
Thực – Cộng Đồng – Phát Triển";
- Hệ thống thương hiệu hướng về cộng đồng;
- Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được liên tục đầu tư theo công nghệ mới.
Chính những lợi thế này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen xác lập và giữ vững vị thế
số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn - Thép ở Việt Nam, chiếm trên 40% thị phần
cả nước (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam tháng 6/2012), trở thành
nhà xuất khẩu tôn đứng đầu ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng sản lượng
tiêu thụ, doanh thu bình quân trên 47%/năm trong 5 niên độ tài chính gần
nhất (2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012); vinh dự nhận
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011; liên tục đạt Giải thưởng Sao
Vàng Đất Việt năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 (Top 10 Sao Vàng Đất

Việt 2009, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội năm 2011); liên
tục góp mặt trong danh sách 500 Doanh Nghiệp lớn nhất Việt Nam (năm
2007, 2008, 2009, 2010, 2011); và nhiều giải thưởng, danh hiệu khác trong
và ngoài nước.
Tập đoàn Hoa Sen lấy Hoa Sen - đã được chọn làm quốc hoa - làm tên gọi và
biểu tượng của mình. Điều đó có ý nghĩa triết lý: Vô nhiễm, trừng thanh, kiên
nhẫn, viên dung, thanh lương, hành trực, ngẫu không và bồng thực. Ngoài ra,
với triết lý hoạt động: TRUNG THỰC - CỘNG ĐỒNG - PHÁT TRIỂN, văn hóa
doanh nghiệp của Tập đoàn Hoa Sen là sự khác biệt, khẳng định sứ mệnh của
một doanh nghiệp vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước, mà cụ thể
Tập đoàn Hoa Sen đã đóng góp cho nền kinh tế quốc gia nhiều sản phẩm chủ
lực có giá trị cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tham
gia và tài trợ cho các hoạt động từ thiện và xã hội.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH MẶT HÀNG TÔN CỦA TẬP
ĐOÀN HOA SEN TRONG NĂM 2011.
Với sản lượng tiêu thụ đạt trên 453.000 tấn, chiếm trên 40% thị phần
tôn mạ của cả nước, doanh thu vượt mốc 10.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen
đã cơ bản hoàn thành kế hoạch về sản lượng, doanh thu do Đại hội đồng cổ
đông đề ra. Đặc biệt, với lợi nhuận sau thuế đạt 368 tỷ đồng vượt 53% kế
hoạch đã cho thấy hoạt động Tập đoàn Hoa Sen đang đi vào chiều sâu, tạo ra
giá trị gia tăng cao hơn.
Hiện nay, sản phẩm của tập đoàn Hoa Sen không chỉ mạnh ở thị trường
trong nước, mà còn khẳng định được chỗ đứng khá tốt ở thị trường nước
ngoài. Chỉ mới bắt đầu xuất khẩu từ cách nay hơn một năm, nhưng tập đoàn
Hoa Sen đã nhanh chóng vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong những doanh
nghiệp xuất khẩu tôn của Việt Nam, với 12.000-15.000 tấn/tháng và chiếm
một phần tư tổng sản lượng tiêu thụ của tập đoàn.
Công nghệ hiện tại chủ yếu Tập đoàn đang sử dụng là mạ nhúng nóng,
quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, sản phẩm đáp ứng
các yêu cầu khắt khe nhất đối với thép lá mạ kẽm theo tiêu chuẩn Nhật Bản

(JIS G3302).Khả năng chống ăn mòn tốt, bề mặt lớp mạ nhẵn mịn, kết hợp với
việc luôn tìm ra các ứng dụng tối ưu, sản phẩm tôn mạ kẽm Hoa Sen là lựa
chọn hàng đầu trên thị trường tấm lợp mạ kẽm.
 CHẨN ĐOÁN HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU THAY ĐỔI.
CHẨN ĐOÁN HIỆN TRẠNG
- Công nghệ mạ nhúng công suất thấp, tiêu hao nhiên liệu cao và ảnh hưởng
môi trường, chất lượng sản phẩm thấp. Sản phẩm tôn mạ nhúng không
còn được thì trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
- Để đáp ứng thị trường trong hiện tại và tương lai cần phải thay đổi nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt sản xuất các sản phẩm không phù hợp
với nhu cầu hiện tại.
- Các máy móc và dây chuyền của công nghệ mạ nhúng đã cũ, gần hết thời
gian khấu hao, gây hao phí năng lượng, tiếng ồn, không đảm bảo chất
lượng theo chuẩn ISO.
MỤC TIÊU THAY ĐỔI
- Nâng cao năng lực sản xuất, tăng sản lượng, giảm chi phí tối đa, tạo ra
sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Từ đó tăng thêm uy tín cho Tập đoàn,
giúp Tập đoàn đủ sức đứng vững trên thị trường trong thời điểm ngành
tôn thép đang gặp khó khăn.
- Tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn và thân thiện với môi trường hơn,
tạo môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động.
- Dẫn đầu về công nghệ so với đối thủ, đặc biệt là đối thủ là liên doanh nước
ngoài, tiêu biểu là liên doanh Nhật Úc NS BlueScope Việt Nam (Tập đoàn
BlueScope Steel Úc và Tập đoàn Nippon Steel Nhật Bản)
- Tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần trong ngành tôn, nắm càng nhiều
thị phần sẽ tạo ra lợi thế tối đa cho tập đoàn.
Kết luận: Theo yêu cầu của Hội đồng Quản Trị, bộ phận kế hoạch kết hợp
với các phòng ban khác điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nhằm
tìm ra công nghệ kỹ thuật mới áp dụng ngay cho sản phẩm tôn. Sau một
thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, Bộ phận kế hoạch đã đệ trình lên Ban

Quản Trị dự án đầu tư dây chuyền mạ NOF. Dưới đây là so sánh cơ bản
giữa 2 dây chuyền:
 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TÔN THEO CÔNG NGHỆ MẠ NHÚNG
- Công suất: 5.400 tấn/tháng
- Xuất xứ: Ấn độ
- Hàm lượng axit sử dụng: 0.5 l/m2
 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TÔN THEO CÔNG NGHỆ NOF (Non oxidising
furnace - Lò đốt không oxy làm sạch bề mặt tôn)
- Công suất: 27.000 tấn/tháng
- Xuất xứ: Đức
- Không sử axit làm sạch bề mặt
 THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN.
ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI



 !"#
$
• Áp lực từ bên trong nội bộ:
Trải qua những tác động sâu rộng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, Tập đoàn Hoa Sen không những đã khắc phục được khó khăn mà còn
đạt được bước phát triển vượt trội. Đối mặt với khủng hoảng trong hoạt
động kinh doanh của quý đầu niên độ, Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã
chỉ đạo kịp thời để ổn định tình hình trong quý giữa trước, sau đó phục hồi
vào quý giữa sau để tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong quý cuối niên độ.
Kết quả kinh doanh khả quan cũng có thể khẳng định qua việc gia tăng
thị phần mạnh mẽ của sản phẩm Tôn Hoa Sen trong thời gian qua. Trước
khó khăn của nền kinh tế, hầu hết thị phần của các doanh nghiệp trong
ngành tăng rất chậm hoặc thậm chí giảm, nhưng Tập đoàn Hoa Sen lại có
mức tăng thị phần hơn 7%, đạt 36,5% trong năm 2011. Đây là tốc độ tăng

trưởng thị phần cao nhất trong số các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản
xuất tôn mạ.Mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của Tập
đoàn Hoa Sen là các sản phẩm tôn mạ.
Để giữ vững được tốc độ tăng trưởng như vậy đòi hỏi Tập đoàn phải
linh động nhanh nhạy thay đổi công nghệ phù hợp với thị trường trong
nước và thế giới. Đó chính là động lực để Tập đoàn đầu tư nghiên cứu ứng
dụng dây chuyền mới.
• Áp lực từ môi trường bên ngoài:
Tháng 8/2011, Tập đoàn BlueScope Steel cũng công bố dự án liên
doanh trị giá 1,36 tỷ USD với Tập đoàn Nippon Steel của Nhật Bản. Dự án
chia 50/50 vốn đầu tư này mang tên NS BlueScope Coated Products, trong
đó Nippon Steel sẽ bắt tay vào các hoạt động kinh doanh của BlueScope tại
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xây dựng của công ty nằm tại
Đông Nam Á và Bắc Mỹ.
Sản phẩm mới của liên doanh NS BlueScope Việt Nam là dòng sản
phẩm thép mạ màu clean colobond (mái lợp, tường quây cho các công
trình công nghiệp, dân dụng…) với công nghệ thermatech. Theo giới thiệu
của NS BlueScope, công nghệ phản xạ mặt trời thermatech được kết hợp
với thép mạ màu clean colorbond để giảm nhiệt độ bề mặt bằng cách giảm
sự hấp thụ nhiệt từ mặt trời. Chính là những sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp với sản phẩm của Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Với nhãn hiệu uy tín đến từ
2 nước có nền công nghiệp cực kỳ phát triển là Nhật Bản và Úc, đây chính
là động lực thúc đẩy Tập đoàn Hoa Sen nhanh chóng bắt kịp công nghệ
tiên tiến nhằm cạnh tranh lại các đối thủ mới sắp xuất hiện.
%&'()*'+,(-,.,.)/012
34567
89:5
8;9< 
8=>?@AB@
RÀO CẢN THAY ĐỔI

• Rào cản về tài chính
Ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Quan hệ giữa ngân
hàng và doanh nghiệp chưa được như ý, tuy nhiên với uy tín lâu năm về tín
dụng Tập đoàn Hoa Sen đã ký kết với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương VN - Vietcombank (chi nhánh KCN Bình Dương, chi nhánh Vũng Tàu)
và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu VN - Eximbank. hợp tác
cung cấp tín dụng dài hạn. Nhờ đó Tập đoàn Hoa Sen đã đầu tư 450 tỉ
đồngxây dựng dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen - Phú Mỹ tại Khu Công Nghiệp
Phú Mỹ I, Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Rào cản về kỹ thuật công nghệ.
Là doanh nghiệp đi đầu đối với thị trường trong nước, nhưng lại là
doanh nghiệp đi sau đới với thị trường quốc tế, đòi hỏi Tập đoàn Hoa Sen
phải có bước đầu tư đúng đắn trong việc lựa chọn công nghệ, địa điểm sản
xuất, và đặc biệt là nguồn nhân lực để tiếp nhận công nghệ mới.
C THIẾT KẾ CAN THIỆP THAY ĐỔI TỔ CHỨC.
CTHIẾT KẾ CAN THIỆP
 Thiết kế can thiệp cấu trúc kỹ thuật
-Đặt hàng dây chuyền sản xuất thử nghiệm ở giai đoạn 1
-Thuê chuyên gia nước ngoài sang tập huấn, hướng dẫn sử dụng tiếp
nhận dây chuyền.
-Thông báo mục tiêu của việc thay thế dây chuyền cho toàn Tập đoàn,
lợi ích mà Tập đoàn đạt được khi áp dụng dây chuyền mới.
-Tiến hành các thủ tục hành chính, vay vốn, chuẩn bị địa điểm đặt day
chuyền, phương tiện vận tải, cảng biển, bến bãi.
D Thiết kế can thiệp chiến lược
-Nghiên cứu kỹ đặc tính của sản phẩm theo công nghệ mới. Kho tang
phù hợp để chứa sản phẩm tránh tình trạnh hư hỏng móp méo.
-Thay đổi chiến lược Marketing phù hợp với đặc tính sản phẩm, xây
dựng chiến lược giá phù hợp với sản phẩm và thị trường, tránh tình
trạng giá quá cao không phù hợp với thị trường.

-Tổ chức tập huấn cho nhân viên Marketing về sản phẩm và lợi ích của
sản phẩm mới.Xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới.
 Thiết kế can thiệp quản trị nhân lực
-Dây chuyền mới cần thêm nhân lực nên cần phải tuyển dụng nhân sự.
-Phân công lại cơ cấu nhân sự đứng máy, quản lý day chuyền, quản lý
chất lượng
E Thiết kế can thiệp con người
-Vì đây là dây chuyền mới nên đòi hỏi phải đào tạo.
-Người được lựa chọn đào tạo ban đầu phải là những người ưu tú
-Người được lựa chọn ban đầu phải là người có tâm huyết dự định gắn
bó lâu dài với công ty.
-Giải thích rõ mục tiêu, lợi ích mà nhân viên và công ty có được khi xủ
dụng dây chuyền mới.
-Chuẩn bị đối phó với những phản kháng từ trong nội bộ, một số dự
báo kháng cự bao gồm:
• Nhân viên sợ mất quyền lợi.
• Không đáp ứng được với yêu cầu công việc mới.
• Nhân viên sale ngại chào bán mặt hàng mới.
• Chi phí đầu tư lớn gây tâm lý lo ngại cho cổ đông.
• Rủi ro thị trường không chấp nhận sản phẩm mới.
CTHAY ĐỔI TỔ CHỨC
Bước 1: Chuẩn bị để thay đổi.
Dạng thay đổi tại Tập đoàn Hoa Sen là thay đổi dần dần, cho dây
chuyền mới chạy song song với day chuyền cũ, dần dần cắt bớt công suất của
dây chuyền cũ, luân chuyển dần nhân sự từ dây chuyền cũ sang dây chuyền
mới. Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức đấu thầu cho các nhà cung cấp dây chuyền
và quyết định chọn nhà cung cấp đến từ Đức, đồng thời bên cung cấp sẽ cử
chuyên gia sang Việt Nam tổ chức đào tạo tiếp nhận dây chuyền.
Dự án đầu tư mở rộng sản xuất này đòi hỏi cần thêm nhân sự, hiện tại
số người đang có để chạy dây chuyền cũ là 157 người, theo tính toán của bộ

phân kế hoạch cần thêm 93 người (bao gồm công nhân, kỹ sư) nữa để có thể
vừa đáp ứng dây chuyền cũ và dây chuyền mới. Dây chuyền mới có 2 giai
đoạn: giai đoạn 1 chỉ chạy thử nghiệm với công suất 450.000 tấn/năm, sau
khi chạy thử nghiệm trong 1 năm sẽ chấm dứt hoàn toàn dây chuyền cũ và sử
dụng dây chuyền mới với công suất 1 triệu tấn/năm.
Bộ phận nhân sự sẽ kết hợp với bộ phận sản xuất lựa chọn một nhóm
cán bộ công nhân viên làm việc với chuyên gia nước ngoài. Việc tuyển chọn
được công khai với tất cả cán bộ công nhân viên. Tiêu chí dự tuyển như sau:
 Tuyển chọn 15 trưởng dây chuyền, 7 kỹ sư chất lượng, 68 công nhân
lành nghề.
 Có thời gian lao động tại công ty trên 1 năm đối với công nhân đứng
máy.
 Có thành tích xuất sắc trong khi làm việc, (đối với nhân viên mới dựa
vào kinh nghiệm, kết quả học tập).
 Có trình độ (công nhân trình đô 12/12; nhân viên quản lý trình độ
Trung cấp trở lên; kỹ sư trình độ Đại học trở lên)
 Được hưởng những ưu đãi về lương và phụ cấp lao động.
Sau đó bộ phận sản xuất sẽ kết hợp với bộ phận nhân sự chọn ra những
người ưu tú nhất cho đi đào tạo, việc đào tạo thực hiện cùng với thực hành,
.$"4FAG
.$"4FAG
.$"4FAG
8>HE!A!@I J
(I J (I J
.
.
.
.
.
.

.
.
.
đồng thời tổ chức đánh giá kết quả đào tạo trên thang điểm, dựa vào đó phân
công vị trí. Tại bước này không phát sinh kháng cự nào lớn vì đây là cơ hội
cho những người được lựa chọn để phát triển cá nhân
Bước 2: Thực hiện thay đổi.
Sơ đồ cơ cấu dây chuyền khi thay đổi
Kế hoạch thay đổi:
Các bước thay
đổi
Kháng cự phát
sinh
Giải quyết
kháng cự
Kết quả
Phân công người
được đào tạo về
các bộ phận phù
hợp.
Hai cá nhân
không hài lòng
khi chỉ được xếp
vào vị trí công
nhân mà không
phải trưởng dây
chuyền.
Giải thích rõ rằng
vị trí họ được
đưa tới phù hợp

với kết quả đánh
giá sau đào tạo
của họ.
Cảm thấy hài
lòng và cố gắng
phấn đấu thăng
tiến.
Tiến hành hướng
dẫn những người
chưa được đào
tạo theo kiểu việc
chỉ việc
Một số cá nhân
bất mãn không
hài lòng người
quản lý mình vì lý
do cá nhân,
không hợp tác có
thái độ thờ ơ khi
tiếp thu.
Tìm hiểu nguyên
nhân và Phó
phòng quản lý
sản xuất nói
chuyện, răn đe,
yêu cầu cá nhân
tôn trọng kỷ luật
lao động.
Đa số đều tôn
trọng kỷ luật lao

động, tuy nhiên
có hai người buộc
phải bị chuyển
sang bộ phận
đóng gói vì gây ra
cự cãi.
Tiến hành đào Nhân viên sale Xem xét thay đổi Giảm đc áp lực
tạo phổ cập kiến
thức sản phẩm
mới và chỉ tiêu
cho bộ phận Sale
và Marketing
ngại bán mặt
hàng mới vì chỉ
tiêu không thay
đổi.
Một số đại lý ngại
tích trữ mặt hàng
mới.
chỉ tiêu cho mặt
hàng mới đối với
sale và có chế độ
thu nợ thay đổi
đối với các đại lý
tích trữ nhiều.
tâm lý cho nhân
viên sale và các
đại lý.
Bước 3: Củng cố sự thay đổi.
Các bước thay

đổi
Kháng cự phát
sinh
Giải quyết
kháng cự
Kết quả đạt
được
Kiểm tra đánh
giá sản phẩm.
Không có kháng
cự
Các sản phẩm
hầu như đạt chất
lượng theo yêu
cầu, tuy nhiên có
vấn đề tại hê
thống máng
trượt gây móp
sản phẩm
Tìm ra nguyên
nhân lỗ hổng
Không có kháng
cự
Lý do việc móp
sản phẩm là do 1
ống trượt bị lệch
công vênh.
Tiến hành sửa
chữa lỗ hổng và
lặp lại bước kiểm

tra đánh giá.
CNĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
Dưới đây là bài báo nói về khả năng nắm bắt cơ hội của ông Lê Phước
Vũ, chủ tịch HĐQT Hoa Sen:
Năm 2008, khi nền kinh tế thế giới còn đang chìm trong khủng hoảng
và tại Việt Nam, lạm phát vọt lên tới 22%/năm, lãi suất tăng vọt, thị trường
thép chao đảo do nhu cầu tiêu thụ giảm và giá cả tụt dốc mạnh, thì ông Lê
Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen,
lại đề xuất dự án đầu tư 100 triệu đô la Mỹ để xây dựng Nhà máy Tôn Hoa
Sen Phú Mỹ. Trong bối cảnh khó khăn, nhiều công ty trong ngành thép phải
chọn giải pháp giảm quy mô sản xuất, tạm gác lại các chương trình đầu tư, để
chờ tình hình kinh tế thế giới và thị trường trong nước chuyển biến, thì đề
xuất của ông Lê Phước Vũ là một ý tưởng táo bạo và ngay bản thân ông cũng
thấy như vậy. Nhưng với sự hiểu biết về thị trường và uy tín có được từ các
quyết định kinh doanh thành công liên tiếp, ông đã thuyết phục được Hội
đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định thực hiện dự án.
“Đó là một quyết định táo bạo, nhưng đồng thời cũng là thời cơ. Lúc ấy,
tôi biết nếu dự án này thành công thì sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho
tập đoàn Hoa Sen”, ông Vũ nói. Cái thời cơ mà ông nhắc tới ở đây là cơ hội
mua được máy móc, thiết bị với giá rẻ, để giảm giá thành sản phẩm, qua đó
nâng cao sức cạnh tranh. Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là khi
nhu cầu thị trường hồi phục, Hoa Sen sẽ có ngay sản phẩm mới để đáp ứng
và chiếm lĩnh thị phần.
Ông Lê Phước Vũ đã quyết định đúng. Chỉ sau 10 tháng, kể từ khi khởi
công vào ngày 13-5-2009, Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ đã bắt đầu có sản
phẩm để bán ra thị trường và đây cũng là thời điểm nhu cầu tôn hồi phục và
tăng mạnh trở lại. Doanh số bán hàng của tập đoàn Hoa Sen tăng vọt. Năm
tài chính 2009-2010, doanh số của công ty tăng hơn 2.000 tỉ đồng so với năm
trước, lên 4.899 tỉ đồng. Dự kiến năm tài chính 2010-2011, kết thúc vào cuối
tháng 9-2011 tới, doanh số của tập đoàn Hoa Sen sẽ vượt 8.000 tỉ đồng. Theo

số liệu tính đến hết tháng 6-2011 do Hiệp hội Thép Việt Nam công bố, trong
hai năm qua, thị phần của tập đoàn Hoa Sen trong thị trường tôn mạ đã tăng
từ 28,6% lên 38%.
Hiện nay, ngành thép Việt Nam một lần nữa lại rơi vào khó khăn. Chủ
trương cắt giảm đầu tư công và thực thi chính sách tiền tệ thận trọng để
chống lạm phát của Chính phủ, cộng với tình trạng ảm đạm của thị trường
bất động sản, làm cho sức mua của thị trường thép chậm hẳn lại. Không ít
doanh nghiệp trong ngành đã phải cắt giảm sản lượng sản xuất, nhưng tập
đoàn Hoa Sen không nằm trong số đó. Ông Lê Phước Vũ cho biết, từ đầu năm
đến nay các nhà máy của tập đoàn hoạt động hết công suất, nhưng vẫn không
đủ hàng để bán. “Hiện chúng tôi đã có đơn đặt hàng cho đến hết tháng 9-
2011”, ông Vũ nói. Theo ông Vũ, kết quả ngoài mong đợi trong bối cảnh khó
khăn chung này cũng là nhờ dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
Đến nay, năng lực sản xuất của tập đoàn Hoa Sen gồm có ba dây
chuyền sản xuất thép cán nguội tổng công suất 580.000 tấn/năm; ba dây
chuyền mạ kẽm và hợp kim nhônm kẽm theo công nghệ NOF công suất
600.000 tấn/năm; các dây chuyền mạ kẽm và mạ màu, 17 dây chuyền sản
xuất ống thép và xà gồ thép với tổng công suất gần 550.000 tấn/năm và 13
dây chuyền sản xuất ống nhựa uPVC
Theo kinh nghiệm của ông Lê Phước Vũ, để có thể tồn tại và thành công
trên thương trường, bên cạnh yếu tố rất quan trọng là chất lượng nguồn
nhân lực và hiệu quả của công tác quản lý, điều hành kinh doanh, thì doanh
nghiệp phải có chiến lược kinh doanh khôn ngoan và khác biệt; tỉnh táo và
thích nghi được với mọi thay đổi; có sự quyết đoán và biết chớp lấy thời cơ;
có chiến lược tiếp thị hiệu quả và cuối cùng, cũng rất cần thiết cho mọi doanh
nghiệp - đó là sự may mắn. “Sẽ là sai lầm nếu tự cho mình là giỏi, sáng suốt
và có thể làm được tất cả”, ông nhấn mạnh.
“Theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn số 32-2011 (1.077) ra ngày 04/08/2011 của Tác giả Đức
Hoàng”
K ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Sau quá trình không ngừng thay đổi và luôn dẫn đầu về trong nghệ
trong ngành tôn thép những năm qua và những kết quả nổi bật mà Tập đoàn
Hoa Sen đã đạt được đã khẳng định chiến lược “dẫn đầu công nghệ” của Tập
đoàn Hoa Sen lựa chọn là đúng đắn, nhờ sự thay đổi và đầu tư công nghệ mới
mà Hoa Sen đã tạo được vị thế dẫn đầu và ngày càng tạo khoảng cách an
toàn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như vươn mình ra thế
giới. Với tiềm lực và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, quyết định đầu tư
công nghệ đúng thời điểm và lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ giúp Tập đoàn
Hoa Sen đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia để khẳng định
thương hiệu Việt.
Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ mới phải phù hợp với năng lực của
doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, công nghệ được lựa chọn phải phù hợp và
đúng thời điểm. Với việc thành công trong việc đầu tư công nghệ mới một lần
nữa khẳng định sự cần thiết phải thay đổi đối với doanh nghiệp nói chung và
đầu tư công nghệ mới nói riêng.

×