Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chế độ ăn cho người suy thận lọc máu đình kỳ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.14 KB, 11 trang )

Chế độ ăn cho người suy thận lọc máu đình kỳ

Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống
đưa vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình
thường, nên chế độ ăn của bệnh nhân chạy thận có thể thay đổi so với trước
khi lọc thận, nhưng không được ăn uống như bình thường

Hình ảnh: Sưu tầm


Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa
vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên
chế độ ăn của bệnh nhân chạy thận có thể thay đổi so với trước khi lọc thận, nhưng
không được ăn uống như bình thường. Một bệnh nhân chạy thận sẽ thấy khỏe hơn
hay không sẽ phụ thuộc vào:
- Chế độ ăn của bạn có hợp lí hay không
- Bạn đã lọc máu đủ thời gian và đúng liều lượng chưa
- Dùng đúng và đủ các loại thuốc bác sĩ đã kê đơn

Như vậy chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân chạy thận là một trong những
khâu quan trọng làm cho bệnh nhân khỏe hơn, tuổi thọ kéo dài hơn…

Nước và trọng lượng cơ thể
- Bệnh nhân chạy thận phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố
định với trang phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng hơn
0.5kg/ngày. Nếu tăng cân quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi
đó bắt buộc phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng. Cảm
giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu giảm được
muối trong thức ăn thì số lượng nước vào cơ thể sẽ tự động giảm.
- Theo nguyên tắc, lượng nước uống hàng ngày (tính cả lượng nước có
trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.


- Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu
chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt người bệnh
có thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn
định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy
thận nhân tạo.

Muối
- Bình thường cơ thể hấp thu 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này
sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận đều
bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể. Lúc đó phù, cao huyết
áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì
vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình
thường tức là cơ thể chứa quá nhiều muối. Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối
với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình
thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ
được càng tốt.
- Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần
kiểm tra xem có phải đã dùng nhiều muối hay không. Khi tăng cân nhiều, cần phải
rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều
tai biến và biến chứng.

Chất Kali
- Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên
6.5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim
đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy,
bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn có chứa nhiều chất kali như trái cây nhất
là cam, chuối, nho… Các loại trái, hạt khô như đậu phụng, hạt điều, hạt dẻ, sô cô
la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.

Lượng kali trong một số

quả
(mg/100g)

Lượng kali
trong một số quả
(mg/100g)

Nhãn khô 658 Mơ 215
Vải khô 568 Đào 200
Cam 460.9 Dâu tây 190
Chanh 456.7 Xoài chín 190
Mít 407 Hồng đỏ 176
Lựu 379 Vải 170
Chuối tiêu 361.2 Dứa ta 166.9
Chuối tây 360 Nho chua 160
Na 299 Lê 150
Ổi 291 Quýt 149
Hồng bì 281 Quất (cả vỏ) 140
Táo ta 278 Vú sữa 140
Mận 255.8 Táo tây 130
Bưởi 235 Dứa tây 113
Nho ngọt 230 Dưa hấu 72.2
Đu đủ 221 Dưa bở 30
Lượng kali trong một số
rau củ
(mg/100g)

Lượng kali
trong một số rau củ
(mg/100g)


Rau dền 742.4 Cà tím 266
Rau lang 562 Cải cúc 256
Bắp cải 560.5 Hẹ 234
Hoa chuối 509 Đậu đũa 233
Rau ngót 503 Cà bát 221
Củ cải trắng 490 Hành tây 220
Rau muống 444 Đu đủ xanh 215
Rau đay 444 Cà rốt 207.6
Rau mồng tơi 438 Đậu rồng 205
Bí đỏ 429 Dưa chuột 173.6
Đậu hòa lan 353 Hoa lý 170
Khổ qua 392 Mướp 154
Nấm rơm 342 Bầu 151
Su hào 337.9 Cải trắng 150
Sà lách 321.4 Giá (đậu xanh) 149
Đậu côve 321.4 Súp lơ 116.3
Cà chua 313.8 Bí xanh 111
Cải sen 297 Susu 108
Cải soong 287.3

Chất đạm
- Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời
sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê
bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh
phải theo chế độ ăn giảm đạm. Nhưng khi chạy thận thì thận nhân tạo thải được
urê khỏi cơ thể nên người bệnh có thể và bắt buột phải ăn vào một lượng đạm như
người bình thường.
- Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, cá, trứng vì các loại này chứa đạm có
chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm

động vật, cũng có thể dùng đạm thực vật như đậu nành, đậu xanh nhưng cần cẩn
thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.

Các thức ăn và thành phần protein:

Thực
phẩm
Lượng

P
(g)
L
(g)
G
(g)
Calo
Thịt

100g 21.0

3.8

243.0

Thịt
heo
100g 19.0

7.0


143.0

Gạo 100g 7.6 1.0

76.2

353.2

Khoai

100g 2.0 21 94.0

Phospho
- Phospho ít được lọc qua thận nhân tạo. Phospho có trong hầu hết các loại
thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặt biệt là sữa. Khi phospho
trong máu tăng cao sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với canxi bám
đóng vào thành mạch máu.
- Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phospho ở máu không đủ để kiểm soát tình
trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần phải giảm các loại thức ăn có chứa nhiều
phospho như sữa, pho mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

Sinh tố
Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố.
Tuy nhiên, người chạy thận sẽ mất đi một số sinh tố, nhất là các loại tan trong
nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.

Năng lượng
Cần phải cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm, bình thường cơ thể cần 35-
40 calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ, đường có
nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.


Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất
kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần
ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn
chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

BS Nguyễn Đức Lộc


×