Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sốt phát ban ở người lớn: Bệnh chưa phát đã lây! Sốt phát ban, thường là pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.89 KB, 4 trang )

Sốt phát ban ở người lớn: Bệnh chưa phát đã lây!

Sốt phát ban, thường là sốt phát ban dạng sợi thường chỉ xuất hiện ở
trẻ em và biến chứng có thể gặp là viêm phổi, bội nhiễm… Tuy nhiên, người
lớn vẫn có thể mắc bện hvà thường dẫn đến biến chứng nặng hơn là viêm
não, màng não…

Hinh ảnh Omron

Mùa dịch đi qua, “lai rai” còn ca mắc
Dịch sởi, do yếu tố thời tiết, thường là bệnh “đặc trưng” ở trẻ em các tỉnh
miền Bắc.
Tuy nhiên, theo BS. Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y
tế TP. HCM, về cơ bản thì sốt phát ban dạng sởi ở TP. HCM khó có thể bùng phát
thành dịch và lây lan rộng do việc chủng ngừa sởi trong chương trình tiêm chủng
mở rộng cho trẻ em tại địa phương đã được thực hiện rất lâu nên nhóm người
trưởng thành trên dưới 20 tuổi cũng ít có nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài yếu tố thời
tiết thì đây cũng là điểm khác biệt làm cho bệnh sởi tại TP. HCM không bùng phát
ở người lớn như các tỉnh miền Bắc.
Đối với người lớn, nếu đã từng tiêm ngừa 2 mũi sởi trước đó thì sẽ không
có nguy cơ mắc bệnh này. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sởi cao chỉ tập trung vào
nhóm người lớn chưa từng chích vắcxin chủng ngừa.

Bệnh chưa phát đã lây
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do siêu vi-rút gây ra, lây lan qua đường hô
hấp với biểu hiện lâm sàng là: sốt, viêm họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc hô hấp
và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ở ngoài da. Nếu không được chẩn đoán và
điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm phổi, viêm não, nhiễm
khuẩn huyết và tử vong. Theo các bác sĩ BV. Truyền nhiễm quốc gia, người lớn
mắc bệnh sởi có thể là do chưa đánh giá được hiệu quả miễn dịch của mũi tiêm
phòng vắcxin sởi từ khi còn bé. Nhiều bệnh nhân đã được tiêm phòng từ nhỏ giờ


lại mắc bệnh sởi, có nghĩa là miễn dịch đã không kéo dài suốt đời như vẫn tưởng,
mà đã giảm theo thời gian. Khi miễn dịch giảm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.
Đó là lý do khiến số thanh
niên, người lớn mắc bệnh gia
tăng.
PGS. Phong cho biết,
bệnh sởi do vi-rút lây lan rất
mạnh, phát tán qua đường hô
hấp vào không khí, những
người không có miễn dịch
hoặc miễn dịch kém thì khả
năng lây nhiễm cao. Thông
thường, bệnh không nguy
hiểm nhưng hầu hết sẽ khiến
người bệnh mệt mỏi, khó
chịu, không làm việc được. Đặc biệt, bệnh “chưa phát đã lây”. Đó là khi người

Người mắc bệnh lưu ý không nên nghe
theo quan niệm sai lầm dân gian là phải kiêng
gió, kiêng nước, kiêng ăn vì khi không vệ sinh
cơ thể sạch sẽ rất khó hạ sốt. Kiêng ăn làm sức
đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Khi chăm
sóc bệnh là trẻ em, có thể tắm cho trẻ bằng nước
ấm, lau mát thường xuyên và tăng cường dinh
dưỡng bằng nhiều loại thức ăn mềm, chia nhỏ
bữa ăn để trẻ ăn nhiều lần.
mắc bệnh bị sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi
thì có nghĩa là trước đó nguồn bệnh đã lây lan, phát tán cho người khác rồi. Với
người mắc bệnh, sau 2 - 3 ngày xuất hiện các triệu chứng trên sẽ nổi ban ở mặt,
gáy và lan ra khắp người rồi mất dần (các biến chứng của sởi thường xuất hiện sau

khi hết phát ban).
Do bệnh có nguy cơ lây lan cao, vì thế khi sốt chưa rõ nguyên nhân cần
cách ly ở phòng riêng, không đến chỗ đông người. Cần chú ý giữ vệ sinh răng
miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm. Khi có sốt cao, phải đến khám tại các cơ
sở y tế để tìm nguyên nhân và cách điều trị đúng. Mùa thu đông chính là thời điểm
dễ mắc và phát bệnh nên cần chú ý vệ sinh và phòng bệnh, PGS. Phong khuyến
cáo.

NGUYỄN PHẠM (ghi)

×