Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.26 KB, 5 trang )
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÙN TUYẾN YÊN
(Hypopituitarism)
Đứa bé bị thấp lùn có thể nhiều nguyên nhân. Bệnh lùn tuyến yên
(Hypopituitarism) chủ yếu do thiếu hụt hocmon tăng trưởng – GH (Growth
hocmon) từ thuỳ trước tuyến yên làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng toàn thân của
trẻ. Không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và trí tuệ.
Trường hợp có kèm theo thiểu năng giáp, thiểu năng thượng thận và sinh
dục, gọi là thiểu năng yên toàn bộ – Panhypohypopituitarism.
1. Chẩn đoán :
1.1. Lâm sàng
Lùn tuyến yên điển hình có các đặc điểm lâm sàng sau đây :
- Cân nặng, chiều cao lúc đẻ trong giới hạn bình thường.
- Bắt đầu chậm lớn cả chiều cao và cân nặng thường xuất hiện sau 1 tuổi.
- Nếu có những khuyết tật bẩm sinh thiểu năng tuyến yên hoặc hạ khâu
não, thường có những biến chứng cấp cứu ngay thời kỳ sơ sinh như ngừng thở, tím
tái, hay hạ đường huyết nặng.
- Dấu hiệu đầu bé (microcephalus) thường gặp ở trẻ trai, là một dấu hiệu
quan trọng để nghĩ đến lùn tuyến yên.
- Trường hợp có kèm theo thiểu năng giáp và thượng thận các dấu hiệu
lâm sàng sẽ phát triển rõ và nhanh hơn là thiểu năng yên đơn thuần.
- Bộ mặt có hình dáng đặc biệt như đầu tròn, mặt ngắn, rộng chiều
ngang, trán dô, mũi gãy hình yên ngựa, mũi bé, hốc mũi rộng, mắt hơi lồi, hàm
dưới và cằm kém phát triển, răng mọc chậm và thường mọc chen nhau, cổ ngắn,
thanh quản bé, tiếng nói giọng cao âm cho đến cả sau tuổi dậy thì. Tỷ lệ toàn thân
đặc biệt cân đối, giữa thân và tứ chi bé nhỏ. Bộ phận sinh dục nhi tính kém phát
triển kể cả khi ở tuổi trưởng thành. Phát triển sinh dục rất chậm hoặc không bao
giờ dậy thì. Không mọc râu, không có lông ở người và bộ phận sinh dục, tóc thưa
mỏng.
- Hay xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt khi đói, có thể xảy