Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.76 KB, 5 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất
mơ hồ, vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
Nguyên nhân lo âu gồm nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu liên quan
tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.
1. chẩn đoán :
Các rối loạn lo âu sau hay gặp ở trẻ em :
(1) Rối loạn lo âu ám ảnh sợ :
- Ám ảnh sợ đặc hiệu : sợ các tình huống rất đặc hiệu như sợ tới gần
các động vật, sợ ở chỗ cao, sợ bóng tối, sợ chỗ đóng kín …
- Ám ảnh sợ khoảng trống : lo âu hoảng sợ khi ra khỏi nhà, sợ đi vào
các cửa hàng, sợ đám đông và các nơi công cộng, sợ đi một mình…
- Ám ảnh sợ xã hội : sợ ăn uống ở nơi công cộng, sợ nói trước công
chúng, sợ gặp người khác giới…
(2) Rối loạn ám ảnh nghi thức :
Như rửa tay nhiều lần, kiểm tra nhiều lần một việc, sắp xếp các đồ
vật theo một cách thức nhất định, các động tác nghi thức bất thường…
(3) Rối loạn lo âu chia ly :
Trẻ lo lắng có điều không may sẽ xảy ra với người mà trẻ gắn bó
(thường là mẹ), trẻ không chịu đi học do sợ phải chia ly với người gắn bó, không
chịu ngủ một mình hoặc ở nhà một mình, xuất hiện những triệu chứng giận dữ,
khóc lóc hoặc buồn rầu.
(4) Rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn) :
Có những cơn lo âu xảy ra nhiều lần trong mỗi tháng. Trong cơn có
nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị trầm trọng.
(5) Rối loạn lo âu lan toả :
Người bệnh cảm thấy thường xuyên lo lắng sợ hãi về tương lai bất
hạnh, căng thẳng vận động, bồn chồn run rẩy, không có khả năng thư giãn và khó
tập trung chú ý.
(6) Rối loạn stress sau sang chấn :
Các triệu chứng điển hình thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ


thời điểm bị sang chấn, bao gồm : sự tái hiện những hình ảnh của sang chấn trong
giấc mơ, cảm xúc thờ ơ hoặc tê liệt, né tránh các kích thích thu mình hoặc không
đáp ứng với moi trường xung quanh, mất thích thú, hay bị giật mình, mất ngủ.
Các trắc nghiệm tâm lý cần làm để xác định lo âu :
- Test lo âu của Zung
- Bảng liệt kê hành vi ở trẻ em (thang đo CBCK của Achenbach)
- Vẽ tranh, kể theo 10 câu chuyện của Duss, CAT
2. điều trị :
Nguyên tắc điều trị lo âu chủ yếu là bằng các liệu pháp tâm lý, nếu
cần dùng thuốc thì không dùng kéo dài và không dùng nhiều loại thuốc.
 Sử dụng thuốc : Điều trị thuốc khi co lo âu nặng nhằm làm giảm
các triệu chứng rối loạn thân fkinh thực vật và các triệu chứng cơ thể ở giai đoạn
đầu.
- Nhóm thuốc giải lo âu : Benzodiazepam (Seduxen, Tranxen…) hoặc
atarax uống với liều thấp ; Seduxen với liều 0,1 – 0,2mg/kg/ngày. Khi người bệnh
có cơn hoảng sợ có thể cho tiêm bắp Seduxen liều 5 – 10mg/lần.
- Thuốc chống trầm cảm : Amitriptilin có thể chỉ định cho những bệnh
nhân có nhiều than phiền về cơ thể hoặc có kết hợp bị trầm cảm, uống theo liều 25
– 50mg/ngày. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng ám ảnh nên chỉ định anafranin
cũng với liều trên. Lưu ý các thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ phát huy tác dụng
điều trị sau khi uống thuốc từ 10 đến 14 ngày.
- Các vitamin và các yếu tố vi lượng như magie, can xi …
 Các liệu pháp tâm lý :
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và
giúp người bệnh có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động.
- Tham vấn tâm lý.
- Liệu pháp thư giãn : hướng dẫn người bệnh những bài tập thả lỏng cơ
kết hợp với tập thở khí công.
- Liệu pháp hành vi – nhận thức : giúp cho người bệnh hiểu về bệnh,
nhận ra những suy nghĩ chưa hợp lý và thay vào đó bằng những suy nghĩ hợp lý.

- Kết hợp trị liệu gia đình và liệu pháp nhóm.
 Các điều trị hỗ trợ :
Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, tổ chức cho bệnh vui chơi, thường
xuyên động viên bệnh nhân và gia đình.
 Tiêu chuẩn ra viện và theo dõi ngoại trú :
Bệnh nhân được ra viện khi các triệu chứng lo âu thuyên giảm và có khả
năng trở lại sinh hoạt học tập bình thường, hẹn khám định kỳ ít nhất 1 lần trong 1
tháng.

×