Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LY ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.71 KB, 6 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LY

Rối loạn phân ly (trước đây được gọi là bệnh tâm căn, hysteria) là những
rối loạn thần kinh chức năng thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý ở
những người có nhân cách yếu hoặc loại hình thần kinh nghệ sỹ. Rối loạn phân ly
biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng giống như các bệnh thực thể của hệ thần
kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá … nhưng không có bằng chứng của tổn thương.
Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng
tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi bằng liệu pháp tâm lý ám thị.
1. chẩn đoán :
1.1. Chẩn đoán xác định :
1.1.1. Có các nét lâm sàng biệt định cho các loại rối loạn phân ly, biểu
hiện bằng những cơn hoặc những trạng thái khác nhau :
 Các cơn phân ly :
- Cơn co giật phân ly :
Biểu hiện bằng nhiều động tác không tự ý, lộn xộn như vùng vẫy, đạp mạnh
chân tay, uốn cong người, rứt tóc, cào cấu, lăn lộn… Trong cơn, ý thức bị thu hẹp
mà không bị mất hoàn toàn, vẫn còn khả năng phản ứng với các tác động của môi
trường, không tím tái, không có rối loạn đại tiểu tiện… Nếu vạch mắt của bệnh
nhân vẫn thấy nhãn cầu đưa qua đưa lại. Lưu ý cơn thường chỉ xuất hiện khi có
người ở xung quanh, bệnh nhân biết trước cơn sắp xảy ra nên thường không bị ngã
mạnh gây chấn thương. Cơn co giật mất nhanh nếu điều trị liệu pháp ám thị bằng
lời nói hoặc kích thích mạnh. Nếu không được điều trị cơn có thể kéo dài trên 15
phút tới vài giờ. Tuy vậy có những cơn xuất hiện rất ngắn nên có thể dễ bị nhầm
với cơn động kinh. Sau cơn hỏi bệnh nhân vẫn nhớ về cơn và có thể mô tả lại được
một phần của cơn.
- Cơn ngất phân ly :
Bệnh nhân cảm thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra và nằm như ngủ, mắt
chớp nhẹ, không tím tái, mạch và huyết áp vẫn ổn định. Cơn kéo dài từ 15 phút
đến hàng giờ.
 Các rối loạn vận động phân ly :


- Run : run không đều, không có hệ thống, run ở một phần cơ thể hoặc
run toàn thân, run tăng lên khi được chú ý.
- Liệt : liệt cứng hoặc liệt mềm với những mức độ nặng nhẹ khác
nhau ở một chi, hai chi hoặc tứ chi nhưng khám thấy trương lực cơ bình thường,
không có phản xạ bệnh lý, không bị teo cơ, không có dấu hiệu tổn thương bó tháp,
không rối loạn cơ tròn… Trẻ có thể không đi, không đứng được nhưng khi nằm
vẫn cử động bình thường.
- Các rối loạn phát âm : nói khó, nói lắp, không nói, nói thì thào, mất
tiếng trong khi cơ quan phát âm vẫn bình thường.
 Các rối loạn cảm giác phân ly :
- Mất hoặc giảm cảm giác đau : Vùng mất cảm giác không đúng với
vùng định khu của thần kinh cảm giác. Đôi khi vị trí mất cảm giác có thể di
chuyển khác nhau trong những lần khám lại.
- Tăng cảm giác đau : Rất phức tạp, khu trú khác nhau. Có một số đau
giống như trong các bệnh nội khoa hoặc ngoại khoa.
 Các rối loạn giác quan phân ly :
- Mù phân ly.
- Điếc phân ly.
- Mất vị giác và khứu giác phân ly.
 Các rối loạn thực vật nội tạng phân ly :
Thường biểu hiện thành từng cơn như lạnh run, cơn nóng bừng, cơn đau
vùng ngực, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, cơn khó thở, khó nuốt, cơn nất hoặc
nôn phân ly.
 Các rối loạn tâm thần :
- Rối loạn trí nhớ : Thường quên các sự kiện mới xảy ra hoặc quên các
sự kiện sang chấn tâm lý.
- Rối loạn cảm xúc : Dễ xúc động, cảm xúc không ổn định, dễ nhạy
cảm với các kích thích, dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác.
- Rối loạn tư duy : Lời nói mang mầu sắc cảm xúc, thường nói về bản
thân, kể về bệnh tật để lôi cuốn sự chú ý của người khác, tưởng tượng phong phú,

thích phô trương.
- Rối loạn tác phong : Hành vi điệu bộ kịch tính, tự phát, phô trương.
Có thể xảy ra hiện tượng trốn nhà phân ly.
1.1.2. Không có bằng chứng của một rối loạn cơ thể nào có thể giải thích
cho các triệu chứng.
1.1.3. Bằng chứng có các nguyên nhân tâm lý dưới dạng kết hợp rõ rệt về
thời gian với sự kiện gây sang chấn hoặc các mối quan hệ bị rối loạn.
1.2. Chẩn đoán phân biệt :
Cần phân biệt với các bệnh thực thể và tâm thần có biểu hiện giống với các
nét lâm sàng của rối loạn phân ly.
2. điều trị :
Nguyên tắc điều trị các triệu chứng rối loạn phân ly chủ yếu bằng
liệu pháp tâm lý và rèn luyện nhân cách đề phòng tái phát.
2.1. Điều trị triệu chứng :
- Chủ yếu bằng liệu pháp ám thị khi thức : bằng lời nói mang tính
cương quyết và khẳng định của thầy thuốc hoặc kết hợp với những biện pháp phụ
trợ như dùng thuốc mang tính placebo, bấm huyệt, châm cứu… gây cho bệnh nhân
tin tưởng và làm mất đi các triệu chứng chức năng.
- Sử dụng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên nếu điều trị ám thị
khi thức không thành công.
- Cần chú ý tới thái độ đối với bệnh nhân phâm ly : Không cho là trẻ
giả vờ vì đây là một trạng thái bệnh lý thật sự, không coi thường, không chế giễu
hắt hủi bệnh nhân. Ngược lại cũng nên tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo
lắng, vô tình ám thị làm cho người bệnh tưởng rằng bệnh quá nặng điều trị sẽ khó
khăn.
- Điều chỉnh hoạt động thần kinh cao cấp và tăng cường cơ thể giúp
chống đỡ với sang chấn tâm lý bằng các thuốc : Bronua, an dịu giải lo âu
(Seduxen), các sinh tố (B1, B6, C…), các yếu tố vi lượng (canxi, magie…).
- Phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác như vui chơi nhóm, lao động,
nhận thức – hành vi.

2.2. Rèn luyện nhân cách :
Cần có sự kết hợp và hỗ trợ chặt chẽ giữa trẻ em – gia đình và nhà trường.
- Giúp trẻ hiểu được những thiếu sót của mình và khắc phục sửa chữa,
động viên mặt tích cực trong tính cách để trẻ phát huy.
- Đưa ra những tình huống để trẻ tập luyện biết cách tự kiềm chế cảm
xúc và hành vi của mình, tập thích nghi với các sự kiện tác động của cuộc sống và
sẵn sàng đối đầu với những sang chấn khác nhau.

×