Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn gì để hệ miễn dịch luôn “sung sức”? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.6 KB, 5 trang )

Ăn gì để hệ miễn dịch luôn
“sung sức”?





Chế độ ăn uống bảo đảm đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cho hệ miễn dịch của tr
ẻ hoạt động tốt.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được ví như hàng phòng thủ
chống bệnh tật. Làm thể nào để vi khuẩn không “phá
lưới, ghi bàn” lại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn
hằng ngày của trẻ. Sau đây là 6 nguyên tắc dinh dưỡng
giúp cho hệ miễn dịch của con bạn luôn khỏe mạnh, dễ
dàng vượt qua bệnh tật:
Vitamin A: chống nhiễm khuẩn
Trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ, việc bổ sung vitamin A
sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa sởi và giảm khả
năng tử vong do bệnh này. Thông thường, rất nhiều khả
năng trẻ thiếu vitamin A sẽ có nguy cơ thiếu máu và một số
vi chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, selen… Trên thực tế,
đã có thống kê cho thấy hơn 1/3 trẻ em 5-8 tháng tuổi ở
Việt Nam bị thiếu vitamin A.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin A: gan các loại động vật,
bơ, trứng gà, hoa quả có màu vàng và rau có lá xanh sẫm
chứa nhiều tiền vitamin A như beta-carotene. Khi cho trẻ
ăn gan, bạn nên chọn gan gà, vịt, hạn chế gan lợn (vì loại
gan này có thể chứa nhiều chất không tốt cho trẻ).
Vitamin E: tăng lượng kháng thể
Nếu bị thiếu hụt chất này, cơ thể trẻ cũng đồng thời bị giảm
sự sản sinh kháng thể và khả năng ngăn chặn nguồn bệnh


của các tế bào miễn dịch.
Nạp vitamin E ở đâu: vitamin E có nhiều trong đậu tương,
giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt và dầu hướng dương,
bơ thực vật, tinh dầu đậu nành.
Vitamin C: chống viêm nhiễm
Vitamin C rất quan trọng với hệ miễn dịch. Việc thiếu chất
này sẽ làm giảm sức chống đỡ của cơ thể trẻ đối với các
viêm nhiễm thông thường.
Nguồi thực phẩm giàu vitamin C: vitamin C rất nhiều
trong thực phẩm hằng ngày, như các loại rau quả sậm màu,
màu vàng, màu đỏ (ớt Đà Lạt, rau bina, xúp lơ, cam, chanh,
bưởi…). Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống
nước cam để phòng dị ứng. Đối với các loại rau quả, bạn
nên chọn loại tươi và sử dụng ngay sau khi chế biến để
không bị mất vitamin C.

Các axit béo có lợi: trợ thủ kháng virus
Một số axít béo như DHA, AA rất quan trọng đối với hệ
miễn dịch của trẻ. Các chất này giúp giảm nguy cơ viêm
nhiễm, điều hòa chức năng của các tế bào trong phản ứng
chống viêm, kháng virus.
Bổ sung chất béo AA và DHA qua chế độ ăn: hãy bổ
sung cho bữa ăn của trẻ các loại hải sản vùng nước lạnh,
đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá trích; tim, gan, não, thận,
trứng của động vật. Một số loại sữa bột cũng được bổ sung
loại chất béo có lợi này.
Chất đạm: “nuôi” kháng thể
Những chất đạm (protein) khi vào cơ thể sẽ được chuyển
hóa thành các acid amin, và các acid amin tiếp tục cấu tạo
thành protein cơ thể. Bản thân các kháng thể được cấu tạo

từ protein. Nếu trẻ không được cung cấp đủ protein sẽ
ngừng tăng trưởng, sụt cân, còi cọc, tiêu hóa kém và dễ
mắc các bệnh nhiễm trùng.
Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lươn, trứng,
sữa, đậu đỗ… Bạn cũng nên cho trẻ ăn cả chất đạm có
nguồn gốc động vật và thực vật.
Thực phẩm chứa Probiotic: củng cố hệ miễn dịch
đường ruột
Khoa học chỉ ra rằng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột
và sự mạnh yếu của nó phụ thuộc rất nhiều vào Probiotic.
Probiotic giúp ngăn cản các vi khuẩn gây hại trong đường
tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của ruột, ngăn
ngừa và chống tiêu chảy, chống dị ứng.
Thực phẩm chứa Probiotic: Probiotic có trong sữa chua,
dưa muối, kim chi, mầm lúa mì, món canh miso của Nhật
(làm từ đậu hũ tươi, nấm và gia vị), trà, bánh quy, sữa…
Với trẻ nhỏ, cách “nạp” Probiotic tốt nhất và đầy đủ nhất là
qua sữa có bổ sung Probiotic. Hiện trên thị trường chỉ duy
nhất sữa Milex của Arla Foods (100% nhập khẩu từ Đan
Mạch) không chỉ chứa 2 chủng Probiotic A và B thông
dụng mà còn có cả Probiotic C (Lactobacillus paracasei) –
F19, đã được cấp bằng sáng chế quốc tế độc quyền cho
Arla Foods, giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch và giảm việc sử
dụng thuốc kháng sinh trên trẻ nhỏ.

×