Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing
OPTIONS
Thị trường quyền chọn
GVHD: Ths. Phan Chung
Thủy
Nhóm trình bày:
Trần Đoàn Thùy Linh – NT2
Lê Đỗ Hoàng Yến – NT2
Phan Thị Huyền – NT3
Nguyễn Thị Thanh Huyền –
NT2
Huỳnh Minh Phương – NT2
Thị trường quyền chọn
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 3
1.Định nghĩa quyền chọn 3
2. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn 4
3. Các loại quyền chọn: 5
3.1 Theo quyền người mua 5
4. Mục đích sử dụng quyền chọn: 7
5. Ví dụ cụ thể quyền chọn mua và bán: 7
6. Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn: 12
7. Lợi ích và rủi ro của quyền chọn: 15
1.1 2. Cơ chế giao dịch 26
2
Thị trường quyền chọn
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
1. Định nghĩa quyền chọn
Quyền chọn (options) là một công cụ tài chính cho phép người mua
nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một
công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước.
Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu
người yêu cầu. Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá
trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định (premium cost)
khi mua nó.
Ví dụ: Những nông dân trồng hoa Hà Lan đã kí hợp đồng mua quyền
chọn bán hoa tulip để đề phòng giá hoa giảm xuống.
Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm quyền chọn, một số thuật ngữ liên
quan cần được giải thích chi tiết hơn như sau:
• Người mua quyền (holder) – Người bỏ ra chi phí để được nắm
giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện
quyền chọn theo ý mình.
• Người bán quyền (writer) – Người nhận chi phí mua quyền của
người mua quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo
yêu cầu của người mua quyền.
• Tài sản cơ sở (underlying assets) – Tài sản mà dựa vào đó
quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là
căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng
hoá như cà phê, dầu hỏa, vàng, hay chứng khoán như cổ phiếu, trái
phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF,
CAD,
• Tỷ giá thực hiện (exercise or strike rate) – Tỷ giá sẽ được áp
dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.
• Trị giá hợp đồng quyền chọn (volume) – Trị giá được chuẩn
hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch.
• Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của
quyền chọn. Quá thời hạn này quyền không còn giá trị.
3
Thị trường quyền chọn
• Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải
trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi
phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.
• Loại quyền chọn – Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại
quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được mua một loại tài
sản cơ sở ở mức giá xác định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền
chọn mua (call). Ngược lại, loại quyền chọn nào cho phép người mua có
quyền được bán gọi là quyền chọn bán (put). Quyền chọn có thể áp dụng
cho nhiều loại thị trường với nhiều loại hàng hóa khác nhau.
2 . Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn
Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng,
bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính
như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…
Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể
phân ra thành các nhóm sau:
2.1.1 Những người phòng ngừa rủi ro:
Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân,
tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản
cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về
sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia
thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm
các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra
một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá
cả, lãi suất cố định.
2.1.2 Các nhà đầu tư, đầu cơ:
4
Thị trường quyền chọn
Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham gia vào
thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất
… họ thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự
đoán về xu hướng tỉ giá, giá cả, lãi suất …Từ đó, thực hiện mua bán các
quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận.
2.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian:
Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty
chứng khoán…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư
cách là các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi
ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch quyền chọn hầu như chỉ
diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các thành viên của
sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao
dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn
như các tập đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát
hành quyền chọn cho thị trường.
Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn
tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (ngân hàng thương
mại, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn
khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài
chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà
phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một
khoản phí dịch vụ.
3. Các loại quyền chọn:
3.1 Theo quyền người mua
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option),
quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
• Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền,
nhưng không phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời
điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
5
Thị trường quyền chọn
• Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền,
nhưng không phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời
điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định.
Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và
người bán quyền chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta cũng có
người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán.
3.2 Theo thời điểm thực hiện quyền chọn
Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành quyền chọn kiểu
châu Âu (European options) và kiểu Mỹ (American options).
• Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền
chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực
hiện trước ngày đó.
• Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có
thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
Đây chỉ là cách gọi, sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu Châu Âu
và quyền chọn kiểu Mỹ không liên quan đến vị trí địa lý.
Lưu ý về mua bán hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu hay kiểu
Mỹ:
- Có hai bên giao dịch với nhau là bên A và bên B. Khi hợp đồng giao
dịch Option kiểu Châu Âu của Bên B chưa đáo hạn, Bên B có thể bán lại
Option kiểu Âu đã mua của Bên A cho Bên A để hưởng phí Option (nếu
có).
- Khi hợp đồng giao dịch Option kiểu Mỹ của Bên B đang tăng giá trị
nhưng chưa đáo hạn, Bên B có thể bù trừ hợp đồng Option kiểu Mỹ đã
mua của Bên A với Bên A để hưởng chênh lệch giá (nếu có).
3.3 Theo loại tài sản cơ sở
Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ
số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản.
Nhưng nhìn chung nếu phân theo loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền
chọn thành quyền chọn trên thị trường hàng hoá, quyền chọn trên thị
trường tài chính và quyền chọn trên thị trường ngoại hối.
6
Thị trường quyền chọn
3.4 Theo thị trường giao dịch
Ngoài ra còn có cách phân loại quyền chọn theo thị trường giao dịch
gồm thị trường giao dịch tập trung và phi tập trung. Đối với thị trường
tập trung, quyền chọn được tiêu chuẩn hóa về quy mô và số lượng, giá
thực hiện và ngày đáo hạn. Đồng thời được giao dịch trên các thị trường
tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng khoán New
York.
Trên thị trường phi tập trung chỉ xảy ra thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
Do đó quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua
nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua và không giao dịch
trên sở giao dịch tập trung.
4. Mục đích sử dụng quyền chọn:
Việc sử dụng quyền chon có 2 mục đích chính là:
- Thứ nhất, công cụ để đầu cơ. Ví dụ mua một quyền chọn với hy vọng
giá của tài sản cơ sở sẽ tăng hoặc giảm mạnh
- Thứ hai, công cụ bảo hiểm rủi ro để tránh những khoản lỗ hoặc những
khoản lợi nhuận không chắc chắn. Người mua quyền chọn chịu khoản lỗ
có giới hạn (phí quyền chọn) va có thể nhận được những khoản lợi
nhuận không hạn chế. Người bán quyền chọnchịu những khoản lỗ không
giới hạn trong khi nhận được một khoản lơi hạn chế là phí quyền chọn.
5 . Ví dụ cụ thể quyền chọn mua và bán:
5.1 Option cho nhà nhập khẩu:
Doanh nghiệp nhập khẩu cần một lượng USD trong 3 tháng tới để
thanh toán hợp đồng. Trong điều kiện dự đoán giá USD có khả năng
tăng giá, nên công ty quyết định ký hợp đồng mua quyền chọn mua USD
với ngân hàng Vietcombank. Tóm lược nội dung giao dịch như sau:
- Thời gian đáo hạn là trước 11h00 (giờ Hà Nội) của ngày đáo
hạn là ngày 30/03/2009
7
Thị trường quyền chọn
- Giá thực hiện là 17.480 đồng/1USD
- Premium là 1% của giá thực hiện
- Số lượng: 1 triệu USD
Tỷ giá hoà vốn = tỷ giá thực hiện + phí = 17654,8 đồng/ 1USD
Vào ngày đáo hạn hợp đồng, có thể xảy ra 3 tình huống như sau:
a/ Giá USD là 17.825 đồng/1USD (vào ngày 24/03/2009 giá USD
tăng mạnh, cao hơn tỷ giá thực hiện)
Tình huống: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh
biên độ tỷ giá giữa VND với USD tăng từ mức +/-3% lên mức +/-5%, có
hiệu lực kể từ ngày 24/3/2009. Tỷ giá niêm yết của Vietcombank vào
cuối ngày 24/3/2009 là 17.825 đồng/1USD.
Lúc này, doanh nghiệp được quyền mua của Vietcombank 1 triệu USD
chỉ với giá là 17.480 đồng/1USD theo tỷ giá đã ký kết trong hợp đồng
option.
Như vậy khoản lời của doanh nghiệp = (17.825-17.480-
1%*17.480)*10^6= 170,2 triệu VND.
b/ Giá USD giảm nhẹ còn 17.600 (thấp hơn tỷ giá hoà vốn
nhưng cao hơn tỷ giá thực hiện)
Lúc này nhà nhập khẩu vẫn thực hiện hợp đồng quyền chọn mua
nhưng sẽ chịu một khoản lỗ là:
Khoản lỗ = tỷ giá giao ngay - tỷ giá thực hiện - phí = 17.600-17.480-
1%*17.480 = -54,8 triệu VND
c/ Giả sử giá USD xuống thấp là 17.000 đồng/1USD (thấp hơn
tỷ giá thực hiện).
Giá USD thấp hơn giá ký kết, lúc này doanh nghiệp có quyền
không thực hiện hợp đồng vì lỗ tới 480 triệu đồng. Chỉ cần mua triệu 1
USD ở bên ngoài với giá 17.000 đồng/1USD. Nhưng phải chịu mất
khoản phí mua quyền của hợp đồng option với Vietcombank là 174,8
triệu đồng.
8
Thị trường quyền chọn
Người bán quyền chọn mua (ngân hàngVietcombank) chỉ kiếm lời được
từ khoản phí mua quyền chọn và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá USD tăng
cao so với giá ký kết trên hợp đồng.
5.2 Option cho nhà xuất khẩu:
Doanh nghiệp dự kiến trong tháng tới sẽ xuất khẩu được lô hàng và
thu về được1 triệu USD. Dự đoán trong thời gian tới giá USD có thể sụt
giảm mạnh nên để bảo vệ đồng vốn và hưởng lợi từ việc dự đoán tỷ giá
9
-190
17480
17654,8
17000
17825
17480
17654,8
17000
17825
Thị trường quyền chọn
này doanh nghiệp quyết định ký hợp đồng option bán ngoại tệ cho
Vietcombank với:
- Tỷ giá là 19.500 đồng/1USD
- Thời gian đáo hạn là 1 tháng
- Số lượng: 1 triệu USD
- Premium là: 195 đồng/1USD
tỷ giá hoà vốn = 19.500 - 195 = 19.305 đồng/1USD.
Tới ngày đáo hạn cũng sẽ xảy ra 3 trường hợp:
a/ Giá USD như dự đoán, sụt giảm mạnh chỉ còn 18.970 (thấp
hơn điểm hoà vốn).
Tình huống: Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại như
Vietcombank công bố ở mức 18.970 - 19.030 đồng/1USD. Doanh
nghiệp chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận từ hợp đồng option đã ký kết và
Vietcombank bắt buộc phải mua 1 triệu USD với giá là 19.500
đồng/1USD. Mức lợi nhuận của doanh nghiệp = (19500-18970-195)x10
6
= 335 triệu đồng.
b/ Giá USD tăng lên 19.400 (cao hơn tỷ giá hoà vốn nhưng vẫn
thấp hơn tỷ giá thực hiện).
Công ty vẫn thực hiện quyền chọn bán. Khi ấy công ty vẫn lỗ
nhưng lỗ dưới mức chi phí mua quyền chọn.
Khoản lỗ = (19.500- 19.400-195)*10^6 = -95 triệu VND
c/ Giá USD trên thị trường không sụt giảm mà lại tăng vào
ngày đáo hạn hợp đồng 19.900 đồng/1USD (cao hơn tỷ giá thực
hiện).
Nếu phải thực hiện theo đúng giá trong hợp đồng thì doanh nghiệp
sẽ lỗ mất 400 đồng/1USD (400 triệu) so với việc bán số USD này với
giá hiện tại ngoài thị trường.
Tuy nhiên, do đây là hợp đồng option, doanh nghiệp chỉ mua quyền
chọn “bán”, nên trong tình hình này doanh nghiệp có thể không bán 1
triệu USD cho Vietcombank với giá 19.500 mà bán cho bên khác với giá
10
Thị trường quyền chọn
19.900 thu được mức lợi nhuận đáng kể là 400 đồng/1USD , lời 400
triệu. Nhưng song song với đó phải chịu mất khoản phí “mua quyền”
cho Eximbank là 195 triệu.
Về phía người bán quyền chọn bán (ngân hàng Eximbank) chỉ thu được
lợi bằng khoản phí nhận được của người mua quyền chọn và sẽ bị thua
lỗ vô hạn khi giá USD giảm so với giá ký kết.
11
19.500
19.305
19.900
18.970
Thị trường quyền chọn
6 . Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn:
6.1 Giải thích các khái niệm:
Trước khi phân tích các yếu tố tác động đến giá quyền chọn, chúng
tôi xin đưa ra giải thích cho các thuật ngữ và khái niệm được nhắc đến ở
phần này.
6.1.1 Trạng thái của quyền chọn:
Quyền chọn mua được gọi là:
- Cao giá ITM (in the money) nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá thực
hiện.
- Ngang giá ATM (at the money) nếu tỷ giá giao ngay = tỷ giá
thực hiện.
- Kiệt giá ATM (out of the money) nếu tỷ giá giao ngay < tỷ giá
thực hiện.
Quyền chọn bán được gọi là:
- Cao giá ITM (in the money) nếu tỷ giá giao ngay < tỷ giá thực
hiện.
12
19.305 19.500
18.970
Thị trường quyền chọn
- Ngang giá ATM (at the money) nếu tỷ giá giao ngay = tỷ giá
thực hiện.
- Kiệt giá ATM (out of the money) nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá
thực hiện
6.1.2 Giá trị hợp đồng option gồm có: giá trị nội tại và giá
trị thời gian
Giá trị nội tại:
- Trường hợp quyền chọn cao giá ATM thì:
Giá trị nội tại = Giá giao ngay – Giá thực hiện (nếu là call
options)
Giá trị nội tại = Giá thực hiện - Giá giao ngay (nếu là put
options)
Ví dụ: hợp đồng quyền chọn mua 1000 USD kì hạn 3 tháng có tỷ giá
thực hiện là 19450. Đến ngày đáo hạn tỷ giá giao ngay trên thị trường là
19500 thì khi đó hợp đồng quyền chọn có giá trị nội tại là = (19500-
19450)*1000 = 50000 USD.
Lưu ý là trong trường hợp ngang giá ATM hoặc kiệt giá OTM thì hợp
đồng quyền chọn không có giá trị nội tại nhưng các yếu tố khác sẽ tạo ra
giá trị cho quyền chọn và cùng nhau ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của
phí quyền chọn, được gọi là giá trị thời gian (Time value) – được xác
định bằng chênh lệch giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại.
Giá trị thời gian: Nói một cách đơn giản, giá trị thời gian của một hợp
đồng option là khoản giá trị mà tại đó giá trị của hợp đồng option lớn
hơn giá trị nội tại.
6.2 Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn:
Có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của quyền chọn và ảnh hưởng đến phí
quyền chọn khi giao dịch như:
6.2.1 Tỷ giá tiền tệ cơ sở : Giá trị của một quyền chọn tuỳ
thuộc chủ yếu vào tỷ giá của cặp tiền tệ được giao dịch trong hợp
13
Thị trường quyền chọn
đồng quyền chọn.Còn phí quyền chọn được xác định bởi giá trị nội
tại của quyền chọn và giá trị thời gian, trong trạng thái ngang giá
ATM và trạng thái kiệt giá OTM thì giá trị thời gian cũng chính là
phí quyền chọn.
6.2.2 Thời gian đến lúc đáo hạn (Time Remaining Until
Expiration): Thông thường, thời gian đến lúc đáo hạn càng dài thì
phí quyền chọn càng cao vì trong thời gian đó có nhiều cơ hội để
tỷ giá tiền tệ cơ sở thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi.
Yếu tố này có tác động rõ ràng hơn đến quyền chọn kiểu Mỹ (cả
mua và bán), nếu như thời gian còn lại cho đến lúc đáo hạn càng
dài thì giá của quyền chọn sẽ càng cao. Xét với hai quyền chọn
giống nhau về các yếu tố khác ngoại trừ thời gian cho đến ngày
đáo hạn. Người sở hữu quyền chọn có thời gian dài hơn rõ ràng có
nhiều thời gian để lựa chọn thực hiện quyền hơn người sở hữu
quyền chọn ngắn hơn.
Với quyền chọn kiểu Châu Âu, thời gian đến ngày đáo hạn không
thực sự có ảnh hưởng đến giá quyền chọn do cả 2 quyền nói trên
đều chỉ có thể thực hiện ở thời cùng một thời điểm là ngày đáo
hạn.
6.2.3 Độ biến động (Volatility): Độ biến động của tỷ giá
tiền tệ cơ sở sẽ ảnh hưởng đến phí quyền chọn. Độ biến động tỷ
giá càng cao thì phí quyền chọn càng cao do sẽ có một khả năng
lớn là tỷ giá thay đổi và làm cho quyền chọn có lãi.
6.2.4 Tỉ lệ lãi suất: Thông thường thì lãi suất càng cao sẽ có
khuynh hướng làm giá quyền chọn mua cao hơn và giá quyền chọn
bán thấp hơn. Ví dụ: khi lãi suất VND tăng thì giá quyền chọn mua
USD bằng VND có khuynh hướng sẽ tăng. Vì khi lãi suất tăng
14
Thị trường quyền chọn
đồng nghĩa với lạm phát tăng, tức VND đang mất giá so với USD,
tức là tỷ giá USD/VND tăng nên giá quyền chọn mua tăng.
Các nhà đầu tư sẽ tính toán giá tham khảo của một hợp đồng quyền chọn
và có sự chỉ dẫn khi nào là giá thị trường đang cao hơn hoặc thấp hơn
giá tham khảo (fair value), và họ sẽ có quyết định mua hoặc bán quyền
chọn và góp phần hình thành mức giá thị trường của chính quyền chọn
đó.
7 . Lợi ích và rủi ro của quyền chọn:
7.1 Quyền chọn có nhiều lợi ích:
Thứ nhất, Mặc dù hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai có thể
sử dụng để phòng ngừa rủi ro, nhưng vì cả 2 dạng hợp đồng này đều bắt
buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất cơ hội kinh doanh,
nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của hợp
đồng kì hạn và hợp đồng tương lai. Hợp đồng quyền chọn đã khắc phục
được nhược điểm này. Người nắm giữ quyền chọn có quyền thực hiên
mua, bán hàng hoá hay không. Điều này tạo thêm cơ hội kinh doanh và
phù hợp với các biến động về giá hàng hoá.
Thứ hai, Sử dụng để bảo vệ lợi nhuận: đây là một trong những đặc
điểm nổi bật của quyền chọn so với các công cụ đầu tư khác như cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ,… Khi nắm giữ tài sản cơ sở, để bảo vệ mức lợi
nhuận đã có được, nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán với một mức
giá thực hiện tốt nhất để bảo vệ mức lợi nhuận mình đã có khi giá tài sản
cơ cở sụt giảm.
Thứ ba, Linh hoạt phòng ngừa rủi ro: ở mọi vị thế, nhà đầu tư đều có
thể sử dụng quyền chọn để bảo vệ các rủi ro mà mình có thể gặp phải.
7.2 Rủi ro:
Bên cạnh những lợi ích mà quyền chọn mang lại thì nó cũng là
công cụ chứa đựng những rủi ro:
15
Thị trường quyền chọn
Thứ nhất, Giao dịch quyền chọn phụ thuộc giá trị của tài sản cơ sở
mức giá thực thi quyền, thời gian, độ biến thiên của tài sản cơ sở,… Mặt
trái cơ bản nhất của quyền chọn là khi thị trường diễn biến không như kỳ
vọng của nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để có được
quyền chọn (phí mua quyền chọn, phí môi giới, phí thanh toán). Đối với
người bán quyền thì họ không biết chắc chắn được liệu quyền có được
thực hiện hay không? Vì thế người bán quyền có thể còn nhiều vị thế mở
còn lại (residual position) không mong muốn vào ngày cuối cùng có
hiệu lực của quyền.
Thứ hai, Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp. Do đó,
khi sử dụng giao dịch quyền chọn, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và biết
cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt. Do đó, rủi ro
lớn nhất của quyền chọn là khi chính nhà đầu tư không hiểu rõ về quyền
chọn và không biết cách kết hợp các vị thế để giới hạn tổn thất nếu có và
gia tăng lợi nhuận.
Thứ ba, Mặt trái của giao dịch quyền chọn là hiện tượng đầu cơ.
Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các
quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ giá trên các hợp đồng
quyền chọn có thể làm cho giá cả chứng khoán, hay tỷ giá… biến động
vượt khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh
nghiệp và các nhà đầu tư.
8. Các chiến lược kinh doanh cơ bản của quyền chọn:
Chúng tôi sẽ phân tích 4 nhóm chiến lược chính là:
- Mua quyền chọn mua.
- Mua quyền chọn bán.
- Bán quyền chọn mua.
- Bán quyền chọn bán.
16
Thị trường quyền chọn
8.1 Mua quyền chọn mua:
8.1.1 Mua quyền chọn mua khi tỷ giá có khuynh hướng tăng lên:
- Nhà đầu tư có thể mua quyền chọn mua khi họ dự đoán tương
lai tỷ giá sẽ tăng.
- Nếu tỷ giá tăng lên trước khi quyền chọn đáo hạn và phí quyền
chọn lúc này tăng lên, nhà đầu tư có thể qyết định:
+ Thực hiện quyền mua đồng thời bán lại số ngoại tệ vừa mua
này trên thị trường thu về một khoản lợi nhuận bằng chênh lệch
giữa giá bán trên thị trường với tổng giá trị đã mua (bao gồm cả
phí quyền chọn).
+ Hoặc bán quyền chọn để thu chênh lệch của việc mua bán phí
quyền chọn.
- Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống và phí quyền chọn lúc này
cũng giảm thì nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn hoặc để
quyền chọn đáo hạn không giá trị và họ sẽ mất toàn bộ phí mua
quyền. Như vậy mức lỗ tối đa chỉ bằng phí quyền chọn hoặc ít
hơn nếu bán lại quyền chọn.
8.1.2 Mua quyền chọn mua để chốt tỷ giá mua tiền tệ cơ sở:
Một nhà đầu tư nhận thấy tỷ giá đang thấp nhưng hiện tại không đủ
tiền mặt để mua ngoại tệ thì có thể sử dụng quyền chọn mua để mua
17
Thị trường quyền chọn
được ngoại tệ đó trong tương lại. Nếu có thiệt hại trong chiến lược
này thì tối đa chi bằng đúng phí quyền chọn bỏ ra.
H- Lợi nhuận của người mua quyền chọn mua
8.1.3 Mua quyền chọn mua là một phần của kế hoạch đầu tư an toàn.
Một cách sử dụng quyền chọn phổ biến được biết đến là “chiến lược
90/10” bao gồm đầu tư 10% vào mua quyền chọn mua và 90% còn lại
vào đầu tư các công cụ tiền tệ trên thị trường (như là tín phiếu kho
bạc, trái phiếu ngắn hạn của chính phủ T-Bills) và nắm giữ cho đến
khi đáo hạn quyền chọn.
8.2 Mua quyền chọn bán:
8.2.1 Mua quyền chọn bán khi thị trường có khuynh hướng giảm
giá.
8.2.2 Mua quyền chọn bán để bảo vệ việc nắm giữ ngoại tệ.
18
Thị trường quyền chọn
Nhà đầu tư có thể giới hạn rủi ro cho ngoại tệ đang sở hữu (hoặc có
thể sẽ nắm giữ trong tương lai do thực hiện các hợp đồng xuất khẩu)
bằng cách đồng thời mua vào một quyền chọn bán ngoại tệ
đó_”married put” (quyền chọn bán bảo vệ).
Chiến lược này thiết lập một mức giá tối thiểu cho việc bán ngoại tệ
trong suốt thời gian còn hiệu lực của quyền chọn bán và giời han mức
lỗ tối đa chỉ bằng chi phí mua quyền chọn bán cộng thêm các phụ phí
khác (nếu có).
Chiến lược này nhằm để bảo hộ vị thế nắm giữ ngoại tệ với mức rủi
ro tối đa chấp nhận là phí quyền chọn hơn là quan tâm mức lợi nhuận
trần của quyền chọn khi giá giảm.
8.2.3 Mua quyền chọn bán để bảo vệ lợi nhuận tối thiểu khi đầu tư ra
nước ngoài.
H- Lợi nhuận của người mua quyền chọn bán.
8.3 Bán quyền chọn mua:
8.3.1 Bán quyền cho mua được phòng ngừa (covered call writing):
Trong giao dịch bán quyền chọn mua được phòng ngừa, nghĩa là mua
ngoại tệ và bán quyền chọn mua dựa trên ngoại tệ đó.
Đây là một chiến lược bổ sung tốt nhất trong thị trường và ổn định
với việc tăng giá chậm của ngoại tệ đã được dự đoán trước.
8.3.2 Bán quyền chọn mua không đươc phòng ngừa (uncovered call
writing):
19
Thị trường quyền chọn
Người bán quyền chọn mua không được phòng ngừa là người không
nắm giữ ngoại tệ để thực hiện hợp đồng quyền chọn , hợp đồng này
còn gọi là hợp đồng khống (naked). Người bán quyền chọn mua
không được phòng ngừa bắt buộc phải kí quỹ và duy trì tỷ lệ đủ để
mua ngoại tệ trong thị trường tự do nếu như người mua quyền chọn
thực hiện hợp đồng.
Rủi ro của hợp đồng khống là không có giới hạn. Tuy nhiên người
bán quyền chọn mua không được phòng ngừa có thể đạt được lợi
nhuận trong suốt chu kì giảm hoặc đứng yên của tỷ giá.
Lời
H- Lợi nhuận của người bán quyền chọn mua.
8.4 Bán quyền chọn bán:
8.4.1 Quyền chọn bán được phòng ngừa (covered put writing)
Một người bán quyền chọn bán được xem là có phòng ngừa khi anh ta
có tiền mặt kí gửi trong tài khoản cho người môi giới đảm bảo đủ để
thực hiện quyền chọn.
Chiến lược này là công cụ tốt nhất trong thị trường đi xuống và sự rớt
tỷ giá cơ sở diễn ra chậm đã được dự đoán trước.
8.4.2 Quyền chọn bán không được phòng ngừa (uncovered put writing)
Một người phát hành quyền chọn bán không được phòng ngừa là người
không có ngoại tệ tương đương đảm bảo thực hiện quyền chọn hoặc
không có đủ tiền kí quỹ bằng với giá trị thực hiện quyền chọn bán.
20
Thị trường quyền chọn
Giống như việc phát hành quyền chọn mua không được phòng ngừa,
quyền chọn bán không được phòng ngừa có mức thu giới hạn (phí
quyền chọn nhận được) và mức rủi ro tiềm năng rất lớn (nếu giá giảm
và bị chỉ định thực hiền)
Nếu tỷ giá giảm đến thấp hơn tỷ giá thực hiện của hợp đồng quyền
chon bán thì quyền chọn bán sẽ được thực hiện, người phát hành quyền
chọn có nghĩa vụ phải mua lại ngoại tệ với giá đã thoả thuận. Phần
thiệt hại do tỷ giá giảm sẽ được bù đắp một phần hoăc toàn bộ bằng
mức phí quyền chon đã nhận được. Ngược lại nếu tỷ giá tăng, quyền
chọn bán sẽ tự động đáo hạn và người phát hành quyền chọn được
hưởng phần phí quyền chọn
H- Lợi nhuận của người bán quyền chọn bán.
I I . SÀN GIAO DỊCH TOKYO (TSE)
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Hiện nay cũng như nhiều năm qua, sở giao dịch chứng khoán Tokyo (
Tokyo Stock Exchange – TSE là sở giao dịch lớn thứ hai trên thế giới về
doanh số bán, chỉ sau NYSE. TSE được tổ chức theo mô hình một công
ty cổ phần, là sàn giao dịch lớn nhất tại Nhật Bản trong việc giao dịch
các công cụ tiền tệ và sản phẩm phái sinh của nhà đầu tư trong nước và
quốc tế. Năm 2006, số lượng cổ phiếu giao dịch qua TSE đạt 502 tỷ cổ
phiếu, với khối lượng giao dịch kỷ lục đạt trung bình 2.026 triệu cổ
phiếu mỗi ngày đạt giá trị giao dịch 2.716 tỷ Yên Nhật. Vào tháng
21
Thị trường quyền chọn
12/2006 số lượng công ty niêm yết là 2.416 doanh nghiệp, có tổng vốn
hoá thị trường là 549.7 ngàn tỷ yên Nhật.
Sàn giao dịch chứng khoán TSE bao gồm 3 phần riêng biệt, sàn hạng
nhất dành cho các cổ phiếu của các công ty lớn, thành công thường được
gọi là cổ phiếu hạng nhất (blue-chips); sàn cổ phiếu hạng hai dành cho
các công ty nhỏ hơn với khối lượng giao dịch thấp hơn; sàn dành cho cổ
phiếu đang tăng trưởng và mới nổi (Mothers section - được thành lập
vào tháng 11/1999) của các công ty mới trong nước và ngoài nước. Lịch
sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo được
chia thành 2 giai đoạn trước và sau chiến tranh thế giới lần 2 như sau
5/1878 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được thành lập
6/1943 Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản, gần như là một tổ chức
của nhà nước, được tạo ra bởi sự sáp nhập của tất cả các sàn
giao dịch chứng khoán tại Nhật.
4/1947 Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản bị thất bại sau khi thành
phố Nagasaki bị đánh bom trong chiến tranh thế giới lần thứ
2.
II. Sau chiến tranh
5/1949 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo mở cửa trở lại theo điều
luật mới về giao dịch chứng khoán
1/1951 Giao dịch ký quỹ được giới thiệu
4/1956 Bắt đầu giao dịch Trái phiếu
10/1961 Sàn giao dịch cổ phiếu hạng hai được hoạt động
10/1966 Trái phiếu chính phủ niêm yết lần đầu sau chiến tranh thế giới
lần 2
22
Thị trường quyền chọn
1967-
1986
Hệ thống cấp phép cho công ty chứng khoán thay thế cho hệ
thống đăng ký trước đây ( 4/1968)
Giao dịch trái phiếu chuyển đổi bắt đầu
TSE gia nhập vào Liên đoàn Sàn giao dịch chứng khoán quốc
tế ( International Federation of Stock Exchanges- FIBV)
(1969)
Hệ thống thanh toán bù trừ ghi sổ được giới thiệu (1971)
Mở cửa cho giao dịch cổ phiếu cho người nước ngoài (1973)
Hệ thống thông tin thị trường được đưa vào hoạt động
( Market Information System – MIS) (1974)
Hệ thống quản lý lệnh và thực hiện lệnh (CORES) được đưa
ra (1982)
Giao dịch được bắt đầu trong thị trường xây dựng mới
10 công ty chứng khoán bao gồm 6 công ty nước ngoài làm thành
viên của TSE (1986)
23
Thị trường quyền chọn
1988 TSE có thêm 22 công ty chứng khoán thành viên bao gồm
16 công ty nước ngoài;
Bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai ( TOPIX
futures)
198
9
Bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số ( TOPIX
options) và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Mỹ ( US
T-Bond)
1991 Trung tâm ký quỹ và hệ thống thanh toán bù trừ bắt đầu hoạt
động
199
7
Giao dịch quyền chọn tài sản bắt đầu. TSE đưa vào giao
dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán dựa trên 166 cổ
phiếu cơ sở của công ty Nhật.
199
9
TSE chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử
Sàn giao dịch Mothers cho cổ phiếu của các công ty phá
triển cao và mới nổi được thành lập
2000 Sàn giao dịch chứng khoán Hiroshima và Niigata được sáp
nhập vào TSE
Hệ thống giao dịch điện tử mới được đưa vào sử dụng với
tên gọi là TSE Arrows.
2001 Ngày 9/4/2001, TSE phối hợp với Công ty Standard & Poor
chọn ra 150 chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất làm
danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các hợp đồng
quyền chọn chỉ số chứng khoán S&P và TOPIX 150
2003 Trung tâm thanh toán bù trừ Nhật bản bắt dầu hoạt động
2007 Tập đoàn TSE được thành lập
Thiết lập các quy định của sàn giao dịch chứng khoán TSE
Quy định về giao dịch chứng khoán TSE được áp dụng
24
Thị trường quyền chọn
25