Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DƯỢC HỌC - THỤC ĐỊA HOÀNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.03 KB, 12 trang )

DƯỢC HỌC
THỤC ĐỊA HOÀNG
Xuất xứ:
Bản Thảo Đồ Kinh.
Tên khác:
Thục địa (Cảnh Nhạc Toàn Thư), Cửu chưng thục địa sa nhân mạt
bạn, Sao tùng thục địa, Địa hoàng thán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Rehmania glutinosa Libosch.
Họ khoa học:
Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng
mềm. Thuộc cây rễ củ, mỗi cây có 5-7 củ, củ có cuống dìa, vỏ củ màu đỏ
nhạt. Cây cao 20-30cm. Lá thường mọc túm dưới gốc cây. Lá mọc đối ở các
đốt thân. Lá hình trứng lộn ngược đến hình bầu dục dài, đuôi lá tù, mép lá có
răng cưa tù không đều nhau, lá có nhiều nếp nhăn, lá dưới gốc dài hẹp. Hoa
tự mọc thành chùm trên ngọn thân cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành
5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh, giống hình môi, mặt
ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím. Nhị cái 1, nhị đực 2. Quả
bế đôi, hình tròn trứng, cánh đài bao úp. Nhiều hạt, hình trứng bé nhỏ, màu
nâu nhạt.
Là loại Sinh địa đã chế biến thành.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền,
mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.
Bào chế:
+ Chọn thứ Sinh địa tốt, to, dùng rượu Sa nhân (700g Sa nhân ngâm
trong 10 lít rượu), tẩm 1 đêm, xếp vào nồi, đồ cho thật kỹ khoảng 1 ngày
đêm, rồi đem ra phơi nắng. Rồi lại tẩm, đồ, phơi như trên, làm 9 lần là được
[gọi là cửu chưng cửu sái] (Lôi Công Bào Chích Luận).


+ Lấy 10kg Sinh địa, rửa sạch, để cho ráo nước. Lấy 5 lít nước, cho
vào 300g bột Sa nhân, nấu cho cạn còn 4,5 lít. Lấy nước Sa nhân tẩm củ
Sinh địa rồi xếp vào thùng men hoặc khạp, nấu trực tiếp với nước Sa nhân
còn lại. Có thể thêm 100g Gừng tươi gĩa nhỏ và nước sôi cho đủ ngập hết
các củ, nấu trong 2 ngày đêm cho chín, nước cạn đến đâu thấm nước sôi vào
cho đủ mức nước cũ, nấu cho kỹ. Nếu nấu không đúng kỹ thuật, sau này có
nấu lại củ cũng không mềm được. Khi nấu phải đảo luôn, lần cuối cùng thì
để cho cạn, còn ½ mức nước cũ. Vớt củ Sinh địa ra, phơi cho ráo nước, lấy
nước nấu, cứ 1 lít nước thêm ½ lít rượu, tẩm bóp rồi đồ 3 giờ, đem phơi.
Làm 9 lần tẩm, đồ, phơi là tốt nhất (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu
thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn,
thuốc tán.
Thành phần hóa học:
+ Leonuride, Ajugol, Aucubin, Catapol, Rehmannioside A, B, C, D,
Melittoside (Đại Diêm Xuân Trị, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1981,
35 (4): 291).
+ Rehmaglutin A, B, C, D, Actioside (Kitagawa I và cộng sự, Chem
Pharm Bull 1986, 34 (3): 1399).
+ Isoacteoside (Sasaki H và cộng sự, Planta Med. 1989, 55 (5): 458).
+ Monometittoside, Glutinoside (Yoshikawa H và cộng sự, Chem
Pharm Bull, 1986, 34 (3): 1403).
+ Geniposide, Ajugoside, 6-O-E-Feruloyl ajugol, Jioglutin D, E,
Jioglutolide (Moroto T và cộng sự, Phytochemistry, 1990, 29 (2): 523).
+ b-Sitosterol, Manitol, Stigmasterol, Campesterol, Rehmannin,
Catalpol, Arginine, Glucose (Chinese Herbal Medicine).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm.
Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi,

thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết. Có
báo cáo cho rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết nơi chuột cống hoặc
không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ
gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng ức chế miễn
dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận.
Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức
chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học).
Độc tính:
Tác dụng phụ của Thục địa nhẹ, bao gồm tiêu chảy, bụng đau, chóng
mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống
thuốc (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, không độc (Biệt Lục).
+ Vị hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm
bào, túc Qếttt âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Phế (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào 3 kinh âm ở chân [Tỳ, Thận, Can] (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng, chủ trị:
+ Trục huyết tý, chấn cốt tủy, trưởng cơ nhục. Nấu uống trừ hàn nhiệt,
tích tụ, trừ tý. Uống lâu ngày thân thể nhẹ nhàng, không gìa (Bản Kinh).
+ Chủ phái nam bị ngũ lao, thất thương, phụ nữ bị thương trung, bào
lậu hạ huyết, phá ác huyết, niệu huyết, lợi đại tiểu trường, bổ nội thương ở

ngũ tạng, thông huyết mạch, ích khí lực, lợi nhĩ mục (Biệt Lục).
+ Đại bổ huyết hư bất túc, thông huyết mạch, ích khí cơ (Trân Châu
Nang).
+ Bổ hư tổn, ôn trung, hạ khí, thông huyết mạch, uống lâu tăng tuổi
thọ. Trị sản hậu bụng đau, chủ thổ huyết không cầm (Dược Tính Luận).
+ Dưỡng âm, thoái dương, lương huyết, sinh huyết. Trị huyết hư phát
sốt, ngũ tâm phiền nhiệt, bứt rứt, suyễn, ngực có hòn khối, điều kinh, an thai,
lợi đại tiểu tiện (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Tư âm, bổ huyết. Trị âm hư, huyết thiếu, lưng đau, chân yếu, ho lao,
nóng trong xương, di tinh, băng lậu, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, gầy
ốm, tai ù, mắt mờ (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Phối Mạch môn để giải rượu tốt (Bản Thảo Kinh Tập chú).
+ Tẩm rượu dẫn thuốc đi lên và ra bên ngoài (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Tẩm nước Gừng thì không bị đầy ở ngực, chế với rượu thì không
làm hại dạ dầy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Được rượu, Mạch môn, Đơn bì, Đương quy thì tốt (Bản Thảo Bị
Yếu)
+ Hợp với Nhục quế có tác dụng dẫn hỏa quy nguyên, trị phần âm suy
yếu (Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
Liều dùng: 12 – 60g
Kiêng kỵ:
+ Ghét Bối mẫu, sợ Vô di (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Kỵ Tam bạch (Dược Tính Luận).
+ Kỵ La bặc, Thông bạch, Phỉ bạch, Cửu bạch (Dược Phẩm Tinh
Yếu).
+ Bên trong bị hàn, có tích tụ, dịch tiết: không dùng (Y Học Nhập
Môn).
+ Vị khí hư hàn, dương khí suy, dương khí thiếu, ngực đầy: cấm dùng
(Đắc Phối Bản Thảo).
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị dương minh ôn bệnh, không có chứng ở thượng tiêu, hàng ngày
không đại tiện được, thường phải dùng thuốc hạ, do cơ thể vốn hư, không
dùng bài Thừa Khí được: Nguyên sâm 40g, Mạch môn (để lõi) 32g, Sinh địa
32g, sắc với 8 chén nước, còn 3 chén. Khi nào thấy miệng khô thì uống. Hễ
chưa đi tiêu được thì uống tiếp (Tăng Dịch Thang – Ôn bệnh Điều Biện).
+ Trị ôn độc phát ban, đại dịch khó cứu: Sinh địa 240g, Đậu xị 480g,
Mỡ heo 960g. Sau khi nấu sôi 5,6 lượt, còn chừng 3 phần thì thêm Hùng
hoàng, Xạ hương, đều to bằng hạt đậu, trộn đều, uống. Độc xuất ra da là
khỏi (Hắc Cao – Trửu Hậu phương).
+ Trị chảy máu cam, vùng trên ngực có nhiều nhiệt: Can địa hoàng,
Long não, Bạc hà. Lượng bằng nhau, uống với nước lạnh (Tôn Đào
phương).
+ Trị chảy máu cam, tái đi tái lại không khỏi: Sinh địa, Thục địa, Câu
kỷ tử, Địa cốt bì, đều bằng nhau. Mỗi lần uống 8g uống với mật ong, ngày 3
lần (Địa Hoàng Ẩm – Xích Thủy Huyền Châu).
+ Trị trường phong tạng độc, máu ra hồng tươi: Sinh địa, Hoàng bá
(sao), mỗi thứ 1 cân. Tán bột, trộn với mật ong làm hoàn, to bằng hạt Ngô
đồng lớn. Mỗi lần uống 80-90 viên với nước cơm, lúc đói, trước bữa ăn (Bá
Hoàng Hoàng – Xích Thủy Huyền Châu).
+ Trị huyết nhiệt, tiểu ra máu: Sinh địa 8g, Hoàng cầm (sao) 20g, A
giao (sao), Trắc bá diệp (sao), đều 4g. Sắc uống sau bữa ăn (Sinh Địa
Hoàng Tán – Xích Thủy Huyền Châu).
+ Trị có thai mà bị ra huyết: Can khương (bào) 40g, Can địa hoàng
240g. tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa, uống với rượu (Can
Khương Địa Hoàng Tán – Phổ Tế Phương).
+ Trị huyết trưng: Can địa hoàng 40g, Ô tặc cốt 80g. Tán bột. Chia
làm 7 lần uống với rượu (Địa Hoàng Tán – Phổ Tế phương).
+ Trị táo bón do âm hư trở thành thói quen: Thục địa 80g, sắc với thịt
nạc heo, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết áp cao: Mỗi ngày dùng 20-30g Thục địa liên tục trong 2-3

tuần. Trị 62 ca kết quả tốt, Huyết áp và Cholesterol đều hạ, Triglycerid
giảm, điện não đồ và điện tâm đồ đều được cải thiện (Trung Dược Học).
+ Trị tiểu đường: Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn dược 20g, Ngũ
vị tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cột sống viêm, cột sống thoái hóa: Thục địa 30 cân, Nhục thung
dung 20 cân, đều sấy khô, tán bột. Cốt toái bổ, Dâm dương hoắc, Kê huyết
đằng đều 20 cân, La bặc tử 10 cân. sắc thành cao còn 22 cân, thêm Mật 3
cân, trộn đều, làm thành hoàn, mỗi hoàn 2,5g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2
hoàn. Liệu trình 1 tháng. Đã trị trên 3000 ca. Theo 1000 ca được thống kê
thì: kết quả tốt 803 ca, có tiến bộ 141 ca, không kết quả 56 ca. Đa số trong 1-
2 liệu trình là có kết quả (Lưu Bá Linh, ‘Phân Tích Lâm Sàng 1000 Ca Viêm
Thoái Hóa Cột Sống’, Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1982, 3: 40).
+ Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh: Dùng Lục Vị Địa Hoàng
Hoàn (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, theo tỉ lệ 8,
4, 4, 3, 3, 3. Tán bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 10g. Ngày uống 1-3 lần,
mỗi lần 1-2 hoàn, liên tục 1-2 năm. Đã trị 46 ca nghi ung thư thực quản và tế
bào thượng bì thực quản tăng sinh. Kết quả ung thư hóa 1 ca, ổn định 4 ca,
tiến bộ tốt 41 ca. Đối với tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, tỉ lệ tiến bộ
tốt 89,1% (Bệnh Viện Ung Thư Hồ Bắc, ‘Nhận Xét Bước Đầu Về Kết Quả
Điều Trị Tế Bào Thượng Bì Thực Quản Tăng Sinh Bằng Lục Vị Địa Hoàng
Hoàn’, Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 7: 15).
Tham khảo:
+ Là thuốc chủ yếu để bổ Thận, là thuốc loại tốt để ích âm huyết (Bản
Thảo Kinh Sơ).
+ Thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng
âm. Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng nó làm Quân là căn bản ở hành thủy, do
trời số 1 sinh ra. Thang Tứ Vật dùng nó làm quân là ý nghĩa Ất Mộc với
Thủy Quý cùng chung một nguồn. Người đời nay nấu Thục một lần đã cho
là chín là sai lầm, vì nó bẩm thụ tính thuần âm của phương Bắc mà sinh ra,
không có ánh lửa và mặt trời cùng luyện chung thì không chín được. Cho

nên cao Cố Bản tuy đã nhiều ngày nấu, cũng phải dùng nửa Sinh nửa Thục,
xem đó cũng đủ biết. Nếu nấu một lần đã cho là được thì tính hàn lương của
nó chưa hết được mà Tâm kinh và Thận kinh đều có khác nhau, thành thử
dùng hàn lương của Tâm kinh làm chủ mà thuốc ôn noãn của Thận kinh làm
tá, chẳng những không ích lợi gì mà còn tổn thương chân dương lại làm hại
khí của Tỳ Vị. Chứng nhiệt thuộc hư còn tạm chịu đựng được chứ chứng
hàn thuộc hư thì bệnh chuyển nặng ngay, ngấm ngầm tổn hại mà không biết,
thực là đáng tiếc (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thục địa và Hà thủ ô đều có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can,
ích Thận. Các chứng bệnh về Can Thận âm huyết suy nhược thường dùng
đến 2 vị thuốc này. Tuy nhiên Thục địa mầu đen, chủ nhập vào Thận, có tác
dụng ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết, dưỡng Can, bổ hư. Hà
thủ ô mầu đỏ, chủ yếu vào Can, công dụng thiên về bổ doanh huyết, kèm tư
âm, bổ Thận, cố tinh. Bổ hư, điều kinh lực không bằng Thục địa nhưng khu
phong, giải độc, tiệt ngược thì Thục địa không bằng (Trung Dược Lâm Sàng
Giám Dụng Chỉ Mê).
+ Hà thủ ô điều kinh không hay bằng Thục địa nhưng trị chóng mặt,
trúng phong thì không kém (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

×