Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Cây Địa Hoàng và công dụng của nó docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.6 KB, 10 trang )






Cây Địa Hoàng và công dụng của nó



Một cây thuốc mà y học Trung Quốc cho là thần dược. Một cây thuốc mà trước kia
ở Việt Nam ta chưa có, nay đã trồng được. Vì vậy, Vụ Y học Cổ truyền đã đưa nó
vào danh mục cây thuốc trồng trọt trong nước là chính. Một cây thuốc mà cùng
một rễ củ của nó cho ta hai vị thuốc: Sinh địa và Thục địa. Đó là cây Địa Hoàng.




Nguồn gốc

Địa hoàng là cây thuốc quý cho 2 vị thuốc: Sinh địa (tức là củ Địa hoàng còn sống)
và Thục địa (tức là củ Địa hoàng đã được nấu chín). Cả hai vị thuốc Sinh địa và
Thục địa đều nằm trong đầu vị thuốc Bắc. Trước kia ở nước ta chưa có cây Địa
hoàng. Năm 1958 ta nhập giống từ Trung Quốc. Viện Dược liệu đã nghiên cứu di
thực thuần hóa và đưa vào phát triển trồng đại trà. Trong thập kỷ 70, hầu như năm
nào ta cũng tự trồng được Sinh địa và Thục địa, không phải nhập dược liệu từ nước
ngoài nữa. Những tỉnh trước đây trồng nhiều Địa hoàng là: Hải Hưng, Hà Bắc, Hà
Nam Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, ngoại thành Hà Nội. Các tỉnh khác cũng có
trồng nhưng ít hơn. Sau giải phóng miền Nam, Địa hoàng còn được trồng ở một số
tỉnh phía Nam.

Mô tả



Địa hoàng có tên khoa học là: Rehmania Glutinosa Gaertn Libosch thuộc họ Hoa
Mõm chó (Scrophulariaceae). Địa hoàng là cây thân thảo cao từ 20cm đến 40cm.
Toàn cây có lông màu tro hơi trắng. Thân rễ phình thành củ, lúc đầu mọc thẳng,
sau đâm ngang. Đường kính thân củ từ 1cm đến 4cm. Lá mọc vòng ở gốc. Phiến lá
hình trứng ngược (đầu to ở ngoài, đầu bé ở cuống). Lá dài từ 3cm-15cm, rộng từ 1-
6cm. Mép lá có răng cưa không đều, phiến lá không phẳng có nhiều gân ở mặt
dưới. Hoa hình chuông mọc thành chùm ở đầu cành. Tràng dài từ 3-4cm, màu tím
sẫm, mặt trong hơi vàng và lốm đốm tím. Có 4 nhị (2 lớn, 2 bé). Rất hiếm khi thấy
quả.

Công dụng và liều dùng

Sinh địa

Theo YHCT, Sinh địa có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, vào 4 kinh Tâm, Can, Thận và
Tiểu trường, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh
tim nên thường được dùng trong các bệnh thiếu máu, suy nhược, tiểu đường, chảy
máu, rong kinh. Theo Dược điển, ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối
hợp với các vị thuốc khác do lương y kê đơn.

Trong trường hợp thiếu máu, hành kinh gián đoạn, con gái chậm kinh hoặc hành
kinh lượng ít, máu sẫm không tươi thì dùng:

Sinh địa 20g

Hối đầu thảo 10g

Sắc uống trong ngày, dùng 5 thang là khỏi.


Trường hợp bệnh nhân bị nhiệt nóng âm, gầy rộc hoặc do mất máu sinh thiếu máu,
trẻ em máu nóng sinh ra mụn nhọt, nổi hạch thì dùng:

Sinh địa 20g

Huyền sâm 10g

Sắc uống trong ngày, dùng 5 thang là khỏi.

Hai công thức trên là của cố Lương y Lê Trần Đức-Viện Y học cổ truyền dùng có
kết quả tốt.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, gầy yếu, chậm chạp, khát
nước nhiều thì dùng Sinh địa Hoàng liên hoàn (Công thức của Thiên Kim
Phương)

Sinh địa 400g

Hoàng Liên 300g

Tất cả tán nhỏ, trộn mật ong rồi viên nhỏ bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần
20 viên. Dùng hết, lượng đường huyết sẽ giảm.

Thục địa

Thục địa là rễ của Địa hoàng đã được nấu chín. Song việc chế biến Thục địa rất
cầu kỳ. ở Trung Quốc người ta chế theo phương thức “Cửu trưng, cửu sái” tức là
chín lần nấu, chín lần phơi. Còn ở Việt nam, Dược điển quy định như sau: Sinh địa
rửa sạch cho vào thùng, củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90kg Sinh địa cho 10 lít
rượu 400. Đun to lửa đến khi sôi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 6-8 giờ cho đến cạn

nước (trong khi đun cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở dưới nồi tưới lên trên cho củ
chấm đều). Sau đó vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5-7 lần, tuỳ theo, đến khi
dược liệu đen nhánh là được.

Thục địa vị ngọt, tính ấm, vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận có tác dụng tư âm, dưỡng
huyết, bổ thận, sáng mắt, thính tai, đen râu tóc (tư dưỡng), làm cường tráng cơ thể,
người lao tâm khổ tứ lo nghĩ, hoại huyết nên dùng. Liều dùng 8-16g một ngày, có
thể dùng tới 40g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các loại thuốc khác.

Bài thuốc Tứ Vật. (Theo Thuốc bổ cho phụ nữ) gồm:

Xuyên khung 6g

Đương quy 12g

Thục địa 12g

Bạch thược 8g

Sắc uống trong ngày; Dùng 5-10 thang. Để chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược,
kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong lâu sạch, máu hôi chảy kéo dài.
Bài Lục vị Địa hoàng hoàn (Theo Trung y)

Thục địa 320g

Sơn thù du 160g

Hoài sơn 160g

Mẫu đơn bì 120g


Bạch phục linh 120g

Trạch tả 120g

5 vị ở dưới được sấy khô rồi tán thành bột. Thục địa giã cho mềm nhũn, thêm mật
ong. Tất cả trộn thật đều rồi viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20-30 viên
(tương đương 8-12g) uống trước bữa ăn.

Chữa đau đầu, chóng mặt, cổ khô đau, miệng lưỡi lở loét, tai ù, răng lung lay, lưng
đau gối mỏi, di tinh, mộng tinh, đổ mồ hôi trộm, phụ nữ kinh nguyệt không đều,
trẻ em gầy yếu.

×