Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài 3: Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật (tiếp) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 10 trang )

Bài 3:
Trao đổi nước và
muối khoáng ở thực
vật (tiếp)

Sinh học 11 Cơ bản
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ

* Nội dung cơ bản:

I. Vai trò của thoát hơi nước:
- Tạo lực hút đầu trên.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào
lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

II. Thoát hơi nước qua lá.
1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức
năng thoát hơi nước.
- Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng
thoát hơi nước:
- Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát
hơi nước ở lá:
+ Tầng cutin (không đáng kể).
+ Khí khổng

2. Hai con đường thoát hơi nước:
- Con đường qua khí khổng (chủ yếu):
+ Vận tốc lớn.
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí
khổng.



- Con đường qua cutin:
+ Vận tốc nhỏ.
+ Không được điều chỉnh.

3. Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước:
- Qua khí khổng: Độ đóng mở của khí
khổng.
+ Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí
khổng căng ra → vách dày cong theo → lỗ
khí mở ra.
+ Khi mất nước, vách mỏng hết căng →
vách dày duỗi → lỗ khí đóng.

- Qua cutin: Điều tiết bởi mức độ phát
triển của lớp cutin trên biểu bì lá: lớp cutin
càng dày, thoát hơi nước càng giảm và
ngược lại.

III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá
trình thoát hơi nước:
- Độ mở củakhí khổng càng rộng, thoát
hơi nước càng nhanh.

- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nước.
+ Ánh sáng.
+ Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng

IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí

cho cây trồng.
- Cân bằng nước được tính bằng sự so
sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng
nước thoát ra.

- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
+ Thời điểm tưới nước.
+ Lượng nước cần tưới.
+ cách tưới.

* Một số câu hỏi:
1. Giải thích sự ảnh hưởng của các nhân
tố ngoại cảnh đến quá trình thoát hơi nước
ở lá.

2. Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí
là gì? Giải thích?
Sinh học 11 Nâng cao:
BÀI 3: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ
NITƠ Ở THỰC VẬT


* Nội dung cơ bản:
I. Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng

1. Hấp thụ thụ động
- Các nguyên tố khoáng khuếch tán theo
sự chênh lệch nồng độ nồng độ từ cao đến
thấp.
- Các ion khoáng hoà tan trong nước và

vào rễ theo dòng nước.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các
keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với
nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dd đất.
Cách này gọi là hút bám trao đổi.

2. Hấp thụ chủ động
- Hấp thụ phần lớn các chất khoáng
- Đặc điểm
+ mang tính chọn lọc
+ ngược với građien nồng độ
+ cần có sự tham gia của ATP và chất
mang.

II. Vai trò của các nguyên tố khoáng
đối với thực vật
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu gồm :
+ Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K,
S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn,
Cu, Mo, Ni.


1. Vai trò của các nguyên tố đại lượng
- Vai trò cấu trúc tế bào
- Là thành phần cấu tạo nên các đại phân
tử.
- Ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo
trong chất NS.



2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng
và siêu vi lượng
- Là thành phần không thể thiếu được ở
hầu hết các enzim.
- Hoạt hoá cho các enzim.
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành
hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ
kim). Hợp chất này có vai trò quan trọng
trong quá trình trao đổi chất.


VD: - Cu trong xitôcrôm
- Fe trong EDTA (êtilen đimêtyl têtra
axêtíc)
- Co trong vitamin B12

* Một số câu hỏi:
1. Vì sao phải bón phân hợp lý cho cây
trồng? Bón phân hợp lý cho cây trồng như
thế nào?

2. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật là:
A- Hoạt hoá nhiều enzim
B- Thầnh phần của enzim
C- Thành phần của thành tế bào và màng
tế bào, hoạt hoá enzim.
D- Hoạt hoá enzim, cân bằng nước và ion
mở khí.


3. Đưa vào gốc hoặc phun trên lá ion nào
trong ba loại ion nào dưới đây để lá cây
xanh lại: Ca2+, Mg2+, Fe3+?

×