Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.68 KB, 7 trang )


Bài 5:
Trao đổi khoáng và
nitơ ở thực vật (tiếp)

Sinh học 11 Cơ bản
Bài 5: NITƠ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THỰC
VẬT

* Nội dung cơ bản:
I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ:
* Vai trò chung:
- Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.

* Vai trò cấu trúc :
- Nitơ là thành phần không thể thay thế
của nhiều hợp chất sinh học quan trọng
như : protein, axit nucleic, diệp lục, ATP…
trong cơ thể thực vật.

* Vai trò điều tiết :
- Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao
đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua
hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng
và điều tiết trạng thái ngậm của các phân
tử protein trong tế bào chất.

II. Quá trình đồng hóa nitơ trong mô
thực vật.
- Gồm 2 quá trình:
+ Quá trình khử nitrat.


+ Quá trình đồng hóa NO3- trong mô thực
vật.

1. Quá trình khử nitrat.
- Quá trình chuyển hóa NO3- thành NH3
trong mô thực vật theo sơ đồ sau:
NO3- → NO2- → NH3

2. Quá trình đồng hóa NO3- trong mô
thực vật:
- Amin hóa trực tiếp:
axit xêtô + NH3 → aa

- Chuyển vị amin:
aa + axit xêtô → aa mới + axit xêtô mới

- Hình thành:
aa đicacbôxilic + NH3 → amit

* Một số câu hỏi:
1. Loại cây trồng nào có nhu cầu Nitơ cao?
2. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá
trình khử nitrat?
Sinh học 11 Nâng cao

Bài 5: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ NITƠ
Ở THỰC VẬT (tiếp)


* Nội dung cơ bản:

IV. Ảnh hưởng của các nhân tố môi
trường đến quá trình trao đổi khoáng
và nitơ:
1. Ánh sáng:
Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng
thông qua quá trình quang hợp và trao đổi
nước của cây

2. Độ ẩm của đất:
- Nước tự do trong đất giúp hoà tan ion
khoáng
- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp
xúc và hút bám của rễ

3. Nhiệt độ:
Khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất
định, thì quá trình hấp thụ chất khoáng và
nitơ tăng.

4. Độ pH của đất:
- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng
- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất
khoáng của rễ
- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5

5. Độ thoáng khí:
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion
khoáng bám trên bề mặt keo đất.
- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất
thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận

nước và các chất dinh dưỡng

* Một số câu hỏi:
1. Vì sao khi nhiệt độ tăng trong một giới
hạn nhất định, thì quá trình hấp thu các
chất tăng?

2. Ở đất phèn làm cây trồng phát triển
kém, vậy làm thế nào để cải tạo đất
phèn?

3. Tại sao khi chăm sóc cây người ta
thường xới đất?

×