QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
Để thiết kế các hệ thống xử lý đạt yêu cầu của các cơ quan chức
năng quản lý môi trường, chúng ta cần nắm vững các qui định và
phương pháp quản lý của các cơ quan này. Sau đây, chúng ta sẽ
bàn đến các qui định này.
Quản lý các nguồn nước
Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô
nhiễm nhân tạo
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực
vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các
chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp
vào nguồn nước.
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn
Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ )
Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại )
Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào
Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật,
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan của
thành phố.
Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp cũng như để tránh sự ô nhiễm tự
nhiên, các cơ quan chức năng có trách nhiệm theo dõi việc xả các
loại nước thải vào nguồn đặt ra các tiêu chuẩn để kiểm tra. Tiêu
chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều
lượng hoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng
cụ thể hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể đối với từng thành
phần của môi trường. Hai tiêu chuẩn thường được sử dụng trong
việc bảo vệ nguồn nước là "tiêu chuẩn nước thải" và "tiêu chuẩn
nguồn nước". Theo qui định các xí nghiệp phải xử lý nước thải đạt
đến "tiêu chuẩn nước thải" cho phép mới được xả vào nguồn nước.
Tuy nhiên biện pháp này gây ra sự tranh cãi vì nó chỉ quản lý nồng
độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải chứ không quản lý tổng
lượng chất gây ơ nhiễm do một nhà máy thải. Một nhà máy lớn tuy
thải ra nước thải có hàm lượng chất gây ơ nhiễm giống như một nhà
máy nhỏ nhưng tổng thể tích của nó lớn hơn nhiều; do đó tỉ lệ đóng
góp của nó trong việc gây ơ nhiễm mơi trường sẽ lớn hơn. Bảo vệ
các nguồn nước theo "tiêu chuẩn nguồn nước" dựa trên cơ sở xếp
loại các nguồn nước và quản lý tất cả các nguồn xả để duy trì nguồn
nước đó ở mức độ đã đề ra. Quản lý các nguồn nước theo "tiêu
chuẩn nước thải" dễ hơn theo "tiêu chuẩn nguồn nước".
Giá trị giới hạn cho phép của các thơng số và nồng độ các chất
ơ nhiễm trong nước mặt
(TCVN 5942-1995)
Giá trò cơ bản Số
TT
Thông số Đơn vò
A B
pH 6 8,5 5,5 9
BOD
5
(20
o
C) mg/L < 4 < 25
COD mg/L >1 0 > 35
Oxy hòa tan (DO) mg/L 6 2
Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 20 80
Arsen mg/L 0,05 0,1
Bari mg/L 1 4
Cadimi mg/L 0,01 0,02
Chì mg/L 0,05 0,1
Crom (VI) mg/L 0,05 0,05
Crom (III) mg/L 0,1 1
Đồng mg/L 0,1 1
Kẽm mg/L 1 2
Mangan mg/L 0,1 0,8
Niken mg/L 0,1 1
Sắt mg/L 1 2
Thủy ngân mg/L 0,001 0,002
Thiếc mg/L 1 2
Amoniac (tính theo N) mg/L 0,05 1
Florua mg/L 1 1,5
Nitrat (tính theo N) mg/L 10 15
Nitric (tính theo N) mg/L 0,01 0,05
Xianua mg/L 0,01 0,05
Phenola (tổng số) mg/L 0,001 0,02
Dầu mỡ mg/L Không 0,3
Chất tẩy rửa mg/L 0,5 0,5
Total Coliform MPN/100 mL 5000 10000
Tổng hóa chất bảo vệ
thực vật
mg/L 0,15 0,15
DDT mg/L 0,01 0,01
Tổng hoạt động độ
phóng xạ
Bq/L 0,1 0,1
Tổng hoạt động độ
phóng xạ
Bq/L 1,0 1,0
Ghi chú:
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ơ nhiễm của một nguồn
nước mặt.
Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước
sinh hoạt (nhưng phải qua q trình xử lý như qui định)
Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước
dùng cho nơng nghiệp và ni trồng thủy sản có qui định riêng.
Giá trị tới hạn các thơng số và nồng độ các chất gây ơ nhiễm
trong nước thải cơng nghiệp
(TCVN 5945-1995)
Giá trò tới hạn Số
TT
Thông số Đơn vò
A B C
1. Nhiệt độ oC 40 40 45
2. pH 6 9 5,5 9 5 9
3. BOD
5
(20
o
C) mg/L 20 50 100
4. COD mg/L 50 100 400
5. Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 50 100 200
6. Arsen mg/L 0,05 0,1 0,5
7. Cadmi mg/L 0,01 0,02 0,5
8. Chì mg/L 0,1 0,5 1
9. Clo dư mg/L 1 2 2
10 Crom (VI) mg/L 0,05 0,1 0,5
11. Crom (III) mg/L 0,2 1 2
12. Dầu mỡ khoáng mg/L KPHĐ 1 5
13. Dầu động vật mg/L 5 10 30
14. Đồng mg/L 0,2 1 5
15. Kẽm mg/L 1 2 5
16. Mangan mg/L 0,2 1 5
17. Niken mg/L 0,2 1 2
18. Phot pho hữu cơ mg/L 0,2 0,5 1
19. Photpho tổng số mg/L 4 6 8
20. Sắt mg/L 1 5 10
21. Thủy ngân mg/L 0,005 0,005 0,01
22. Thiếc mg/L 0,2 1 5
23. Tetracloetylen mg/L 0,02 0,1 0,1
24. Florua mg/L 1 2 5
25. Tổng nitơ mg/L 30 60 60
26. Amoniac (tính theo N) mg/L 0,1 1 10
27. Xianua mg/L 0,05 0,1 0,2
28. Phenola (tổng số) mg/L 0,001 0,05 1
29. Tricloetylen mg/L 0,05 0,3 0,3
30. Sulfua mg/L 0,2 0,5 1
31. Total Coliform MPN/100 mL 5000 10000 -
32. Tổng hoạt động độ
phóng xạ
Bq/L 0,1 0,1 -
33. Tổng hoạt động độ
phóng xạ
Bq/L 1,0 1,0 -
Ghi chú:
A các nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt
B dùng cho giao thơng thủy, tưới tiêu, bơi lội, thủy sản, trồng trọt
> B và C chỉ đổ vào các nơi qui định
> C khơng được thải ra mơi trường
Hai bảng trên nêu lên các tiêu chuẩn để quản lý nguồn nước và
quản lý nguồn xả ở Việt Nam. Ở Mỹ người ta phân loại các nguồn
nước kỹ hơn, ví dụ như:
Nguồn nước ngọt
Loại AA: nguồn nước uống sau khi khử trùng và xử lý để loại bỏ các
tạp chất tự nhiên (nếu cần thiết).
Loại A: nguồn nước uống sau khi xử lý lắng, lọc, khử trùng và xử lý để
loại bỏ các tạp chất tự nhiên (nếu cần thiết).
Loại B: nguồn nước cho bơi lội, tắm và các sử dụng ở mức thấp hơn.
Loại C: nguồn nước dùng cho các hoạt động đánh bắt thủy sản hoặc
các sử dụng ở mức thấp hơn.
Loại D: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp, làm
nguội các hoặc chế biến các sản phẩm công nghiệp hoặc các sử dụng
ở mức thấp hơn.
Nguồn nước lợ
Loại SA: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động đánh bắt các loài
giáp xác để buôn bán và các hoạt động khác.
Loại SB: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động bơi lội và các hoạt
động khác ngoại trừ việc đánh bắt các loài giáp xác để bán.
Loại SC: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động đánh cá và các hoạt
động khác ngoại trừ việc bơi lội và đánh bắt các loài giáp xác để bán.
Loại SD: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động ngoại trừ việc bơi lội,
đánh bắt các loài giáp xác, đánh bắt cá.
Nguồn nước ngầm
Loại GA: nguồn nước sử dụng làm nước uống, nấu nướng, chế biến
thực phẩm và các mục đích khác.
Loại GB: nguồn nước sử dụng cho công nghiệp hoặc các mục đích
cấp nước khác ngoại trừ các mục đích của loại GA.
Sử dụng phương pháp quản lý nguồn nước cũng có những điểm bất
tiện như sau:
Đối với nguồn nước có nhận nước thải: nếu nguồn nước này có nhiều
đoạn được xếp loại khác nhau thì nước thải khi thải vào các nguồn này
phải xử lý đến mức độ nào? Ví dụ nước thải 1 có cần xử lý đến mức
đạt tiêu chuẩn để thải vào nguồn loại B hay không?
Sẽ có tranh cải về tỉ lệ % của nguồn nước được bảo vệ cho các hoạt
động về công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt trong tương lai.
Thủ tục hành chánh phiền hà và các phản ứng của cộng đồng cũng
như chủ các xí nghiệp khi thay đổi tiêu chuẩn của nguồn nước (nâng
lên hay hạ xuống).
Cần phải tiến hành các điều tra phức tạp, tốn thời gian, tiền bạc suốt
nguồn nước trước khi phân loại.
[