Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CẢNH GIÁC VỚI CÁC BIẾN CHỨNG THẦM LẶNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.71 KB, 5 trang )

CẢNH GIÁC VỚI CÁC BIẾN CHỨNG THẦM LẶNG
CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2.

Bệnh ĐTĐ type 2 hay còn gọi là bệnh Tiểu đường được chẩn đoán khi
đường trong máu tĩnh mạch lúc đói cao hơn 126 mg/dl (7 mmol/l ) và đường huyết
sau ăn 2 giờ cao hơn 200 mg/dl (11,1 mmol/l). Lượng đường trong máu tăng cao
kéo sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
thậm chí đe dọa tính mạng.
Bên cạnh các biến chứng mang tính chất “cứu hỏa” như tụt đường huyết,
hôn mê do nhiễm toan acid …chúng ta cần cảnh giác cao độ với các biến chứng
mang tính “mưa lâu thấm đất”, đó là các biến chứng mạn tính do đường huyết cao
kéo dài. Đường huyết cao lâu ngày gây tổn thương đến tế bào nội mạc và là yếu tố
chủ yếu gây vữa xơ mạch máu (động – tĩnh mạch, mao mạch). Chúng ta biết rằng
bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng cần đến oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động,
nhưng khi vữa xơ mạch máu làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu theo nhu cầu
hoạt động của cơ thể sẽ gây ra các biến chứng trên nhiều cơ quan sau:
· Trên mắt: tổn thương mạch máu ở đáy mắt gây giảm thị lực, thậm
chí mù lòa.
· Trên não: gây thiếu máu não (chóng mặt, đau đầu, khó tập
trung…) khi tổn thương mạch máu nghiêm trọng sẽ gây tai biến mạch máu não
(đột quỵ não) có thể gây tàn phế (liệt nửa người) hoặc khi nặng sẽ tử vong.
· Trên tim – mạch: gây bệnh động mạch vành tim (thiếu máu cơ
tim, nhồi máu cơ tim) biểu hiện bằng hồi hộp, khó thở khi gắng sức, đau tức ngực,
đôi lúc đột tử.
· Trên thận: tổn thương mạch máu thận nếu nhẹ xuất hiện đạm
trong nước tiểu (microalbumine niệu), khi tiến triển nặng sẽ gây suy thận (giai
đoạn đầu tiểu nhiều, tiểu đêm, giai đoạn sau tiểu ít, phù, tăng huyết áp…). Điều trị
suy thận rất tốn kém, bệnh tiến triển nặng có thể cần đến phương pháp lọc máu
hoặc thay thận với chi phí điều trị vô cùng tốn kém.
· Trên mạch máu và thần kinh chi dưới: do mất cảm giác nên khi bị
vết thương người bệnh không phát hiện kịp thời do giảm cảm giác đau, biểu hiện


thường gặp là “bàn chân người đái tháo đường” (vết loét không lành, khi điều trị
vết loét không lành cần cắt bỏ phần chân bị tổn thương gọi là đoạn chi).
· Tổn thương trên da: viêm da do vi khuẩn, nấm, xơ cứng bì
(diabetes scleroderma), u mỡ dạng hoại tử diễn tiến (necrobiosis lipoidica)…
· Trên hệ thần kinh tự động: ra nhiều mồ hôi bất thường, đau nhức
cơ bắp, tụt huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim yên lặng (không đau ngực ngay
cả khi có nhồi máu cơ tim).
· Trên hệ tiêu hóa: nuốt đau, trào ngươc dạ dày thực quản, đau
bụng, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón…
· Trên hệ sinh dục: cả nam giới (có thể bị rối loạn cương), và nữ
giới (lãnh cảm, giảm khoái cảm) đều bị ảnh hưởng.
Như trên đã trình bày, biến chứng mạn tính do bệnh đái tháo đường gây ra
là vô cùng nguy hiểm. Mục tiêu của giới chuyên môn và bản thân người bệnh là
nhằm phòng ngừa các biến chứng kể trên. Quy trình phòng ngừa như sau:
· Phòng ngừa khi chưa bị đái thao đường (phòng ngừa cấp 1): cần
được khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện “hội chứng chuyển hóa” (là tập hợp
các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và đái tháo đường gồm: rối loạn dung nạp
đường hay đề kháng với insuline, rối loạn mỡ trong máu, tăng huyết áp và béo
bụng), béo bụng tự bản thân mọi người đều nhận biết được, nó quan trong vì béo
bụng đồng nghĩa với mỡ tích tụ nhiều ở nội tạng và làm giảm chất Adiponectin,
đây là một chất có khả năng chống lại vữa xơ động mạch, khi adiponectine giảm
sẽ gây vữa xơ động và tăng đường huyết. Như vậy “Béo bụng” không đồng nghĩa
với “Tốt bụng”.
· Phòng ngừa khi dã bị đái tháo đường (phòng ngừa cấp 2): kiểm
soát tốt đường huyết (HbA1c = 6,5%), kiểm soát tốt huyết áp (khoảng 125/80
mmHg), điều chỉnh tình trạng rối loạn mỡ trong máu ở mức được khuyến cáo như
sau: HbA1c nhỏ hơn 6,5%, Cholesterol TP: 4,5 mmol/l (174 mg%/dl), LDL-c: 2,5
mmol/l (97mg%/dl), HDL-c: cao hơn 1 mmol/l (39mg%/dl), TG: dưới 1,5 mmol/l
(133 mg%/ dl)…
Suy cho cùng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là ý tưởng luôn luôn đúng cho

mọi người muốn được khỏe mạnh. Để thực hiện tốt ý tưởng trên, mọi người cần
tuân thủ cách sống và sinh hoạt hợp lý sau:
· Vận động thể lực phù hợp với sức khỏe của bản thân, thường
xuyên (5 – 6 lần trong tuần), đủ thời gian (30 phút/ ngày) như: đi bộ, tập Dưỡng
sinh (một phương pháp tập luyện độc đáo của Viện YDHDT do cố Bác sĩ Nguyễn
Văn Hưởng sáng lập, phương pháp đã phòng và điều trị nhiều bệnh khó cho hàng
vạn người , Yoga, Thái cực quyền…
· Ăn uống hợp lý: không ăn quá no cho một bữa, ăn nhiều rau quả
tươi sạch, ít muối – mỡ – bột đường, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá.
· Tư duy tích cực, sống lạc quan, có lòng vị tha, tiến tới hạn chế
stress gây ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

(BS.CKII. Trần Văn Năm, Viện YDHDT)

×