Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những lưu ý khi chăm sóc đôi chân ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.43 KB, 5 trang )

Những lưu ý khi chăm sóc đôi chân
Đôi chân thường phản ánh sức khoẻ của cơ thể bạn. Các triệu
chứng như đau dai dẳng hoặc đau nhức là những dấu hiệu cảnh
báo đến sức khoẻ cơ thể bạn. Nếu bạn không chú ý đến một
chấn thương ở khớp, nó có thể bị hỏng cả đôi chân và phải chịu
đau đớn kéo dài thường xuyên. Bạn nên chú ý một số vấn đề
liên quan đến việc chăm sóc đôi chân. Đừng để đến khi đôi chân
đau trở nên nghiêm trọng mới
chữa trị.
- Mang giày dép đúng cách để
giảm bớt những thương tích nhỏ
do giày dép chật hoặc quá lỏng
đem lại. Việc đi giày dép là cách
đúng đắn nhất giúp cho chân bạn
giảm bớt những nguy cơ bị tổn
thương hoặc các bệnh về cơ và
khớp.

- Không nên đi cùng một đôi
giày (dép) mỗi ngày mà nên có nhiều hơn một đôi để thay đổi.

- Chọn những loại giày dép làm từ chất liệu tự nhiên để cho
chân bạn được thoáng mát.

- Tập thói quen làm thoáng (rửa sạch và lau khô) chân trước và
sau khi tập thể dục để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

- Nếu đau ở đầu gối, hông hoặc đau lưng, những nơi mà phải
chấp nhận việc điều trị thì bạn nên cân nhắc việc ghé thăm một
bác sĩ chuyên khoa về chân. Đôi khi chỉ một kết cấu nhỏ hoặc sự
mất cân đối các chức năng (bất phối hợp hoạt động) ở chân cũng


có thể gây ra những vấn đề khác cho cơ thể. Ngoài ra, những gì
bạn đi vào chân cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn nữa.

- Thay đổi bít tất dài ngắn khác nhau, ít nhất một lần một ngày.
Chọn những loại tất chứa trên 70 phần trăm bông hoặc len. Một
số loại tất làm từ sợi nhân tạo có thể giúp giữ mồ hôi do da tiết
ra và giảm mùi.

- Khi ngồi lâu, nên duỗi chân để làm cho chân bạn dẻo dai hơn,
giúp ích cho sự hoạt động của chân. Để duỗi bắp chân và gót
chân, bạn phải đứng cùng hướng với một bức tường sao cho
mép chân ngang về một bên và hơi gập ở đầu gối. Đi từng bước
một và dùng cánh tay phải để chống vào tường, giữ chân trước
gập và chân sau duỗi thẳng. Cả hai bàn chân cùng áp vào sàn.
Khi thực hiện điều này, bạn sẽ cảm thấy các cơ đang giãn ra ở
gót và bắp chân. Giữ và dần dần trở về vị trí đứng ban đầu. Thực
hiện động tác này với mỗi chân khoảng năm lần. Hãy tìm người
giúp đỡ nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong bài tập thể dục này.

- Thay đổi độ cao gót giày (dép) của bạn hàng ngày, có thể hôm
nay đi một đôi đế bệt, hôm sau đi giày gót cao: Nếu dùng hàng
ngày, bạn nên chọn loại giày (dép) có gót cao khoảng 2cm; Giày
có dây hay dải buộc trên tốt hơn là kiểu giày luồn chân. Điều
này sẽ giúp bạn ngăn cản việc trượt chân về phía trước, giống
như một chiếc dây thắt an toàn thường thấy ở xe hơi.

- Bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân bạn.
Người bị tiểu đường có gặp vấn đề kém lưu thông và mất cảm
giác ở chân. Ngay cả những chấn thương nhỏ cũng có thể đưa
tới việc bị ảnh hưởng, và nếu không được điều trị nhanh chóng

thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn
bị tiểu đường thì việc kiểm tra chân hàng ngày là rất quan trọng.
Bất cứ ai bị bệnh này cũng nên có sự tư vấn thường xuyên của
bác sĩ chuyên khoa về chân và phải được khám, chẩn đoán hàng
năm.

- Để có đôi chân khỏe, sảng khoái, bạn nên massage nhẹ nhàng
với một bàn lăn chân, hoặc tốt hơn là nhờ ai đó massage chân
giúp bạn.

- Ngồi xổm trong vòng 10 phút sau một ngày dài giúp cho chân
bạn được lưu thông hơn.

- Bàn chân có thể trở thành một "tấm gương" phản ánh sức khỏe
của bạn vì một số trường hợp như viêm khớp, bệnh tiểu đường
và rối loạn tuần hoàn có thể bộc lộ các triệu chứng ban đầu ở
chân.

- Xoay tròn chân 10 lần mỗi bên, giữ như thế khi có thể.

- Giữ các ngón chân thẳng rồi xoay ngón chân.

- Giơ các ngón chân lên, giữ và uốn trong 5 giây, lặp đi lặp lại
10 lần là điều rất tốt cho ngón chân bị chuột rút hoặc bị kẹp.

- Xoay vòng bàn chân thường xuyên nếu bạn ngồi văn phòng
nhiều.

- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa về chân để tìm một vài lời khuyên.
Bạn có thể mang theo giày (dép) của mình để có những lời

khuyên cụ thể hơn về giày dép.

×