Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lưu ý khi mua máy lọc nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 5 trang )

Lưu ý khi mua máy
lọc nước

Mua máy lọc nước, anh Nam nghe quảng cáo từ chủ
cửa hàng và đọc thấy thân bình in dòng chữ "Lọc được
vi khuẩn, virus. Uống được ngay!”, nên yên chí đổ nước
giếng khoan vào rồi lấy nước cho cả nhà dùng. Kết quả
con anh bị tiêu chảy ngay đêm hôm đó.

Biết thủ phạm là từ chiếc máy lọc nước, nhưng vì tiền đã
trao, máy đã sử dụng nên anh Nam, ở Định Công, quận
Hoàng Mai, Hà Nội, đành dùng máy theo chức năng khác.
Từ chiếc máy lọc nước hàng triệu đồng, anh Nam phải sử
dụng như một chiếc bình lọc nước thông thường, tức là
phải đun nước sôi trước khi cho nước vào máy.
Theo anh Phạm Anh Tài, phụ trách kinh doanh máy lọc
nước của Công ty Điện lạnh điện máy Việt Úc, không ít
người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa máy lọc nước và bình lọc
nước. Bình lọc nước chỉ có tác dụng lọc thô (lọc những
chất cặn mà mắt thường có thể nhìn thấy). Khi sử dụng
bình lọc này, người tiêu dùng vẫn phải đun nước sôi, để
nguội và đổ vào bình.
Còn máy lọc nước thì khác hẳn hoàn toàn. Máy lọc nước có
nhiều công đoạn làm sạch, từ lọc thô đến lọc các độc tố
trong nước và thẩm thấu ngược để cho nước mềm hơn.
Dạng nước sau khi được lọc qua máy lọc trở thành nước
tinh khiết, giống như nước vẫn bán trên thị trường, nhưng
tốt hơn vì được sử dụng với tần xuất thấp ngay tại trong gia
đình.




Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc
nước và nhiều nhà phân phối bán lẻ máy lọc nước
khác nhau. Trên mạng có nhiều dịch vụ rao bán hàng
máy lọc nước của Mỹ, Nhật, Malaysia, Đài Loan,
Singapore, Israel, Trung Quốc… Có máy giá chỉ 2,6
triệu đồng, nhưng có loại được bán vài ba chục triệu.
Anh Trương Văn Khang, chủ cửa hàng An Gia, Hà Nội
chuyên kinh doanh máy lọc nước cho biết: Tại cửa hàng
của anh, máy đắt nhất là của Malaysia với giá hơn 10 triệu
đồng. Còn dạng máy thông dụng nhất là máy được nhập
linh kiện từ nước ngoài và lắp ráp tại Việt Nam giá chỉ trên
dưới 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Phạm Anh Tài khẳng định, phần lớn máy
lọc nước được bán trôi nổi trên thị trường hiện không hề có
nguồn gốc xuất xứ sản xuất (không có dòng chữ Made in).
Nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng máy được sản xuất ở
Mỹ vì thấy dòng chữ Member: Reverse Osmosis Filmtec –
USA. Thực chất dòng chữ này không có nghĩa là máy được
sản xuất ở Mỹ mà là nói về nguồn gốc xuất xứ về loại máy
lọc nước do nhà khoa học Mỹ ORIRAJIN phát minh năm
1950. Từ Reverse Osmosis Filmtec – USA là kết hợp giữa
tên của nhà khoa học trên và từ thẩm thấu ngược (Reverse
Osmosis).
Vì không rõ xuất xứ nên không có cơ quan nào đảm bảo về
độ an toàn về kỹ thuật.
Theo ông Trịnh Văn Ngọc, Chi Cục trưởng Chi cục Quản
lý thị trường Hà Nội, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
phải đảm bảo các yếu tố: có nhãn hiệu hàng hóa (có tem
nhập khẩu, có nơi sản xuất rõ ràng, thời hạn sản xuất…), có

hóa đơn chứng từ và có giấy chứng nhận kiểm định chất
lượng sản phẩm. Nếu người bán hàng không xuất trình
được những loại giấy tờ trên thì những loại hàng hóa trên là
hàng trôi nổi, chưa được kiểm định về chất lượng.
Để phân biệt máy thật, máy rởm, theo tư vấn của anh Phạm
Anh Tài, ngoài việc tìm mua hàng chính hãng, người tiêu
dùng có thể dựa vào một số chi tiết trên máy thông qua mắt
thường. Hàng chính hãng thì khi nhìn vào thân máy bao giờ
cũng thấy độ sắc nét và tinh xảo hơn. Hàng rởm hoặc hàng
Trung Quốc khi nhìn vào chất liệu nhựa sẽ thấy chất liệu
nguyên thô, vết cắt không mịn. Đặc biệt người tiêu dùng
cần tránh mua những loại máy không có nguồn gốc.
Theo các chuyên gia, một máy lọc nước chuẩn phải có đủ 5
cột lõi để lọc nước. Lõi một có khe hở 5 micro để lọc thô,
lõi 2 lọc than hoạt tính, lõi 3 có khe hở một micro để lọc
tinh, lõi 4 là màng RO (thẩm thấu ngược để lọc những độc
tố) và lõi 5 để tạo khoáng làm mềm nước đến độ tinh khiết.
Một máy lọc nước an toàn cho người sử dụng phải đảm bảo
đủ những chức năng này. Và cách duy nhất để người tiêu
dùng không mua phải máy rởm là nên mua máy chính
hãng, có tem nhập khẩu.

×