Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Các phương pháp dạy học tích cực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.71 KB, 21 trang )


Môc lôc
1. Phương pháp thảo luận nhóm
2. Phươg pháp sàng lọc
3. Phương pháp hỏi đáp
4. Phương pháp Plakat
5. Phương pháp thu thập ý kiến
6. Phương pháp phỏng vấn nhanh
7. Phương pháp làm việc theo công đoạn
8. Phương pháp bể cá vàng
9. Phương pháp tình huống
10. Phương pháp đóng vai


Mục đích:

Giúp học viên phát huy khả năng độc lập và sáng tạo trong
nghiên cứu tài liệu.

Tăng cường khả năng phối hợp làm việc trong nhóm

Một số lưu ý

Vấn đề thảo luận phải là những vấn đề gây tranh cãi, bàn bạc
và không quá vụn vặt. Một vấn đề cần thảo luận ít nhất trong
khoảng 10 –15 phút mới nên sử dụng PP này.

Số lượng người trong nhóm tốt nhất là từ 4 đến 10 người.
Chuẩn bị trước các phương tiện liên quan như giấy, bút,
bảng…
Ph¬ngPh¸p


Th¶oluËnnhãm

Kỹ thuật triển khai

Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và ấn định thời gian
hoạt động

Phân chia lớp thành số nhóm theo mục đích của GV

Xác định vị trí hoạt động của các nhóm

Các nhóm về vị trí của mình và tiến hành thảo luận, thực hiện
nhiệm vụ đã giao.

Giáo viên giám sát hoạt động của các nhóm và hỗ trợ khi cần
thiết.

Kết quả thảo luận nhóm được ghi chép thành biên bản

Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận

Giáo viên tổng kết, nhận xét.
Quay về mục lục

Ph¬ngph¸psµngläc

Mục đích:

Hình thành tinh thần “hoài nghi khoa học”, phân loại “đúng,
sai” có cơ sở khoa học.


Học viên luôn tập trung suy nghĩ

Giúp học viên hiểu bài và ghi nhớ nội dung bài học

Khuyến khích tính chủ động, tích cực của người học

Một số lưu ý:

Tuỳ mức độ phức tạp của thông tin để điều tiết thời gian

Có thể áp dụng cho mọi loại hình lớp và kết hợp với các PP
khác

Kỹ thuật triển khai

Giáo viên cung cấp hàng loạt thông tin (đúng và sai) về nội
dung của vấn đề. Những thông tin này không nên quá đơn
giản.

Thông tin này được viết lên bảng hoặc ghi sẵn ra giấy khổ to.

Dành thời gian cho học viên suy nghĩ, sắp xếp

Học viên lên bảng sắp xếp và giải thích quan điểm của mình

Giáo viên và học viên cùng bình luận và đưa ra đáp án
Quay về mục lục

Hái®¸ptronggiêhäc


Mục đích:

Tăng cường khả năng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh
hội tri thức

Xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học
viên

Học viên ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn

Chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm

Một số lưu ý:

Câu hỏi phải chuẩn bị trước và đạt chất lượng cao

GV phải kiểm soát về nội dung và thời gian các câu trả lời

PP này có thể tiến hành trong mọi thời điểm của giờ học, với
mọi loại hình lớp

Kỹ thuật triển khai

Giảng viên chọn từng câu hỏi trong các câu hỏi đã chuẩn
bị theo nội dung bài học để hỏi. Những câu hỏi đưa ra
phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp.

Dành thời gian hợp lý cho học viên suy nghĩ


Học viên trả lời (tự nguyện hoặc GV gọi)

Ghi ngắn gọn các câu trả lời lên bảng

Bình luận các câu trả lời (GV hoặc học viên)

Học viên đặt câu hỏi về vấn đề vừa trao đổi (nếu có)

GV tóm tắt các câu trả lời và rút ra kết luận
Quay về mục lục

Phương pháp thu thập ý kiến

Mục đích:

Tạo cơ hội cho học viên bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm
riêng

GV muốn thu thập được nhiều thông tin khác nhau

Tăng khả năng tập trung và suy nghĩ của học viên

Giúp học viên ghi nhớ bài tốt hơn

Một số lưu ý:

Không áp dụng PP này lâu quá 10 phút và nhiều lần trong
một buổi học

Giảng viên không đánh giá ý kiến của học viên


GV có thể lồng ý kiến của học viên trong những nội dung
giảng tiếp theo

Kỹ thuật triển khai

Giảng viên nêu vấn đề (là vấn đề có nhiều phương án
trả lời) cho học viên suy nghĩ, có thể gợi ý nếu cần
thiết

GV cử 2 học viên lên bảng, thay nhau viết các ý kiến
của lớp

GV điều hành lớp phát biểu ý kiến và có thể nhắc lại
các ý kiến đó để 2 học viên ghi kịp lên bảng.

GV tổng kết lại, hệ thống hoá, phân loại…
Quay về mục lục

Phương pháp sử dụng Plakat

Mục đích:

Nhằm làm rõ nội dung bài giảng

Thu hút sự chú ý và giúp học viên hiểu bài, ghi nhớ
bài tốt hơn

Học viên có thể khái quát nội dung bài và phát hiện
được những mối liên hệ của các đơn vị kiến thức dễ

dàng hơn.

Một số lưu ý:

Plakat nên đơn giản, nhiều màu sắc và phù hợp với
chủ đề

Có thể sử dụng trong suốt thời gian học cũng như với
mọi loại hình lớp

Kỹ thuật triển khai

GV lựa chọn cách thức và phương tiện phù hợp để thiết
kế Plakat (biểu đồ, sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh…) theo
nội dung bài giảng.

Plakat cần được sắp xếp theo trình tự và sao cho tất cả
học viên có thể quan sát

Giảng viên giới thiệu đề tài và truyền đạt nội dung bài
theo Plakat.

Có thể hỏi học viên nhận xét từng Plakat

Sử dụng Plakat theo nguyên tắc 3T (Touch – Turn –
Talk)

Phương pháp phỏng vấn nhanh

Mục đích:


Khởi động, thu hút sự chú ý

Thu thập nhanh thông tin

Kiểm tra kiến thức của học viên

Một số lưu ý:

Câu hỏi phải có tính định hướng và chuẩn bị trước

Câu hỏi nên đơn giản để mọi người đều có thể trả lời

Không thảo luận về các câu trả lời

Không đưa ra quá nhiều câu hỏi, chỉ cần 1 đến 2 câu

Kỹ thuật triển khai

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, có thể tổ chức lớp theo đội
hình nào đó (đứng thành vòng tròn, ngồi tại chỗ…)

GV nêu câu hỏi 1

Nhiều học viên cùng trả lời câu hỏi 1

GV có thể nêu câu hỏi 2

Nhiều học viên cùng trả lời câu hỏi 2


GV có thể định hướng nội dung của phần này vào
mục đích của bài học

Thời gian phỏng vấn : 5 – 7 phút

Phương pháp làm việc theo công đoạn

Mục đích:

giúp học viên chủ động tự lĩnh hội khối lượng lớn kiến
thức thay vì GV phải thuyết trình.

Phát triển kỹ năng đọc tài liệu, trao đổi thông tin

Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi

Một số lưu ý:

GV phải nắm chắc tài liệu và lường trước những vấn
đề học viên có thể hỏi để trả lời.

Không phải nội dung nào cũng sử dụng được PP này.
Nội dung của các công đoạn phải độc lập nhau và
tương đương về độ khó và độ dài.

Chuẩn bị địa điểm cho các nhóm hoạt động

Kỹ năng triển khai

Chia tài liệu thành từng phần, nên chỉ từ 3 – 4 nội dung


Chia nhóm (6 - 8 nhóm tương ứng).

Các nhóm bắt đầu đọc tài liệu (công đoạn 1), trao đổi về nội
dung, đưa ra những câu hỏi thắc mắc của nhóm và viết vào tờ
giấy

Luân chuyển nhóm, công đoạn tiếp theo lại được lặp lại theo
trình tự như công đoạn 1.

Sau khi các công đoạn kết thúc, GV giải thích nội dung, trả
lời câu hỏi và tổng kết

Thời gian làm việc cho mỗi công đoạn từ 7 – 10 phút

Phương pháp tình huống

Mục đích:

Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết
vào giải quyết tình huống của thực tiễn.

Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình
huống cụ thể

Giúp cho GV chuyển tải được PPL và nội dung cơ
bản của vấn đề

Khả năng độc lập trong giải quyết các tình huống


Một số lưu ý:

Tình huống phải chuẩn bị trước, mang tính thực tế,
điển hình và phù hợp với chuyên môn

GV phải chuẩn bị tốt kiến thức lý luận cũng như thực
tiễn cho tình huống đưa ra

Kỹ thuật triển khai

Mô tả tình huống (miệng hoặc văn bản)

Cung cấp thêm nguyên nhân dẫn đến tình huống và
một số thông tin liên quan để chắc chắn rằng học viên
hiểu tình huống và hiểu nhiệm vụ

HV phân tích tình huống và đưa ra giải pháp (phần này
có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm)

Ấn định thời gian làm việc. (Nếu thảo luận nhóm thì
thực hiện theo kỹ thuật của PP nhóm)

Trình bày các giải pháp (kết quả của cá nhân hoặc
nhóm)

Thảo luận về các giải pháp

GV tổng kết các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình

Phương pháp đóng vai


Mục đích:

Cụ thể hoá bài giảng bằng sự diễn xuất để phân tích nội
dung bài giảng chi tiết hơn, sâu sắc hơn

Làm cho giờ giảng sinh động

Học viên dễ dàng bắt nắm được nội dung bài giảng

Rèn kỹ năng nghề nghiệp

Một số lưu ý:

Chuẩn bị một số đạo cụ cần thiết

Không gian đủ rộng

Kỹ thuật triển khai

Xây dựng kịch bản phù hợp, đơn giản và dễ hiểu. Kịch
bản nên có sự tham gia ít nhất của 2 nhân vật.

Học viên nhận kịch bản và chuẩn bị nhập vai

Học viên diễn vai

Học viên rút ra bài học từ kịch bản này

GV nhận xét và kết kuận


Thời gian kịch bản không nên quá 15 phút

Phương pháp Bể cá vàng

Mục đích:

Trao đổi, thảo luận theo chủ đề hoặc góp ý giúp đỡ
cho nhau sau hoạt động nào đó

Tạo ra bầu không khí thân mật, gần gũi…

Rèn luyện kỹ năng biết lắng nghe những ý kiến khác
nhau

Rèn luyện kỹ năng quan sát và kiềm chế

Một số lưu ý:

GV phải bao quát cả lớp và điều hành thảo luận sao
cho trôi chảy, hấp dẫn.

Chủ đề thảo luận cần thú vị và gây tranh cãi, hoặc
mang lại kinh nghiệm quí báu cho học viên

Kỹ thuật triển khai

Gv nêu nhiệm vụ (thảo luận theo chủ đề, hoặc góp ý
kiến xây dựng cho đồng nghiệp).


Mời 4 –5 đại diện học viên, hoặc đại diện các nhóm vào
ngồi vòng trong. Những người còn lại ngồi vòng ngoài.

Vòng trong thảo luận dưới sự điều khiển của GV. Vòng
ngoài quan sát và lắng nghe

Vòng trong kết thúc, vòng ngoài bình luận và bổ sung ý
kiến

Thời gian thảo luận khoảng từ 15 – 20 phút (vòng
trong) và 5 – 10 phút (vòng ngoài).

GV nhận xét, tổng kết

×