Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài tìm hiểu về Vườn treo Babylon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.91 KB, 19 trang )

Vườn treo Babylon:
Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis)
(Iraq hiện nay) từng được coi là một trong Bảy kỳ quan của thế giới.
Vườn treo Babilon đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng
Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của Vương quốc Canđê (Chaldée), còn gọi
là Tân Babilon. Nhà vua Nabuchatnêzan trị vì đất nước được 44 năm thì qua
đời. Vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo, sau bị chôn vùi dưới những lớp đất
cát dày từ 10 đến 12 m.
Các giả thuyết về Vườn treo Babylon:
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của Vườn Treo, nhưng có thể qui
vào hai hướng: Hoàng hậu Xêmiramix là tác giả vủa tác phẩm này hay là ngôi
vườn này được nhà Vua Nebuchadnezzar xây dựng để tặng Hoàng hậu Amyitis
từ khoảng năm 600 TCN.
2500 năm trước Công nguyên ở vùng Lưỡng Hà, tức lưu vực hai
con sông Tigre va Euphrate (thuộc nước Iraq ngày nay) xuất hiện thành
Babylone. Vào khoảng thế kỷ XVIII trước Công nguyên, dưới triều đại Vua
Hammourabi (1793-1750 trước Công nguyên), Babylone trở thành một địa
danh nổi tiếng phồn vinh, sấm uất. Trong những triều đại tiếp theo, Babylone
dần dần suy tàn. Mãi đến thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, dưới triều đại vua
Nebuchadnezzar (604 - 561 trước Công nguyên), Babylone mới lại được hồi
sinh và trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, nghệ thuật phồn thịnh nhất
thời Cổ đại. Nơi đây là điểm quy tụ của mọi con đường giao lưu buôn bán
thuận lợi trên cả khu vực Trung Cận Đông rộng lớn. Sau khi xây dựng xong
cung điện chính của mình, Nebuchadnezzar xây dựng Vườn Treo nổi tiếng ở
phía Bắc Babylone.
Tương truyền rằng: Theo những miêu tả, các vườn treo được xây
dựng nên để cho người vợ của Nebuchadnezzar là Amyitis khuây nỗi nhớ quê
hương. Amyitis là con gái vua Uvaxshtra của Đế quốc Mada, đã cưới
Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một
vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà
(một vùng ở phía Tây Nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn


chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên
một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà.
Giả thuyết thứ hai là khoảng 1000 năm sau triều đại
Hammourabi, Hoàng hậu Xêmiramix chủ trương xây dựng Babylone thật lộng
lẫy, nên đã mở rộng thành cũ, xây dựng cầu lớn qua sông Euphrate để nối liền
hai khu vực thành phố qua lại trên sông. Trong công cuộc kiến thiết mở rộng
Babylone, Xêmiranix đã xây dựng Vườn Treo nổi tiếng.
Những cuộc khai quật gần đây tại thành phố Babylon cổ ở Iraq đã
phát hiện ra móng của cung điện. Những thứ khác gồm Toà nhà hình vòm với
những bức tường dày và một giếng nước tưới gần cung điện phía nam. Một
nhóm các nhà khảo cổ đã khảo sát khu vực đó của cung điện phía nam và tái
hiện lại Toà nhà hình vòm như là những Vườn treo. Tuy nhiên, nhà sử học Hy
Lạp Strabo đã nói rõ rằng vườn nằm gần sông Euphrates. Vì thế những người
khác cho rằng vị trí này quá xa Euphrates để ủng hộ giả thuyết đó vì Toà nhà
hình vòm cách xa đó tới vài trăm mét. Họ tái hiện lại của cung điện và vị trí
Vườn treo nằm trải dài từ sông tới Cung điện. Trên hai bờ sông, gần đây người
ta đã tìm thấy nhiều bức tường dày 25m có thể từng là những bậc để tạo nên
các sân thượng, v.v những bức tường như được miêu tả trong các văn bản Hy
Lạp.
Dù Vườn Treo Babylone có gắn với Xêmiramix hay Amyitis thì
kiệt tác này cũng xuất phát từ một người phụ nữ. Đứng trên Vườn Treo, người
ta có thể nhìn bao quát cả thành Babylone vì nó cao ngót 100 mét. Vườn Treo
là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hy vọng và điểm định hướng cho những
đoàn lạc đà lữ hành trên sa mạc xa xôi nóng bỏng.
Vườn treo được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các
nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít
bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên thực tế, không hề có bản ghi chép
nào của người Babylonia về sự tồn tại của những chiếc vườn như vậy. Một số
(chi tiết) bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể
hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một

số trường phái tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với
những vườn đã tồn tại ở Nineveh và việc phát hiện những phiến đá chứng minh
cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra. Những đoạn văn trên những phiến đá đó
miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự như một máy bơm kiểu đinh
vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.
Nhân loại có lẽ còn phải mất nhiều công sức giải mã mới có thể
lý giải nổi câu hỏi, tại sao ở một vùng đất phần lớn là sa mạc, chỉ có dầu mỏ và
ruồi vàng với những người nông dân lại có thể xây dựng được công trình kiến
trúc tráng lệ và bền chắc tồn tại cùng thời gian suốt 5.000 năm qua? Babylon
từng là thủ đô của Vương quốc Babylon cổ đại và là trung tâm thương mại sầm
uất nhất vùng Tây Á, nơi "con đường tơ lụa" đi qua.
.
Cấu trúc vườn treo Babylon :
Tổng thể khu vườn treo Babylon là những tường thành hùng vĩ,
cung điện nguynga tráng lệ, đường sá, cầu cống phản ánh trình độ thẩm mỹ,
óc sáng tạo, đặc biệt kỹ thuật tính toán xây dựng rất cao của những người nông
dân Lưỡng Hà cổ đại. Chính vì vậy, vườn treo Babylon được công nhận là một
trong 7 kỳ quan của thế giới và là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Iraq mà
còn của cả nhân loại.
Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa là nó được
treo lên bằng các loại dây. Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác
từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ pensilis trong tiếng La tinh, vốn không
chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng
hay một ban công. Gọi là Vườn Treo vì vườn ở trên cao gồm 4 tầng xây dựng
bằng đá thành một tháp hơi giống loại Zicgurát là tháp giật cấp rất phổ biến
trong kiến trúc Lưỡng Hà. Tầng dưới cùng của vườn là một hình vuông kích
thước 246m x 246m - nằm trên một hệ thống cột 25 x 25 chiếc. Tầng thứ hai là
một hình vuông 21 x 21 cột, tầng ba 17 x 17 cột tầng trên cùng 13 x 13 cột với
kích thước 123m x 123m. Trên mỗi bậc giật cấp là một vườn phẳng được xây
dựng bằng các khối đá dài 5m rộng 1,2m đặt trên các tường dày. Trên các tấm

đá này phủ một lớp lau sậy trộn nhựa đường, lớp đá lát hai lớp gạch nung, trên
lớp này là một tấm chì để nước khỏi thấm xuống tầng dưới.
Kết cấu của vườn treo Babylon này được xây dựng trên một ngọn
tháp 4 tầng, có các mái hình vòm. Các tầng trên được dựng lên bởi các cột, khu
vườn có bãi đất tạo thành hình bậc thang như một nhà hát với các công trình
nhỏ hoà quyện bện trong. Với những lớp đất dầy để có thể trồng cây, Các cột,
vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.
Nhà địa lý Hy Lạp Strabo, người đã miêu tả những vườn đó vào
thế kỷ thứ nhất TCN đã viết: “Nó gồm những ban công xây hình vòm, cái nọ
chồng trên cái kia, và tựa trên các cột hình khối. (Nó) Có những chỗ lõm vào
và được đổ đất vào đó để trồng được những cây lớn. Các cột, vòm, và các sân
thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.”
Mô tả thời cổ đại:
Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus,
một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN.
Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong
15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong
cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là
vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu.
Câu chuyện này không có gì phải ngờ vực. Các đồng minh thời
cổ đại thường được chính thức công nhận bằng một đám cưới hoàng tộc và
chính điều này chắc hẳn NebuchADnezzar đã kết hôn cùng một công chúa xứ
Ba Tư (Iran). Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo
Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như
núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không
nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu
vườn.
Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết.
Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều
cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn

có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các
công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây
nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7 m và cách
nhau 3 m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba
lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp
vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây
lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới.
Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một
giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng
gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang
cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột
bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa,
đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên,
toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước
và máng dẫn thiết kế thật tài tình.
Một giả thuyết khác cho rằng: Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh
cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơphơrat (Euphrate) thuộc lưu vực Lưỡng Hà,
cách thành Batđa (Baghdad), Irăc 50 km về phía nam. Vườn được xây trên một
quả đồi nhỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25 m, mỗi
tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có
diện tích là 60.516 m
2
, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột
này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột,
tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện
tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng. Toàn bộ vườn treo giống
như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng
làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát
gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Mỗi tầng được
Cổng vườn treo

Babylon.
xây theo kiểu vòm cong. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm
được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược.
Việc chăm sóc ở vườn treo Babylon :
Trên cùng là một lớp đất màu dày để trồng được cả những cây
lớn. Việc tưới nước chăm sóc vườn cây này làm một vấn đề lớn mà ở đây đã
giải quyết khá tốt. Theo các nhà khảo cổ thì nước đã được đưa từ sông lên bằng
một hệ thống gầu xếp thành chuỗi quay liên tục lấy từ ba cái giếng, do một đội
quân đông đảo hàng ngày làm việc tưới nước chăm sóc cây cối, hoa quả giữ
cho Vườn Treo luôn xanh tốt. Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay
với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn
khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng
rộng lớn. Ngày nay, Vườn Treo chỉ còn là một phế tích với những tường đá đổ
nát, hàng năm đón du khách đến chiêm ngưỡng những phần còn lại của nền
móng tầng cuối cùng của Vườn Treo, chiêm ngưỡng đống đá của tường đổ để
hình dung ra ngôi vườn kỳ diệu với bà Hoàng hậu xinh đẹp của xứ sở nghìn lẻ
một đêm cách đây gần 3000 năm.
Khu vườn ở đâu?
Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu
vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm
kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên.
Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta
có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp.
Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức
tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày
nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi.

Những người thám hiểm ban đầu tìm kiếm các khu vườn trong
Cung điện mùa hè trên cao, diện tích khoảng 180 m2, cùng với việc kết hợp các
giếng nước công phu, nhưng vẫn không đủ không gian dành cho các bãi đất

hình bậc thang và cây cối. Một nhà khảo cổ đã xác định vị trí của khu vườn
nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện
phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là
nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao.
Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ
nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và
Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các
khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía
Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài
rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn
phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ
cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã
tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các
ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang.
Nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết qua những cuộc khai quật gần đây hoặc
bằng một số tư liệu chưa tìm thấy từ thời vương triều Nebuchadnezzar. Cho
đến lúc này, chúng ta có thể hình dung Vườn treo có các mái dạng vòm và vòi
nước hoặc bằng bất cứ hình ảnh nào trong trí tưởng tượng.
Huyền thoại Babylon với những mảnh vườn treo độc đáo:
Ngày nay, có dịp đến Iraq (Tây Á - Trung Đông) bạn muốn đến
thăm Babylon xưa kia tráng lệ huy hoàng? Các bạn sẽ thấy một chiếc pano chỉ
đường đến thành phố điêu tàng này!!! Ở đây, có một cái nhà hai tầng, với chữ
đề: Bảo Tàng Babylon. Một cụ già người Iraq ngồi đó sẽ kể cho bạn nghe thành
phố nguy nga, xưa kia từng là trung tâm văn hóa, công nghiệp, thương mại của
Tây Bộ Châu Á hồi đó với 10 vạn dân. Thành phố xung quanh có thành quách,
lô cốt kiên cố, cung điện, miếu vũ tráng lệ, đường phố nguy nga, rộng rãi có thể
3,4 xe ngựa cùng đi song song. Cụ già người Iraq đó cũng sẽ kể cho bạn nghe
mối tình giữa nhà vua Nabucobonoxo và hoàng hậu, sự vui chơi của họ trên
vườn thượng uyển và sẽ mời bạn ra hiện trường, chỉ cho bạn dấu vết của
nhựng bức tượng, con đường lát đá, cung điện nhà vua, tháp Babylon, vườn

treo.
Vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, trên lãnh thổ Ác - cát
cũ ở lưu vực Lương Hà xuất hiện một thành phố mới là Babylon. babylon tồn
tại mãi, lúc đầu là thủ đô của vương quốc Ác -cát, đến năm 338 TCN là một
thành phố lớn của đế quốc Batri (Iraq ngày nay). Cung điện Nabucodono được
xây dưng trên một khu đất lát gạch cao hơn hẳn các nhà xung quanh. Nằm cạnh
đền thờ thần Maroduc. Trong đền có giường vàng, bàn ghế lộng lẫy và pho
tượng thần Maroduc nặng 24 tấn mạ vàng. Về phía Tây có một ngọn tháp 7
tầng cao 90 mét. Từ xa, trông ngọn tháp như một cái thang cầu vồng bắc lên
trời, trên mái lấp lánh những chiếc sừng to bằng vàng. Cung điện nhà vua rộng
lớn, chạy dài từ Đông sang Tây, trước mặt sân là những dãy phòng nối tiếp
nhau tạo thành những khối vuông góc, kiến trúc theo kiểu vòm và cột, vật liệu
chủ yếu là gạch, lá.
Mặt trước của cung điện lát gạch men màu sặc sỡ chủ yếu là màu
xanh ngọc được tô điểm thêm duyên dáng bằng những cây cọ lá xanh rì và
những bông sen thơm ngát màu nhạt. Một hàng cột màu vàng đều đặn, cân đối
với những đường lượn màu xanh trông thật hài hòa và xinh xắn. Và ngay trong
cung điện là "Một cái vườn duyên dáng, kỳ lạ; cây cối xanh tốt, cao vút trên
những nóc nhà". Khu vườn này được xây dựng theo ý nhà vua để làm vừa lòng
hoàng hậu (Công chúa xứ Medo). Vườn nằm trên một dãy nhà cao 4 tầng, mỗi
tầng cách nhau 25m. Mỗi tầng là một vườn cây nối nhau bằng những cầu thang
rất rộng. Lẽ tất nhiên, cây cối đã nhiều, đất đai lại nặng, nước tưới, đất mùn
đè nặng lên các tầng nhà nhưng kiến trúc khoa học đã làm cho vườn vững chắc;
Nền đất làm bằng đá tảng, phủ gỗ, rồi nhựa sau đó lát gạch, cuối cùng là phủ
một lớp chì. Nước không thấm được xuống tầng dưới, mà còn giữ được độ ẩm
cho vườn cây, và giảm đáng kể độ võng của các tầng nhà. Riêng tầng 1, lại kết
cấu theo kiểu vòm cung đứng vững trên các cột đá hoa cương không chỉ tạo ra
vẻ hài hòa mà còn có tác dụng chịu lực đáng kể. Đặc sắc hơn, vườn treo có đầy
đủ hoa thơm, cỏ lạ, cây cối từ khắp vùng Babylon và những nước nhà vua đi
xâm chiếm được đưa về trồng tại vườn thượng uyển. Vườn làm theo hướng gọi

gió, hương thơm lan tỏa cả một vùng rộng lớn (bán kính hơn 10 km). Hoàng
hậu trong những ngày oi ả, thường cùng nhà vua lên đây thưởng ngoạn hoa cỏ
trong bóng cây râm mát và có thể nhìn bao quát cả thành phố. Hàng ngày, để
tưới cho cây cối trong vườn, cả một hệ thống ống dẫn nước đã được xây dựng,
guồng nước lên từ sông Ophrat lên tầng cao. Hàng trăm nô lệ vào gầu ra múc
nước ở các bể tưới nước cho cây cối.
Vườn treo 4 mùa xanh tươi, hoa trái rất nhiều, phong phú màu
sắc rất đẹp. Đó chính là công sức, trí tuệ của toàn thể Babylon. Một công trình
văn hóa nổi tiếng của nhân loại đương thời. Phải chăng dân Babylon có một
nền công nghiệp phát triển, đã đẩy mạnh sự trao đổi văn hóa, đã nắm được kỹ
thuật trồng trọt canh nông? Và cũng chính người Babylon đã truyền một số cây
công nghiệp sang Tây phương, trong đó quan trọng nhất là cây bông.
Vườn treo Babylon ngày nay:
Bây giờ vườn treo Babylon không còn nữa, đã bị tan nát và bị
chôn vùi dưới những lớp đất cát dày từ 10 - 12m. Người chăn cừu ngày nay của
Iraq có lẽ đang dẫm chân lên một thành phố nào đó của thời xưa mà không
biết! Một thành phố, một làng quê nào đó kể cả một công viên của đất nước
chà là đang nằm trên cả một thành phố, một cung điện, một mảnh vườn treo
nào đó thời xưa mà không hay!!! Babylon, vườn treo Babylon đã xa lùi vào dĩ
vãng.
Nhưng Babylon vẫn còn, mặc dù tàn tạ, hoang vắng trong trí nhớ
của dân tộc Iraq, trong những công trình khoa học đang làm sống lại Babylon
và trong cả những con người của thời đại đang giữ gìn và trân trọng những di
tích lịch sử của nhân loại
Ngày nay vườn treo Babylon chỉ còn lại phần móng mà thôi.
Vườn treo Babylon hiện đại :
Trong những năm gần đây,thiết kế cảnh quan có ý nghĩa quan
trọng hơn trong mối tương quan với các công trình xây dựng .Ở nhiều khu vực
trong thành phố không gian sinh sống là điều rất quý hiếm ,người ta thường có
khuynh hướng nới rộng nơi ở hiện tại lên cao.Đối với những người đang sống

tại trung tâm thành phố ,một khu vườn trên sân thượng là một nơi nghỉ ngơi lí
tưởng .Vườn trên mái – Một khía cạnh khá quan trọng của yếu tố cảnh quan
thiên nhiên là đề tài thú vị.Tuy nhiên trong thiết kế loại vườn này cần nghiên
cứu kĩ một số vấn đề không gian ,môi trường và kĩ thuật.
Cảnh quan thiên nhiên có từ lâu ,được xem là yếu tố khởi đầu của
các tác phẩm kiến trúc .Tuy nhiên, trong tình trạng đất chật người đông và quá
trình đô thị hoá như hiện nay,để tạo dựng cảnh quan thiên nhiên ,cần phải có
những nguyên tắc và phương pháp mới.Và việc trồng cây xanh không chỉ đơn
thuần theo chiều đứng hay chiều ngang ,mà thiết lập một hệ thống không gian
cây xanh ,có khả năng thực hiện nhiệm vụ sinh thái trong kiến trúc.Khi mua
một căn hộ hay một ngôi nhà ,rất hiếm khi chúng ta chọn một nơi ở với điều
kiện đầu tiên là khu vườn phải đúng theo yêu cầu của ta .Cho dù chính khu
vườn là phần quan trọng trong việc điều chỉnh sự mất quân bình gây ra do nhịp
phát triển chóng mặt của đời sống hiện đại.
Nhà phố
Đối với những căn nhà phố, sân thượng được biến thành một khu
vườn nhỏ vừa tận dụng được diện tích hạn hẹp, vừa tạo được một không gian
xanh, điều hòa khí hậu cho căn nhà và đem lại sự thư giãn, hoà nhập giữa con
người với thiên nhiên.
Một số hình thức tổ chức vườn trên mái:
Nếu vườn treo Babylon được liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới
cổ đại vì sự độc đáo của nó, thì ngày nay việc trồng cây xanh theo độ cao của
nhà cao tầng ở khắp mọi nơi là chuyện quá bình thường.
Vườn treo Babylon - 3000 trước công nguyên - Trung tâm
thương mại năm 2005
Nhà cao tầng, chung cư và các công trình công cộng:
Đối với công trình này, bố trí cây xanh trên sân thượng và toàn bộ phần diện
tích tầng 3 là giải pháp toàn diện nhất, đem lại hiệu quả cao về thẩm mỹ cũng
như công năng.
Trên bề mặt của ngôi nhà có khoảng 35000 cây bao gồm 76 loại khác nhau

Tài liệu tham khảo:
- 70 Kỳ Quan Thế Giới Cổ Đại, Nxb Mỹ thuật.
- “Từ điển bách khoa” tập 4, xuất bản năm 2005.
- />%20treo%20Babylon.JPG
- />- />- />Babylon/nqv000/7KyQuanTheGioiCoDai/2.jpg

×