Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề bài làm văn số 7 Tiết 134 -135

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.61 KB, 2 trang )

Soạn 18/3/2010
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A/ MỤC TIÊU : Giúp hs
1. Kiến thức : Củng cố tri thức tập làm văn về nghị luận một bài thơ, đoạn thơ
2. Kĩ năng : Góp phần rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học; tích hợp 2 phân môn
3. Thái độ: GDHS thái độ học tập đúng đắn: Học đi đôi với hành
B/ PHƯƠNG PHÁP: Thực hành
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :
1.Giáo viên : Nghiên cứu văn bản, Soạn giáo án
2.Học sinh : Giấy làm bài
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I. Ổn định (1’)
II. Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài mới :
a.Hoạt động :1 GV chép đề lên bảng (Đề số 5 trong sgk)
b. Hoạt động :2 Quan sát hs làm bài
c.Hoạt động: 3 Thu bài
IV. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Bến quê”
E/ RÚT KINH NGHIỆM:



YÊU CẦU ĐỀ RA
I. Yêu cầu chung:
1. Về kiến thức: Nắm được kiến thức về tác giả và tác phẩm nói chung, khổ cuối của bài thơ nói
riêng
2. Về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ;
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu được đoạn thơ


2. Thân bài: Làm sáng tỏ được những luận điểm sau:
a. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng “trăng cứ tròn vành vạnh”
- Hình ảnh vầng trăng trong thơ ca – mối quan hệ giữa con người với vầng trăng
- Vầng trăng tròn của Nguyễn Duy: biểu tượng cho lối sống ân nghĩa quá khứ vẫn đẹp đẽ, vẹn
nguyên, không thay đổi >< con người (nhà thơ, thế hệ với nhà thơ, con người nói chung): thói
thường “được mới nới cũ”, “cuộc sống thay đổi thì lòng người cũng đổi thay”
b. Ánh trăng nhắc nhở, cảnh tỉnh con người về thái độ sống: Ko được lãng quên quá khứ, uống
nước nhớ nguồn
c. Nghệ thuật biểu hiện:
- Hình ảnh thơ bình dị nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng
- Giọng thơ khách quan, điềm nhiên -> suy ngẫm, triết lý
3. Kết bài:
Tiết 134,135
- Đoạn thơ hay: cô đọng, giàu chất triết lí, thức tỉnh con người
* BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9-10: Đúng yêu cầu của đề, nội dung bài viết phong phú, đạt được các yêu cầu nói trên;
văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả cũng như cách dùng từ
đặt câu.
- Điểm 7-8: Đúng yêu cầu của đề bài, nội dung bài viết cơ bản đạt được các yêu cầu nói trên,
văn viết có cảm xúc, diễn đạt rõ. Tuy nhiên cách lập luận chưa được chặt chẽ lắm, có thể sai 3-4 lỗi
chính tả.
- Điểm 5-6: Bố cục rõ ràng, nội dung cơ bản đạt được các yêu cầu nói trên. Diễn đạt tương đối
trôi chảy, sai 9-10 lỗi chính tả
- Điểm 3-4: Nội dung bài viết quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Bài viết không có nội dung ( lạc đề )

×