Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị
cho sản xuất nông nghiệp
–
Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú–
Tháng 3, 2009
GIỚI THIỆU VỀ GTZ
Là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững, GTZ, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Đức là Deutsche Gesellschaft
für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH, thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang
Đức. GTZ hoạt động nhằm hỗ trợ Chính phủ Đức đạt được các mục tiêu về chính sách
phát triển. GTZ cung cấp các giải pháp bền vữ
ng, có tầm nhìn dài hạn đối với quá trình
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái trong một thế giới toàn cầu hóa. Hoạt
động trong những điều kiện khó khăn, GTZ thúc đẩy quá trình cải cách và quá trình
chuyển đổi phức tạp. Mục tiêu tổ chức của GTZ là cải thiện điều kiện sống của con
người một cách bền vững.
Ngoài Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ) là khách hàng chính, GTZ cũng cung cấp
dịch vụ
và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức đối tác dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác
trong chính phủ Đức, của chính phủ các nước khác và các khách hàng quốc tế, ví dụ
như Ủy ban Châu Âu (EC), Liên hợp quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (WB), và các
doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. GTZ hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của cộng
đồng. Toàn bộ phần chênh lệch lợi nhuận trong quá trình hoạt động được phân bổ trở
lại cho các d
ự án hợp tác quốc tế vì mục đích phát triển bền vững.
GTZ hợp tác với các đối tác phía Việt Nam từ năm 1993 và khuyến khích quá trình phát
triển bền vững trong ba lĩnh vực ưu tiên gồm Phát triển Kinh tế Bền vững, Quản lý
Nguồn Tài nguyên Thiên nghiên bao gồm cấp nước, quản lý và xử lý chất thải rắn và
nước thải, và Y tế. Các dự án bổ sung nằm trong lĩnh vực chung mang tên Xóa đói
Giảm nghèo được th
ực hiện dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của Chính phủ Đức
hoặc được thực hiện bởi bộ phận Dịch vụ Quốc tế của GTZ. Trung tâm Di dân Quốc tế
và Phát triển (CIM), một hoạt động chung giữa GTZ và Vụ Việc làm Quốc tế thuộc Tổng
Cục Việc làm Liên Bang Đức (BA) hiện cũng có 20 chuyên gia làm việc tại các tổ chức
đối tác của Việt Nam.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC : Trung tâm khuyến nông/ Trung tâm khuyến ngư
AFA : Hiệp hội thuỷ sản An Giang
ASMED : Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
BMZ : Bộ phát triển kinh tế và hợp tác Đức
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CIEM : Viện quản lý kinh tế Trung ương
DNNVV : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FS : Công ty Fresh Studio Innovation Asia
GAP : Good Agricultural Practice- Thực hành nông nghiệp tốt
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GLOBALGAP : Chứng chỉ quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt
GRASP : Thự
c hành nông nghiệp tốt hướng giảm thiểu rủi ro xã hội
GTZ : Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH
- Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
HUA : Đại học Nông nghiệp Hà Nội
IIS : Hệ thống chỉ số tác động
LCB : Ban điều phối địa phương
LED : Phát triển kinh tế địa phương
MRD : Đồng bằng sông Cửu Long
MPI : Bộ Kế hoạch và Đẩu tư (cấp quốc gia)
M&E : Giám sát và đánh giá
PPP : Hợp tác nhà nước và tư nhân
SMEDP : Chương trình Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
SOP : Quy chế vận hành chuẩn
Sở KHCN : Sở khoa học và công nghệ
Sở KHĐT : Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh)
Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TTƯD : Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ
VC : Chuỗi giá trị
2
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
(Nhờ bên thiết kế điền số trang giùm cho phần này)
TÓM TẮT CHUNG
I BỐI CẢNH……………………………………
II CÁC ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU…………………………………………………………
III QUÁ TRÌNH CAN THIỆP…………………………………………………………
I. Chiến lược can thiệp…………………………………………………………
II. Sự hợp tác…………………………………………………………
III. Cơ chế hướng dẫn…………………………………………………………
IV. Quá trình…………………………………………………………
V. Học tập và sáng tạo…………………………………………………………
IV CÁC KẾT QUẢ…………………………………………………………
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM…………………………………………………………
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI BƠ …………………………………………………………
Phát triển thị trường cho sản phẩm nông sản và thể chế hoá chuỗi giá trị
I. Các điều kiện ban đầu…………………………………………………………
II. Hỗ trợ can thiệp của GTZ…………………………………………………………
III. Kết quả…………………………………………………………
IV. Tác động và các bước tiếp theo…………………………………………………………
V. Các địa chỉ liên hệ…………………………………………………………
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA – CÁ BASA……
Phát triển và ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm
I. Thông tin chung …………………………………………………………
II. Các điều kiện ban đầu …………………………………………………………
III. Quá trinh can thiệp…………………………………………………………
IV. Tác động và tính bền vững của các kết quả …………………………………………………………
V. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………………………………
3
TÓM TẮT CHUNG
I BỐI CẢNH
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Nông nghiệp
chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khoảng 50% lực lượng lao
động hoạt động trong các ngành nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp chiếm
13% doanh thu xuất khẩu. Trong những năm 80 Việt Nam vẫn còn là nước nhập
khẩu thuần lương thực, ngày nay đã vươn lên là nước đứng đầu về xu
ất khẩu
hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo và cà phê.
Chính phủ đã rất tích cực hỗ trợ nông dân thông qua hàng loạt chương trình,
nhằm tăng sản lượng trên nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng và mức độ gia tăng giá trị cao
hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi nông nghiệp vẫn là ngu
ồn thu cơ bản của
người dân nông thôn và họ có nguy cơ bị bỏ lại sau khi đô thị hóa đang phát
triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mục tiêu tổng quát và dài hạn trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội
2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là “xây dựng sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp trên quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững, và
đạt năng suất cao, ch
ất lượng cao, mang tính cạnh tranh, dựa trên việc ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, qua đó đáp ứng yêu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu” và nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoan này là
“tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thiết lập nền sản xuất nông
nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, cải tiến chất lượng, tính hiệu quả và tính cạ
nh
tranh, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng cường công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển mạnh các ngành công nghiệp
và dịch vụ ở các vùng nông thôn”. .
Tại các tỉnh trọng tâm của Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEDP, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, ở Đăk lăk, sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm hơn 50% GDP của tỉnh. Bảng d
ưới đây cho
thấy đóng góp của các ngành nông-lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong
GDP của 4 tỉnh trong tâm của Chương trình SMEDP:
Cơ cấu trong GDP
GDP trong các
lĩnh vực
Nông-lâm nghiệp
Công nghiệp-
Xây dựng
Dịch vụ
Hưng Yên
27.95% 42.17% 29.88%
Quảng Nam
24.98% 38.18% 36.84%
Đắk Lắk
55.41% 15.96% 28.63%
An Giang
35.03% 11.70%
53.27%
Nguồn: Báo cáo 2008 của các tỉnh Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An
Giang
Do điều kiện địa lý khí hậu khác nhau, các tiểu ngành và sản phẩm nông nghiệp
của các tỉnh khác nhau. Hưng Yên ở vùng châu thổ sông Hồng nổi tiếng với sản
4
phẩm nhãn Lồng, sản xuất gạo và rau; An Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long nổi tiếng với sản xuất gạo, rau và thủy sản; Đắk Lắk ở Tây Nguyên nổi
tiếng với các sản phẩm cây lâu năm như cà phê, hạt điều và hạt tiêu; Quảng
Nam thì được biết đến với sản xuất mây tre và ươm tơ.
Tuy nhiên, hoạt động canh tác trong các tiểu ngành này không bền vững và
năng suất thấ
p. Việc sử dụng các nguồn lực sản xuất không hợp lý và hạn chế
trong chuyển giao khoa học và công nghệ. Các nhân tố sản xuất khác như cơ sở
hạ tầng, dịch vụ, giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế. Những điều này
dẫn đến tính cạnh tranh của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thấp, đặc biệt là
chất lượng sản phẩm không
đảm bảo.
II. ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU – Những thiếu sót mà các tác nhân trong chuỗi không
thể tự giải quyết
Những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp nêu trên cũng đúng với hiện
trạng tại các tỉnh. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các
nghiên cứu chuỗi giá trị tại các tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu
sót và trở
ngại chính sau đây:
Mối liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi
Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị
trường
Cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển… lạc hậu
Chất lượng và an toàn thực phẩn chưa được chú ý đầy đủ
Những tác động và cản trở tới môi trườ
ng chưa được xem xét tới
Các sản phẩm của Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn
mác của Việt Nam
Để đáp ứng những thách thức và với mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ đã giành một cấu phần để phát triển các tiểu ngành, các chuỗi giá trị.
Cấu phần hướng tới các tiểu ngành nông nghi
ệp và liên kết các hoạt động này
với sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các quan hệ hợp tác nhà nước
và tư nhân (PPP).
Phương pháp phát triển chuỗi giá trị của Chương trình tập trung vào lĩnh vực
nông nghiệp (sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp). Phương pháp
này có tiềm năng to lớn trong tạo việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn.
Trong giai đoạn đầu của Chương trình, các hoạt động tập trung vào các chuỗi
giá trị rau, quả. Các chuỗi giá trị được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:
Kết hợp với các tỉnh mà cấu phần Phát triển kinh tế địa phương đang
hướng tới;
Tiềm năng phát triển của ngành, bao gồm các khả năng xuất khẩu và
tiềm năng gia tăng giá trị;
Các bên tham gia có tâm huyết, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp,
cũng như tiềm năng phát triển quan hệ
hợp tác với cộng đồng doanh
nghiệp (PPP) và tham gia vào các sáng kiến phát triển nông nghiệp bền
vững.
Tính phức tạp của chuỗi giá trị nhằm truyền bá các bài học kinh nghiệm
tới các chuỗi giá trị khác; có tiềm năng áp dụng các biện pháp và công cụ
5
phát triển, bao gồm cả việc giới thiệu phương thức sản xuất, chế biến và
thương mại hiện đại;
Có các khả năng hợp tác và kết hợp với các dự án khác của GTZ trong
lĩnh vực trọng tâm “bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên“,
đặc biệt trong chế biến và thương mại các sản phẩm nông nghiệp và lâm
nghiệp do các nhóm mục tiêu của các dự án này sản xuấ
t ra;
Kết hợp với sáng kiến của các tổ chức hỗ trợ khác.
Việc lựa chọn các chuỗi giá trị được thực hiện trong quá trinh triển khai dự án.
Một số chuỗi giá trị là sự tiếp nối các sáng kiến sẵn có như chuỗi vải, cà phê và
cá tra - cá basa. Các chuỗi gíá trị khác được xuất hiện sau này, dựa trên đề xuất
của các ban ngành địa phương. Các chuỗi giá trị được lựa chọn là v
ải, nhãn,
mây tre, cà phê, hạt điều, trái bơ, cá tra – cá basa và rau từ các tỉnh Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An Giang.
III. QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ CAN THIỆP
Hoạt động phát triển chuỗi giá trị của GTZ ở Việt Nam thực hiện theo phương
pháp luận Liên kết Giá trị (ValueLinks) của GTZ và các tài liệu liên quan
1
. Đây là
một bộ công cụ được sử dụng nhằm tăng cường năng lực thể chế và quan hệ
hợp tác trong các tiểu ngành, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với thị
trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất
khẩu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất.
Hình dưới đây thể hiệ
n các mô đun chính của ValueLinks:
Phương pháp Liên kếtGiátrị -Cácmôđun
Hợp tác với khu
vực tư nhân
Xác định tầm
nhìn/ xây
dựng chiến
lược
Phân tích
chuỗi giá trị
Hỗ trợ quá
trình phát triển
Chuỗi giá trị
Thực hiện trên
các lĩnh vực
khác nhau
Phân tích
chuỗi & xây
dựng chiến
lược
Giám sát và
đánh giá
Xác định các
phạm vi của
hệ thống
Lựa chọn
chuỗi giá trị
để hỗ trợ
Hỗ trợ các mối
liên kết trong
kinh doanh
Quyết định sử
dụng phương
pháp xúc tiến
chuỗi giá trị
Giám sát và
đánh giá tác
động
Tăng cường các
dịch vụ tài chính
Tăng cường hệ
thống dịch vụ
Ảnh hưởng về
chính sách & môi
trường kinh
doanh
Đưa ra các tiêu
chuẫn về chất
lượng
6
III.1 Chiến lược can thiệp – phương pháp hợp tác đa bên và có sự tham
gia thực hiện dọc theo chuỗi
Mục tiêu các hoạt động can thiệp của SMEDP nhằm gia tăng tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả các tổ chức nông dân, được coi như
doanh nghiệp nông nghiêp), thông qua việc khắc phục những hạn chế đã nêu ở
các chuỗi giá trị, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác lỏng lẻo gi
ữa các tác nhân
trong chuỗi và chất lượng dịch vụ yếu kém.
Phát triển chuỗi giá trị áp dụng cách tiếp cận đa bên, có sự tham gia của nhiều
đối tác khác nhau nhằm sử dụng các thế mạnh của họ để giải quyết những hạn
chế vướng mắc. Chương trình chỉ hỗ trợ các chuỗi có tiềm năng và lợi thế cạnh
tranh và các tác nhân trong chuỗi cũng như các đơn vị hỗ
trợ địa phương có tâm
huyết, cam kết thực hiện các hoạt động nâng cấp chuỗi.
III.2 Hợp tác – tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
Trong chuỗi giá trị, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi
cấp độ của chuỗi, bao gồm những người cung cấp sản phẩm đầu vào cụ thể,
người sản xuất, người thu gom, các công ty gia công, chế biến, các đại lý vận
tải, người phân phối, tiêu thụ, và
đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường,
viện… những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi. Ở cấp quốc gia, điều phối thực
hiện cấu phần chuỗi giá trị là Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trực thuộc
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI). Tuy nhiên, phát triển
chuỗi giá trị không nằm trong chức năng chính của VCCI nên cơ quan này
không đảm đương hiệu qu
ả vai trò thể chế hoá và nhân rộng phương pháp luận
chuỗi giá trị.
Phương pháp có sự tham gia được áp dụng trong lập kế hoạch và cả trong thực
hiện các hoạt động can thiệp nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ và tăng tính tự
chủ của các nhà hoạt động chuỗi, đặc biệt là các đối tác ở khu vực tư nhân như
công ty thu mua, nhà phân phối…
Tính tự chủ của các bên tham gia chuỗi được tă
ng cường khi họ trực tiếp tham
gia vào quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động nâng cấp. Mục tiêu và tiến
độ thực hiện được trao đổi và thông báo rõ ràng trong các cuộc họp, hội thảo.
Chương trình SMEDP đã chú trọng khuyến khích các dự án đầu tư chung nhằm
khắc phục những thiếu sót trong chuỗi và kết hợp nguồn lực của các cá nhân và
các tổ chức khác nhau. Một công cụ hữu ích trong các hoạt động này là hợp tác
nhà nước và tư nhân (PPP), là sự kết hợp các nỗ lực của các tổ chức phát triển
và các doanh nghiệp tư nhân nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại và huy
động các tiềm năng sẵn có. Các quan hệ hợp tác này được xây dựng dựa trên
quan điểm là chỉ riêng nguồn ngân sách nhà nước và công nghệ không thể giải
quyết được những thách thức phức tạp của quá trinh giảm nghèo và phát triển
kinh tế bền v
ững của những nước đang phát triển. Có nghĩa là, các tổ chức phát
1
Các tài liệu này có thể truy cập tại trang web của SMEDP tại
7
triển cần có sự hợp tác từ các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân để đạt được
các mục tiêu nêu trên. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong thế giới toàn
cầu hoá cũng nhận thấy việc kết hợp với các tổ chức phát triển, ví dụ như GTZ,
mang tính quan trọng chiến lược - đặc biệt nếu như doanh nghiệp có chính sách
theo đuổi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và phát triển bền vững.
Xây dựng năng lực chuyên sâu được thực hiện cho những đơn vị cung cấp dịch
vụ cả ở khối nhà nước và tư nhân trong các lĩnh vực như phát triển chuỗi giá trị,
tiêu thụ sản phẩm, an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và quản lý sản xuất.
Các khoá đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất được cùng thực hiện và
chia sẻ kinh phí gi
ữa SMEDP, các đối tác địa phương và nông dân. Ví dụ trường
hợp ứng dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP tại một số mô hình điểm ở An Giang,
nông dân đã đầu tư hệ thống xử lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu
chuẩn, Sở Thuỷ sản
2
(DOFI) đã đào tạo và trực tiếp hướng dẫn nông dân ứng
dụng các tiêu chuẩn, GTZ hỗ trợ các tư vấn kỹ thuật.
III.3 Cơ cấu điều hành – khu vực nhà nước và tư nhân thực hiện dưới sự
hỗ trợ của GTZ
Phương pháp phát triển chuỗi giá trị của SMEDP được thực hiện tại bốn tỉnh
trọng điểm, tại đó có các Ban đi
ều phối Địa phương (LCB) đóng vai trò điều phối
giữa các đơn vị, tổ chức. Tuỳ theo từng tiểu ngành hoặc chuỗi giá trị, các sở ban
ngành liên quan cũng là thành viên của Ban điều phối địa phương sẽ là đơn vị
điều phối cho chuỗi giá trị được lựa chọn. Ví dụ Sở NN&PTNT ở Hưng Yên, Đắk
Lắk và An Giang điều phối các chuỗi giá trị nhãn, cà phê, các tra – basa và rau;
Sở KH&CN Đắk Lắk điều phối chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk; và Sở Công
Thương điều phối chuỗi giá trị mây ở Quảng Nam.
Các chiến lược nâng cấp và kế hoạch hoạt động cho từng chuỗi được LCB và
SMEDP phê duyệt và việc thực hiện sẽ được triển khai theo kế hoạch đã được
phê duyệt. Những thay đổi trong quá trình thực hiện đều
được thông qua LCB và
SMEDP.
Trong quá trình nâng cấp chuỗi, phân công trách nhiệm được thực hiện rõ ràng
giữa các tác nhân trong các khu vực nhà nước và tư nhân, đóng góp vào phát
triển chuỗi. Sự hỗ trợ và quyết định của SMEDP và LCB dần dần được chuyển
giao sang các doanh nghiệp tư nhân, và họ sẽ đóng vai trò lãnh đạo chuỗi trong
quá trình đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
III.4 Quá trình – sử dụng phương pháp luận ValueLinks để hoàn thiện quá
trình
Theo phương pháp luận ValueLinks cho quá trình phát triển chu
ỗi giá trị có
nhiều giai đoạn, bao gồm lựa chọn ngành hoặc chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá
trị, thiết kế chiến lược nâng cấp, thực hiện các hoạt động can thiệp, giám sát và
đánh giá.
Việc lựa chọn tiêu ngành/ chuỗi giá trị phụ thuộc vào tầm quan trọng của tiểu
2
Sở Thủy sản hiện sát nhập vào Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
8
ngành trong kinh tế địa phương, cam kết của các đối tác, các đặc điểm của tiểu
ngành, lợi thế cạnh tranh, và tiềm năng gia tăng giá trị.
Sau khi tiểu ngành được lựa chọn, phân tích chuỗi giá trị được tiến hành để
đánh giá những nhược điểm cũng như tiềm năng cơ hội. Phân tích chuỗi cũng
xác định dòng sản phẩm, các tác nhân có liên quan cũng như các đơn vị hỗ trợ
và quan hệ giữa họ.
Các cuộc họp và hội thảo giữa các bên liên quan được thực hiện sau đó để báo
cáo kết quả phân tích chuỗi và theo đó chiến lược nâng cấp chuỗi được xây
dựng nhằm giải quyết những thiếu sót, tận dụng các cơ hội thị trường nhằm gia
tăng giá trị cho sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của những người sản xuất/ các
doanh nghiệp.
Ở thời điểm bắt đầu dự án, việc xây dựng một tầm nhìn chung cho các bên liên
quan trong chuỗi là rất quan trọng. Họ sẽ có một cái nhìn thống nhất về tương
lai, chuỗi giá trị sẽ ra sao trong khoảng ba hoặc năm năm tới và muốn đạt được
mục tiêu đó, họ sẽ phải thống nhất và cùng xây dựng các chiến lược can thiệp.
Các hoạt động can thiệp sẽ phải chú trọ
ng đến các nhân tố quyết định như tác
động, tình bền vững và nhân rộng.
Sau đó chiến lược nâng cấp sẽ được chuyển thành kế hoạch hành động cụ thể,
bao gồm các hoạt động, thời gian, trách nhiệm và đóng góp của các bên. Và dự
án bắt đầu thực hiện các hoạt động can thiệp.
Một hệ thống giám sát được thiết lập cho quá trình thực hiện và phản hồi từ các
báo cáo giám sát sẽ
được dùng để điều chỉnh các hoạt động và hoặc xây dựng
các hoạt động bổ sung. Giám sát và đánh giá được thực hiện dựa trên hệ thống
chỉ số tác động(IIS) để giám sát các chỉ số chính đã được Bộ Phát triển và Hợp
tác kinh tế Đức (BMZ) thông qua, và dựa trên các chỉ số bổ sung để điều hành
quá trình phát triển chuỗi (dựa trên các nguồn thông tin khác nhau như tài liệu
nghiên cứu cơ bả
n, phân tích chuỗi giá trị, các chỉ số chất lượng dùng trong
quản lý kiến thức nội bộ…). Hệ thống giám sát mang các đặc tính quản trị kiến
thức và thúc đẩy quá trình cải tiến thường xuyên trong nâng cấp chuỗi và định
hướng tác động. Ngoài ra, một hệ thống giám sát các khóa đào tạo và hội thảo
cũng được thiết lập. Các dữ liệu và thông tin đã qua xử lý của các nghiên cứu
cơ bản chuỗi giá trị
được đưa vào hệ thống giám sát đánh giá.
Trong quá trinh này, GTZ SMEDP đóng vai trò cố vấn, liên kết và hỗ trợ các tác
nhân trong chuỗi. Chương trinh đã đào tạo các đối tác địa phương thúc đấy
chuỗi về (1) phương pháp luận phát triển chuỗi giá trị và (2) các chủ đề chuyên
ngành, ví dụ như an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và chứng chỉ, các kỹ
thuật và công nghệ mới. Chương trình cũng trực tiếp tham gia vào thiết kế
và
thúc đẩy phát triển chuối giá trị mây, hạt điều và rau. Chương trình cũng kết hợp
với các nhà cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp các chỉ dẫn và dịch vụ kỹ thuật
trong phát triển chuỗi giá trị.
III.5 Học tập và sáng tạo – tăng cường năng lực tổ chức và cá nhân cho
các tác nhân trong chuỗi
9
Học hỏi được tiến hành thông qua xây dựng năng lực cho các đối tác trong từng
cấp độ của chuỗi giá trị. Học tập ở cấp độ tổ chức và cá nhân đạt được thông
qua các khóa đào tạo và học trong quá trinh thực hành phát triển chuỗi. SMEDP
cũng đào tạo các đối tác, đại diện của các trường, viện và các nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân ở cấp độ quốc gia và tại các tỉnh v
ề phương pháp luận ValueLinks
nhằm nhân rộng phương pháp này.
Những sáng tạo chính được tổng hợp dưới đây:
Phương pháp đa bên và có sự tham gia được áp dụng trong phát triển
chuỗi giá trị được coi là sáng tạo. Phương pháp này bao gồm cả quá
trinh phát triển tầm nhìn chung cho việc thay đổi, xác định các chiến lược
nâng cấp và đảm bảo sự hợp tác thực hiện các hoạt động can thiệp nâng
cấp đã thông qua.
Sáng tạ
o trong xây dựng thương hiệu, đóng gói, các biện pháp và tài liệu
marketing đã được thực hiện cho các sản phẩm vải, nhãn, trái bơ và
trong dự án hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm cho các sản phẩm mây
tre. Các hoạt động này tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm.
Sáng tạo trong áp dụng các chương trình chứng chỉ, tiêu chuẩn quản lý
chất lượng cho cá tra – basa và cà phê, gia tăng chất lượng và giá trị sản
phẩm thông qua việ
c tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và xã
hội. Đây cũng là những vấn đề và người tiêu dùng quan tâm.
Những thông tin về phát triển chuỗi giá trị được phổ biến thông qua các
khóa đào tạo giảng viên, mạng lưới các giảng viên và những người thúc
đẩy các chuỗi giá trị cũng như các nhà tài trợ tích cực trong lĩnh vực này.
Nhiều khóa đào tạo ValueLinks và GLOBALGAP đã được chính các
giảng viên và nhà thúc đẩy thực hiện. S
ự phối hợp thực hiện các hoạt
động phát triển chuỗi giá trị giữa các thành viên trong chuỗi đã tăng
cường kỹ năng thông tin, hợp tác và điều phối của họ, đồng thời tăng
cường mối liên kết chuỗi.
IV. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Mặc dù quá trình hỗ trợ can thiệp ở một số chuỗi rất ngắn, ví dụ như chuỗi mây
ở Quảng Nam, hoạt động hỗ trợ mới chỉ bắt đầu trong quý bốn 2007, các kết
quả quan trọng và những tác động đầu tiên trong phát triển chuỗi giá trị có thể
nhận thấy trong tất cả các chuỗi giá trị mà Chương trinh triển khai.
Ngoài những thành tựu trong các chuỗi, các nhóm làm việc và hiệp hội đ
ã được
thành lập và thể chế hoá, bao gồm các nhà sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ. Các
doanh nghiệp dịch vụ cũng được hỗ trợ thành lập hoặc tăng cường năng lực.
Phương pháp có sự tham gia và hoạt động của GTZ mang tính hỗ trợ, thúc đẩy
hơn là thực hiện đã tăng tính tự chủ cho các đối tác. Vai trò quan trọng của các
doanh nghiệp tư nhân trong phát triển chuỗi đảm bảo khả nă
ng bền vững cho
những hoạt động can thiệp của dự án.
Các bên tham gia, các giảng viên, các đơn vị tư vấn và các viện nghiên cứu áp
dụng phương pháp luận chuỗi giá trị trong các lĩnh vực hoạt động của họ, qua
đó phổ biến và nhân rộng. Ở cấp độ quốc gia, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
10
lồng ghép phương pháp luận ValueLinks trong tài liệu giảng dạy của trường, qua
đó đóng góp vào phổ biến rộng rãi phương pháp này.
Giá trị gia tăng đạt được từ các hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng gói, thiết
kế và marketing đã mang lại giá bán cao hơn cho người sản xuất và lượng hàng
hoá tiêu thụ nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm đã có được thị
trường mới ví dụ nh
ư các cửa hàng siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, và một số sản phẩm đã có thị trường xuất khẩu. Tiếp cận và phát triển thị
trường được cải thiện thông qua các hoạt động nâng cấp chuỗi và mối quan hệ
hợp tác của các tác nhân trong chuỗi.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Các bài học kinh nghiệm chính từ quá trình can thiệp phát triển chuỗi là:
Sự hợp tác tích cự
c với các doanh nghiệp tư nhân tăng cường khả năng
thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản, đây được coi
là cản trở lớn nhất trong các chuỗi giá trị.
Các khóa đào tạo dựa trên nhu cầu và theo định hướng thị trường cho
các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực nhà nước, tư nhân và nông dân
cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để mở rộng thị trường và
đáp ứng yêu cầu thị trường. Các khóa đào tạo hướng tới sử dụng hiệu
quả các nguồn lực để đạt được các tác động trong ngắn hạn và dài hạn
theo đúng chiến lược nâng cấp chuỗi. Các thông tin cụ thể hơn có thể
tìm thấy trong hai trường hợp điển hình của chuỗi giá trị cá tra – basa và
chuỗi giá trị trái bơ.
Sự hỗ trợ và tích cực tham gia của các ban ngành địa phương đóng vai
quan trọng làm nên thành công và sự bền vững của phát triển chuỗi giá
trị. Chính phủ Việt Nam quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong phát
triển nông nghiệp và có nguồn kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ can
thiệp.
Hoạt động can thiệp kết nối với với các chương trình ở cấp độ trung
ương và địa phương đảm bảo đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt
động của các đối tác và các nhà hoạt động chuỗi, đồng thời đảm bảo các
hoạt động phát triển chuỗi giá trị sẽ được tiếp tục triển khai sau khi
chương trinh SMEDP kết thúc.
Phát triển chuỗi giá trị vẫn còn là một khái niệm mới ở Việt Nam vì thế rất
cần có mối liên kết với đơn vị thể chế ở cấp độ quốc gia, đơn vị này phải
có khả năng và quan tâm tới việc nhân rộng khái niệm. Điều này là một
thách thức đối với chương trinh SMEDP vì đối tác chính thức cho cấu
phần phát triển chuỗi giá trị là VCCI SMEDF, tuy nhiên, nhiệm vụ phát
triển chuỗi giá trị không phải là trách nhiệm chính của đơn vị này, đồng
thời đơn vị cũng không có đủ nhân lực để theo dõi các hoạt động tiếp nối
của chương trình. Nhằm khắc phục tình trạng này, GTZ quyết định liên
kết phương pháp luận ValueLinks với Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhằm
phổ biến rộng rãi phương pháp này. Đồng thời cũng phải nhận thấy rằng
sự kết hợp phát triển phương pháp này với Bộ NN&PTNT và Bộ Công
Thương sẽ mang lại hiệu quả nhân rộng cao hơn.
Liên quan tới giám sát và đánh giá, cần thiết phải lựa chọn các chỉ số dễ
dàng thu thập thông tin để không gặp khó khăn trong việc thu thập dữ
liệu.
11
Sau đây là hai trường hợp điển hình, trường hợp thứ nhất là phát triển chuỗi giá
trị tổng thể và sáng tạo dọc theo chuỗi và trường hợp thứ hai là tăng cường khả
năng cung cấp dịch vụ địa phương và giới thiệu và áp dụng tiêu chuẩn quản lý
chất lượng quốc tế.
12
CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI BƠ
Phát triển thị trường cho sản phẩm nông sản và thể chế hoá chuỗi giá trị
I. HIỆN TRẠNG
Trái bơ khác với những trái cây khác, nó chứa nhiều hàm lượng pro-te-in và
dầu. Trái bơ chứa từ 150 tới 300 calo trên một trăm gơ-ram. Hàm lượng calo
của trái bơ nhiều gấp ba lần so với chuối và bằng 50% so với thịt bò bít-têt.
Người Pháp đã giới thiệu trái bơ vào Việt Nam từ những năm 1940. Sau này,
những người Mỹ đã giới thiệu nhiều giống bơ khác vào Việt Nam.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen v
ới trái bơ, cũng như chưa biết
đến các giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng. Trái bơ thường chỉ được sử dụng
làm sinh tố bơ. Ở các thị trường bơ phát triển khác như Mexico, Mỹ và Úc, trái
bơ thường được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau: như là trái cây, như là rau
quả hoặc dầu thực vật, sử dụng trong các mỹ phẩm. Vì thế, việc sản xuất và tiêu
thụ trái bơ ở Việt Nam là rất nhiều tiềm năng.
Bơ thường được trồng chủ yếu ở các vùng trung du thuộc các tỉnh miền Nam
như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và tỉnh Phú Thọ ở miền
Bắc Việt Nam.
Phỏng vấn rộng với 15 cơ sở bán buôn trái bơ ở Việt Nam cho thấy phần lớn
các loại bơ được mua bán trên thị trườ
ng là bơ từ Đắk Lắk. Trung binh mỗi ngày
các cơ sở bán buôn Đắk lăk giao đi khoảng 337 tấn bơ. Tính cả vụ bơ thì con số
này là 40,410 tấn.
Cây bơ được trồng nhiều ở Đắk Lắk là nhờ vào điều kiện địa lý và khí hậu thuận
lợi. Địa phương phát triển sản xuất cây bơ để phát triển nông thôn dựa vào tiềm
năng thị trường của sả
n phẩm này và để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp,
tránh bị lệ thuộc nhiều vào cây cà phê, là ngành nông nghiệp chủ yếu của Đắk
Lăk. Trái bơ cũng là sản phẩm tiềm năng để giảm suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt
Nam.
Tại Đắk Lắk, cây bơ chưa được trồng trên quy mô lớn, mà thường được trồng ở
vườn nhà hoặc rải rác trên các vườn cà phê để chắn gió và che nắ
ng. Ngành bơ
bắt đầu khởi sắc vào cuối những năm 90 khi người nông dân không chỉ tự tiêu
thụ trái bơ và dùng làm thức ăn gia súc mà bắt đầu bán trái bơ cho thương lái và
những thị trường bán lẻ khác trong nước. Giá bơ trong những năm gần đây tăng
cao đã khuyến khích nông dân trồng nhiều bơ hơn. Một số nông dân đã bắt đầu
trồng trên diện tích lớn khoảng nửa hec-ta mỗi hộ
. Tuy nhiên, việc sản xuất và
13
vận chuyển bơ từ vườn tới người tiêu dùng thường không đồng bộ và tỉ lệ hư
hỏng cao, khoảng 40% sản lượng.
Sản lượng cà phê chiếm khoảng 60% tổng thu nhập từ nông nghiệp của Đắk
Lắk (Nguồn: Báo cáo Thống kê Đắk Lắk năm 2007). Chính quyền và người dân
địa phương đều cho rằng cây bơ có nhiều tiềm năng. Các nhà chức trách địa
phương cũng khuyến khích da d
ạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển các
sản phẩm khác ngoài cà phê.
Trái bơ Đắk Lắk đã được lựa chọn để phát triển chuỗi giá trị dựa trên các tiêu
chí sau đây:
- Nhu cầu thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
- Tiềm năng tạo việc làm
- Tiềm năng gia tăng thu nhập
- Các cơ hội liên kết thị trường
- Cơ hội tạo thêm giá trị gia tăng
- Số l
ượng lớn nông dân trồng bơ và các nhà thương lái (có điều kiện để
mở rộng)
- Các yếu tố bên ngoài (các chính sách của nhà nước, chính quyền địa
phương, chính sách thuế …)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP CỦA GTZ
1. Phân tích chuỗi giá trị trái bơ
Tháng 6/2006, GTZ đã uỷ nhiệm công ty Fresh Studio Innovation Asia tiến hành
phân tích chuỗi giá trị trái bơ. Mục đích chính của việc phân tích chuỗi giá trị trái
bơ là để tạo ra tầm nhìn chung cho tất cả các đơn vị có liên quan trong chuỗi và
xây dựng một kế hoạch can thiệp dựa trên nhu cầu thị trường để phát triển
thành công chuỗi giá trị trái bơ mang tính cạnh tranh và có lợi cho tất cả các tác
bên tham gia.
Phân tích chuỗi giá trị được tiến hành có sự hợp tác củ
a các đơn vị như Sở
Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk (DOST), Trung tâm ứng dụng Khoa học và
Công nghệ (CSTA), Đại học Nông Lâm Tây Nguyên (WASI), Đại học Tây
Nguyên, Trung tâm khuyến nông (AEC) và Hội nông dân Đắk Lắk. Phân tích
chuỗi giá trị đã xác định được các bên có liên quan cũng như các vấn đề và tiềm
năng trong ngành bơ.
Hoạt động thực tế được tiến hành tại các huyện trồng bơ chủ yếu và tại thành
phố Buôn Ma Thuộ
t, là nơi thu nhận và phân phối bơ trái đi các thị trường trong
nước.
Phân tích cũng được tiến hành tại các chợ đầu mối ở các thành phố lớn như Tp.
Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng
trái bơ, nhóm nghiên cứu đã cùng đi theo các mẫu bơ trái từ thời điểm thu hái
đến khi giao tới người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Những người tham gia vào kinh doanh trái bơ đượ
c xác định ở tất cả các cấp độ
của chuỗi: từ người cung cấp giống, đến nông dân trồng bơ, người thu gom, bán
sỉ ở tỉnh và bán sỉ tại các chợ đầu mối ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, các siêu
14
thị, cửa hàng và điểm bán lẻ cho người tiêu dùng. Các tác nhân chính và cơ cấu
chuỗi giá trị trái bơ được trình bày trong hình 1 dưới đây :
Hình 1: Chuỗi giá trị trái bơ
Các thông tin về sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, dòng sản phẩm từ vườn tới
thu gom, bán sỉ ở tỉnh và các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
được thu thập.
Phân tích đã cho thấy có rất nhiều người, đơn vị tham gia vào kinh doanh bơ và
số lượng bơ được tiêu thụ hàng năm là rất lớn. Kết quả phân tích là điều ngạc
nhiên thú vị đối với không chỉ nhóm phân tích mà cả những đơn v
ị có liên quan.
Bảng 1 dưới đây tổng hợp các đặc điểm chính của ngành bơ Đắk Lắk.
Bảng 1: Các đặc điểm chính của ngành bơ Đắk Lắk
Chỉ số 2006
Số lượng tại các đại lý ở Đắk Lắk (số lượng=110)
40,410 tấn
Số cây cho thu hoạch mỗi năm
404,100 cây
Số hộ nông dân cho thu hoạch
80,820
Số người mua gom hàng năm
1,648
Diện tích thu hoạch hàng năm 2,694 ha
Số lượt xe tải hàng năm 5,051
Doanh thu hàng năm 7 triệu Đô la Mỹ
Nguồn
: Số liệu thu thập từ 110 đại lý kinh doanh bơ thường xuyên và theo mùa tại Đắk Lắk.
15
Hư hỏng, thất thoát và khả năng gia tăng giá trị trong từng công đoạn từ sản
xuất tới phân phối được phân tích. Các lĩnh vực khác được quan tâm là:
- Các giống bơ và những đặc tính của nó,
- Lượng bơ kinh doanh và tiêu thụ trên thế giới,
- Xu hướng thị trường và tiêu thụ bơ ở Việt Nam,
- Chính sách phát triển của địa phương cho ngành bơ,
- Các loại hình dịch vụ trong ngành,
- Định hướng vì ngườ
i nghèo.
Kết quả phân tích chuỗi giá trị trái bơ được trình bày trong hội thảo ngày
04/8/2006 tới hơn 60 đại biểu là các cá nhân, đơn vị có liên quan trong ngành
bơ. Đại diện của Sai Gon Co.op Mart và Metro Cash & Carry Viet Nam cũng
tham gia hội thảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, những thông tin liên quan
tới các yêu cầu của người tiêu dùng. 14 áp phích nêu tổng quan những kết quả
nghiên cứu được dán lên tường của buổi hội thảo tạo thành một triển lãm lưu
động. Một đi
ều hiển nhiên là việc phát triển chuỗi giá trị trước tiên phải nhắm tới
thị trường trong nước, tập trung vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các đại biểu của hội thảo đã đánh giá kết quả phân tích, thảo luận giải pháp cho
những vấn đề then chốt của chuỗi và cùng nhau xây dựng chiến lược nâng cấp
dựa trên các cơ hội của thị trường hiện tại và trong tương lai. Hình 2 dướ
i đây
thể hiện các lĩnh vực can thiệp chính của dự án chuỗi giá trị trái bơ.
Hình 2: Các lĩnh vực can thiệp chính của dự án chuỗi giá trị trái bơ
2. Các hoạt động can thiệp nâng cấp chuỗi
Một kế hoạch phát triển chuỗi giá trị trái bơ được xây dựng dựa trên các chiến
lược nâng cấp. Kế hoạch này bao gồm 12 gói công việc để khắc phục những
Nghiên cứu thị trường và
truyền bá thông tin
Chiến dịch tăng nhận biết
của người tiêu dùng
Hợp đồng với các khách
hàng mới
P
hát triển
chuỗi
Thúc đẩy hợp tác giữa các
đại lý, mua gom và nông
dân
Xây dựng thương hiệu
chất lượng
Chiến thắng nhanh”
- cải tiến chất lượng
GAP cho nông dân
SOP cho các hoạt động sau
thu hoạch
Các mẻ bơ đồng đều
Mô hình điểm lưu trữ &
làm chín
Các giải pháp đóng gói
Phát triển
thị trường
Chuyên nghiệp hoá
giống bơ
Chọn giống bơ
Đào tạo sản xuất giống
Lập hồ sơ giống
Kiểm tra chất lượng sản xuất
giống
Kiểm tra chất lượng phân phối
giống
16
thiếu sót trong chuỗi và nắm bắt các cơ hội thị trường. Các hoạt động thực hiện
trên toàn chuỗi - từ nghiên cứu phát triển tới sản xuất, vận chuyển, phân phối
bán hàng, tiêu thụ và giao tiếp với khách hàng.
Mười hai gói công việc là:
Gói 1: Nghiên cứu thị trường
Gói 2: Chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng
Gói 3: Xây dựng chuỗi
Gói 4: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
Gói 5: Quy trình vận hành chuẩn (SOP)
Gói 6: Xây dựng các mẻ bơ đồ
ng đều
Gói 7: Dụng cụ thu hái
Gói 8: Bảo quản lạnh
Gói 9: Bao bì đóng gói
Gói 10: Xây dựng thương hiệu
Gói 11: Giống
Gói 12: Quản lý và điều phối
Hội thảo khởi động chuỗi giá trị trái bơ được tiến hành ngày 16/03/2007. Tại hội
thảo, các bên liên quan thảo luận các vấn đề nâng cấp, cách thực hiện, khi nào
và do ai thực hiện.
Thế mạnh của các đối tác được tận dụng và họ đã th
ực sự hành động như
những người thúc đẩy và thực hiện các hoạt động nâng cấp chuỗi:
- Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd: thiết kế dự án, hỗ trợ, hướng
dẫn và trực tiếp thực hiện cá hoạt động liên quan đến nghiên cứu thị
trường, marketing, và phát triển thị trường
- Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk (Sở KHCN): tư vấn, điều phối dự
án và trực tiếp tham gia vào xây dự
ng giáo trình và tiến hành đào tạo
GAP và SOP. Đây cũng là đơn vị kết nối các nguồn lực của dự án, ví
dụ như kiến thức, các kết quả nghiên cứu từ các dự án của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk.
- Trung tâm ứng dụng Khoa học và công nghệ (TTƯD): hỗ trợ và thực
hiện các gói công việc liên quan đến xây dựng chuỗi, xây dựng giáo
trình và tiến hành đào t
ạo GAP, SOP và công cụ thu hái.
- Đại học Nông Lâm Tây Nguyên (WASI): phát triển GAP, xây dựng các
mẻ bơ đồng đều, cải thiện bảo quản và độ chín, và chuyên nghiệp hoá
giống bơ.
Các hoạt động nâng cấp được thực hiện trên toàn chuỗi, bao gồm các lĩnh vực
chính sau đây:
i. Xây dựng chuỗi bơ – liên kết các bên tham gia và xây dựng
thương hiệu
17
Phương pháp thị trường kéo được áp dụng trong xây dựng chuỗi
Từ nhu cầu của thị trường, dự án xác định những đại lý có tâm huyết, cam kết
tham gia dự án. Từ những đại lý này xác định người mua gom thường cung cấp
cho đại lý và nông dân thường cung cấp cho người mua gom để tham gia vào
nhóm.
Các hoạt động được thực hiện dựa trên tiềm năng thị trường, tập trung vào trái
bơ chất lượng cao và xây dựng thị
trường tiêu dùng bơ.
Mối liên hệ trực tiếp giữa những người sản xuất với người tiêu thụ đến từ các
tập đoàn bán buôn và bán lẻ được thiết lập, giảm thiểu được các khâu trung
gian và thời gian vận chuyển từ vườn tới người tiêu dùng.
Phương pháp thực hiện đa bên và có sự tham gia
Phương pháp thực hiện đa bên và có sự tham gia được áp dụng từ thiết kế cho
tới thực hiện dự án. Các bên có liên quan của dự án bao gồm nông dân, người
mua gom, thương lái, khách hàng, đại diện, các ban ngành địa phương, các
trường, viện và các tổ chức hỗ trợ. Họ đã tích cực tham gia vào phan tích chuỗi,
xây dựng chiến lược nâng cấp và thực hiện các hoạt động nâng cấp.
Các cuộc họp, hội thảo giữa các bên đối tác thường xuyên được tổ chức, qua đó
mục đích, các nội dung cũng như
lợi ích của dự án thông tin đầy đủ tới mọi
người. Đại diện của các tập đoàn bán sỉ và bán lẻ cũng tham gia trao đổi với các
đại lý, người mua gom, nông dân và đại diện các ban ngành chức năng địa
phương. Vai trò của từng tác nhân trong chuỗi cũng được làm rõ.
Từ 110 đại lý bán bơ ở Đắk Lắk, 06 đại lý thể hiện mong muốn tham gia dự án.
Sau khi được giới thiệu về những nguyên tắc, s
ự cam kết thực hiện quản lý chất
lượng, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro… số lượng đại lý cam kết tham gia rút xuống
còn 2. Vào mùa vụ năm 2007, khi cần phải đầu tư vào bao bì đóng gói, một đại
lý đã quyết định dừng tham gia. Kết quả là chuỗi bơ đã được thành lập với nhóm
những người cam kết gồm một đại lý còn lại, những người mua gom và nông
dân cung cấp cho đại lý
đó. Hình 3 dưới đây mô tả dòng sản phẩm và sự hợp
tác giữa các tác nhân trong chuỗi.
18
Hình 3:
Áp phích quảng bá chuỗi bơ DAKADO,
thể hiện dòng sản phẩm và sự hợp tác
giữa các tác nhân trong chuỗi
Tập trung vào tăng cường năng lực
Dự án đã có nhiều cố gắng trong xây dựng năng lực cho các tác nhân trong
chuỗi cũng như những đơn vị hỗ trợ chuỗi, là đại diện của các ban ngành chức
năng và viện nghiên cứu.
Các chuyên gia tư vấn của công ty Fresh Studio, Sở KHCN, TTƯD, và WASI
thực hiện các khóa: (*) đào tạo nông dân thực hành nông nghiệp tốt (GAP); (**)
đào tạo nông dân, người mua gom, thương lái về các kỹ thu
ật thu hoạch và quy
trình vận hành chuẩn(SOP). Hàng loạt các cuộc họp, hội thảo, hoạt động thực tế
được tổ chức giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân, người mua
gom, đại lý với khách hàng từ các tập đoàn siêu thị lớn.
Đối tác từ các ban ngành địa phương và viện nghiên cứu được đào tạo về
phương pháp phát triển chuỗi giá trị và các khóa chuyên ngành liên quan tới
công việc của dự án. Họ cũng được đ
ào tạo phương pháp hỗ trợ chuỗi giá trị,
thông qua quá trình học tập từ thực tế hỗ trợ phát triển chuỗi.
Đại lý thu mua bơ được tư vấn hỗ trợ để thành lập doanh nghiệp chuyên kinh
doanh trái cây, được hỗ trợ trong xây dựng kế hoạch kinh doanh và xây dựng cơ
chế quản lý công ty. Nhà sơ chế đóng gói của công ty cũng được hỗ trợ 20%
vốn đầu tư từ nguồn kinh phí c
ủa dự án Hợp tác nhà nước và tư nhân giữa GTZ
và Metro. 80% vốn đầu tư là của doanh nghiệp.
19
Hình 4: Đối tác địa phương trình bày công tác phát triển chuỗi giá trị trái bơ tại Hội thảo
chia sẻ kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị tại Đà Lạt, tháng 11/2008
Quản trị kiến thức và thông tin
Dòng thông tin rõ ràng và minh bạch được thực hiện. Mục tiêu, các tiến độ thực
hiện dự án được thông báo tới tất cả các thành viên tham gia và các bên liên
quan thông qua các cuộc họp, hội thảo và thông tin hàng ngày.
Tờ tin DAKADO thực hiện hai tuần một lần là một công cụ tốt để truyền bá thông
tin, quản lý kiến thức và rút ra bài học kinh nghiệm cho tất cả mọi thành viên
trong chuỗi.
Sáng tạo trong xây dựng thương hiệu
Th
ương hiệu DAKADO đã được lựa chọn giữa hang chục phương án. Tên
thương hiệu là sự kết hợp giữa tên địa phương (Đắk Lắk) và tên trái cây
(avocado). Thương hiệu DAKADO được xây dựng và xuất hiện nhất quán trên
mọi tài liệu marketing và trên từng trái bơ cung cấp từ dự án. Từ DAKADO dễ
phát âm bởi nhiều thứ tiếng, dễ dàng cho giai đoạn xuất khẩu sau này và vì là
tên nhân tạo, rất dễ đang ký b
ản quyền dưới một hoặc nhiều luật bản quyền
khác nhau.
Logo DAKADO lần đầu tiên được xây dựng
giữa năm 2007
Tóm lại, các tác nhân trong chuỗi hợp tác chặt chẽ với nhau, thực hành các quy
chuẩn sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch với sự kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt, và nhờ vậy, đã cung cấp trái bơ chất lượng cao ra thị trường. Mặt
khác, các phản hồi của th
ị trường cũng được thông tin trở lại với người sản xuất.
Hình 5 dưới đây cho thấy một số hoạt động thực hiện trong quá trình xây dựng
chuỗi
20
Hình 5: Một số ví dụ về các hoạt động xây dựng chuỗi
ii. Phát triển thị trường – mở rộng nền tảng bán hàng
Phát triển thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường và các chiến dịch nâng
cao nhận thức người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin về
nhận thức của người tiêu dung, nhu cầu thị trường và các khách hàng tiềm
năng. Các kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng vào việc xây dựng chiến
lược nâng cao nhận thức người tiêu dùng để mở rộng thị trường trái bơ.
Chiến dịch nâng cao nhậ
n thức đầu tiên hướng tới người tiêu dùng thành phố
Hồ Chí Minh City được thực hiện trong mùa bơ tháng 7-8 năm 2007 tại 5 siêu thị
của Sài Gòn Co.op Mart, và siêu thị An Phú của công ty Metro Cash & Carry.
Ngoài các điểm quảng bá này, bơ DAKADO cũng được cung cấp tới các siêu thị
khác của Metro Cash & Carry tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chiến dịch nâng cao nhận thức lần thứ hai được thực hiện trong tháng 7-8 năm
2008 tại 11 siêu thị của Fivi Mart và siêu thị Thăng Long của công ty Metro Cash
& Carry, hướng tới người tiêu dùng ở Hà Nội.
Các chiến dịch này thu được nhiều kết quả tích cực và phản hồi hữu ích từ
người tiêu dùng. Nông dân trồng bơ và đại lý thu mua bơ tích cực tham gia vào
các chiến dịch này. Họ gặp gỡ, cung cấp thông tin về trái bơ, các bảo quản, sử
dụng và các hoạt động của dự án; đồng thời lắng nghe ý kiến cũng như các yêu
Hội thảo
Gặp mặt gi
ữ
a khách hàng và ng
ư
ời sản xuất Hoạt động nhóm
21
cầu của người tiêu dùng. Đại lý thu mua bơ đã thiết lập được mối quan hệ hợp
tác dài hạn với các tập đoàn siêu thị Sài Gon Co.op Mart, Metro Cash & Carry và
Fivi Mart.
‘Ngày DAKADO’, gọi tắt là ‘D-Day’ đã được tổ chức vào ngày 11/07/2008 tại
thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk nhằm quảng bá dự án phát triển chuỗi
giá trị bơ DAKADO. Có khoảng 100 đại biểu đã tham dự hoạt động này. Phần
lớn trong số họ là
đại diện của các nhà hàng, khách sạn tại thành phố Buôn Ma
Thuột, những người có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng trái bơ trong chế
biến thức ăn. Các hoạt động thực hiện trong dự án đã được giới thiệu, sau đó
các đại biểu được chia ra thành 4 nhóm thảo luận những biện pháp để có thể
thực hiện tốt hơn các hoạt động nâng cấp chuỗi. Phần cuố
i của hội thảo là cuộc
thi món ăn ngon nhất làm từ trái bơ. Giải nhất được trao cho món salat bơ được
làm từ trái bơ, rau mầm và tôm do TTƯD thực hiện. Cuộc thi nhằm giới thiệu với
người tiêu dùng cách đa dạng hóa việc sử dụng trái bơ.
Hàng chục tờ báo, tin điện tử và truyền hình đã đưa tin về các hoạt động nêu
trên. Đây là phương thức quảng bá rất hữ
u ích, qua đó người tiêu dùng hiểu biết
thêm về trái bơ và dự án phát triển chuỗi giá trị bơ DAKADO.
Tiếp thị (Marketing)
Các tài liệu tiếp thị giới thiệu trong năm đầu tiên của dự án vào thời điểm giữa
năm 2007 quảng bá cách sử dụng trái bơ với tiêu đề ‘Khám phá sự diệu kỳ…’.
Chương trình này đem đến cho người tiêu dùng các thông tin về những tác dụng
hữu ích của trái bơ trong tăng c
ường sức khỏe, làm đẹp và cách chế biến những
món ăn từ trái bơ.
Trong năm thứ hai, vào thời điểm giữa năm 2008, các tài liệu tiếp thị hướng tới
tạo ra sự yêu thích của người tiêu dùng đối với thương hiệu DAKADO.
Hình 6: Chiến lược tiếp thị, từ nhận thức chung đến yêu thich thương hiệu
2007: Nhận thức chung
Trái bơ là trái bơ là …
2008 thương hiệu được yêu thích
Trái bơ là DAKADO
22
Hành động tập thể tính truy nguyên nguồn gốc của bơ DAKADO được nhấn
mạnh để tạo niềm tin của khách hàng. Chiến lược ‘3-A’ được áp dụng: Đầu tiên
là tạo sự chú ý (Attention) của người tiêu dùng, tiếp đó là thu hút (Attraction) và
cuối cùng là chấp nhận (Adoption).
Tính truy nguyên nguồn gốc
Hình 7: Tem dán trên mỗi trái bơ DAKADO với số hiệu cho phép truy nguyên nguồn gốc
Hình 8 dưới đây là một số vị dụ về tài liệu quảng cáo:
Hình 8: Các áp phích quảng bá trái bơ và dự án phát triển chuỗi bơ DAKADO
Trang web được thiết lập nhằm quảng bá bơ DAKADO và
thu nhận các thông tin phản hồi của người tiêu dùng. Khách hàng đánh giá cao
sự hấp dẫn của trang web, và quan trọng hơn, trang web đem đến cho người
tiêu dùng những thông tin quan trọng về cách sử dụng và bảo quản trái bơ.
Nhiều khách hàng thể hiện mong muốn tham gia dự án để cung cấp bơ DA-
KADO tới các thị trường trong nước.
iii. Cải tiến chất lượng
23
Định hướng chiến lược cải tiến chất lượng bao gồm các hoạt động ngắn và dài
hạn. Kết quả của các hoạt động trong ngắn hạn tạo đà cho sự hợp tác của các
tác nhân trong chuỗi và khuyến khích họ đầu tư vào các hoạt động của dự án.
Cải tiến chất lượng trong ngắn hạn
Mục tiêu trong giai đoạn ngắn hạn là tạo ra những “Thành công nhanh”: Chất
lượng sản phẩm được cải tiến thông qua phát triển (1) thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (GAP) cho nông dân, (2) quy trình vận hành chuẩn (SOP) cho các
hoạt động sau thu hoạch, (3) phát triển các mẻ bơ đồng đều, (4) giới thiệu các
dụng cụ thu hái hiệu quả, (5) bảo quản và kho lạnh (6) các giải pháp đóng gói.
Các chuyên gia từ công ty Fresh Studio, Sở KHCN và TTƯD đã tích cực tham
gia trong đ
iều phối các hoạt động của dự án, thực hiện các khóa đào tạo về
GAP, SOP và công cụ thu hái. WASI tham gia vào các thí nghiệm phương pháp
canh tác và phát triển tài liệu thực hành nông nghiệp tốt cho cây bơ.
Thực hành nông nghiệp tốt trong canh tác bơ
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong canh tác bơ được Sở KHCN và WASI
phối hợp xây dựng, thu thập những kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu ở
Việt Nam và trên thế giới. GAP giới thiệu các phương pháp, kỹ thu
ật trồng, bảo
vệ cây trồng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và an toàn khi tiêu dùng.
Các khóa đào tạo GAP được các chuyên gia của Sở KHCN và TTƯD thực hiện.
Nông dân được khuyến khíc trồng bơ hàng hóa, chú trọng lựa chọn các giống
bơ được thị trường ưa chuộng. 09 giống bơ tiềm năng đã được xác định và
giống bơ Booth 7 được giới thiệu để nông dân canh tác. 480 nông dân
đã được
đào tạo về GAP.
Kỹ thuật thu hái và phát triển công cụ thu hái
Nông dân và người mua gom trước đây thường thu hái bơ bằng cách rung cây
cho trái rụng xuống đất rồi gom chúng lại. Cách làm này thường làm trái bơ bị
dập và làm mất cuống bơ, điều này dẫn đến việc trái bơ thường bị thối hỏng ở
bên trong và nhiễm bẩn.
Dự án đã nghiên cứu và giới thiệu công cụ thu hái. Công cụ này
đảm bảo sự
đơn giản, dễ sử dụng, giữ được cuống bơ và trách làm dập nát trái bơ. Sau khi
được phát triển, công cụ thu hái đã được thử nghiệm, rút kinh nghiệm nhiều lần.
Nông dân và người mua gom trong dự án đã được đào tạo cách sử dụng công
cụ thu hái, tránh việc rung cây như trước đây.
Hình 9: Kỹ thuật thu hái, công cụ thu hái và quy trình vận hành