Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tìm hiểu và đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã hương toàn - huyện hương trà – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.18 KB, 45 trang )

Phần 1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ xã hội nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vô cùng quan
trọng. Bởi đây là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực, thực phẩm cho
người tiêu dùng và là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Do vậy,
nông nghiệp luôn chiếm sự quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế của đất nước,
dù nó không phải là ngành hấp dẫn đầu tư do lợi nhuận mà ngành nông
nghiệp đem lại thường thấp hơn các ngành khác. Mặt khác, với một nước
nông nghiệp như nước ta hiện nay khi mà hơn 70% dân số của chúng ta vẫn
còn sống ở khu vực nông thôn, và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp
thì nông nghiệp càng có vai trò to lớn trong sự phồn vinh, ổn định của xã hội.
Sự phát triển của nông nghiệp sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của nền
kinh tế. Đời sống của người nông dân có được cải thiện thì mới bảo đảm được
cho sự phát triển của cả nước.
Dịch vụ sản xuất là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất
cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp
cũng như các hoạt động dịch vụ. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện
nay, nông dân cần nhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tư,… để
phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân thường là những người có trình độ
học vấn thấp, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cận với
thông tin thị trường kém, ngại đổi mới trong phương thức làm ăn. Với nguồn
vốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những phương thức sản xuất
truyền thống của mình. Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như hỗ
trợ các hoạt động sản xuất cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời
là rất cần thiết.
Mặt khác, các hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp cũng gặp
nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hoạt động phân phối qua nhiều
khâu trung gian, vì vậy khi đến tay người dân thì giá bị đẩy lên cao, nhiều khi
không đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân. Đặc biệt hiện nay các đơn vị làm
dịch vụ nông nghiệp còn chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt, mạnh ai nấy
làm, cung ứng manh mún, tản mạn. Bên cạnh đó các tổ chức, đoàn thể quần


chúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa được sử
1
dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của mình. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp, tư
nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và những người sản
xuất nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nông
dân.
Hương Toàn là một xã đồng bằng có địa hình thấp trũng, nằm ở phía
bắc của thành phố Huế. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xã Hương
Toàn còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạ với nông dân,
dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít phát triển, nguồn
vốn đầu tư còn ít. Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cận
các yếu tố dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ những lý do
trên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Tìm hiểu và đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông
nghiệp tại xã Hương Toàn - huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ cho quá trình sản xuất
nông nghiệp tại xã Hương Toàn. Trên cơ sở đó xác định những điểm mạnh,
điểm yếu của mỗi hệ thống nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phục
vụ của từng hệ thống.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và mô tả thực trạng hoạt động của hệ thống cung ứng dịch
vụ cho quá trình sản xuất nông nghiêp tại xã Hương Toàn.
- Đánh giá hiệu quả cung ứng của mỗi hệ thống cung ứng dịch vụ cho
quá trình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi hệ thống cung ứng dịch vụ

cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng
dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn.
2
Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về sản xuất nông nghiệp
Khái niệm về sản xuất:
Là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản
xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào, sản xuất cho ai, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động. Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của
con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là
khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực
hiện. Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại: loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất,
đá, thủy sản các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công
nghiệp khai thác, loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của
lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông loại này là đối tượng
lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Tư liệu lao động là một vật hay
các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao
động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng
lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy
móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như
nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao

động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm.[2]
Khái niệm về nông nghiệp:
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
3
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Có hai loại nông nghiệp chính:
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong
nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm
nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao
gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu
ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
thường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp
chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao
nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác
như: sợi dệt, chất đốt, da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo
giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp.
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông
nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây
giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.[3]
Khái niệm về sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức
ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây
trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. Công việc nông nghiệp cũng được biết
đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà
4
phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm
tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.[4]
2.1.2. Lý luận về dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Khái niệm về dịch vụ:
Cùng với việc vai trò của dịch vụ ngày càng tăng, các học giả đã chú ý
nhiều hơn tới việc nghiên cứu về dịch vụ. Một số người cho rằng dịch vụ thực
chất là “các hoạt động không mang tính đồng nhất, chủ yếu tồn tại dưới hình
thức phi vật chất do các cá nhân hoặc các tổ chức cung cấp, trong đó hoạt
động tiêu thụ và sản xuất diễn ra đồng thời”. Như vậy, định nghĩa này coi
dịch vụ thực chất là một loại sản phẩm vô hình và dựa vào các thuộc tính của
dịch vụ để đưa ra khái niệm. Việc xác định như vậy chưa thể hiện tính bao
quát trong xác định khái niệm rõ ràng về dịch vụ. Chẳng hạn, một số dịch vụ
cũng có thể hữu hình như các dịch vụ cắt tóc hoặc xem ca hát, nhạc kịch.
Tuy nhiên, trên thực tế chưa hề có định nghĩa nào thật chính xác về
dịch vụ. Vậy để có cơ sở phân biệt dịch vụ với hàng hoá có lẽ cần phải dựa
vào những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ so với sản phẩm hàng hoá.
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho
bên kia và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn
liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hoá nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và

những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản
phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa và dịch vu. Dịch vụ có các
đặc tính sau. Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra một cách đồng thời. Sản
xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Dịch vụ mang tính chất không
đồng nhất. Dịch vụ không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêu
dùng. Dịch vụ không lưu trữ được, không thể lập kho để lưu trữ như hàng
hóa. Toàn thể những người cung cấp dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba của
nền kinh tế.
Đặc trưng của dịch vụ:
5
Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình khác, như
tính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính không ổn định về
chất lượng, tính không lưu giữ được.
Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể, do vậy nó rất dễ bắt chước. Điều
này làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là thách
thức chủ yếu của marketing dịch vụ.
Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời được. Trong
đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ
được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa
có khách hàng thì chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.[5]
Khái niệm về dịch vụ nông nghiệp:
Là hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất bao gồm các dịch vụ đầu vào và
đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Là dịch vụ chủ yếu nhất ở khu vực nông
thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thu công nghiệp, cải thiện đời sống
vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân nông thôn. Dịch vụ sản xuất nông
nghiệp bao gồm:
Dịch vụ lao động trong nông nghiệp nông thôn thực hiện các hoạt động
giới thiệu việc làm , tổ chức làm thuê các công việc nông lâm ngư nghiệp.
Dịch vụ tín dụng nông nghiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm đáp
ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất bao gồm các dịch vụ sản xuất và cung
ứng giống mới, hướng dẫn kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tham gia
dịch vụ này có các cơ quan như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư các
cấp của nhà nước, các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các hợp tác xã làm
dịch vụ.
Đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp:
Dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ: Do đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy hoạt động dịch vụ phục vụ
nó cũng mang tính thời vụ rõ nét. Việc cung ứng dịch vụ chỉ xuất hiện vào
những thời điểm hiện tại trong năm, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở ngành trồng
trọt. Do đó, muốn cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất các đơn vị phải biết
6
cách nắm bắt chắc chắn lịch thời vụ, để tổ chức dự trữ hợp lý đáp ứng kịp
thời nhu cầu người nông dân.
Dịch vụ nông nghiệp được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và
mang tính chất cạnh tranh cao. Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các
thành phần kinh tế khác nhau tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đó
cạnh tranh giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt.
Các đơn vị muốn mở rộng dịch vụ có hiệu quả thì phải tìm cách cạnh tranh
thắng lợi, phù hợp với thế mạnh của mình.
Dịch vụ nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi
rộng lớn. Các loại hình dịch vụ đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và
sử dụng dịch vụ để dễ dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuất
của người sản xuất. Muốn làm điều này, phải phát triển các Hợp tác xã
nông nghiệp dịch vụ, để huy động sự tham gia của xã viên vào quá trình
cung cấp dịch vụ.[1]
2.1.3. Lý luận về cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ sản xuất nông nghiệp được quan niệm chỉ là đem đến cho
người dân những thứ mà họ cần, hệ thống cung ứng dịch vụ sẽ có thể gặp khó
khăn khi người dân đòi hỏi điều gì đó mà đơn vị cung ứng không thể đáp ứng

được. Ngược lại, nếu hiểu khái niệm về dịch vụ ở một góc độ rộng hơn, bao
gồm nhiều nhu cầu trừu tượng khác nhau, hệ thống cung ứng sẽ luôn đem đến
cho người dân một dịch vụ đúng với mong đợi của họ. Thông thường, người
dân có những nhu cầu cơ bản sau đây khi sử dụng một dịch vụ sản xuất nông
nghiệp.
- Sự thân thiện: Đây là yếu tố cơ bản nhất. Khách hàng nào cũng thích
được đón tiếp, thân thiện, lịch sự và niềm nở.
- Sự thấu hiểu và cảm thông: Khách hàng luôn muốn được lắng nghe,
được giãi bày những khó khăn, rắc rối của họ và thường tìm đến doanh
nghiệp để được cảm thông, chia sẻ.
- Sự công bằng: Được đối xử công bằng cũng là một trong những yêu
cầu hàng đầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
7
- Sự kiểm soát: Khách hàng muốn có cảm giác rằng mình giữ được thế
chủ động trong quan hệ với doanh nghiệp, có khả năng chi phối quá trình
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp để đạt được kết quả mà họ mong đợi.
- Sự lựa chọn: Khách hàng luôn mong muốn doanh nghiệp đem đến cho
họ nhiều sự lựa chọn khác nhau để có được cái mà họ cần.
- Các thông tin: Khách hàng muốn được hướng dẫn, tư vấn về sản
phẩm cũng như các chính sách, thủ tục mà họ sẽ phải gặp và làm theo khi
giao dịch với doanh nghiệp.
Người dân chỉ hỏi đơn vị cung ứng cái mà họ cần chứ không bao giờ
nói ra những nhu cầu cơ bản kể trên. Chất lượng dịch vụ là một trong những
yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy, các
doanh nghiệp thường cố gắng để cung ứng được những dịch vụ chất lượng
cao hơn các đối thủ của mình. Điều quan trọng là đáp ứng được đòi hỏi hay
cao hơn những mong đợi về chất lượng dịch vụ của khách hàng mục tiêu.
Những mong muốn của khách hàng về dịch vụ được hình thành từ sự hiểu
biết của họ về dịch vụ đó, những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những
lời truyền miệng và quảng cáo của doanh nghiệp.[6]

2.1.4. Các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay
- Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: dịch
vụ cung ứng vật tư, dịch vụ giống cây trồng vật nuôi
- Dịch vụ các khâu sản xuất nông nghiệp bao gồm: dịch vụ làm đất,
dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y.
- Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp: dịch
vụ chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. [1]
2.1.5. Các hình thức tổ chức dịch vụ nông nghiệp
Hộ dịch vụ:
Hộ dịch vụ là loại hình dịch vụ quy mô nhỏ với lực lượng lao động gia
đình, dưới sự chỉ huy, điều hành của chủ gia đình. Tiến hành dịch vụ tại địa
phương thôn xã là chủ yếu như: hộ vận tải, hộ cày thuê, hộ bơm nước thuê.
Doanh nghiệp dịch vụ tư nhân:
Đó là các doanh nghiệp cung ứng kỹ thuật, sữa chữa máy móc, nông
cụ, xưởng chế biến nông sản. Các doanh nghiệp tư nhân này, ngoài lao động
8
gia đình còn thuê mướn thêm một số nhân công cần thiết nhất là lao động kỹ
thuật và lao động nghiệp vụ lành nghề. Số lượng cửa hàng, cửa hiệu, số cơ sở
giao dịch, cơ sở đại lý của mỗi doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào địa
bàn kinh doanh rộng hay hẹp, khối lượng dịch vụ lớn hay nhỏ, tập trung hay
rải rác.
Doanh nghiệp dịch vụ nhà nước ở nông thôn:
Bao gồm các doanh nghiệp cơ sở, các công ty, các liên hiệp dịch vụ
thuộc sở hữu nhà nước. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng do nhà
nước quy định. Ở các liên hiệp thì các doanh nghiệp cơ sở vẫn giữ vai trò độc
lập nhất định và hạch toán riêng, chỉ thống nhất về kế hoạch, chính sách và
các biện pháp phối hợp kinh doanh.
Tổ hợp tác dịch vụ và hợp tác xã dịch vụ:
Đây là hình thức liên kết kinh doanh dịch vụ của các hộ dịch vụ và các
hộ sản xuất với quy mô khác nhau. Tổ hợp tác dịch vụ là hình thức liên kết

dịch vụ của các hộ hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dưới sự điều hành
của tổ trưởng. Tổ trưởng là người có cổ phần lớn và có khả năng kinh doanh
dịch vụ. Hợp tác xã dịch vụ là hình thức liên kết với quy mô vài chục hộ trở
lên do bản thân hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải gắn kết họ lại với nhau. Hoạt
động của hợp tác xã tuân theo các quyết định của đại hội toàn thể hoặc đại hội
đại biểu xã viên và chịu sự điều hành của chủ nhiệm, ban quản lý được đại
hội bầu ra. Xã viên hoàn toàn tự nguyện khi gia nhập hoặc khi rút ra khỏi hợp
tác xã, làm chủ thực sự phần tài sản, phần vốn của mình bỏ vào hợp tác xã và
được hưởng quyền lợi dịch vụ, hiệu quả kinh doanh tương ứng với cổ phần
mà mình đã đóng góp vào hợp tác xã.
Công ty cổ phần dịch vụ:
Công ty cổ phần dịch vụ trước hết là hình thức tổ chức liên doanh giữa
các cổ đông lớn. Cổ đông cũng có thể là các doanh nghiệp tư nhân giàu có,
những doanh nghiệp nhà nước và có thể cả các Hợp tác xã lớn.[1]
2.1.6. Vai trò của dịch vụ nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp
Với tính cách là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế nông thôn,
hình thành và phát triển trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với cơ cấu kinh tế
nông thôn, các ngành dịch vụ nông nghiệp có những vai trò khách quan. Tuỳ
9
theo từng giai đoạn phát triển kinh tế nông thôn, vai trò của các ngành dịch vụ
biểu hiện khác nhau. Trong điều kiện bước vào đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sự phát triển các
ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng biểu hiện trên các
khía cạnh chủ yếu sau đây. Cung ứng các nhu cầu đầu vào cho sản xuất nông
nghiệp. Thực hiện tốt việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản, phân phối đối
với các loại vật tư hàng hoá cung ứng cho sản xuất nông nghiệp.[1]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp của nước ta
Những năm gần đây nước ta đã rất quan tâm phát triển dịch vụ nông
nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế -

xã hội nông thôn. Các hoạt động dịch vụ thu hút khoảng 14% việc làm khu
vực nông thôn, 11.2% số hộ làm dịch vụ, tỷ trọng GDP từ hoạt động dịch vụ
nông nghiệp chiếm 13,8% trong cơ cấu kinh tế nông thôn (2009) đã góp phần
làm giảm đáng kể tính thuần nông trong sản xuất nông nghiệp. Các loại hình
dịch vụ của khu vực kinh tế nhà nước, hợp tác xã và tư nhân cùng song song
phát triển, đáp ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá.
Tuy vậy, không ít các cơ sở dịch vụ nhà nước ở khu vực nông thôn làm
ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, cơ chế quản lý kém và thiếu năng động.
Nhiều Hợp tác xã hoạt động mang tính hình thức, yếu kém, thiếu sự hấp dẫn
với người dân. Không ít cơ sở dịch vụ tư nhân ở nông thôn được khuyến
khích hình thành nhưng yếu về năng lực tài chính, không có chuyên môn,
cung cấp dịch vụ chất lượng tương đối thấp. Sự phát triển và hiệu quả hoạt
động dịch vụ nông nghiệp bị hạn chế do khó khăn về kinh tế, sự yếu kém của
cơ sở hạ tầng nông thôn.[1]
10
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
của xã Hương Toàn.
+ Các hệ thống cung ứng dịch vụ và hình thức hoạt động của mỗi hệ
thống:
Hình thức cung cấp dịch vụ nông nghiệp của Hợp tác xã
Hình thức cung cấp dịch vụ nông nghiệp của Tư nhân
- Thực trạng về khả năng cung ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ nông
nghiệp ở Hương Toàn
+ Quy mô phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ
+ Quy mô về số lượng người sử dụng dịch vụ của mỗi hệ thống
- Đánh giá về hệ thống cung cấp dịch vụ nông nghiệp ở Hương Toàn
+ So sánh hiệu quả hoạt động dịch vụ nông nghiệp giữa Hợp tác xã và
doanh nghiệp, tư nhân.

+ Xác định điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ thống cung ứng dịch
vụ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân tham gia hoạt động sản
xuất nông nghiệp và các nguồn cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã Hương Toàn.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại
10 thôn của xã Hương Toàn - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu trong vòng 4 tháng từ
ngày 3/1/2011 đến 6/5/2011
3.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
- Phương pháp chọn mẫu:
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trên danh sách đối tượng ngiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
11
+Thu thập thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp thông
qua các báo cáo hàng năm của xã, hợp tác xã, báo cáo kinh doanh của các cơ
sở dịch vụ tư nhân.
+Thu thập thông tin sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông
qua bảng hỏi bán cấu trúc đối với hộ.
Tiến hành phỏng vấn 15 hộ làm nông nghiệp: trong đó 5 hộ là xã viên
của Hợp tác xã Tây Toàn, 5 hộ là xã viên của Hợp tác xã Đông Toàn, 5 hộ
không thuộc Hợp tác xã.
Phỏng vấn 2 cán bộ của Hợp tác xã Đông Toàn và Hợp tác xã Tây Toàn
Phỏng vấn 2 cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp
Phỏng vấn 1 cán bộ xã Hương Toàn.
Tiến hành thảo luận nhóm từ 8 - 10 người để thu thập thông tin cấp
cộng đồng.
- Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2003. Tiến hành thống kê mô tả
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
12
4.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội xã Hương Toàn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Xã Hương Toàn thuộc huyện Hương Trà nằm ở vi trí
phía bắc TP Huế và theo Quốc lộ 1A 9km, cách trung tâm huyện về phía Tây
nam 6km. Phía đông giáp xã Hương Vinh, Hương Sơ; Phía tây giáp Hương
Xuân; Phía nam giáp xã Hương Chữ; Phía bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện
Quảng Điền.
+ Địa hình thổ nhưỡng: Về địa hình, địa thế có phần đơn giản, giới hạn
độ cao so với mặt nước biển không quá 2,2 m, thấp nhất 0,2 m. Hình dạng bề
mặt chủ yếu là bằng phẳng, đều được cấu tạo bởi lớp trầm tích trẻ gồm chủ
yếu là phù sa được bồi, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tác
thường dày trên 20 cm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.
+ Khí hậu: mang tính chất chung của huyện. Nhiệt độ trung bình hằng
năm là 25o C, nhiệt độ cao nhất là 40oC, thấp nhất là 10,5 oC. Tổng tích nhiệt
cả năm là 9.150 oC, số giờ nắng trung bình năm là 1.952 giờ. Chế độ mưa:
lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến
hết tháng 11 hằng năm, vào những tháng này thường xãy ra lũ lụt.
+ Tài nguyên:
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1220 ha, trong đó: đất nông nghiệp
651,89 ha, đất phi nông nghiệp 568,11 ha. Diện tích đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng là 135, 95 ha, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và nuôi trồng
thuỷ sản, diện tích ao hồ nuôi cá nước ngọt là 8,51 ha, cá lồng trên sông Bồ là
180 lồng.
Biểu đồ 1: Đặc điểm đất đai của xã Hương Toàn
13
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn năm 2010)

Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò hết sức
to lớn trong sản xuất cũng như góp phần tạo thu nhập cho người dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng:
Giao thông của xã hiện nay đã được đầu tư nâng cấp nhiều. Trong xã có
hai tuyến đường tỉnh lộ là 8B và Nguyễn Chí Thanh ngang qua với chiều dài
hơn 8 km tạo điều kiện lưu thông hàng hoá rất thuận lợi. Đường thôn xóm
hiện nay là 46,4 km cơ bản đã bê tông hoá hơn 90%, tuy nhiên qua quá trình
sử dụng đã xuống cấp cần phải duy tu bảo dưỡng và làm mới một số đoạn.
Đường nội đồng của xã có chiều dài 34,5 km đã bê tông hoá 3 km, đổ đất cấp
phối 6 km.
Toàn xã có 2 trạm bơm điện công suất tưới trên 200 ha, còn lại là bơm
dầu. Đê bao chống úng là 20km, diện tích vùng thấp là 120 ha phải tiêu nước
trong vụ đông xuân để sản xuất. Chiều dài kênh mương thuỷ lợi là 34,3 km và
đã bê tông hoá được 25,3 km. Xã có 8 trạm biến áp với đường dây hạ thế dài
23 km. Số hộ sử dụng điện là 2732 hộ, đều do Hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ
điện quản lý, bảo dưỡng và vận hành, tuy nhiên từ giữa năm 2011 hệ thống
điện đã được chuyển giao cho công ty điện lực quản lý.
Hệ thống giáo dục của xã đang từng bước được cải thiện, hiện nay xã
có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia. Xã có một trạm y tế gồm 8 nhân viên, 5
phòng và 6 giường bệnh, trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên cần
14
phải được cao tầng hoá để đảm bảo nhu cầu khám chửa bệnh cho nhân dân.
Xã đã có nhà văn hoá trung tâm xã được xây dựng kiên cố, 4 nhà văn hoá
cộng đồng thôn đã được xây dựng khang trang. Một sân vận động diện tích
0,65 ha đã xuống cấp, cần phải được nâng cấp để phục vụ thi đấu thể dục thể
thao. Hiện nay xã có 1 bưu điện văn hoá và 2 điểm dịch vụ về internet. Con số
này cho thấy tỷ lệ người có khă năng tiếp cận với thông tin là còn rất thấp.
Điều nay đang hạn chế rất lớn sự phát triển về đời sống văn hóa, thông tin cho
người dân. Chợ trung tâm của xã nằm tại làng Hương Cần, trên tuyến tỉnh lộ

8B là nơi phục vụ nhu cầu buôn bán trao đổi chính của người dân trong xã,
tuy nhiên đã xuống cấp. Ngoài ra có 5 chợ nhỏ lẻ tại các làng trên địa bàn xã.
- Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất:
Toàn xã hơn 85% dân số sống về nông nghiệp và các nghành nghề thủ
công như nấu rượu gạo, làm cốm, chằm nón, làm bún và các nghành nghề
dịch vụ khác. Mức sống trung bình, thu nhập hằng năm khoảng 8,5 triệu đồng
/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo là 7,4%. Tổng số hộ hiện nay là 2.735 hộ, tổng số
nhân khẩu là 13.679 người. Trong đó tổng số lao động là 6.481 người bao
gồm: lao động nông nghiệp 3514 người, lao động tiểu thủ cồng nghiệp 1088
người, lao động thương mại dịch vụ 998 người, lao động khác 881 người. Đa
số lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề thủ công, một số ít
được đào tạo chuyên môn làm việc ở cơ quan, nhà máy, lao động phổ thông
còn nhiều dẫn đến thu nhập chưa cao. Hiện nay toàn xã có 2 Hợp tác xã nông
nghiệp, có 4 trang trại trồng trọt và chăn nuôi nhưng quy mô nhỏ lẻ, ngoài ra
còn có 1 doanh nghiệp xây dựng. Nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền xã là phải
tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện phát
triển cho các hệ thống cung cấp dịch vụ nông nghiệp.
15
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của xã Hương Toàn
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn năm 2010)
Điều này cho thấy tỷ lệ người tham gia vào sản xuất nông nghệp là rất
lớn, nhu cầu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất cao trong khi chỉ có 15%
số người tham gia cung cấp dịch vụ, bao gồm các loại dịch vụ cho sản xuất,
sinh hoạt cũng như vui chơi giải trí. Vì vậy việc tăng cường phát triển thương
mại dịch vụ không chỉ giúp cải thiện cơ cấu lao động mà còn giúp nâng cao
sản xuất, tạo thu nhập cho người dân.
4.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở xã Hương Toàn:
- Về nông nghiệp:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của xã Hương Toàn là làm nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng nguồn thu từ nông nghiệp năm 2010 là

54,0 tỷ đồng so kế hoạch năm 2009 đạt 99,09%. Trong đó, diện tích trồng lúa
của xã là 1126 ha, năng suất bình quân 56 tạ/ha, sản lượng 6.305 tấn. Diện
tích trồng rau màu là 149 ha, sản lượng là 670 tấn. Tổng sản lượng lương thực
cả năm đạt 6.935 tấn. Tỉ lệ sử sụng giống lúa cấp I của xã là 95%. Diện tích
sản xuất giống lúa cấp I của 2 Hợp tác xã là 10 ha. Giá trị sản xuất bình quân
1 ha canh tác hiện nay 50.000.000đ. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu bò là 202
con, so với cùng kỳ giảm 64 con. Đàn lợn là 8.550 con, so với cùng kỳ tăng
2.050 con. Cá lồng là 198 lồng với sản lượng là 39,4 tấn. Tổng số hồ nuôi cá
16
có diện tích là 9,1 ha với sản lượng cá là 36,3 tấn. Tỷ lệ lao động ngành nông
nghiệp của xã chiếm 64,5%.
Bảng 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của xã Hương Toàn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
Diện tích trồng lúa Ha 1126
Diện tích rau màu Ha 149
Đàn trâu, bò Con 202
Đàn lợn Con 8.550
Cá lồng Lồng 198
Hồ nuôi cá ha 9,1
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn năm 2010)
- Về dịch vụ nông nghiệp:
Hiện nay toàn xã có 2 Hợp tác xã là Hợp tác xã Đông Toàn và Hợp tác
xã Tây Toàn đảm nhận việc cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã
viên. Có 5 cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, trong đó 3 cửa hàng cung
ứng thức ăn chăn nuôi, phân bón và 2 cửa hàng cung ứng thuốc bảo vệ thực
vật. Có 2 cửa hàng thuốc thú y. Ngoài ra còn có các hộ gia đình đảm nhận
thêm việc cung ứng vật tư nông nghiệp tại mỗi làng.
4.3. Hình thức cung cấp dịch vụ của hệ thống dịch vụ sản xuất nông
nghiệp tại xã Hương Toàn.
Hiện nay hệ thống cung cấp dịch vụ tại xã Hương Toàn có 2 loại hình

đơn vị chính tiến hành cung cấp dịch vụ, đó là: Hợp tác xã và tư nhân. Trong
loại hình của hợp tác xã tại Hương Toàn hiện nay có 2 hợp tác xã là Đông
Toàn và Tây Toàn. Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ này trong thời
gian qua đã có sự phát triển đáng kể.
Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong vòng 3 năm từ 2009 đến 2011,
số cơ sở cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng thêm 11 cơ sở. Chính
việc nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân nên các hộ gia đình đã mạnh dạn
đầu tư tham gia kinh doanh dịch vụ. Đây vừa là hoạt động tạo ra thu nhập
đáng kể cho các hộ, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất của
người dân. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hương
17
Toàn, thực hiện được điều này cũng nhờ phần lớn vào sự chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo xã trong việc khuyến khích phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp
đến từng thôn.
Năm 2011 được đánh dấu bằng sự phát triển nhanh của các cơ sở dịch
vụ tư nhân, từ số cơ sở dịch vụ tư nhân tăng lên 73 trong năm 2010 thì
đến đầu năm 2011 thì con số này đã là 82. việc phát triển kinh doanh
dịch vụ tập trung vào mở rộng dịch vụ cung ứng phân bón nhằm tiết
kiệm thời gian cho người dân, tuy nhiên khối lượng cung ứng của các
cơ sở cung cấp phân bón không cao, điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng
dịch vụ phân bón đến nay đã bảo hoà. Số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ
thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng vật nuôi không tăng bởi các
loại hình dịch vụ này yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe hơn đồng thời
nhu cầu còn chưa cao nên số lượng chưa được mở rộng. Ngoài các loại
giống cây trồng vật nuôi chính, hầu hết các loại giống đều do người dân
mua trực tiếp tại các gia đình ở trong thôn. Hoạt động cung ứng giống
này vẫn mang tính tự phát chưa có sự quản lý cụ thể.
Bảng 2: Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông
nghiệp
Loại hình dịch

vụ
2009 2010 2011
Hợp tác


nhân
Hợp tác


nhân
Hợp tác


nhân
Cung ứng phân
bón
2 14 2 15 2 20
Cung ứng thuốc
bảo vệ thực vật
2 7 2 7 2 7
Cung ứng thức
ăn chăn nuôi
- 14 - 14 - 15
Dịch vụ xay xát - 17 - 17 - 19
Cung ứng giống 2 2 2 2 2 2
Dịch vụ làm đất 2 4 2 5 2 5
Dịch vụ thuỷ lợi 2 3 2 3 2 4
18
Tổng 71 73 82
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp mà hệ thống dịch vụ tại
Hương Toàn hiện nay cung cấp bao gồm 3 khâu sản xuất nông nghiệp chính,
đó là: dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ các khâu
sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sau sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm cung
cấp các dịch vụ này của mỗi hệ thống cung cấp dịch vụ cho thấy sự đa dạng
trong loại hình dịch vụ nông nghiệp, cũng như trong đáp ứng nhu cầu sản xuất
của người dân.
4.3.1. Dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
- Dịch vụ cung ứng vật tư.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển
của thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp, vì để nông nghiệp phát triển thì
cần phải có sự đầu tư thoả đáng đảm bảo cho nông nghiệp theo kịp các ngành
khác. Thực trạng phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn
đã cho thấy rõ nét điều này. Hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp đã đáp
ứng được nhu cầu của dân cho sản xuất. Hiện nay hệ thống cung ứng vật tư
gồm có 2 loại hình đơn vị, đó là Hợp tác xã và tư nhân.
Để tạo điều kiện cho bà con xã viên có đủ vật tư, phân thuốc nông
nghiệp đầu tư thâm canh sản xuất cây trồng nhằm tăng năng suất. Hợp tác xã
đã đứng ra ứng trước đầu tư cho xã viên, cuối vụ thu hoạch Hợp tác xã sẽ thu
lại vốn và lãi nhẹ theo quy định. Nếu xã viên trả chậm thì công ty vật tư nông
nghiệp tỉnh sẽ tính thêm lãi 1% trên 1 tháng. Hằng vụ Hợp tác xã tiến hành
cung ứng thuốc diệt cỏ và phân tổng hợp NPK 16-16-8. tuỳ theo số lượng
đăng ký của xã viên. Trường hợp đặc biệt nếu có bệnh dịch xảy ra đại trà thì
Hợp tác xã sẽ mua thuốc bảo vệ thực vật và kịp thời cung ứng cho bà con xã
viên mua nợ. Cuối vụ sản xuất sẽ thanh toán lại cho Hợp tác xã, và Hợp tác xã
không tính lãi của bà con. Dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm đã tạo điều
kiện cho nông dân yên tâm sản xuất. Đây chính là lợi thế của hợp tác xã khi
cung cấp vật tư nông dân. Chính vì vậy nguồn cung phân bón cho nông dân từ
Hợp tác xã vẫn là chủ yếu, người dân chỉ mua thêm ở tư nhân để tăng năng
19

suất cây trồng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn theo kinh nghiệm sản
xuất.
Các cơ sở cung ứng vật tư của tư nhân thường nằm ở trung tâm xã và
một số thôn có hoạt động nông nghiệp lớn. Các đại lý vật tư lớn tại xã còn
đảm nhận cung cấp vật tư cho các cơ sở kinh doanh vật tư ở các thôn. Người
dân thường tới đại lý mua vật tư với số lượng lớn và thanh toán ngay tại thời
điểm mua. Các cơ sở cung cấp vật tư thường cung cấp đủ các loại vật tư như
NPK, đạm, lân thức ăn chăn nuôi được sử dụng chủ yếu trong xã là thức
ăn cho heo, thức ăn gia cầm và thức ăn cho cá.
Các các cơ sở kinh doanh vật tư tại các thôn chủ yếu là thức ăn chăn
nuôi, và phân bón với số lượng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trồng trọt,
chăn nuôi trong thôn. Số lượng mặt hàng không lớn, tuy nhiên lại phù hợp với
nhu cầu của người dân trong thôn, đồng thời hình thức thanh toán hết sức linh
hoạt tuỳ theo mối quan hệ trong thôn.
- Dịch vụ giống cây trồng vật nuôi.
Hợp tác xã hiện nay chỉ đảm nhận cung cấp giống cây trồng trong đó
bao gồm giống lúa và lạc. Để có đủ lượng giống cấp I gieo sạ trên toàn diện
tích của Hợp tác xã, vào đầu vụ Hợp tác xã tiến hành hợp đồng mua giống cấp
I tại công ty giống cây trồng của tỉnh nằm trong quy trình cơ cấu giống của
Hợp tác xã, theo số lượng yêu cầu của xã viên tại đội để bà con sản xuất vì
giống cấp I ít nhiễm sâu bệnh và cho năng suất cao. Đối với các loại giống
mới Hợp tác xã sẽ thử nghiệm từ 1 đến 2 vụ để tính năng suất, tình hình
nhiễm sâu bệnh, khí hậu, thời tiết, phù hợp với tầng đất canh tác trước khi đưa
ra sản xuất đại trà. Hằng vụ Hợp tác xã sẽ quy vùng ở các đội sản xuất để gieo
sạ từ 4 đến 6 ha giống HT1 nguyên chuẩn để sản xuất giống cấp I để bà con
tự trao đổi nhằm giảm bớt chi phí mua giống.
Còn các giống vật nuôi chủ yếu do các hộ gia đình cung cấp, hình thức
mua bán chủ yếu được tiến hành tại nhà hay các chợ đầu mối. Điều này giải
thích cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún của người dân. Chỉ có một
ít hộ chăn nuôi lớn như nuôi heo, nuôi cá mới mua giống tại công ty giống,

đây là nguyên nhân khiến nhiều đợt dịch đã xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên
chủng loại giống cây trồng, vật nuôi của các cơ sở tư nhân chưa đa dạng, chưa
20
đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân. Chất lượng cây và con giống còn
thấp
4.3.2. Dịch vụ các khâu sản xuất nông nghiệp.
- Khâu làm đất.
Nói về sản xuất nông nghiệp khâu dịch vụ sức kéo là vấn đề rất quan
trọng đối với người dân. Nếu người dân tự đảm nhận thì ảnh hưởng tới thời
vụ và quy trình sản xuất, đồng thời dễ bị tư nhân chèn ép giá cả. Cho nên
người dân đã kí kết hợp đồng với Hợp tác xã, nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ
đúng quy trình. Khả năng tài chính của hợp tác xã hiện nay chưa cho phép
đầu tư máy móc làm đất. Chính vì vậy hợp tác xã chỉ đứng ra làm trung gian
hợp đồng giữa các đội sản xuất với các cơ sở tư nhân có máy. Mức giá của
dịch vụ khâu làm đất do hợp tác xã thống nhất với các đơn vị tư nhân và được
thông qua trong đại hội xã viên hàng năm. Tổng số máy làm đất của toàn xã
hiện nay là 67 máy, do 5 đơn vị tư nhân quản lý.
Ngoài thời điểm làm đất do hợp tác xã tiến hành, các hộ có điều kiện
còn tự thuê thêm máy của tư nhân để đẩy mạnh thâm canh trên ruộng của
mình. Mức giá dịch vụ sức kéo lúc này do nông dân và đơn vị tư nhân tự thỏa
thuận.
Phần lớn hoạt động dịch vụ làm đất của tư nhân đều là làm cho hợp tác
xã, nguyên nhân chủ yếu là hợp đồng với hợp tác xã đơn giản hơn, diện tích
triển khai dịch vụ lớn, ngoài ra hợp tác xã còn tiến hành ứng trước cho các
đơn vị tư nhân để mua xăng dầu cũng như bảo dưỡng máy.
- Dịch vụ khâu thuỷ lợi.
Dịch vụ khâu thuỷ lợi cũng là khâu then chốt trong sản xuất nông
nghiệp. Hoạt động này do Hợp tác xã đứng ra đảm nhận khâu điều hành. Hợp
tác xã sẽ bố trí thời gian cấp nước và phân phối đến các ruộng của các đội.
Hợp tác xã sẽ thuê các cơ sở tư nhân có máy bơm để đảm nhận việc chạy máy

và bơm nước vào ruộng. Hợp tác xã chỉ đứng ra ứng trước vốn cho các cơ sở
mua xăng dầu để phục vụ cho việc chạy máy. Sau đó Hợp tác xã sẽ thu lại các
khoản này thông qua việc thu lúa từ các đội vào cuối vụ sản xuất. Phần thừa
sẽ được đưa vào quỹ để duy trì hoạt động cho ban quản lý Hợp tác xã. Hiện
nay Hợp tác xã đang hợp đồng với 4 cơ sở dịch vụ máy bơm với tất cả 43
21
máy. Hợp tác xã chỉ quản lý 9 máy bơm dầu và 2 trạm bơm điện. Ngoài ra
Hợp tác xã còn tiến hành đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi,
đảm bảo việc tưới tiêu ổn định.
Do dịch vụ thủy lợi chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định đồng
thời đã do hợp tác xã quản lý nên hầu như các đơn vị tư nhân không hoạt
động bên ngoài nhiều. Chỉ một số thửa ruộng nằm ở vị thấp, khó khăn trong
việc đưa nước vào ruộng mới tiến hành thuê máy của tư nhân.
- Dịch vụ bảo vệ thực vật.
Dịch vụ bảo vệ thực vật hiện nay chỉ được Hợp tác xã triển khai khi
dịch trên diện rộng và dưới sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện. Còn
trong vụ sản xuất thì phòng trừ dịch hại đều do người dân đảm nhận thông
qua kinh nghiệm bản thân. Hợp tác xã chỉ đóng vai trò tham mưu và cung cấp
thuốc trừ cỏ đầu vụ cho người dân. Khó khăn trong việc triển khai hoạt động
dịch vụ bảo vệ thực vật hiện nay là thiếu đội ngũ nhân lực có chuyên môn và
các trang thiết bị cần thiết cho triển khai dịch vụ bảo vệ thực vật. Ngoài cung
cấp thuốc trừ cỏ, hiện nay Hợp tác xã còn tiến hành diệt chuột trên diện tích
của Hợp tác xã bằng việc đầu tư mua thuốc diệt chuột và trả tiền thù lao bồi
dưỡng đuôi chuột. Công tác dự tính dự báo luôn được Hợp tác xã chú trọng.
Các cơ sở tư nhân là nơi cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật chính
cho người dân. Số lượng và chủng loại các loại thuốc bảo vệ thực vật hết sức
đa dạng, chủ yếu phù hợp với đặc điểm sâu bệnh hại trên địa bàn xã Hương
Toàn.
Một vấn đề hiện nay là chất lượng thuốc bảo vệ thực vật không đảm
bảo chất lượng. Hầu hết người dân không quan tâm đến tác hại của thuốc bảo

vệ thực vật. Hoạt động khuyến cáo, phòng hộ cho người dân về tác hại của
thuốc bảo vệ thực vật chưa được chú trọng. Người dân vẫn hết sức lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật.
- Dịch vụ thú y.
Hiện nay dịch vụ thú y vẫn được triển khai dưới sự chỉ đạo của chi cục
thú y. Đội ngũ thú y viên cơ sở tại xã vẫn còn mỏng. Hoạt động tiến hành khi
có các đợt phát động còn người dân không mặn mà với dịch vụ phòng trừ
22
dịch bệnh. Người chăn nuôi chỉ liên lạc với thú y khi tình hình dịch bệnh trên
vật nuôi đã đến mức độ nguy hiểm.
Toàn xã có 6 cán bộ làm công tác thú y và 2 cửa hàng cung cấp thuốc
thú y. Hình thức liên kết chủ yếu được thực hiện thông qua điện thoại, mỗi
thú y viên đảm nhận một số thôn nhất định. Hoạt động của thú y mang tính tự
phát và chưa có bất cứ sự hỗ trợ nào của chính quyền.
Tuy hoạt động sản xuất của xã viên là rất lớn tuy nhiên do hạn chế tài
chính cũng như nguồn nhân lực nên hợp tác xã vẫn chưa triển khai được dịch
vụ thú y cho bà con xã viên.
4.3.3. Dịch vụ quá trình sau sản xuất nông nghiệp.
- Dịch vụ chế biến nông sản.
Do là xã thuần nông, trồng lúa là hoạt động chủ yếu nên dịch vụ chế
biến nông sản chưa phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, lạc,
sắn, gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Hiện nay toàn xã chỉ có 1 cơ sở giết mổ gia
súc nhưng quy mô nhỏ và sản lượng giết mổ còn thấp. Các loại nông sản còn
lại thường được tiêu thụ ngay khi thu hoạch, số còn lại được người dân cất trữ
trong gia đình, chưa có hoạt động chế biến gì khác. Dịch vụ chế biến hiện nay
chủ yếu là các cơ sở dịch vụ xay xát, người dân sử dụng để xay gạo, sắn.
Các cơ sở xay xát hiện nay vẫn do tư nhân đứng ra đầu tư và triển khai
hoạt động. Các cơ sở này đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân
trong xã.
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản.

Hiện nay hoạt động tiêu thụ nông sản của người dân vẫn còn mang tính
tự phát, thường được thực hiện thông qua các thương lái. Vẫn chưa có đơn vị
dịch vụ nào đứng ra làm khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản cho người
dân. Lý giải cho điều này chủ yếu là do chưa có đơn vị dịch vụ nào đủ sức trải
rộng địa bàn, còn đội ngũ cán bộ Hợp tác xã còn mỏng về số lượng nên chưa
thể mở rộng loại hình dịch vụ này.
Các dịch vụ thu mua, tiêu thụ nông sản chủ yếu là do thương lái, bao
gồm thu mua lúa gạo, thu mua gia súc gia cầm, thu mua các loại cá, thu mua
hoa màu số lượng nhỏ. Số lượng thương mái thu mua gia súc hiện nay vào
23
khoảng 10 người, tiến hành thu mua toàn xã. Các hình thức tiêu thụ vẫn mang
tính tự phát chưa có sự liên kết cũng như đảm bảo trong tiêu thụ.
4.3.4. Các dịch vụ khác.
- Dịch vụ hỗ trợ vốn.
Hiện nay hoạt động hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp chủ
yếu được thực hiện qua 2 kênh là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, kênh còn lại là thông qua các chi hội phụ nữ với các nhóm tín dụng để
cùng giúp nhau phát triển sản xuất. Hợp tác xã hiện nay chỉ cung cấp vốn chủ
yếu cho các cơ sở dịch vụ làm đất và thuỷ lợi để phục vụ việc mua nguyên
liệu. Số lượng xã viên được vay vốn để chuyển đổi sản xuất thì số lượng rất
nhỏ bởi mức độ hoàn vốn không cao.
Khả năng cung cấp vốn vay của tư nhân hiện nay hết sức đa dạng cả về
hình cho vay và thanh toán
4.4. Thực trạng về khả năng cung ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ sản
xuất nông nghiệp ở Hương Toàn.
4.4.1. Thực trạng về số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ của mỗi loại hình
cung cấp dịch vụ.
Hệ thống cung cấp dịch vụ của xã hương toàn bao gồm 2 hệ thống
chính, đó là hệ thống cung cấp dịch vụ của hợp tác xã và của tư nhân
- Hệ thống cung cấp dịch vụ của Hợp tác xã:

+ Hợp tác xã Đông Toàn:
Hợp tác xã Đông Toàn quản lý xã viên tại 6 thôn là: Vân Cù, Nam
Thanh, An Thuận, Giáp Tây, Giáp Đông, Giáp Kiền. Sau thời điểm khoá sổ
năm 1998 có 3320 xã viên. Bao gồm 5 đội và 1 tổ sản xuất, mỗi đội có từ 150
- 200 hộ đảm nhận từ 50 - 80 ha, hiện nay chỉ có làng Nam Thanh với số
lượng xã viên ít nên chỉ có tổ sản xuất với 17 hộ. Với diện tích sản xuất vụ hè
là 284 ha, vụ đông là 270 ha. Diện tích trồng màu là 33 ha.
Tổng số vốn của Hợp tác xã năm 2010 là 10.091.55.146 đồng. Trong
đó vốn cố định là 5.450.536.247 đồng, vốn lưu động là 4.641.018.899 đồng.
Vốn cổ phần của xã viên năm 2010 là 933.605.200 đồng
+ Hợp tác xã Tây Toàn:
24
Hợp tác xã Tây Toàn quản lý xã viên tại 6 thôn là: Triều Sơn Trung,
Dương Sơn, Cổ Lão, Liễu Cốc Hạ, Giáp Thượng, Giáp Trung. Tổng diện tích
đất nông nghiệp: 379 ha. Trong đó diện tích 2 vụ lúa là 249 ha, diện tích màu
35 ha, diện tích đất vườn 54 ha. Số hộ làm nông nghiệp là 1080 hộ, nhân khẩu
nông nghiệp 5624 nhân khẩu, lao động nông nghiệp 2624 lao động.
Tổng số vốn của Hợp tác xã năm 2010 là 10.772.611.746 đồng. Tổng
số vốn Hợp tác xã tăng trong năm 2010 là 686.843.016 đồng, trong đó nhà
nước hỗ trợ các khoản là 22.000.000 đồng. Tổng số cổ phần là 3121 cổ phần.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ của tư nhân:
Hiện nay xã Hương Toàn có 7 cửa hàng đăng kí kinh doanh cung cấp
dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm: 3 cửa hàng cung ứng phân bón
và thức ăn chăn nuôi, 1 cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, 1 của hàng thuốc thú
y được đặt tại làng Hương Cần; 1 cửa hàng thuốc thú y và 1 cửa hàng thuốc
bảo vệ thực vật tại làng Dương Sơn. Các cửa hàng được đặt tại Hương Cần là
đầu mối giao thông cũng như trung tâm kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ nông nghiệp
này.
Ngoài các cửa hàng đăng ký kinh doanh thì số cơ sở tư nhân tham gia

cung cấp dịch vụ tại các thôn là khá lớn, với tổng số cơ sở tư nhân và cửa
hàng cung cấp dịch vụ là 72 cơ sở.
Khả năng cung cấp dịch vụ của tư nhân và hợp tác xã hiện nay không
đồng đều. Nguyên nhân của điều này chủ yếu là do hợp tác xã không đầu tư
cho các loại hình dịch vụ này bởi không có kinh nghiệm, kỹ năng cũng như
nhân lực để đảm nhận. Sự linh hoạt trong nguồn vốn cũng như nắm bắt nhu
cầu của người dân đã giúp hệ thống dịch vụ của tư nhân phát triển nhanh
chóng.
Bảng 3: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ giữa Hợp tác xã và tư nhân
Loại dịch
vụ
ĐVT Hợp tác xã Tư nhân
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Phân bón Số cơ sở 2 20 90,1
Thức ăn
chăn nuôi
Số cơ sở - - 15 100
25

×