Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SÁCH TỐ VẤN - Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 8 trang )

SÁCH TỐ VẤN
Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều
thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong
khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc
cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông
với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu
con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’
đến bên trong, vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].
Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông
với Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sống
thuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình được
vững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả này
là nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tư của tứ thì [7]. Bậc thánh
nhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được
với Thiên khí, thông được với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sống
làm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị
bế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán,
bị giải, Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự
mình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy [9].
Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu
chúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ
một cách không ngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa
vào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân
đó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy
[11]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài
như cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì
thần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa)
[12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong
lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếu
nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng ta


tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trên
lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bị
thương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếu
khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút và
ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bị
giãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cân bị co rút và ngắn
lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếu khí hư làm
cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫn
qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17].
Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng
thẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ,
sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa,
tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như
dòng nước trôi đi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếu
vì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến người
ta bị bệnh ‘bạc quyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị
lơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra
nửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ra
mà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của những
người ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’,
bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật
khác [22]. Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hàn
khí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu
uất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi [23].
Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng
được thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sự
mở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vào
để sinh ra chứng lưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào
trong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùng
cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây cho

người bệnh chứng lo sợ và kinh hãi [26]. (Doanh khí vốn vận hành bên trong
mạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vận
hành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và
tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn)
ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du
huyệt sẽ bị bế tắc không không, gây thành chứng ‘phong ngược’ [28].
Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh [29]. Tuy
nhiên, nếu (Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng
lại và gìn giữ cẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại
cũng không thể nào hại chúng ta được [30]. Đó là nhờ chúng ta thích ứng
được với sự thuận tự của tứ thì vậy [31].
Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới
không còn giao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không
thể làm gì được! [32]
Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đưa đến chỗ chết [33]. Dương
khí (súc tích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế,
chúng ta nên dùng phép tả [34]. Nếu chúng ta không có những cách trị liệu
nhanh và chính xác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới
chỗ suy bại (tử vong) [35].
Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài [36]. Sáng
sớm, nhân khí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên,
lúc mặt trời lặn về hướng tây là lúc Dương khí đã hư, “khí môn” bắt đầu
đóng lại [37].
Vì thế, khi đêm đến chúng ta phải thu tạng (Dương khí) lại, đừng làm
nhiễu loạn cân cốt, đừng có mặt ở những nơi có vụ và lộ (mù và móc) [38].
Nếu chúng ta sống nghịch lại với “3 thì” đó, hình thể chúng ta mới bị khốn
đốn và suy bạc [39].
Kỳ Bá nói : “Âm có nhiệm vụ tạng tinh và ứng lên với (Dương khí)
một cách nhanh chóng [40]. Dương có nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài một cách
vững vàng [41]. Nếu Âm không thắng được Dương sẽ làm cho mạch lưu

hành một cách cấp bách, (và nếu Dương khí) trùng với Dương khí sẽ làm
cho cuồng [42]. Nếu Dương không thắng được Âm sẽ làm cho khí của ngũ
tạng cùng tranh nhau và sẽ làm cho cửu khiếu bất thông [43]. Cho nên bậc
thánh nhân sống thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa
đồng, cốt tủy được vững chắc, khí và huyết vận hành theo đúng chiều của
mình [44]. Được vậy thì bên trong và bên ngoài được điều hòa, tà khí không
làm hại được ta, tai và mắt được thông và minh, chân khí của chúng ta đứng
vững theo lẽ ‘thường’ của nó [45].
Khi mà phong tà vào ở khách tràn ngập trong thân thể con người, nó
sẽ làm hại chân khí, tinh khí sẽ bị hao tổn, thế là tà khí sẽ làm “thương” đến
Can khí [46]. Nếu vì ăn quá no, (Trường Vị bị uất tích và) cân mạch sẽ bị
tổn thương và buông lơi, chứng ‘trường phích’ gây thành chứng trĩ [47]. Nếu
vì uống (rượu) quá nhiều nó sẽ làm cho khí bị nghịch [48]. Nếu vì ráng sức
làm việc, Thận khí sẽ bị ‘thương’, xương ‘cao cốt’ sẽ bị bại hoại [49].
Điểm quan yếu nhất của Âm Dương, đó là Dương khí phải được kín
đáo và bảo vệ bên ngoài vững vàng [50]. Nếu cả hai, Âm và Dương, không
còn hòa điệu với nhau sẽ ví như có mùa xuân mà không có mùa thu, có mùa
đông mà không có mùa hạ [51]. Nếu làm cho cả hai được hòa điệu thì đó
chính là một thứ pháp độ hay nhất [52]. Cho nên, nếu Dương khí quá kháng
thịnh không có kín đáo và vững vàng nữa thì Âm khí sẽ bị tuyệt [53]. Nếu
Âm được “bình” và Dương được “bí” (kín, vững) thì tinh thần mới được
chính thường. Khi nào Âm Dương phân ly và tách rời nhau thì tinh khí mới
tuyệt [54].
Nếu bị cảm bởi ‘lộ : móc’ và phong tà, sẽ sinh ra hàn nhiệt [55]. Vì
thế, nếu mùa xuân bị ‘thương’ bởi phong khí, phong tà ở lại không đi, gây
thành chứng ‘động tiết’; nếu mùa hạ bị ‘thương’ bởi thử khí, đến mùa thu sẽ
thành bệnh sốt rét; nếu mùa thu bị ‘thương’ bởi thấp khí, nó sẽ nghịch lên
trên thành bệnh ho, sau đó sẽ thành chứng ‘nuy quyết’; nếu mùa đông bị
‘thương’ bởi hàn khí, mùa xuân sẽ thành bệnh ‘ôn’ [56]. Cho nên, khí của
bốn mùa sẽ thay đổi nhau để làm ‘thương’ đến ngũ tạng [57].

Âm được sinh ra lấy gốc ở ngũ vị; nhưng ngũ tạng thuộc Âm lại bị
‘thương’ cũng bởi ngũ vị [58]. Vì thế, thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can
khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt [59]. Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của
đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức [60]. Thức
ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và đầy, sắc mặt đen,
Thận khí không còn bình hành [61]. Thức ăn quá nhiều vị đắng, Tỳ khí
không còn nhu nhuận, Vị khí bị trướng mãn [62]. Thức ăn quá nhiều vị cay
(tân), cân mạch bị bại hoại và buông lỏng, tinh thần cũng bị tổn thương [63].
Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ
được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý
kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường [64]. Mọi người nên cẩn trọng
theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn
[65].

×