Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

câu hỏi sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.15 KB, 18 trang )

Bài tập chương I
SINH LÍ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở
ĐỘNG VẬT
I. Tiêu hóa ở động vật
Câu 1: Lí do nào động vật phải thực hiện quá trình tiêu
hóa? Tiêu hóa là gì? Có mấy hình thức tiêu hóa ở động vật?
Câu 2: Trình bày hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ
quan tiêu hóa và động vật có túi tiêu hóa.
Câu 3: - Nêu cấu tạo của ống tiêu hóa ở động vật có ống
tiêu hóa.
- Trình bày hoạt động tiêu hóa cơ học của ống tiêu
hóa
- Trình bày hoạt động tiêu hóa hóa học của ống tiêu
hóa
Câu 4: Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại
bào. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống
tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
Câu 5: Vì sao khi ta nằm hoặc cúi xuống, thức ăn vẫn được
nuốt vào và xuống dạ dày?
Câu 6: Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt có ý
nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo của răng và xương sọ
của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật phù hợp với
chức năng tiêu hóa và kiếm ăn.
Câu 8: Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì
khác so với động vật ăn thịt?
Câu 9: Nguyên nhân và hậu quả khi ruột non hấp thụ chất
dinh dưỡng kém?
Câu 10: Vì sao ở động vật nhai lại, nồng độ glucozơ trong
máu luôn rất thấp?
Câu 11: Ở những người bị bệnh xơ gan, viêm gan qua


nghiên cứu cho thấy lượng lipit trong phân gia tăng, cơ thể
thiếu nghiêm trọng các vitamin A, D, E, K, hoạt động tiêu
hóa giảm sút? Vì sao?
Câu 12: Phân biệt cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn hạt và
động vật ăn cỏ.
Câu 13: Tiêu hóa thức ăn nhờ enzim sản xuất ở các cơ quan
khác nhau. Hãy cho biết cơ quan sản xuất ra enzim, cơ chất
mà enzim tác động lên và điền sản phẩm tạo thành cho từng
loại enzim
- Cơ quan: A. Ruột; B. Dạ dày; C. Tuyến tụy; D. Tuyến
nước bọt; E. Gan
- Cơ chất từ thức ăn: F. Polisaccarit; G. Prôtêin; H. Chất
béo
Enzim Cơ quan Cơ chất Sản phẩm tạo
thành
Tripsin
Lipaza
Aminopeptidaz
a
Amilaza
Pepsin
Câu 14: Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ
dày, mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những
phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của
dạ dày trong thức ăn là gì?
Câu 15: Trong dịch vị của dạ dày có nhiều chất vô cơ nhưng
HCl có vai trò quan trọng nhất, vì sao?
Câu 16: Chức năng chung của cơ quan tiêu hóa là gì?
Câu 17: Tóm tắt vai trò của gan trong việc điều hòa nồng độ
glucôzơ và prôtêin huyết tương.

Câu 18: Các câu sau đúng hay sai? (đổi câu sai thành câu
đúng).
a/ Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non.
b/ Ở người, quá trình tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở dạ dày
nên nhiều người bị đau dạ dày.
c/ Để giảm cân tốt nhất là nên lựa chọn một khẩu phần
hiđratcacbon thấp calo.
d/ Nếu khẩu phần được cấp một số axit amin thiết yếu
xác định, cơ thể có thể chế tạo ra các axit amin khác.
Câu 19: Nghiên cứu một bệnh nhân thiếu máu ác tính
người ta phát hiện nguyên nhân là do dạ dày của bệnh nhân
này thiếu sự bài tiết yếu tố nội tại, em hãy giải thích tại sao?
Câu 20: Hãy điền các dấu thích hợp vào các bộ phận của
ống tiêu hóa ở người diễn ra sự biến đổi hóa học các hợp
chất sau. Giải thích sự biến đổi gluxit trong ống tiêu hóa.
Hợp chất Miệng Dạ dày Ruột non
Prôtêin
Lipit
Gluxit
Câu 21: Vẽ và chú thích chính xác sơ đồ cấu tạo dạ dày của
thú ăn cỏ (nhai lại) và nêu chức năng của từng bộ phận của
dạ dày.
Câu 22: Ở động vật ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa chủ yếu
ở ruột non, vì sao?
II. Hô hấp ở động vật
Câu 1: Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí
của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?
Câu 2: Khi bị lạnh hoặc bụi nhiều gây cử động động hắt hơi.
Nhờ cấu tạo của mũi gây ra hiện tượng này. Vai trò của cử
động hắt hơi đối với con người?

Câu 3: Tại sao lên cạn thì cá chết?
Câu 4: Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi
không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)?
Câu 5: Vì sao cá hô hấp tốt dưới nước, người hô hấp tốt trên
cạn?
Câu 6: Dưới đây là bảng ghi thành phần khí trao đổi ở phổi:
O
2
CO
2
N
2
Khí hít
vào
20,96 0,02 79,02
Khí thở ra 16,4 4,1 79,5
Giải thích: - Vì sao lượng N
2
trong khí thở ra cao hơn
lượng N
2
trong khí hít vào?
- Vai trò của khí N
2
trong hô hấp?
Câu 7: Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi
như thế nào? Vì sao?
Câu 8: Cơ chế điều hòa hô hấp ở người.
Câu 9: a/ Giải thích tại sao công nhân làm việc trong các
hầm than thường có hiện tượng bị ngạt thở?

b/ Xác định câu sai trong các câu sau:
A. Não giữa là trung tâm chính điều hòa hô hấp.
B. Tế bào tim là tế bào chịu tình trạng khí oxi kém nhất.
C. Khi bệnh nhân khó thở, ngừng thở thì cho thở bình
dưỡng khí 100% O
2
D. Động tác thở ra hoàn toàn có tính chất thụ động.
E. Trong động tác thở vào, quá trình hưng phấn lan tỏa
khắp hành não.
Câu 10: Ở giun đất đặc điểm nào của da giúp giun thực
hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh.
Câu 11: Vì sao nói sắc tố hô hấp myoglobin ở người có vai
trò dự trữ oxi cho cơ?
Câu 12: Có hình vẽ mô tả thí nghiệm về đối tượng là châu
chấu:
Hình A: Châu chấu bị nhúng đầu ngập trong nước chỉ ló
từ bụng đến phần đuôi lên trên.
Hình B: Châu chấu bị nhúng ngập trong nước từ đuôi
đến giữa thân, chỉ ló đầu lên.
Hỏi Châu chấu ở hình nào sẽ chết nhanh hơn? Giải thích vì
sao?
Câu 13: - Mô tả cấu tạo chung của cơ quan trao đổi khí giúp
thực hiện tốt chức năng TĐK giữa cơ thể với môi trường.
- Một số loài bò sát, thú quay lại đời sống dưới
nước thì có những đặc điểm nào thích nghi khi phải hô hấp
bằng phổi trong môi trường nước?
Câu 14: vạch đường đi của phân tử O
2
từ không khí đến cơ
tay của bạn. Kể tên các cấu trúc có thể gặp trên đường đi đó.

Câu 15: Sự thay đổi nồng độ O
2
hoặc CO
2
trong máu động
mạch làm thay đổi sự thông khí của phổi và hoạt động của
tim theo cơ chế như thế nào?
Câu 16: Tại sao khi nín thở tim đập nhanh?
Câu 17: Để giúp cho quá trình hô hấp đạt hiệu quả cao thì
cơ quan hô hấp phải có những đặc điểm quan trọng nào?
Câu 18: Hướng của đường vận chuyển khí so với hướng
dòng máu chảy khác nhau như thế nào ở cá, chim, thú?
Câu 19: Vì sao chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên
cạn.
III. Tuần hoàn ở động vật
Câu 1: Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em
Chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hóa)
có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích
Câu 2: Vì sao ở một số người máu rất khó đông?
Câu 3: Theo nguyên tắc truyền máu hãy cho biết: Mẹ máu A
có thể mang thai máu O được không? Tại sao?
Câu 4: Tại sao ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động
vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có hệ tuần hoàn kép?
Câu 5: Qui luật hoạt động của tim. Tính ưu việt của hệ
tuần hoàn kép?
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu để: - Máu chảy liên tục trong
hệ mạch?
- Máu chảy với độ khác
nhau trong hệ mạch?
- Tạo nên mạch đập?

Câu 7: Thế nào là huyết áp tối đa, huết áp tối thiểu và huyết
áp trung bình? Huyết áp có lên quan như thế nào với hoạt
động của tim mạch và vận tốc của máu?
Câu 8: Quan sát máu vận chuyển trong mạng da chân ếch,
hãy phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Câu 9: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích: “máu
trong tĩnh mạch trên Gan có màu đỏ thẩm vì chứa nhiều
chất bã và có rất ít chất dinh dưỡng”
Câu 10: a/ Mô tả diễn biến hoạt động của chu kì tim.
b/ Nhịp tim trung bình ở người trưởng thành và
trẻ sơ sinh có khác nhau không? Từ đó ta có thể rút ra kết
luận gì về số nhịp tim so với khối lượng cơ thể?
Câu 11: Mức độ pha trộn máu giàu O
2
và máu giàu CO
2

tim khác nhau ở các loài động vật. Hãy đánh dấu (X) cho
hợp lí vào bảng sau và giải thích vì sao có sự khác nhau về
tuần máu qua tim ở các loài động vật.
Câu 12: Cho bảng thống kê nhịp tim của một số loài sau:
Động vật Nhịp tim
(lần/phút)
Động vật Nhịp tim
(lần/phút)
Voi
Trâu
Nghé

Chuột

25 – 40
40 – 50
45 – 55
50 – 70
720 - 780
Mèo
Chó
Dơi

110 – 130
70 – 80
600 – 900
240 – 400
Hãy rút ra nhận xét?
Câu 13: Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn
thai. Những biến đổi của hệ tuần hoàn của thai sau khi sinh.
Câu 14: Tại sao bạn cảm nhận được nhịp tim trong động
mạch mà không cảm nhận được trong tĩnh mạch?
Câu 15: Thế nào là hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép? Hệ
tuần hoàn kép có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn đơn?
Câu 16: Tại sao tim co bóp để tống máu vào trong mạch một
cách gián đoạn nhưng máu lại chảy trong mạch thành một
dòng liên tục.
Câu 17: Tại sao người máu O có thể truyền cho người
nhóm máu A, B?
Câu 18: Vì sao huyết áp trung bình ở tĩnh mạch chủ rất
thấp (2mm Hg) nhưng máu vẫn lưu thông trong hệ mạch
bình thường?
Câu 19: Nêu đặc tính của động mạch thích nghi với chức
năng của nó.

Chương II: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I- Bài tập có hướng dẫn
Bài 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm
ứng ở động vật?
Bài 2: Điện thế nghỉ là gì ? Điện thế nghỉ được hình thành
như thế nào ?
Bài 3: Trình bày vai trò của bơm Na- K?
Bài 4: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được
hình thành như thế nào ?
Bài 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
không có màng miêlin khác có màng miêlin như thế nào?
Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có
màng miêlin theo cách nhảy cóc?
Bài 6: Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hoá học?
Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xináp gồm các
giai đoạn nào?
Bài 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh
khác trong cung phản xạ như thế nào?
* Bài 8: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng
phấn qua xinap. Hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc
atrôpin, aminazin đối với người và dipterex đối với giun kí
sinh trong hệ tiêu hoá của lợn.
Bài 9: Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính
bẩm sinh và tập tính học được?
Bài 10: Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và
hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu
hết là tập tính bẩm sinh, tại sao ?
Bài 11: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và
người có rất nhiều tập tính học được ?
Bài 12: Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính

sống bầy đàn ở động vật.
* Bài 13: ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống
thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định,
chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều
có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền
lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến
con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu đàn
mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá
già yếu thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn
sẽ lên thay thế.
Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan
trọng của loài sói. Hãy cho biết đó là những loại tập tính gì
và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài?
* Bài 14: Thế nào là hành động rập khuôn ? Hành động
rập khuôn có liên quan gì tới bản năng ?
II- Bài tập tự giải
Bài 1: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh
dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Câu 2: Tại sao nói kali đóng vai trò quan trọng trong duy
trì điện thế nghỉ?
Câu 3: Khi tế bào chết, trị số của điện thế nghỉ sẽ bằng bao
nhiêu? Tại sao?
Câu 4: Cho biết vai trò của Na
+
trong cơ chế hình thành
điện thế hoạt động.
Câu 5: Cho các ví dụ về tập tính kiếm ăn, tập tính lãnh thổ,
tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã hội ở các loài
động vật khác nhau.
Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa tính cảm ứng ở thực vật và

động vật?
Bài 7: Hình vẽ dưới đây mô tả hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
ở 1 số động vật. Em hãy ghi chú thích cho mỗi hình và giải
thích tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục
bộ khi bị kích thích?
Bài 8: Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết
về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo
vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng )?
Bài 9 : Hình vẽ sau đây mô tả hệ thần kinh ống ở người.
Em hãy điền tên các bộ phận của hệ thần kinh ống vào các ô
hình chữ nhật trên hình và trình bày hoạt động của hệ thần
kinh ống?
1
1
2
2
4
3
3
4
1
2
1
2
3
4
Chương III: SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT
I. Bài tập có hướng dẫn
Bài 1: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng , phát triển của

động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào?
Bài 2: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc
chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và
phát triển của chúng?
Bài 3: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động
vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não
ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Bài 4: Dưới đây là sơ đồ phát triển không qua biến thái,
qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn.
Em hãy chú thích cho mỗi sơ đồ và phân biệt phát triển qua
biến thái và không qua biến thái? Phát triển qua biến thái
hoàn toàn và không hoàn toàn?
Hình 1: Hình 2:
Hình 3:
II- BÀI TẬP TỰ GIẢI:
II- BÀI TẬP TỰ GIẢI:
Bài 1: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn phát triển
không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy,
mất bản năng sinh dục, béo lên?
Bài 2: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ loại hoocmôn nào
được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và
tâm sinh lí ?
Bài 3: Tại sao thức ăn lại có thể ảnh hưởng mạnh lên sinh
trưởng và phát triển ở động vật?
Bài 4: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê
gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây
hại cho cây trồng ?
Bài 5: Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng
nọc?
Bài 6: Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của

những hoocmon nào?
Bài 7: Cho vài ví dụ về các yếu tố của môi trường sống ảnh
hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
Bài 8: Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo di truyền
tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển
nhanh, năng suất cao.
Chương IV

: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
I. Bài tập có hướng dẫn
Bài 1: Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa
các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
Bài 2: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm những
giai đoạn nào?
* Bài 3: Phân biệt động vật đơn tính với động vật lưỡng
tính, nêu những ưu thế của động vật lưỡng tính?
* Bài 4: Nêu những ưu thế của thụ tinh trong so với thụ
tinh ngoài?
* Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?
* Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?
* Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu
tính?
* Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới
nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan
đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế
nào?
Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở
động vật?
Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ
chế nào?

Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình
phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá
trình trên.
* Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai
( chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + estrôgen tổng hợp) có
thể tránh thai. Tại sao?
Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và
sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?
Bài 13: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng
lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở
thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là
50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết
để hàon tất quá trình thụ tinh?
Bài 14: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi
mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày
từ 10
3
cá thể ban đầu?
II. Bài tập tự giải
Bài 1: Dưới đây là sơ đồ điều hoà tạo trứng. Hãy điền
hoocmon thích hợp vào các vị trí 1,2,3,4 và giải thích tại sao
sự điều hoà tạo trứng được thực hiện theo cơ chế liên hệ
ngược?
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật ?
Bài 4: Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ
thể.
Bài 5: Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi;
tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có

phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6: Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt
nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7: Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 8: Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô
tính.
Bài 9: Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức
nào tiến hoá nhất?
Bài 10: Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật ?
Bài 12: Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở
sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14: Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc
tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện
pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh
thai khác ?
Bài 15: Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp
sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ ?
* Bài 16: Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh
sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×