Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách xây dựng tình huống học tập Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.3 KB, 2 trang )

Trong dạy học Tiếng Việt theo cơ chế hiện đại, người ta thường sử dụng bài
toán Ơ-rix-tix (bài toán nêu vấn đề) thông qua việc xây dựng các tình huống học
tập, như:
1. Tình nghịch lý được xây dựng khi có mâu thuẫn giữa kiến thức Tiếng Việt đã
học với kiến thức Tiếng Việt mới đang cần hình thành. Tình huống này được tạo ra
bằng cách nêu ra những hiện tượng Tiếng Việt thoạt nhìn dường như vô lí, trái
khoáy, ngược với những quan niệm thông thường và kinh nghiệm cá nhân HS
nhưng kì thực nó là một vấn đề khoa học hợp lí.
2. Tình huống tại sao là tình huống yêu cầu HS tìm ra nguyên nhân của hai kết
quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động cơ của một hành động, … tức tìm câu trả
lời cho câu hỏi “tại sao?”. Đây cũng là một tình huống phổ biến và hiệu nghiệm
để dạy hoc Tiếng Việt. GV có thể nêu ra hiện tượng Tiếng Việt cần học và yêu cầu
HS tìm ra nguyên nhân, hoặc tác dụng, hiệu quả của hiện tượng đó, nghĩa là tìm
kiếm lí do tồn tại, xuất hiện của nó. Việc trả lời câu hỏi “tại sao” vượt qua kinh
nghiệm đã có của HS, buộc các em phải tìm kiếm cái mới, suy nghĩ một cách sáng
tạo.
3. Tình huống chứng minh (phản bác) là loại tình huống được xây dựng bằng
cách nêu ra một nhận xét, đánh giá về một hiện tượng Tiếng Việt nào đó rồi yêu
cầu HS chứng minh, giải thích (hay bác bỏ) nhận xét đó. Tình huống này có tác
dụng rất tốt đối với việc phát triển năng lực lập luận, óc suy đoán và hình thành
niềm tin vào bản thân, đức tính vững vàng, sống có bản lĩnh của HS.

vv
Ví dụ xây dựng tình huống chứng minh (hoặc phản bác):
Chẳng hạn, khi dạy bài Câu ghép (Lớp 8), GV có thể xây dựng tình huống
chứng minh (hoặc phản bác) như sau:
1. Đưa và cho HS quan sát ngữ liệu:
a. Câu chuyện nó kể là câu chuyện tôi rất thích. (Ma Văn Kháng)
b. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô tất Tố)
2. Xây dựng bài toán nghịch lý:
Phân tích cú pháp, có người cho rằng tuy cả hai câu trên có nhiều cụm C-V,


nhưng ở câu a là câu đơn mở rộng thành phần, ở câu b là câu ghép. Theo em, ý
kiến đó đúng hay sai? Em hãy chứng minh.
3. Phân tích:
Để chứng minh được tính đúng đắn của ý kiến trên, 1 mặt, các em phải tái
hiện lại cấu tạo ngữ pháp của câu đơn mở rộng thành phần và câu ghép. Mặt khác,
HS phải biết vận dụng kiến thức lí thuyết để phân tích cấu tạo của 2 câu trên và
tiến hành so sánh đối chiếu. Nếu vận dụng tốt kiến thức và kĩ năng phân tích cú
pháp thì HS dễ dàng đi đến kết luận thống nhất với ý kiến nêu ở bài toán Ơ-rix-tix:
a. Câu chuyện nó/ kể //(là) câu chuyện tôi /rất thích.
ĐN c v ĐN c v

C V
-> Câu có nhiều cụm C-V bao hàm nhau, trong đó chỉ có 1 cụm làm nòng cốt: Câu
đơn mở rộng thành phần.
b. Chồng tôi //đau ốm, ông //không được phép hành hạ!
C V C V
-> Câu có 2 cụm C-V không bao hàm nhau, trong đó mỗi cụm làm 1 nòng cốt câu:
Câu ghép.

×