Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Ôn thi tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 71 trang )

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Ôn thi tốt
nghiệp ngành cơ
khí chế tạo máy
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 1 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
1.Các yêu cầu khi chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy.
2.Công dụng và điều kiện sử dụng các mối ghép bằng hàn? Phân tích các ưu,
nhược điểm của mối ghép bằng hàn?
3. Cách tính toán và kiểm tra độ an toàn của mối hàn.
4. Trình bày công dụng; phân tích ưu , nhược điểm của các loại then: then
bằng ,then hoa , then bán nguyệt (vẽ hình minh họa các loại then, các mối
ghép then trên)
5. Cách tính toán và kiểm tra độ an toàn của ghép then.
6. Trình bày công dụng; phân tích ưu , nhược điểm mối ghép bằng đinh tán
(vẽ hình minh họa)
7. Tính toán và kiểm tra mối ghép bằng đinh tán.
8. Để đảm bảo điều kiện làm việc và lắp ghép, then được cố định trên trục và
trên bạc bằng kiểu lắp ghép gì.
9. Công dụng , cấu tạo của then hoa; Ưu nhược điểm của mối ghép then hoa
so với mối ghép then bằng.
10. Trình bày cấu tạo, công dụng của các loại ren : Ren hệ mét , ren Anh,
ren vuông(vẽ hình minh họa profin các loại ren)
11. Trình bày điều kiện lắp ghép được của 2 chi tiết có ren.
12. Trình bày cấu tạo của các chi tiết dung trong mối ghép bằng ren. (Vẽ
hình minh họa)
13. Nêu các dạng sai hỏng của bu lông và chỉ tiêu tính toán.
14. Trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền đai.
15. Cấu tạo của bộ truyền xích ?Cách xác định các thong số cơ bản của bánh
xích.
16. Trình bày ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng cảu bộ truyền xích.


17. Phân loại;ưu , nhược điểm của bộ truyền bánh răng.
18. Cấu tạo, công dụng các loại bánh răng thường dùng trong thực tế : Bánh
răng trụ răng thẳng, răng xoắn;bánh răng nón răng thẳng; bánh vít, trục vít.
19. Điều kiện ăn khớp được của 2 bánh răng? Cách tính các thông số chủ yếu
của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng.
20. Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán độ bền bánh răng.
21. Trình bày cấu tạo công dụng và ưu nhược điểm của các loại ổ lăn.
22 Cách ghi kích thước cho bản vẽ mối ghép.
23. Thế nào là : kích thước danh nghĩa,kích thước giới hạn , kích thước thực;
cho ví dụ.
24. Các sai lệch giới hạn, dung sai, cách tính dung sai cho chi tiết và dung sai
cho mối ghép.
25. Vẽ sơ đồ miền phân bố dung sai của mối ghép. Tính dung sai trục, dung
sai lỗ và dung sai kích thước của một mối ghép cụ thể.
26. Từ sơ đồ biểu diễn miền phân bố dung sai của mối ghép, tính kích thước
giới hạn của trục, cảu lỗ; tính độ hở ,độ dôi của mối ghép.
27. Trình bày các thông số kích thước cơ bản của ren.
28. Nêu các ảnh hưởng sai số các yếu tố đến tính lắp lẫn của ren.
29. Các sai số gia công và ảnh hưởng cảu chúng đến đến các yêu cầu kỹ
thuật của truyền động bánh răng.
30. Chuỗi kích thước, cách giải bài toán chuỗi .
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 2 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
31. Giải thích ký hiệu, tính chất, công dụng và thành phần hóa học của các
loại vật liệu: Thép cácbon chất lượng tốt. thép hợp kim, thép hợp kim cứng,
gang xám.
32. Vai trò của nhiệt luyện trong chế tạo, sửa chữa các chi tiết máy và dụng
cụ cắt.
33. Chất lượng bề mặt chi tiết máy? Nguyên nhân ảnh hưởng và các biện
pháp nâng cao clbm ctm.

34. Độ chính xác gia công chi tiết máy, nguyên nhân, các biện pháp nâng cao
dôdj chính xác gia công.
35. Nôi dung chính trong thiết kế quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ
khí?
36. Lượng dư gia công? Tính lượng dư gia công hợp lý? Các phương pháp tính
lượng dư gia công.
37. Trình tự gia công hợp lý? Xác định trình tự gia công hợp lý dựa vào tiêu
chuẩn nào.
38. Chuẩn, phân loại chuẩn, nguyên tắc trọn chuẩn.
39. Quá trình gá đặt chi tiết trong gia công cơ? Cách tính sai số gá đặt?
nguyên nhân, cách khắc phục các dạng sai số trong gia công cơ.
40. Quan hệ giữa dạng sản xuât, quy mô sản xuất và đường lối công nghệ.
41. Gia công chi tiết điển hình,Nguyên tắc và ứng dụng.
42. Thế nào là thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ. Yêu cầu trình tự các
bước cơ bản?
43. Đồ gá gia công cơ? Yêu cầu, nguyên tắc thiết kế đồ gá gia công cơ.
44. Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt,phương và chiều của lực kẹp.
45. Phương pháp tính lực kẹp.
46. Tài liệu ban đầu thiết kế đồ gá và trình tự thiết kế đồ gá gia công cơ.
47. Các cơ cấu của đồ gá gia công cơ? Nguyên tắc vẽ bản vẽ lắp chung đồ
gá.
48. Ảnh hưởng cảu góc độ dao, vận tốc cắt, bước tiến, chiều sâu cắt t của
quá trình cắt đến chất lượng gia công chi tiết máy.
49. Các phương pháp tạo hình trên máy cắt kim loại.
50. Vật liệu dụng cụ cắt: các yêu cầu cơ bản các nhóm được sử dụng, các cải
thiện để nâng cao khả năng cắt của dụng cụ cắt.
51. Các thông số hình học của dao ở trạng thái tĩnh, trạng thái động; ảnh
hưởng của các thông số hình học dao đến quá trình cắt.
52. Cách xác định các chế độ cắt hợp lý cho các phương pháp cắt gọt kim
loại: Tiện, phay, khoan.

53. Phương pháp xác định giá trị tối ưu chế độ cắt kim loại.
54. Các phương pháp tiến dao khi tiên ren trên máy tiện vạn năng? Vẽ hình.
55. Phương pháp tính toán bánh răng thay thế để tiện ren trên máy tiện vạn
năng? Cho ví dụ.
56. Các phương pháp tiện côn trên máy tiện vạn năng.
57. Phay thuận, phay nghịch? Phạm vi ứng dụng.
58. Các loại đầu phân độ? Nguyên lý làm việc, ứng dụng.
59. Thế nào là phân dộ đơn giản, phân độ vi sai.Cách tính và lắp bộ bánh
răng thay thế khi phân độ vi sai? Cho ví dụ.
60. Các phương pháp gia công bánh răng, ưu nhược điểm của các phương
pháp.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 3 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
61. Cách tính và lắp bộ bánh răng lắp ngoài khi phay bánh răng trụ răng
xoắn theo phương pháp chép hình?
62. Cách tính bộ bánh răng thay thế của xích phân độ, xích vi sai khi phay
bánh răng bằng phương pháp bao hình trên máy lăn răng? Cho ví dụ trên
một số máy (5310; 5324M )
63. Cấu tạo nguyên lý làm việc của một số cơ cấu đặt biệt (ly hợp siêu việt,ly
hợp ma sát, cơ cấu ngừa quá tải, bộ cộng chuyển động, ) Trong máy cắt kim
loại (tiện phay,…).
64. Máy điều khiển theo chương trình số? Các đặc tính cơ bản cảu máy điều
khiển theo chương trình số? So sánh ưu nhược điểm của máy cắt kim loại
điều khiển theo chương trình số và máy cắt kim loại vạn năng.
65 Chương trinh NC? Lập trình NC? Các bước cơ bản khi lập trình bằng tay.
66. Lập trình gia công chi tiết trên máy CNC với các phần mềm điều khiển đã
học?
67. Các biện pháp nâng cao năng suất khi gia công trên máy tiện, phay, bào.
(những câu có dấu * các bạn xem lại nhé.Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào
mail: trước 3/2011 để mình sửa nhé.Chúc các

bạn thi tốt)


oOO— l ĺ
╔═══════════════════╗
║ Biển học vô biên quay đầu là bờ ║
╚═══════════════════╝
' oOO
|__|__|
| | | |
ooO Ooo
1.Các yêu cầu khi chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy.
* Khi chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy cần, thõa mãn các yêu cầu sau:
- Vật liệu phải đảm bảo cho chi tiết máy có đủ khả năng làm việc : đủ bền,
đủ cứng, đủ điều kiện chụi nhiệt, đủ điều kiện chụi lao động , vv
- Vật liệu phải thỏa mãn yêu cầu về khối lượng, kích thước của chi tiết máy
và của toàn máy.
- Vật liệu phải có tính công nghệ thích ứng với hình dạng và phương pháp gia
công, để công sức gia công là ít nhất.
- Vật liệu dễ tìm, dễ cung cấp, ưu tiên sử dụng vật liệu sản có ở địa phương,
hoặc ở trong nước.
- Trong một máy cần sử dụng hạn chế các loại vật liệu, để dễ dàng cung cấp
và bảo quản.
- Vật liệu được chọn có lợi thế nhất về giá thành sản phẩm, sao cho tổng
cộng giá vật liệu, giá thiết kế và các phụ phí khác là thấp nhất.
2. Công dụng và điều kiện sử dụng các mối ghép bằng hàn? Phân tích
các ưu, nhược điểm của mối ghép bằng hàn?
* Công dụng của mối ghép hàn:
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 4 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang

Mối ghép hàn dung để nối hai hoặc nhiều phần tử (chi tiết, bộ phận) thành
một khối bền vững băng cách dùng nguồn nhiệt để nung nóng chỗ cần nối
đến trạng thái hàn. Sau đó, kim loại lỏng tự kết tinh (ứng với trạng thái lỏng)
hoặc dùng thêm ngoại lực ép chúng lại với nhau (ứng với trạng thái
nguội,dẻo) để tạo thành mối hàn.Mối ghép hàn được sử dụng rộng rãi trong
các nghành chế tạo máy, sản xuất nồi hơi và bình chứa, cũng như trong kết
cấu của các công trình xây dựng.
* Điều kiện sử dụng mối ghép hàn:
- Các chi tiết cần hàn với nhau phải cùng một loại vật liệu,nếu khác loại sẽ
gây ra hiện tượng ăn mòn hóa học,ăn mòn điện hóa làm hỏng mối ghép
- Không thể hàn các vật liệu phi kim loại
- Không được hàn những vật liệu không thể đốt nóng, nếu đốt nóng sẽ gây
biến dạng cong vênh, chất lượng mối ghép giảm
- Dùng mối ghép hàn để phục hồi sửa chữa các chi tiết hỏng nhưng vẫn đang
trong tình trang hoạt động và không thể tháo bỏ
- Các chi tiết nằm trong vùng không gian hẹp mà không thể dùng mối ghép
bulông và đinh tán được.
* Phân tích ưu, nhược điểm của mối ghép hàn
+ Ưu điểm:
- Kết cấu ghép bằng hàn có khối lượng nhỏ so với ghép bằng đinh tán, vì
không có mũ đinh, không phải ghép chồng hoặc dùng tấm đệm, kim loại
được tận dụng vì không bị lỗ đinh làm yếu; so với kết cấu đúc, chiều dày tối
thiểu ở kết cấu hàn nhỏ hơn, cơ tính vật liệu được hàn cao hơn vật liệu đúc.
Dùng kết cấu hàn tiết kiệm được khoảng 15 -20% kim loại so vói kết cấu
dùng đinh tán và khoảng 30- 50% so với kết cấu đúc.
- Tiết kiệm được công sức, giảm được giá thành vì không phải làm lỗ và tán
đinh. Công nghệ hàn dễ tự động hóa, có năng suất cao.
So với đúc, dùng hàn không phải nấu chảy cùng một lúc một lượng lớn kim
loại và không phải dùng khuôn mẫu.
- Dùng hàn dễ đảm bảo điều kiện bền đều, nguyên vật liệu được sử dụng hợp

lí. (Thí dụ như đối với bánh răng, vành răng làm bằng thép tốt, có sức bền
cao hàn với đĩa hoặc phần mayơ, làm bằng vật liệu rẻ tiền hơn).
- Dùng hàn có thể phục hồi các chi tiết máy bị gãy hỏng một phần bị mài
mòn.
+ Nhược điểm:
Chất lượng của mối ghép hàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của công nhân
hàn và khó kiểm tra những khuyết tật bên trong mối hàn, nếu không có thiết
bị đặc biệt. Tuy nhiên dùng phương pháp hàn tự động có thể khắc phục
những nhược điểm trên.

3. Cách tính toán và kiểm tra độ an toàn của mối hàn.
* TÍNH TOÁN MỐI GHÉP HÀN
*. Tính mối ghép hàn giáp mối
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 5 -
Hình 8.6: Tính mối hàn giáp mối
δ
F
ur
F
ur
F
ur
F
ur
δ
F
ur
F
ur
F

ur
MM
a) b)
F
ur
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
a) Trường hợp mối hàn chịu lực kéo F (hình 8.6 a):
Độ bền kéo:
'
.
k k
F
l
σ σ
δ
 
= ≤
 
Trong đó: δ - chiều dày của tấm ghép mỏng nhất;
l - chiều dài của mối hàn.
b) Trường hợp mối hàn chịu lực kéo F và mômen uốn M (hình 8.6 b):
Độ bền kéo:
'
2
6
. .
k k
F M
l l
σ σ

δ δ
 
= + ≤
 
* Tính mối ghép hàn chồng
Đối với mối hàn chồng, tiết diện nguy
hiểm nằm theo phương n - n của mối hàn
(xem hình 8.2). Gọi k là cạnh mối hàn, trong
tính toán cho k = δ, hình 8.7 biểu diễn mặt
cắt của mối hàn, mối hàn chồng có 3 loại tiết
diện ngang khác nhau: ứng với đường 1 là
mối hàn bình thường, đường 2 là mối hàn
lõm, đường 3 là mối hàn lồi. Mối hàn bình
thường được dùng rộng rãi nhất.
Khi chịu lực, mối hàn bị cắt theo tiết
diện n-n, ta chia làm hai trường hợp:
+. Tính mối hàn ngang (hình 8.8)
- Khi mối hàn chịu lực F:
'
0,7. .
c
c
F
L
τ τ
δ
 
= ≤
 
- Khi mối hàn chịu mômen uốn M:

'
2
6
0,7. .
c
c
M
L
τ τ
δ
 
= ≤
 
- Khi mối hàn chịu lực F và mômen uốn M đồng thời:
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 6 -
Hình 8.7: Tiết diện mối hàn chồng
Hình 8.8: Tính mối hàn chồng ngang
F
ur
M
M
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
'
2
6
0,7. . 0,7. .
c
c
F M
b L

τ τ
δ δ
 
= + ≤
 
+. Tính mối hàn dọc
- Khi mối hàn chịu lực F:
( )
'
1 2
0,7. .
c
c
d d
F
l l
τ τ
δ
 
= ≤
 
+
- Khi mối hàn chịu mômen uốn M:
( )
'
1 1 2
2
0,7. .
c
c

d d
M
b l l
τ τ
δ
 
= ≤
 
+
Nếu l
d1
= l
d2
= l, ta có thể viết:
'
1
0,7. . .
c
c
M
b l
τ τ
δ
 
= ≤
 
- Khi mối hàn chịu lực F và mômen uốn M đồng thời:
( ) ( )
'
1 2 1 1 2

2
0,7. . 0,7. . .
c
c
d d d d
F M
l l b l l
τ τ
δ δ
 
= + ≤
 
+ +
*Kiểm tra
chính là so sánh giá trị tính được từ công thức với gia trị giới hạn tra trong
bảng
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 7 -
Hình 8.9: Tính mối hàn chồng dọc
F
ur
M
F
ur
M
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
4. Trình bày công dụng; phân tích ưu , nhược điểm của các loại then:
then bằng ,then hoa , then bán nguyệt (vẽ hình minh họa các loại
then, các mối ghép then trên)
* Công dụng của mối ghép then.
Công dụng của mối nghép then nói chung là dùng để cố định các chi tiết máy

trên trục theo phương tiếp tuyến, truyền mômen xoắn từ trục đến các chi tiết
máy lắp trên trục và ngược lại. Trong một số trường hợp có thể dùng để di
trượt các bạc (chi tiết máy) lắp trên trục. Ví dụ dùng để lắp bánh răng, bánh
vít, bánh đai, bánh đà, đĩa xích trên các trục
*Then hoa
+ Ưu điểm: truyên mômen xoắn có công suất lớn, chụi va đập,độ bền mỏi
cao,độ đồng tâm giữa trục và bạc cao,dễ di trượt các chi tiết máy trên trục
+ Nhước điểm : khó chế tạo và kiểm tra, tải trọng phân bố ở các răng không
đều, do phải tạo nhiều rãnh trên bạc nên làm yếu bạc
* Then bằng
+ Ưu điểm : Dùng phổ biến,dễ chế tạo. Khi bị quá tải then dễ dàng bị phá
hủy mà không ảnh hưởng tới trục và bạc. Dùng then bằng có thể di trượt
được bạc.
+ Nhược điểm : dùng trong cơ cấu chụi tải nhỏ
* Then bán nguyệt
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 8 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
+ Ưu điểm : Khi trục bị uốn cong bạc và then không quay theo, không dùng
cho các bạc di trượt
+ Nhược điểm : truyền momen xoắn nhỏ,trục bị khoét sâu nên làm yếu trục
5. Cách tính toán và kiểm tra độ an toàn của ghép then.
* Cánh tính
- Khi mối ghép chụi tải then có thể bị hỏng do dập bề mặt tiếp xúc của then
và các rãnh then, hoặc cắt đứt then theo tiết diện bxl.
- Điều kiện để tránh các dạng sai hỏng của mối ghép then là:

[ ]
d d
σ σ


, và
[ ]
c c
τ τ

-
d
σ
: ứng suất dập trên bề mặt tiếp xúc giữa then và rãnh trên bạc được
xác định theo công thức

2
2. .
. .
d
K T
d l h
σ
=
(*)
Trong đó : K là hệ số tải trọng, có thể lấy K = 1 ÷ 1,3
T là hệ số mômen xoắn tác dụng lên mối ghép (N.mm)
-
[ ]
d
σ
là ứng suất dập cho phép, giá trị của
[ ]
d
σ

có thể chọn như sau:
Then trong hộp giảm tốc làm viêc với chế độ nặng lấy 50÷70 MPa.
Then trong hộp giảm tốc, làm việc với chế độ trung bình, lấy 130÷180 MPa.
-
c
τ
là ứng suất cắt trên tiết diện then, ứng suất cắt được xác định theo công
thức :
2. .
. .
c
K T
d l b
τ
=
(**)
-
[ ]
c
τ
là ứng suất cắt cho phép, giá trị của nó được xác định như sau:
Khi mối ghép chụi tải trọng tĩnh, lấy
[ ]
c
τ
=130 MPa.
Khi mối ghép chụi tải trọng va đập nhẹ, lấy
[ ]
c
τ

= 90 MPa.
Khi mối ghép chụi tải trọng va đập mạnh, lấy
[ ]
c
τ
= 50 MPa.
* Kiểm tra độ an toàn của mối ghép:
+ Xác định ứng suất cho phép
[ ]
d
σ

[ ]
c
τ
.
+ Tính ứng suất dập
d
σ
và ứng suất cắt
c
τ
theo công thức (*) và (**).
+ So sánh giá trị
d
σ
với
[ ]
d
σ


c
τ
với
[ ]
c
τ
, rút ra kết luận
6. Trình bày công dụng; phân tích ưu , nhược điểm mối ghép bằng đinh tán
(vẽ hình minh họa)
* Công dụng của mối ghép.
Mối nghép bằng đinh tán là mối ghép cố định không tháo được dùng để ghép
chặt các chi tiết với nhau. Thân đinh tán tiếp xúc với lỗ của các tấm ghép, lỗ
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 9 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
của các tấm đệm, đinh tán có tác dụng như một cái chốt cản trở sự trượt
tương đố giữa các tấm ghép với nhau, giữa các tấm ghép với tấm đệm.
* Ưu, nhượcđiểm của mối ghép băng đinh tán.
+ Ưu điểm:
Ưu điểm của mối ghép bằng đinh tán là chắc chắn, dễ kiểm tra chất lượng, ít
làm hỏng các chi tiết được ghép khi cần tháo rời (so với ghép bằng hàn).
Dùng trong những mối ghép đặc biệt quan trọng các mối ghép trực tiếp chụi
tải chấn động hoặc va đập (như cầu, dàn cần trục trên 200 tấn ).Dùng thay
thế các mối ghép bằng vật liệu không hàn được.
+ Nhược điểm:
Mối nghép bằng đinh tán tốn kim loại, giá thành cao, hình dạng và kích thước
cồng kềnh. Ngày nay do sự phát triển của nghành hàn, phạm vi sử dụng của
đinh tán bị thu hẹp.

7. Tính toán và kiểm tra mối ghép bằng đinh tán.

* Tính toán mối ghép đinh tán
Điều kiện bến cắt cho đinh tán :
[ ]
c
2
c
ni.
4
d
P
τ≤
π

Trong đó : P- là tải trọng
n- Số đinh tán
d
0
- Đường kính lỗ đinh
i- Số bề mặt tiếp xúc
Điều kiện bến dập cho đinh tán
[ ]
d
dSn
P
σσ
≤=
0

S-Chiều dày tấm ghép tính cho tấm mỏng nhất
Điều kiện bến dập cho tấm ghép :

-Bền kéo :
( )
[ ]
kk
d.nbS
P
δ≤


CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 10 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
-Bền cắt:

( )
Sdeni
P
c
5,0.
0

=
τ
[ ]
c
τ≤
e

0,5.d
0
(lỗ khoan) và e > 2 d

0
(lỗ đột).Khi có nhiều tấm ghép S min =

S nhỏ nhất của các tấm chịu lực cùng một phương. S min = S
1
= 2/3 S


* Kiểm tra
Điều kiện bền
[ ]
d d
ττ

được dùng làm chỉ tiêu tính toán kiểm tra bền và thiết
kê mối ghép đinh tán chắc. Trong đó:
d
τ
: Là ứng suất cắt sinh ra trên tiết diện thân đinh.
[ ]
d
τ
: Là ứng suất cắt cho phép của thân đinh.
Chỉ tiêu tính toán mối ghép chắc kín :tương tự như trên người ta dùng bất
đẳng thức
[ ]
ξ ξ

làm chỉ tiêu tính toán mối ghép chắc kín, trong đó:
ξ

: Là hệ số cản trượt của mối ghép,
[ ]
ξ
: Là hệ số cản trượt cho phép của mối ghép.
8. Để đảm bảo điều kiện làm việc và lắp ghép, then được cố định trên
trục và trên bạc bằng kiểu lắp ghép gì.
* Để đảm bảo điều kiện làm việc và lắp ghép, then được cố định trên trục và
trên bạc bằng các kiểu lắp ghép sau:
- Then lắp ghép lỏng, bao gồm: then bằng then dẫn hướng và then bán
nguyệt. Then nằm trong rãnh then trên trục và trên bạc, đóng vai trò một
cái chốt ngăn cản chuyển động xoay tương đối giữa trục và bạc.
- Then lắp ghép căng bao gồm: then vát, then ma sát, then tiếp tuyến. Then
ghép căng tạo nên áp suất lớn trên bề mặt tiếp xúc giữa bạc và trục, tạo lực
ma sát. Lực ma sát là lực liên kết, cản trở sự trượt tương đối giữa bạc và
trục.
9. Công dụng , cấu tạo của then hoa; Ưu nhược điểm của mối ghép
then hoa so với mối ghép then bằng.
* Công dụng
Có thể coi mối ghép then hoa như một mối ghép then bằng gồm nhiều then
làm liền trục, mối ghép then hoa thường dung khi tải trọng lớn, yêu cầu độ
đồng tâm giữa bạc và trục cao, hoặc cần di trượt dọc trục
* Cấu tạo
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 11 -
B
St
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Trục có z then phân bố đều trên chu vi, có hình dạng giống như bông hoa,
nên được gọi là then hoa. Tiết diên ngang của then trên trục có thể là hình
chữ nhật, hình thang, hoặc hình răng thân khai (như hình vẽ).
* Ưu nhược điểm của then hoa so với then bằng

+ Ưu điểm:
- Đảm bảo mối ghép được đúng tâm hơn và dễ di trượt các tiết máy trên trục
- Khả năng chụi tải lớn hơn so với mối ghép then cùng kích thước do tiết
diện bề mặt làm việc lớn hơn và tải trọng phân bố đều hơn trên mặt răng.
- Độ bền mỏi cao hơn, chụi va đập và tải trọng động tốt hơn.
+ Nhược điểm
- Có tập trung ứng suất ở góc rãnh.
- Tải trọng phân bố giữa các răng không đều nhau.
- Cần có những dụng cụ và thiết bi chuyên môn để chế tạo và kiểm tra.
10. Trình bày cấu tạo, công dụng của các loại ren : Ren hệ mét , ren
Anh, ren vuông(vẽ hình minh họa profin các loại ren)
* Ren hệ mét
Có tiết diện là tam giác đều, góc đỉnh α = 60
0
. để giảm ứng suất chân ren và
dập đỉnh ren, đỉnh và chân ren được hớt bằng hoặc bo tròn theo bán kính r =
0,144p
* Ren hệ Anh
Có tiết diện hình tam giác cân, đường kính được đo bằng hệ Anh, bước
ren được tính theo số ren trên chiều dài 1 inch. Đặc trưng bởi giá trị n =
25,4/p. Với p là bước của ren. Giá trị này chính là số bước ren trong 1
inch.
* Ren vuông
Có biên dạng vuông, thường dùng trong cơ cấu visme – đai ốc. Tuy nhiên
khó chế tạo,độ bền không cao. Hiện nay thay thề bằng ren hình thang.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 12 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
11. Trình bày điều kiện lắp ghép được của 2 chi tiết có ren.
* Để lắp ghép được 2 chi tiết có ren thì thông số hình học của chúng phải
giống hệt nhau bao gồm:

- Có cùng 1 hệ ren như ren hệ mét,ren hệ Anh,ren vuông….
- Có cùng góc Profin ren α
- Chi tiết trục và lỗ phải có cùng đường kính danh nghĩa d
- Có cùng bước ren p
- Có cùng số đầu mối n
- Có cùng hướng xoắn
- Có cùng góc nâng ren
ψ
- Có cùng chiều cao Profin h
12. Trình bày cấu tạo của các chi tiết dung trong mối ghép bằng ren.
(Vẽ hình minh họa)
* Các chi tiết dùng trong mối ghép ren bao gồm:
+ Bu lông : là thanh kim loại hình trụ,một đầu có ren để vặn với đai ốc hoặc
lỗ ren,một đầu có mũ, để tra các chìa vặn xiết bu lông. Ren trong bu lông
được gia công bằng taro ren,tiện ren, hoặc cán ren
+ Vít có hình dạng và kích thước tương tự như bu lông, chỉ khác ở phần mũ,
mũ vít có nhiều hình dạng, mũ vít được sẻ rãnh , hoặc làm lỗ 6 cạnh chìm để
tra các chìa vặn
+ Vít cấy : là thanh hình trụ 2 đầu có ren, một đầu cấy vào lỗ ren của tấm
ghép một đầu để vặn với đai ốc
+ Đai ốc có 6 cạnh, có ren trong. Ren trong đai ốc đc gia công bằng ta rô
hoặc tiện.
+ Vòng đệm dùng để bảo vệ mặt tấm ghép không bị xước, một số đệm còn
có tác dụng phòng lỏng. Các loại đệm thường dùng : đệm thường, đệm gập,
đẹm vênh, đệm cánh.
+ Chôt chẻ (được dùng để hãm trong 1 số mối ghép có thể không cần)
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 13 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Là chi tiết sâu qua lỗ của bulông và rảnh của đai ốc sau đó bể gập 2 nhánh
của nó lại để khóa chặt đai ốc, không cho đai ốc lỏng ra vì chấn động

13. Nêu các dạng sai hỏng của bu lông và chỉ tiêu tính toán.
* Các dạng sai hỏng trên mối ghép ren:
+ Thân bu lông bị kéo đứt tại phần có ren, hoặc tai tiết diện sát mũ bu lông.
Hoặc bị xoắn đứt trong quá trình xiết ốc.
+ Các vòng ren bị hỏng do cắt đứt ren, dập bề mặ tiếp xúc, hoặc bị uốn gẫy.
Nếu tháo lắp nhiều lần các vòng ren có thể bị mòn.
+ Mũ bu lông bi hỏng đập bề mặt tiếp xúc, cắt đứt hoặc bị gẫy.
* Chỉ tiêu tính toán
a) Bulông lắp không có khe hở
Trường hợp này cả thân bulông và lỗ đều được gia công chính xác. Lực
tác dụng thẳng góc với đường tâm của bulông như trên hình (10.12) tạo nên
ứng suất cắt và dập thân bulông.
Đường kính thân bulông tính theo điều kiện độ bền cắt:
d
b

c
i
Q
][
4
τπ
trong đó [τ]
c
ứng suất cắt cho phép của vật liệu làm bulông, [τ]
c
=(0,2-
0,3)σ
ch
, σ

ch
là ứng suất chảy, tính theo N/mm
2
; Q-lực tác dụng lên mối ghép,
tính theo N; i-số mặt chịu cắt (trên hình 10.12, i=1); d
b
- đường kính thân
bulông, mm.
*Đường kính thân bulông tính theo độ bền dập:
d
b

d
Q
][
min
σδ
trong đó: δ
min
- chiều dày của tấm mỏng nhất trong các tấm ghép chịu dập
cùng thân bulông, mm;
[σ]
d
: ứng suất dập cho phép của vật liệu làm bulông, N/mm
2

-Thép cacbon lấy: [σ]
d
=(0,8-1) σ
ch

;
-Thép hợp kim lấy: [σ]
d
=(0,6-0,8) σ
ch
;
-Gang lấy: [σ]
d
=(0,6-0,8) σ
bk
(ứng suất bền kéo)
σ
ch
và σ
bk
chọn theo bảng vật liệu. Đối với thép CT.3 có thể lấy σ
ch
=190-220
N/mm
2
. Đối với gang độ bền thấp, trung bình và cao lấy lần lượt bằng 12-15,
19-21 và 26-32 N/mm
2
.
b) Bulông lắp có khe hở
* Trường hợp tải trọng thẳng góc với
đường tâm (hình 10.13)
Để chống trượt giữa các mặt tiếp xúc
làm cong bulông thì cần phải siết bulông
thật chặt để tạo nên lực căng V, sao cho :

V=
fi
Q2,1
Trong đó: Q- tải trọng ngang hay lực trượt,
N ; f-hệ số ma sát. Với các tấm ghép là
gang hay thép thì f= 0,1-0,15 khi mặt trượt
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 14 -
Hình 10.13: Bulông lắp có khe hở
Q
ur
Q
ur
V
ur
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
khô, f= 0,06 khi mặt trượt có dầu. Khi có phun cát hoặc các biện pháp khác
làm tăng hệ số ma sát thì giá trị của f cũng tăng và được lấy theo sổ tay; i-
số mặt trượt (trên hình 10.13, i=1); 1,2- hệ số an toàn.
*Tính đường kính bulông
Sử dụng công thức:
1
3,1
F
V

[σ]
tt
hay
[ ]
tt

V
d
σπ
3,1
2
1

; d
1
là đường kính chân bulông.
Trong đó: V là lực siết đai ốc; 1,3 là hệ số xét đến ảnh hưởng của mômen
xoắn do xiết đai ốc sinh ra; F
1
là diện tích tiết diện bulông tại đường kính
chân ren d
1
, với F
1
=
4
2
1
d
π
. Giá trị F
1
và d
1
đều có sẵn trong bảng chọn bulông
tiêu chuẩn.

[σ]
tt
là ứng suất tính toán, với [σ]
tt
=
][n
ch
σ
(N/mm
2
) ;
σ
ch
là ứng suất chảy của vật liệu làm bulông (N/mm
2
), lấy theo bảng trong sổ
tay.
[n] là hệ số an toàn cho phép, được chọn như sau:
- Khi lực căng V có thể điều khiển được thì lấy [n]≈1,6 đối với bulông
thép cacbon, [n] ≈2 đối với bulông thép hợp kim.
- Khi lực căng V không thể điều khiển được thì [n] được chọn theo
đường kính chân ren d
1
như trong bảng sau:
Vật liệu làm
bulông
Giá trị [n] khi đường kính chân ren d
1
[mm]
6 - 16 > 16 - 30 > 30 - 60

Thép cacbon 5 - 4 4 - 2,5 2,5 - 1,7
Thép hợp kim 6,5 - 5 5 - 3,3 3,3 - 3
14. Trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền đai.
* Ưu nhược điểm của bộ truyền đai
+ Ưu điểm:
- Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau (<15m)
- Làm việc êm, không gây ồn nhờ vào độ dẽo của đai nên có thể truyền động
với vận tốc lớn.
- Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh được dao động sinh ra do tải
trọng thay đổi tác dụng lên cơ cấu.
- Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên đề phòng sự quá tải xảy ra trên động cơ.
Kết cấu và vận hành đơn giản.
+ Nhược điểm
- Kích thước bộ tuyền đai lớn so với các bộ truyền khác: xích, bánh răng.
- Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai (ngoại
trừ đai răng)
- Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn (thường gấp 2-3 lần so với bộ truỵền
bánh răng) do phải có lực căng đai ban đầu (tạo áp lực pháp tuyến lên đai để
tạo lực ma sát)
- Tuổi thọ của bộ truyền đai thấp.
* Phạm vi sử dụng
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 15 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Bộ truyền đai thường dùng để truyền công suất không quá 40 - 50 Kw, vận
tốc thông thường khoảng 5 - 30 m/s. Tỷ số truyền i của đai dẹt thường không
quá 5, đối với đai thang không quá 10. Hiện nay, bộ truyền đai thang được sử
dụng rộng rãi, đai dẹt ngày càng ít sử dụng. Khuynh hướng dùng bộ truyền
đai răng ngày càng phổ biến vì tận dụng được ưu điểm của bộ truyền bánh
răng và bộ truyền đai.
15. Cấu tạo của bộ truyền xích ?Cách xác định các thong số cơ bản

của bánh xích.
* Cấu tạo bộ truyền xích
Bộ truyền xích có 3 bộ phận chính
+ Đĩa xích dẫn 1, có đường kính là d
1
lắp trên trục I, quay với số vòng quay
n
1
, công suất truyền động P
1
, mô mem xoắn trên trục T
1
. Đĩa xích có răng
tương tự như bánh răng. Trong quá trình truyền động răng đĩa xích ăn khớp
với các mắt xích, tương tự như bánh răng ăn khớp với thanh răng.
+ Đĩa xích bị dẫn 2, có đường kính là d2, được lắp trên trục bị dẫn II, quay
với số vòng quay n
2
, công suất truyền động P
2
, mô mem xoắn trên trục T
2
.
+ Dây xích 3 là khâu trung gian mắc vòng qua 2 đĩa xích. Dây xích gồm
nhiều mắt xích được nối với nhau. Các mắt xích xoay quanh khớp bản lề, khi
ăn khớp với đĩa xích
* Các thông số cơ bản của bánh xích
Kết cấu đĩa xích có nhiều điểm tương tự như bánh răng. Khi đĩa xích có kích
thước nhỏ để chế tạo đĩa xích ta dùng phôi dập, Khi đường kính lớn ta chế
tạo phần mayơ và phần đĩa riêng rồi ghép lại với nhau.

Biên dạng và kích thước răng đĩa xích phụ thuộc vào loại và kích thước xích.
Đối với các loại xích tiêu chuẩn thì tất cả kích thước của răng đĩa xích đều
được tiêu chuẩn.
Vòng chia của đĩa xích đi qua tâm của bản lề xích và được xác định theo công
thức :
( )
sin /
P
d
z
τ
π
=
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 16 -
Đĩa xích ống con lăn
Cấu tạo đĩa xích
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Với
x
P
là bước xích; z là số răng của đĩa xích.
Tỉ số Π/z tương đối nhỏ nên ta có thể lấy sin(Π/z) = Π/z, do đó:
.
x
P
d z
π
=

Đường kính vòng ngoài đĩa đỉnh :

( )
( )
0,5 /
a x
d P cotg z
π
= +
Đường kính vòng chân đĩa xích:
( )
. /
a x
d P cotg z
π
=
Cung ab bán kính r ; cung bc bán kính r1; đoạn thẳng cd và cung de bán
kính r2 nối tiếp với nhau. Công thức tính toán các kích thước của cả hai kiểu
biên dạng răng nói trên đều đã được tiêu chuẩn hoá và cho trong sổ tay.
Tiết diện ngang của răng đĩa xích (Hình trái) có bán kính vát tròn răng r3,

bề rộng răng b và bề rộng vành B, tất cả đều đã được tiêu chuẩn hoá và cho
trong sổ tay.
16. Trình bày ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng cảu bộ truyền xích.
* Trình bày ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Không có hiện tượng trượt như bộ truyền đai. Có thể làm việc khi có tải đột
ngột. hiệu suất cao.
- Không đòi hỏi phải căng xích, nên lực tác dụng lên trục và ổ nhỏ hơn
- Kích thước bộ truyền nhỏ hơn bộ truyền đai nếu cùng công suất
- Góc ôm không có ý nghĩa như bộ truyền đai nên có thể truyền cho nhiều
bánh xích bị dẫn

+ Nhược điểm:
- Bản lề xích bị mòn nên gây tải trọng động, ồn.
- Có tỉ số truyền tức thời thay đổi, vận tốc tức thời của xích và bánh bị dẫn
thay đổi.
- Phải bôi trơn thường xuyên và phải có bánh điều chỉnh xích.
- Mau bị mòn trong môi trường có nhiều bụi hoặc bôi trơn không tốt.
* Phạm vi sử dụng
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 17 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Truyền công suất và chuyển động giữa trục có khoảng cách xa, cho nhiều
trục đồng thời trong trường hợp n < 500v/p
Công suất truyền thông thường < 100 kW
Tỉ số truyền < 6, hiệu suất 0,95 0,97
Truyền động xích được sử dụng khá nhiều trong các phương tiện vận tải (xe
đạp, mô tô, oto ) , máy nông nghiệp, các băng tải,
17. Phân loại;ưu , nhược điểm của bộ truyền bánh răng.
* Phân loại
+ Theo sự phân bố giữa các trục
Truyền động giữa các trục song song: bánh răng trụ.
- Truyền động giữa các trục cắt nhau: bánh răng côn.
- Truyền động giữa hai trục chéo nhau: bánh răng côn xoắn, trụ xoắn.
+ Theo sự phân bố giữa các răng trên bánh răng.
- Bộ truyền ăn khớp ngoài.
- Bộ truyền ăn khớp trong.
+ Theo phương của răng so với đường sinh.
- Răng thẳng.
- Răng nghiêng.
- Răng cong.
- Răng chữ V.
- Răng xoắn.

+ Theo biên dạng răng.
- Truyền động bánh răng thân khai.
- Truyền động bánh răng Xicloit.
- Truyền động bánh răng Nôvicov.
* Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn.
- Tỉ số truyền không đổi do không có hiện tượng trượt trơn.
- Hiệu suất cao (0.97-0.99).
- Làm việc với vận tốc lớn, công suất cao.
- Tuổi thọ cao.
Nhược điểm
- Chế tạo phức tạp.
- Đòi hỏi độ chính xác cao.
- Ồn khi vận tốc lớn
18. Cấu tạo, công dụng các loại bánh răng thường dùng trong thực
tế : Bánh răng trụ răng thẳng, răng xoắn;bánh răng nón răng thẳng;
bánh vít, trục vít.
* Bánh răng trụ răng thẳng, răng xoắn
+Cấu tạo
Là một khối có các răng xung quanh cách đều nhau,thông thường răng của
bánh răng có biên dạng là một đường thân khai. Răng có hướng cùng với
hướng của trục. Bánh răng trụ răng xoắn có cấu tạo tương tự như bánh răng
trụ răng thẳng và có phương của răng nghiêng 1 góc β so với trụ
+ Công dụng
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 18 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục song song hoăc chéo nhau.Thường
được dùng khi vận tốc trung bình hoặc thấp, trong các bộ truyền hở hoặc khi
cần di chuyển dọc trục trong các hộp tốc độ.

* Bánh răng nón răng thẳng
Có các răng nằm trên hình nón cụt
+ Công dụng
Dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục cắt nhau.Dùng trong các hộp tốc độ
có vận tốc trung bình hoăc cao
* Bánh vít trục vít
+ Cấu tạo:
- Trục vít có cấu tạo như một trục trên có nhiều vòng ren. Tùy theo hình
dạng ren có các loại : Trục vit Acsimet, trục vit convôlut, trục vit thân khai
v.v…
Trục vít Acsimet có cạnh ren thẳng trong mặt cắt dọc trục.Giao tuyến của
mặt ren với mặt cắt ngang(vuông góc với đường tâm trục vít) là đường thẳng
xoắn ốc Acsimet.
Trục vít Convôlút (b) có cạnh ren thẳng trong mặt cắt pháp tuyến. Loại trục
vít này có tính công nghệ cao hơn trục vít Acsimet.
Trục thân khai (c) có cạnh ren thẳng trong mặt cắt tiếp tuyến với mặt trụ cơ
sở. Giao tuyến của mặt ren với mặt cắt ngang (vuông góc với đường tâm trục
vít) là đường thân khai.
- Bánh vít thường được chế tạo bằng dao phay lăn răng, có hình dạng giống
như trục vít (chỉ trừ đường kính ngoài của dao hơi lớn hơn đường kính ngoài
trục vít sẽ ăn khớp với bánh vít này,để tạo ra khe hở hướng tâm ở chân răng
bánh vít) và quá trình chuyển động cắt giống như quá trình ăn khớp giữa trục
vít và bánh vít.
+ Công dụng :
Vì trục vít có hiệu suất truyền động thấp nênnn chỉ được dùng trong trường
hợp công suất nhỏ hoặc trung bình. Người ta thường sử dụg truyền động với
trục vít dẫn động, tỉ số truyền của bộ truyền khá lớn.
Truyền động trục vít được dùng trong các máy nâng chuyển, máy cắt kim
loại, đầu phân độ, các dụng cụ đo, ô tô…
Ren trục vít và răng bánh vít tiếp xúc với nhau theo đường

19. Điều kiện ăn khớp được của 2 bánh răng? Cách tính các thông số
chủ yếu của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng.
* Điều kiện ăn khớp của 2 bánh răng:
+ 2 bánh răng phải giống nhau theo phân loại
+ Nếu là bánh răng nghiêng thì phải có góc nghiêng của răng bằng nhau và
hương nghiêng ngược nhau.
+ Có vòng lăn và vòng chia trùng nhau
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 19 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
+ Bánh chủ động và bánh bị động có cùng modul
+ Có số răng phải lớn hớn số răng tối thiểu theo quy định
+
* Thông số hình học của bánh răng
- Khoảng cách trục: A
- Đường kính vòng lăn: D1, D2
- Đường kính vòng đỉnh: Da1; Da2
- Đường kính vòng chân: Di1; Di2
- Chiều cao răng: h = (Da - Di)/2.
- Số răng: Z1; Z2
- Môdun: m.
+. Thông số bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
- Khoảng cách trục:
( )
2
21
ZZm
A
+
=
(4.1)

- Đường kính vòng lăn: D1 = mZ1 ; D2 = mZ2. (4.2)
- Chiều cao răng: h = ha + hi; ha = m ; hi = 1,25m. (4.3)
- Đường kính vòng đỉnh:
Da1 = D1 + 2ha = D1 + 2m; Da2 = D2 + 2ha = D2 + 2m
(4.4)
- Đường kính vòng chân:
Di1 = D1 - 2hi = D1 - 2,5m;
Di2 = D2 - 2hi = D2 - 2,5m (4.5)
+. Thông số bộ truyền bánh răng trụ
răng răng nghiêng
Bộ truyền bánh răng trụ răng
nghiêng có một bộ thông số tương tự như
bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, được
tính trên mặt đầu của bánh răng (mặt
phẳng vuông góc với trục bánh răng).
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 20 -
Hình 4.4: Răng của bánh răng
Hình 4.5: Kích thước bộ truyền bánh
răng trụ răng nghiêng
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Một số thông số được xác định trên mặt phẳng pháp tuyến n-n, vuông
góc với phương của răng.
Gọi β là góc nghiêng của răng; ta có:
Bước ngang pt: là bước đo trong tiết diện vuông góc với trục bánh
răng,
Bước pháp pn: là bước đo trong tiết diện vuông góc với phương của
răng,
Môdun ngang mt: là môdun đo trong tiết diện vuông góc với trục bánh
răng,
Môdun pháp mn: là môdun đo trong

tiết diện vuông góc với phương của răng
(hình 4.6).
Ta có quan hệ:
pn = pt cosβ
mn = mt cosβ
Đối với bộ truyền bánh răng trụ răng
nghiêng, giá trị mn được tiêu chuẩn hóa.
Các giá trị tính toán thì tính theo mt.
- Khoảng cách trục:
( ) ( )
β
cos22
2121
ZZmZZm
A
nt
+
=
+
=
(4.6)
- Đường kính vòng lăn: D1 = mt Z1
=
β
cos
1
Zm
n
; D2 = mt Z2 =
β

cos
2
Zm
n
(4.7)
- Chiều cao răng: h = ha + hi; ha = mn ; hi = 1,25mn
(4.8)
- Đường kính vòng đỉnh:
Da1 = D1 + 2ha = D1 + 2mn ; Da2 = D2 + 2ha = D2 + 2mn
(4.9)
- Đường kính vòng chân:
Di1 = D1 - 2hi = D1 - 2,5mn ; Di2 = D2 - 2hi = D2 - 2,5mn
(4.10)
20. Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán độ bền bánh răng.
* Các dang hỏng có thể xuất hiện trong quá trình làm việc:
- Gẫy răng bánh răng, một vài răng tách rời khỏi bánh răng, Gẫy răng là
dạng hỏng nguy hiểm nhất, bộ truyền không thể tiếp tục làm việc được nữa
và còn gây nguy hiểm cho các chi tiết máy lân cận.
Gẫy răng có thể do quá tải hoặc do bị mỏi, khi ứng suất uốn trên tiết diện
chân răng vượt quá giá trị cho phép.
- Tróc rỗ mặt răng, trên mặt răng có những lỗ nhỏ và sâu,làm hỏng mặt
răng, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Tróc rõ thường sảy ra ở bộ truyền
có độ rắn mặt răng cao, ứng suất tiếp xúc không lớn và được bôi trơn đầy đủ.
Nguyên nhân:do ứng suất tiếp xúc thay đổi, mặt răng bị mỏi, xuất hiện các
vết nứt trên bề mặt. Vết nứt lớn dần đến một mức nào đó sẽ làm tróc ra một
mảnh kim loại, để lai vết lõm.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 21 -
Hình 4.6: Các bước răng của bánh răng
trụ răng nghiêng
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang

- Mòn răng, ở phía chân răng và đỉnh răng có trượt biên dạng, nên răng bị
mài mòn. Mòn làm yếu chân răng và làm nhọn răng. Mòn thường sảy ra ở
những bộ truyền có ứng suất tiếp xúc trung bình và bôi trơn không đầy đủ.
- Dính xước mặt răng, trên bề mặt răng có dính các mẫu kim loại, kèm theo
những vết xước. Dính xước làm mặt răng bị hỏng, bộ truyền làm việc không
tốt nữa. Dính xước thường xảy ra ở bộ truyền có độ rắn mặt rằn thấp, ứng
suất lớn và vận tốc làm việc cao.
Nguyên nhân: do ứng suất lớn và nhiệt độ cao làm vật liệu tại chỗ tiếp xúc
đạt đến trạng thái dẻo. Kim loại bị bứt ra dính lên mặt răng đối diện, tạo
thành các vấu. Các vấu này cào xước mặt răng trong những lần ăn khớp tiếp
theo. Cứ như thế mặt răng bị phá hỏng.
- Biến dạng mặt răng, trên bánh răng dẫn có những rãnh ở phía giữa, còn
trên bánh răng bị dẫn có gờ ở phía giữa răng, dạng răng bị thay đổi, bộ
truyền ăn khớp không tốt nữa. Dạng hỏng này thường xuất hiện ở bộ truyền
có độ rắn mặt răng thấp, ứng suất tiếp xúc lớn, và vận tốc làm việc thấp.
Nguyên nhân: do ứng xuất lớn lưu lại ở mặt răng lâu, lớp mặt răng mềm
ra, kim loại bị xô đẩy từ chỗ nọ sang chỗ kia. Do chiều của lực ma sát, trên
bánh dẫn kim loại bị đẩy về phía chân răng và đinh răng, còn trên bánh bị
dẫn kim loại dồn về phía giữa răng.
- Bong mặt răng, có những vẩy kim loại tách ra khỏi bề mặt răng, tao nên
những vết lõm nông và rộng . Bong mặt răng làm thay đổi biên dạng răng,
giảm chất lượng bề mặt, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Dạng hỏng này
thường có ở bộ truyền mặt răng được tôi, sau khi thám ni tơ, thấm than.
Nguyên nhân: do nhiệt luyện và hóa nhiệt luyên không tốt, tổ chức kim loại
trên mặt răng bị phá hỏng, kém bền vững. Dưới tác dụng của ứng suất lớn
và thay đổi, một lớp mỏng kim loại bị tách ra khỏi mặt răng.
* Chỉ tiêu tính toán bộ truyền bánh răng
Để tránh các dạng hỏng nêu trên, người ta tính toán bộ truyền bánh răng
theo các chỉ tiêu:
[ ]

H H
σσ

(*)
[ ]
F F
σσ

(**)
Đồng thời chọn chế độ và phương pháp nhiệt luyện hợp lý.
Trong đó
H
σ
: là ứng suất tiếp xúc tại điểm nguy hiểm trên mặt răng.
[ ]
H
σ
: là ứng suất tiếp xúc cho phép của mặt răng, tính theo sức bền mỏi.
F
σ
: là ứng suất uốn tại điểm nguy hiểm trên tiết diện chân răng.
[ ]
F
σ
: là ứng suất uốn cho phép của răng, tính theo sức bền mỏi.
Tính bộ truyền bánh răng theo chỉ tiêu (*), gọi là tính theo sức bền tiếp xúc.
Tính bộ truyền theo chỉ tiêu (**), gọi là tính theo sức bền uốn.
Nếu bộ truyền bánh răng chụi tải trọng quá tải trong một thời gian rất ngắn,
cần phải kiểm tra các bánh răng theo sức bền tĩnh, gọi là tính bộ truyền bánh
răng theo quá tải.

21. Trình bày cấu tạo công dụng và ưu nhược điểm của các loại ổ lăn.
*Cấu tạo ổ lăn
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 22 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
Ổ lăn gồm 4 bộ phận : Vòng ngoài, vòng trong, con lăn, vòng cách
-Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục,
vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy )
- Con lăn có thể là bi hoặc đũa lăn trên rảnh. Rãnh có tác dụng làm giảm bớt
ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn chế con lăn di chuyển dọc trục
-Vòng cách có tác dụng phân bố đều các con lăn không cho chúng tiếp xúc
với nhau để giảm mòn cho con lăn. Nếu ko có vòng cách tại điểm tiếp xúc
của 2 con lăn có vận tốc trượt rất lớn.
*Công dụng : Ổ lăn dùng để đỡ các trục quay, nhận tải từ trục truyền đến giá
đỡ dưới dạng sơ đồ sau.Làm giảm ma sát giữa phần quay và phần không
quay
- Ưu điểm của ổ lăn:
+ Ma sát nhỏ (ổ bi:f=0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006)
+ Chăm sóc và bôi trơn đơn giản
+ Kích thước chiều rộng nhỏ
+ Mức độ tiêu chuẩn hóa cao.Hầu như các ổ lăn được chế tạo trong các nhà
máy chuyên môn hóa. Do đó chất lượng ổ lăn tương đối cáo, giá thành rẻ.
+ Ổ lăn được dùng rất nhiều trong hầu hết các loại máy, thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 23 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang
- Nhược điểm:
+ Kích thước hướng kính lớn
+ Lắp ghép tương đối khó khăn
+ Làm việc có nhiều tiếng ồn, khả năng giảm chấn kém
22* Cách ghi kích thước cho bản vẽ mối ghép.()

- ghi kích danh nghĩa và dung sai cho bề mặt bao và bị bao
- ghi các thông số đặc trưng cho mối ghép
- ghi chất lượng bề mặt
- ghi sai lệch vị trí,hình dạng,nhám bề mặt
(Câu này tớ ko bít làm vì nó ko rõ ràng.Có 2 loại câu hỏi khó ,đây là lọai câu hỏi khó loại 2)
23. Thế nào là : kích thước danh nghĩa,kích thước giới hạn , kích
thước thực; cho ví dụ.
* Kích thước danh nghĩa
Là kích thước xác định bằng tính toán dựa trên cơ sở chức năng của chi tiết,
sau đó quy tròn (về phía lớn hơn) theo các giá trị của dãy kích thước thẳng
danh nghĩa tiêu chuẩn.
Kích thước danh nghĩa được ghi trên bản vẽ dùng làm gốc để tính các sai
lệch. Kích thước danh nghĩa của bề mặt lắp ghép là chung cho các chi tiết
tham gia lắp ghép.
* Kích thước thực
Là kích thước nhận được từ kết quả đo trên chi tiết gia công với sai số cho
phép
* Kích thước giới hạn
Để xác định phạm vi cho phép của sai sô chế tạo kích thước, người ta quy
định 2 kích thước giới hạn:
Kích thước giới hạn lớn nhất là kích thước lớn nhất cho phép khi chế tạo chi
tiết, ký hiệu đối với trục d
max
và đối với lỗ D
max
Kích thước giới hạn nhỏ nhất là kích thước nhỏ nhất cho phép khi chế tạo chi
tiết, ký hiệu đối với trục d
min
và đối với lỗ D
min

Vậy điều kiện để kích thước của chi tiết sau khi chế tạo đạt yêu cầu là:
d
min


d
1


d
max
D
min

D
t


D
max
* Ví dụ: Yêu cầu gia công 1 cái trục có kích thước
0,1
25
φ
±
gia công song đo
kích thước đường kính chi tiết trục bằng Panme (có độ phân giải là 0,001
mm) nhận được kết quả là : 24,985 mm
khi đó kích thước thực d
th

= 24,985 mm
kích thứơc danh nghĩa d
dn
=25 mm
Kích thước giới hạn của nó là d
max
= 25,1 và d
min
= 24,9.
Ta thấy d
min
=24.9

d
th
=24.985

d
max
= 25,1 nên chi tiết thõa mãn yêu
cầu
24. Các sai lệch giới hạn, dung sai, cách tính dung sai cho chi tiết và
dung sai cho mối ghép.
* Sai lệch giới hạn:
Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa.
+ Sai lệch giới hạn lớn nhất (Sai lệch giới hạn trên)
Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa, sai
lệch giới hạn trên ký hiệu là es, ES.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 24 -
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp – Lê Văn Quang

Với trục es = d
max
- d
N
Với lỗ ES = D
max
-D
N
+ Sai lệch giới hạn nhỏ nhất (Sai lệch giới hạn dưới)
Là hiệu số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa, sai
lệch giới hạn nhỏ nhất được ký hiệu là ei, EI.
Với trục ei = d
min
- d
N
Với lỗ EI = D
min
-D
N
Sai lệch giới hạn có thể có giá trị dương (+), âm (-) hoặc bằng (0).
* Dung sai:
Là phạm vi cho phép của sai số kích thước. Trị số dung sai bằng hiệu số giữa
kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu
sai số giữa sai lệch trên và sai lệch dưới.
Dung sai được ký hiêu là T (Tolerance)
Dung sai kích thước trục
T
d
= d
max

- d
min
hoặc T
d
= es – ei
Dung sai kích thước lỗ:
T
D
= D
max
- D
min
hoặc T
d
= ES – EI
Dung sai luôn có giá trị dương. Trị số dung sai càng nhỏ thì độ chính xác kích
thước càng cao và ngược lại.
25. Vẽ sơ đồ miền phân bố dung sai của mối ghép. Tính dung sai trục,
dung sai lỗ và dung sai kích thước của một mối ghép cụ thể.
(loại bt này thì ko phải xoắn!Nếu chưa rõ đọc vd này sẽ giỏi)
VD Cho lắp ghép Ø16H7/g6
a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ. (0,5đ)
b)Tính kích thước giới hạn, dung sai trục và lỗ. (0,5đ)
c)Vẽ sơ đồ lắp ghép và cho biết mối ghép thuộc loại nào? (1,0đ)
d)Tính các giá trị độ hở, độ dôi, dung sai lắp ghép. (0,5đ)
e)Nếu người thợ gia công đạt kích thước lỗ Ø16,021 mm thì chi tiết đó đạt
yêu cầu hay không? (0,5đ)
Giải:
Theo đề bài ra ta có lắp ghép Ø16H7/g6
a)Tra bảng tìm sai lệch giới hạn của trục và lỗ:

+Lỗ Ø16H7: Tra bảng 1.14 Tr.20 (tập BTDSLG) ta có:
ES = +18 µm = 0,018 mm; EI = 0
+Trục Ø16g6: Tra bảng 1.28 Tr.42 (tập BTDSLG) ta có:
es = -6 µm = -0,006 mm; ei = -17 µm = -0,017 mm.
CTMBK1- ĐH SPKT VINH - 25 -

×