Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tâm lý Kinh Doanh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.83 KB, 3 trang )

Một số tình huống :
1. Khách hàng xúc phạm bạn, bạn xử lý như thế nào?
 _ Trong việc bán hàng “Khách hàng là thượng đế”. Khi bị xúc
phạm, bạn không thể nóng giận nói lại khách hàng mà phải bình
tĩnh .
_ Nếu bạn làm sai thì phải xin lỗi khách hàng, lần sau sẽ cẩn thận
hơn.
_ Nếu lỗi là của khách hàng thì bạn vẫn phải giữ giọng điệu thật
bình tĩnh, nói: “Xin lỗi, chỉ ra lỗi của khách hàng” để khách hàng
hiểu, dù có vấn đề gì mong khách cũng thật bình tĩnh để giải quyết
vấn đề, không nên nói những lời thô lỗ xúc phạm người khác.
2. Bạn không thích ai đó trong công ty, anh ta gây phiền phức cho
bạn, bạn không coi trọng khả năng chuyên môn của anh ta, không
thích tính cách của anh ta, và anh ta là người bạn không muốn
nhắc đến. Bạn xử lý tình huống này như thế nào?
 _ Hạn chế một cách tối đa: gặp mặt, nói chuyện, nhắc tên anh bạn
đó để giảm bớt cảm giác khó chịu, đôi khi là áp lực trong công
việc. Bạn có thể bỏ, không để ý những gì người khác nhắc đến anh
ta, khi trò chuyện với anh ta, những việc anh ta làm – nếu những
điều đó không làm ảnh hưởng, liên quan tới công việc của bạn.
3. Tôi vào làm công ty A được hơn 1 năm, được sếp tin tưởng nhiều
tôi luôn chăm chỉ và làm tốt công việc được giao. Nhưng Tôi đã làm
1 việc dại dột: “Tôi thấy cùng 1 vị trí và 1 công việc như Tôi đang
làm ở 1 công ty khác đang đăng tuyển dụng nhân với mức lương
cao hơn ở đây. Tôi nung nấu ý định tham gia phỏng vấn tại công ty
đó. Nếu trúng tuyển, Tôi xin nghỉ việc bên này để qua đó thử sức.
Sau một thời tuần gửi hồ sơ, họ hẹn đến phỏng vấn vào ngày thứ 3
nhưng thứ 3 công ty Tôi cũng có 1 cuộc gặp đối tác rất quan trọng.
Sếp giao việc này cho Tôi. Tôi đành nói dối sếp: cáo bệnh, xin nghỉ
để đi phỏng vấn như đã hẹn. Vừa bước vào phòng Tôi đờ người ra
vì trong hàng ghế người phỏng vấn là sếp Tôi. Tôi không biết giấu


mặt đi đâu” .
Hiện Tôi chưa biết kết quả chính thức của công ty kia nhưng tôi
vẫn chưa giải thích với sếp. Tôi cảm thấy xấu hổ và lo lắng. Nếu
trúng tuyển bên kia thì không sao, nhưng bị trượt thì có nên ở lại
đây hay không? Và chưa biết giải thích với sếp như thế nào? Tôi
phải làm gì?
 _ Tăng thu nhập là nhu cầu tất yếu của bất kỳ một người đi làm
nào.
_ Người phỏng vấn bạn ở công ty kia là sếp của bạn: bạn là người
có năng lực, luôn hoàn thành tốt công việc được giao, bạn vẫn có
thể chúng tuyển.
_ Bạn nên đến gặp sếp và nói chuyện, trình bày vấn đề của mình để
không còn thấy lo lắng, xấu hổ. Tùy thuộc vào thái độ của sếp mà
bạn quyết định có nên làm tiếp hay không.
_ Nếu sếp hiểu vấn đề của bạn và tin tưởng vào năng lực của bạn
thì bạn nên tiếp tục đi làm và làm việc tốt hơn.
_ Nếu sếp tỏ vẻ không coi trọng vì bạn đã đi phỏng vấn ở công ty
khác có mức lương cao hơn mặc dù bên này điều kiện làm việc tốt,
được sếp tin tưởng thì bạn nên quyết định nghỉ việc.
4. Nhân viên của bạn lơ là trong công việc, tranh thủ chơi game, tán
dóc. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
 _ Xét xem công việc của nhân viên có quá ít, nhàm chán không
phù hợp với năng lực của họ hay không, nếu đúng thì giao cho hoj
công việc khác phù hợp với khả năng hơn.
_ Nhân viên của bạn cũng có thể chơi game, tán dóc nhưng trong
điều kiện rảnh, đã hoàn thành công việc.
_ Nếu chưa làm xong việc mà vẫn ngồi chơi game. Lần đầu, bạn có
thể nhắc nhở, nếu còn tái phạm thì sẽ phạt cảnh cáo dưới hình thức:
làm thêm giờ, trừ lương. Nếu không thay đổi thì bạn nên đuổi việc
nhân viên đó để không làm ảnh hưởng đến công việc và nhân viên

khác.
5. Bạn không phải trợ lý nhưng sếp lại liên tục nhờ bạn dọn dẹp văn
phòng, sắp xếp đồ đạc, quần áo và những việc vặt tương tự.
 _ Trong công việc, khi sếp giao việc cho bạn, bạn vẫn phải làm
cho dù đó là công việc của thư ký, trợ lý. Nhưng làm việc liên tục
thì không ổn. Bạn nên nói trực tiếp với sếp những công việc đó là
của trợ lý, bạn cũng có công việc phải làm, lần sau mong sếp giao
việc cho đúng người dể không làm ảnh hưởng tới công việc.
6. Sếp thường xuyên nổi giận, quát nạt bạn trước mặt nhân viên khác.
 _ Góp ý kiến riêng với sếp.
_ Có thể mời sếp đi uống nước rồi trình bày với sếp về vấn đề đó.
_ Trong công việc nếu có gì sai sót, không đúng mong sếp có thể
nhắc nhở riêng, góp ý để bạn thay đổi, làm việc tốt hơn.
_ Nếu sếp nổi giận vô cớ thì bạn nên nhắc sếp hiểu, tránh làm ảnh
hưởng uy nghiêm của sếp trong công việc.
7. Sếp thường có hành vi chòng ghẹo, trêu chọc bạn nhưng theo 1
cách kín đáo, người ngoài khó nhận ra.
 _ Bạn nên nói thẳng với sếp.
_ Trong công việc, là sếp thì nên hành động đúng mực, nghiêm
túc, không trêu đùa trong thời gian làm việc; bạn cảm thấy không
thoải mái và khó chịu về điều đó.
_ Nếu sếp vẫn không ngừng trêu chọc bạn, bạn nên chuyển bộ
phận hoặc tìm công việc mới.
8. Bạn nhận được tiền thưởng cuối năm và vô cùng hẫng hụt khi nó
thấp hơn nhiều so với sếp hứa.
 _ Nghĩ lại, trong quá trình làm việc bạn có làm sai, làm việc không
tốt để bị trừ tiền thưởng không.
_ Tình hình hoạt động của công ty.
_ Nếu bạn vẫn không hiểu tại sao thì nên gặp sếp hỏi để giải đáp
được những thắc mắc của bạn.

9. Bạn bị nghe lỏm khi đang nói xấu sếp với đồng nghiệp.
 _Dù những gì bạn nói về sếp là đúng nhưng bạn đang gặp sai lầm
là nói xấu người khác sau lưng. Cách giải quyết tốt nhất là bạn đến
gặp riêng sếp để xin lỗi bày tỏ hối hận. Tình huống này có thể tạo
cơ hội cho sếp trò chuyện cởi mở tại sao bạn thấy sếp khó chịu đến
thế.
10.Bạn có cơ hội được giao 1 dự án quan trọng nhưng khó có khả
năng hoàn thành. Vậy bạn nhận hay không nhận?
 _ Xem xét các khả năng, vấn đề liên quan đến dự án đó: Tình hình
kinh tế, tài chính, xã hội, năng lực của bản thân bạn, các tài liệu
liên quan và điều kiện bên ngoài khác,
_ Nếu gộp tất cả các điều kiện trên bạn thấy có khả năng thực hiện
thì nhận dự án.
_ Nếu bạn muốn cầu tiến, khẳng định năng lực, muốn thử thách thì
cũng nên nhận dự án này. Vì dự án khó có khả năng hoàn thành
chứ không thể không hoàn thành nên sẽ có biện pháp, phương pháp
thực hiện. Dù dự án thành công hay thất bại, cũng một phần khẳng
định được năng lực làm việc của bạn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×