Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.28 KB, 5 trang )

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Phần 2

C. QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG
1. Âm Dương Hỗ Căn




Hỗ căn là bắt rễ, bám víu với nhau.Âm dương luôn hỗ trợ cho nhau.
YHCT cho rằng : Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm, Âm lẻ loi không sinh
ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển (cô dương bất sinh, độc âm bất thành).

2. Âm Dương Tiêu Trưởng
Tiêu là mất đi - Trưởng là lớn lên. Âm Dương không ngừng phát
triển, lớn lên và mất đi rồi lại lớn lên.
Trong quá trình vận động, nếu 1 mặt nào đó không ngừng phát triển
về phía đối lập thì đến 1 giai đoạn nào đó nhất định, Âm có thể biến thành
Dương và Dương có thể biến thành Âm.
Thí dụ : Hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên,
gặp khí nóng (Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng - Mây
(Dương) gặp khí lạnh (Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm
trưởng.
3. Âm Dương Bình Hoành (Thăng bằng)
Bình hoành : Cùng song song, cùng tồn tại. Âm Dương luôn giữ thế
quân bình.
Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : Âm thắng
thì Dương bệnh, Dương thắng thì Âm bệnh, dương thắng thì nhiệt, âm thắng
thì hàn". Bất cứ mặt nào của Âm Dương nếu mạnh hơn sẽ gây nên bệnh, do
đó Âm Dương phải luôn quân bình nhau.


TÍNH CHẤT CỦA ÂM DƯƠNG
1. Âm Dương đối lập
Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn
bó nhau : Sáng tối - Động tĩnh Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do
đó, đây chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.
Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực : Một
âm (màu đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao
giờ tách rời nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành
sự vật.
Thí dụ : Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.
Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất
dinh dưỡng (Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có
năng lượng cung cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh
dưỡng (âm)



2. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm
Đào sâu vào từng hiện tượng, từng vật, người ta thấy : Mỗi mặt Âm
hay Dương lại có mặt đối lập ở trong, người xưa gọi là trong Âm có Dương
và trong Dương có Âm.
Nhờ vậy, vũ trụ chia nhỏ dần thành 1 chuỗi 2 mặt Âm Dương vô cùng
tận.
Có thể lấy thời gian 1 ngày 1 đêm làm thí dụ :
- Thiên "Kim Quỹ Chân Ngôn Luận" ghi : "Bình đán chi nhật
trung, dương trung chi dương giả, Nhật trung chi hoàng hôn,
thiên chi dương, dương trung chi âm giả, Hợp dạ chí kê minh,
thiên chi âm, Âm trung chi dương giả, Kê minh chi bình đán,
thiên chi âm, âm trung chi dương giả" (Từ sáng sớm đến giữa
trưa là dương trong ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến

sẫm tối, là dương trong ngày, âm trong dương; từ chập tối đến
gà gáy là âm trong ngày.
- Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng sớm là âm trong ngày, Âm
trong dương) (TVấn 4).

×