TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập về viết tổng thành số.
- Ôn tập về chu vi của một hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV vẽ sẵn bảng số trong BT 2 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Giới thiệu bài(1’)
- Hỏi: Trong ch/trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- Giới thiệu: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
2) Dạy-học bài mới(30’)
Bài 1: - GV gọi 1 HS nêu y/c , sau đó y/c HS tự làm bài. 2HS lên bảng
y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trong dãy số b.
- Hỏi: Phần a:+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b: + Các số trong dãy số này gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay
trước nó thêm 1000 đvị.
Bài 2: -Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trong bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.
- GV: Y/c HS theo dõi & nhận xét, sau đó GV nhận xét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4:
- GV hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?
- Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ & giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK & giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Y/c HS làm bài rồi chữa bài.
3) Củng cố-dặn dò:(4’) GV: Nxét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày 6 / 9/ 2007
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100.000. Ôn tập về so sánh các số
đến 100 000
- Ôn tập về thứ tự các số trg phạm vi 100 000.
- Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ(5’)
- GV: Gọi HS chữa 1 số BT trong VBT, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
2) Dạy-học bài mới: (28’)
*Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay ta tiếp tục cùng nhau ôn tập kiến thức các số
trong ph/vi 100 000.
*Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- GV: Cho HS nêu y/c của bài toán.
- GV: Y/c HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm 1 phép
tính trong bài.
- GV: Nxét sau đó y/c HS làm bài vào VBT.
Bài 2:
- GV: Y/c 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- Y/c: HS nxét bài làm trên bảng của bạn, nhận xét cả cách đặt tính & thực hiện
tính.
- Y/c: HS nêu lại cách đặt tính & thực hiện tính của các phép tính trong bài.
Bài 3:
- Hỏi: BT y/c làm gì?
- Y/c: HS làm bài rồi chữa bài
- GV: Gọi HS nxét bài của bạn. Sau đó y/c HS nêu cách so sánh của một số cặp
số trong bài.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 4:
- Y/c: HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Hỏi: Vì sao em sắp xếp được như vậy?
3) Củng cố-dặn dò: (2’)
- GV: Nxét tiết học. Dặn HS về nhà làm BT5 & chuẩn bị bài sau.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo
)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
- Luyệân tính nhẩm, tính gtrị của biểu thức số, tìm th/phần chưa biết của phép
tính.
- Củng cố bài toán có lquan đến rút về đvị.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV: Gọi 3 HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay ta tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức
đã học về các số trong phạm vi 100 000.
* Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- GV: Y/c HS tự nhẩm & ghi kquả vào VBT.
Bài 3:
- GV: Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
- HS lần lượt nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức.
- Y/c: HS tự nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV nhận xét & cho
điểm HS
Bài 4:
- GV: Gọi HS nêu y/c của bài toán, sau đó y/c HS tự làm.
- HS lên bảng chữa bài.
- GV: Sửa bài & y/c HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép cộng, số bị trừ
chưa biết của phép trừ, thừa số chưa biết của phép nhân, số bị chia chưa biết của
phép chia.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 5:
- GV: Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: Nxét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT 2 và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, gtrị của biểu thức có chứa một
chữ.
- Biết cách tính gtrị của biểu thức theo các gtrị cụ thể của chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV chép sẵn đề bài toán ví dụ trên bảng phụ hoặc băng giấy & vẽ sẵn bảng ở
phần vdụ (để trống số ở các cột)ï.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV: GọiHS lên chữa bài tập 2 đồng thời GV kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có
chứa một chữ & thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của
chữ.
* Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ:
a/ Biểu thức có chứa một chữ :
- GV: Y/c HS đọc bài toán ví dụ.
- Hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm ntn?
- GV: Treo bảng số như phần bài học SGK & hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1
quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- GV: Nghe HS trả lời & viết 1 vào cột Thêm, viết 3+1 vào cột Có tất cả.
- GV: Làm tương tự với các giá trị 2, 3, 4
- Nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có
tất cả bao nhiêu quyển vở?
- GV giới thiệu: 3+a được gọi là b/thức có chứa 1 chữ.
- Y/c HS nxét để thấy b/thức có chứa 1 chữ gồm số, dấu phép tính & 1 chữ.
b/ Gtrị của biểu thức chứa 1 chữ :
- Hỏi & viết: Nếu a = 1 thì 3+a = ?
- GV: Khi đó ta nói 4 là 1 giá trị của biểu thức 3+a.
- GV: Làm tương tự với a = 2, 3, 4, …
- Hỏi: Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của b/thức 3+a ta làm thế
nào?
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
- Viết lên bảng b/thức 6+ b & y/c HS đọc b/thức.
- Ta phải tính gtrị của b/thức 6 + b với b bằng mấy?
- Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
- Vậy gtrị của b/thức 6+ b với b = 4 là bao nhiêu?
- Y/c HS tự làm các phần còn lại.
HS chữa bài. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Vẽ các bảng số như BT2 SGK.
- Hỏi về bảng1: Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết điều gì?
- Hỏi: Dòng thứ 2 trong bảng cho biết điều gì?
- x có những giá trị cụ thể nào?
- Khi x = 8 thì gtrị của b/thức 125+x là bao nhiêu?
- HS làm bài rồi chữa bài.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 3:
- Hỏi: Nêu b/thức trong phần a?
- Hỏi: Phải tính giá trị của b/thức 250+m với những giá trị nào của m?
- Muốn tính giá trị b/thức 250+m với m=10 ta làm ntn?
- Y/c HS làm VBT, sau đó ktra vở của một số HS.
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV:Tổng kết giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về b/thức có chứa 1 chữ, làm quen với các b/thức có chứa 1 chữ có
phép tính nhân.
- Củng cố cách đọc & tính gtrị của b/thức.
- Củng cố bài toán về thống kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC: (5’)
- GV: Gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm.
2) Dạy-học bài mới(28’)
*Giới thiệubài: Giờ toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có
chứa một chữ & thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của
chữ.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài y/c chúng ta tính giá trị của b/thức nào?
- Làm thế nào để tính được giá trị b/thức 6xa, với a=5?
- GV: Y/c HS tự làm các phần còn lại.
- GV: Sửa bài phần a,b y/c HS làm tiếp phần c,d.
Bài 2: - GV: Nhắc HS thay giá trị số vào b/thức rồi thực hiện các phép tính
theo đúng thứ tự.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV y/c HS đọc & cho biết cột thứ ba trong bảng cho biết gì?
- Biểu thức đầu tiên trong bảng là gì?
- Bài mẫu cho giá trị của b/thức 8xc là bao nhiêu?
- Giải thích vì sao ở ô trống giá trị của b/thức cùng dòng với 8xc lại là 40?
- Hdẫn: Số cần điền vào mỗi ô trống là giá trị của b/thức ở cùng dòng với ô
trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
- GV: Y/c HS làm bài. Hdẫn sửa bài & cho điểm.
Bài 4: - Hỏi: Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu?
- Gthiệu: Gọi chu vi hình vuông là P. Ta coù: P= a x 4.
- GV: Y/c HS đọc đề BT4 & làm bài.
- GV: Hdẫn sửa bài, nxét & cho điểm.
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tuần 2 TOAÙN
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Ôn tập các hàng liền kề: 10 đvị = 1 chục, 10 chụ=
1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm
nghìn. Biết đọc & viết các số có đến 6 chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình b/diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn (SGK).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ(5’) GV: 2HS lên sửa BT đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2.Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu thiệu: Hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có 6 chữ số.
* Ôn tập về các hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn:
- Y/c: HS quan sát hình vẽ SGK trang 8 & nêu mối quan hệ giữa các hàng liền
kề:1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? 1 trăm bằng mấy chục?…
- Y/c HS: Viết số 1 trăm nghìn.
- Số 100 000 có mấy chữ số, là những chữ số nào?
* Giới thiệu số có 6 chữ số: GV: Treo bảng các hàng của số có 6 chữ số.
a/ Giới thiệu số 432 516:
- GV: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn: Có mấy trăm nghìn? Có
mấy chục nghìn? Có mấy nghìn? … Có mấy đơn vị?
- Gọi HS lên viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số
đơn vị vào bảng số.
b/ Giới thiệu cách viết số 432 516:
- GV: Dựa vào cách viết các số có 5 chữ số, hãy viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục
nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đvị?
- GV:Nxét & hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số?
- Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu? (Bắt đầu viết từ trái sang phải, từ
hàng cao đến hàng thấp)
c/ Giới thiệu cách đọc số 431 516: 1,2HS đọc, lớp theo dõi.
- GV: Khẳng định lại cách đọc & hỏi: Cách đọc số 432513 & số 32 516 có gì
giống & khác nhau?
- GV: Viết: 12 357 & 312 357; 81 759 & 381 759; 32 876 & 632 876. Y/c đọc.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: GV: Gắn các thẻ số, y/c HS đọc, nhận xét, sửa.
Bài 2: GV: Y/c HS tự làm bài ; 2HS lên sửa: 1HS đọc số cho HS kia viết số
Hỏi: Cấu tạo thập phân của các số trong bài.
Bài 3: GV: Viết số trong BT & gọi HS bất kì đọc số.
Bài 4: GV đọc từng số để HS viết số. GV: HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
3. Củng cố-dặn dò(2’)GV: Tổng kết giờ học & dặn HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết các số có 6 chữ số.
- Nắm được thứ tự số của các số có 6 chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ(5’)
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT
của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay em sẽ ltập về đọc, viết, thứ tự các số có 6
chữ số.
* Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV: y/c 1HS lên làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV: Kết hợp hỏi miệng HS, y/c đọc & phân tích số.
Bài 2:
* Phần a)
- GV: Y/c 2HS cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe, sau đó
gọi 4HS đọc trước lớp.
* HS làm tiếp phần b).
- GV: Hỏi thêm về các chữ số ở các hàng khác. Ví dụ : Chữ số hàng đơn vị của
số 65 243 là chữ số nào?
Bài 3:
- GV: Y/c HS tự viết số vào VBT.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 4:
- GV: Y/c HS tự điền số vào các dãy số, sau đó cho HS đọc từng dãy số trước
lớp.VD:a.300 000; 400 000; 500 000; 600 000 ; 700 000.
b.350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000.
- GV: Cho HS nhận xét về các đặc điểm của các dãy số
3) Củng cố-dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
HÀNG VÀ LỚP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng:
nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Nhận biết được vị trí của từng chữ số theo hàng & lớp.
Nhận biết được gtrị của từng chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng, từng lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV vẽ sẵn bảng ở phần vdụ (để trống số ở các cột).
- Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số như phần bài học SGK:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ.(5’) GV: Gọi 3HS lên chữa bài tập về nhà- GV: Sửa bài,
nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng &
lớp của các số có 6 chữ số.
* Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn:
- Y/c: Nêu tên các hàng đã học theo thứ tư từ nhỏ-> lớn
- Giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm 3 hàng là
hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng là hàng nghìn, hàng
chục nghìn, hàng trăm nghìn. (kết hợp chỉ bảng đã chuẩn bị).
- Hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, là những hàng nào? Lớp nghìn gồm mấy
hàng, là những hàng nào?
- Viết số 321 vào cột & y/c HS đọc.
- Gọi 1HS lên bảng & y/c viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.
- Làm tương tự với các số: 654 000, 654 321.
- Hỏi:
+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.
+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 000.
+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 321.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Y/c HS nêu nội dung của các cột trong bảng số.
+ Đọc số ở dòng thứ nhất. Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 54 312.ViÕt sè vµo b¶ng .
+ Số 54 312 có những chữ số nào thuộc lớp nghìn? Các chữ số còn lại thuộc lớp
gì? Y/c HS làm BT. GV: Hdẫn sửa, nxét,
Baứi 2, 3, 4:HStự làm bài - gv kiểm tra
Bài 5¸.HS viết số lên bảng rồi HS đọc. GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò.(2’)GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết so sánh các số có nhều chữ số bằng cách so sánh số các chữ số với nhau,
so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau.
- Biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trg 1 nhóm các số có nhiều chữ số.
- X/đ được số bé nhất, số lớn nhất có 3 chữ số; số bé nhất, số lớn nhất có 6 chữ
số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) Kiểm tra bài cũ(5’)
- GV: Gọi 3HS lên chữa bài tập về nhà, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới(28’)
*Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ
số với nhau.
*Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số:
a. So sánh các số có số chữ số khác nhau :
- GV: Viết các số 99 578 & 100 000. Y/c HS so saùnh.
- GV chốt lại: Vậy, khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào
có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn & ngược lại.
- HS: Nhắc lại k/luận.
b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau :
- GV: Viết 693 251 & 693 500, y/c HS đọc & so sánh
- Y/c: Nêu cách so sánh.
- Hướng dẫn cách so sánh như SGK:
+ Hãy so sánh số chữ số của 693 251 với số 693 500
+ Hãy so sánh các chữ số ở cùng hàng của 2 số với nhau theo thứ tự từ trái sang
phải.
+ 2 số hàng trăm nghìn ntn?
+ Ta so sánh tiếp đến hàng nào?
+ Hàng chục nghìn bằng nhau, vậy ta phải so sánh đến hàng gì?
+ Khi đó ta so sánh tiếp đến hàng nào?
- Vậy ta cần rút ra điều gì về kết quả so sánh 2số này?
- Ai còn nêu kết quả so sánh này theo cách khác?
- Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta làm ntn?
- HS trả lời. GV kết luận.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Y/c HS đọc đề.
- Y/c HS tự làm rồi chữa bài.
- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Y/c HS: G/thích cách điền dấu.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề.
- Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho ta phải làm gì?
- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Hỏi: Số nào là số lớn nhất trong các số này? Vì sao?
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3:
- BT y/c chúng ta làm gì?
- Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- Y/c HS tự so sánh & sắp xếp các số.
- Vì sao sắp xếp được như vậy?
Bài 4:
- Y/c HS mở SGK & đọc đề.
- Y/c HS suy nghĩ & làm vào vở BT rồi chữa bài.
- Số có 3 chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao?
- Số có 3 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao?
- Số có 6 chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao?
- Số có 6 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao?
- Tìm số lớn nhất, bé nhất có 4. 5 chữ số?
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: T/kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Biết đọc, viết các số tròn triệu.
- Củng cố về lớp đvị, lớp nghìn, thứ tự các số có nhiều chữ số, gtrị của chữ
số theo hàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Bảng phụ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1) Kiểm tra bài cũ
- GV: Gọi HS lênchữa BT về nhà, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới(28’)
* Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các
hàng, lớp đã học.
* Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
GV yêu cầu HS:
- Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Hãy kể tên các lớp đã học.
- Y/c: Cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn. 10
trăm nghìn.
- GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.
- Hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn?
- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Yêu cầu HS viết vào giấy nháp số 1 triệu.
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu.
- Yêu cầu HS viết vào giấy nháp số 1 triệu.
- Giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu.
- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- Kể tên các hàng, lớp đã học?
*Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- Y/c HS: Đếm thêm 1 triệu từ 1triệu đến 10 triệu.
- GV: Chỉ các số trên khg theo thứ tự cho HS đọc.
Bài tập 2
- 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là mấy chục triệu?
- Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
- 1 chục triệu còn gọi là gì?
- 2 chục triệu còn gọi là gì?
- Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác.
- GV: Chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên.
Bài tập 3:
- Y/c HS tự đọc & viết các số BT y/c.
- Y/c 2HS lên lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số & nêu số chữ số 0 có
trong số đó.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài tập 4:
- BT y/c chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS viết vào vở số ba trăm mười hai triệu?
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 312 000 000?
- GV: Y/c HS tự làm tiếp phần còn lại của BT.
3) Củng cố-dặn dò(2’)
- GV: T/kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Phiếu học tập
Đọc
số
Viết
số
LỚP TRIỆU LỚP NGHÌN LỚP ĐƠN VỊ
Hàng
trăm
triệu
Hàng
chục
triệu
Hàng
triệu
Hàng
trăm
nghìn
Hàng
chục
nghìn
Hàng
nghìn
Hàng
trăm
Hàng
chục
Hàng
đơn
vị
Tuần 3
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
- Củng cố bài toán về sử dụng bảng th/kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC: - GV: Gọi HS chữa bài tập về nhà GV: nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết đọc,viết các số đến lớp triệu.
*Hdẫn đọc & viết số đến lớp triệu:
- GV: Treo bảng các hàng, lớp & g/thiệu: Cho 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục
triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đvị. Gọi
1HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Gọi 1 HS đọc số này. Cả lớp theo dõi bổ sung cho bạn.
- GV: Hdẫn HS đọc đúng:
+ Tách số thành các lớp thì được 3 lớp: lớp đvị, lớp nghìn, lớp triệu (GV: vừa
g/thiệu vừa gạch chân dưới từng lớp: 342 157 413).
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc,
sau đó thêm tên lớp đó khi đọc hết phần số, tiếp tục chuyển sang lớp khác.
+ Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp trieệu) một trăm năm mươi
bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đvị).
- GV: Y/c HS đọc lại số trên.
- GV: Viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
3) Luyện tập-thực hành:
Bài 1: HS đọc đề bài. HS viết số vào vở. 1HS lên bảng viết. Cả lớp nhận xét bổ
sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?
- GV: Viết các số trong bài lên bảng & chỉ định HS bất kì đọc số.
- Cả lớp theo dõi bổ sung cho bạn.
Bài 3: GV: Lần lượt đọc các số trong bài & y/c HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
GV: Nxét & cho điểm.
Bài 4: GV cho HS tự xem bảng. Sau đó cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Cả lớp thống nhất kết quả.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS về nhà làm BT trong vở BT & chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố kĩ năng nh/biết gtrị của từng chữ số theo hàng & lớp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC:
- GV ktra BT làm ở nhà của HS.
- GV, nxeùt
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ ltập về đọc, viết số, thứ tự số các số có
nhiều chữ số.
*Hdẫn luyện tập:
- GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn(đến lớp triệu).
- Thực hành
a) Củng cố về đọc số &cấu tạo hàng lớp của số (BT2 ):
- GV: Lần lượt viết các số trong BT2, y/c HS đọc các số này.
- Hỏi về cấu tạo hàng lớp của số (Vd: Nêu các chữ số ở từng hàng của số? Số …
gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn…?).
b) Củng cố về viết số & cấu tạo số (BT3 ):
- GV: Lần lượt đọc các số trong BT & y/c HS viết.
- Nxét phần viết của HS.
- Hỏi về cấu tạo của số HS vừa viết (như BT phần a).
c) Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng & lớp (BT4 ):
- GV: Viết các số trong BT 4 & hỏi:
+ Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
+ Vậy gtrị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu?
+ Gtrị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu? Vì sao?
+ Gtrị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu? Vì sao?
- GV: Có thể hỏi thêm với các chữ số khác ở hàng khác. Vd: Nêu gtrị của chữ
số 7 trong mỗi số trên & gthích vì sao số 7 lại có gtrị như vậy? …
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS Làm BT & chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số, thứ tự các số đến lớp triệu.
- Làm quen với các số đến lớp tỉ.
- Luyện tập về bài toán sử dụng bảng th/kê số liệu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC: GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS. GV nxeùt.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ tiếp tục ltập về đọc, viết số có nhiều chữ
số, làm quen với tỉ.
*Hdẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: Viết các số trong BT lên bảng, y/c HS vừa đọc vừa nêu gtrị của
chữ số 3, 5 trong mỗi số GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 2: - Hỏi: BT y/c chúng ta làm gì?
- GV: Y/c HS tự viết số GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Treo bảng số liệu trong BT lên bảng & hỏi: Bảng số liệu th/kê về
nội dung gì?
- Hãy nêu dân số của từng nước được th/kê.
- GV: Y/c HS đọc & trả lời câu hỏi của bài. Có thể h/dẫn HS: để trả lời câu hỏi
chúng ta cần so sánh số dân của các nước được th/kê với nhau.
Bài 4: - Nêu vđề: Ai có thể viết được số 1 nghìn triệu?
- GV: Thống nhất cách viết đúng là 1 000 000 000 & gthiệu: một nghìn triệu
được gọi là 1 tỉ.
- Hỏi: + Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào?
+ Ai có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ?
- GV: Thống nhất cách viết đúng, cho HS đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
- 3 tỉ là mấy nghìn triệu? 10 tỉ là mấy nghìn triệu?
- Hỏi: Số 10 tỉ có mấy chữ số, là những chữ số nào?
- Viết 315 000 000 000 & hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu? Vậy là bao
nhiêu tỉ?
Bài 5: - GV: Treo lược đồ & y/c HS qsát.
- GV: Gthiệu trên lược đồ có các tỉnh, TP; số ghi bên cạnh tên tỉnh, TP là số dân
của tỉnh, TP đó. Vdụ số dân của HN là ba triệu bảy nghìn dân.
- Y/c HS: Chỉ tên các tỉnh, TP trên lược đồ & nêu số dân của tỉnh, TP đó.
- GV: Nxeùt
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, Dặn HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được STN & dãy STN.
- Nêu được một số đặc điểm của dãy STN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Vẽ sẵn tia số SGK lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC:
- GV ktra VBT của HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được biết về STN & dãy STN.
*Gthiệu STN & dãy STN:
- GV: Y/c HS kể một vài số đã học, GV ghi bảng.
- Cho HS đọc lại các số vừa ghi.
- Gthiệu: Các số 5, 8, 10, 35, 237… được gọi là STN.
- Y/C HS kể thêm một số STN khác?
- GV: Gthiệu một số số không phải là STN.
- Y/c: Viết các STN theo thứ tự từ bé-lớn, bắt đầu từ 0
- Hỏi: Dãy số trên là dãy các số gì? được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Gthiệu: Các STN sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là
dãy STN.
- Viết một dãy số & y/c HSnhận biết đâu là dãy STN, đâu không phải là dãy
STN.
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, …
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ 0, 5, 10 , 15, 20, 25, 30, …
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, …
- Cho HS quan sát tia số & gthiệu: đây là tia số biểu diễn các STN.
- Hỏi: + Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
+ Mỗi điểm trên tia số ứng với gì?
+ Các STN được b/diễn trên tia số theo thứ tự nào?
+ Cuối tia số có dấu gì? Thể hiện điều gì?
- GV: Cho HS vẽ tia số. Nhắc HS các điểm b/diễn trên tia số cách đều nhau.
*Gthiệu một số đặc điểm của dãy STN:
- Y/c: Qsát dãy STN.
Hỏi: + Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào?
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy STN, so với số 0.
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trên dãy STN, so
với số 1.
+ Khi thêm 1 vào 100 thì ta đc số nào? Số này đứng ở đâu trên dãy STN, so với
số 100.
- Gthiệu: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy STN ta cũng được số liền sau
của số đó. Vậy, dãy STN có thể kéo dài mãi & không có STN lớn nhất.
- Hỏi tương tự với trường hợp bớt 1 ở mỗi STN.
- Hỏi: + Vậy khi bớt 1 ở một STN bất kì ta được số nào?
+ Có bớt 1 ở 0 được không?
+ Vậy trong dãy STN, số 0 có số liền trước không?
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy STN không?
Vậy 0 là STN nhỏ nhất, không có STN nào nhỏ hơn 0, số 0 không có STN liền
trước.
- Hỏi: + 7 & 8 là 2 STN liên tiếp. 7 kém 8 mấy đvị? 8 hơn 7 mấy đvị?
+ 1000 hơn 999 mấy đvị? 999 kém 1000mấy đvị?
+ Vậy 2 STN lên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đvị?
*Luyện tập, thực hành:
Bài 1: - Y/c HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm thế nào?
- HS làm bài rồi chữa bài.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 2: - BT y/c chúng ta làm gì?
- Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm thế nào?
- HS làm bài rồi chữa bài.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 3: - Y/c HS đọc đề bài.
-GV hỏi: Hai STN liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đvị?
- GV: Y/c HS làm BT, 1 HS lên sửa, cảlớp nxét. GV sửa bài & cho điểm HS.
Bài 4: - GV: Y/c HS tự làm BT, sau đó y/c nêu từng đặc điểm của dãy số.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS về làm bài tập trong vở BT và chuẩn bị bài sau.
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đ/giản).
- Sử dụng kí hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Gtrị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC: GV kiểm tra VBT của HS. GV nxeùt .
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản
của hệ thập phân.
*Đặc điểm của hệ thập phân:
- GV: Viết lên bảng BT sau & y/c HS làm bài:
10 đvị = …… chục 10 chục = …… trăm 10 trăm = …… nghìn
…… nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = …… trăm nghìn.
- Hỏi: Vậy, trong hệ TP cứ 10 đvị ở một hàng thì tạo thành mấy đvị ở hàng trên
liền tiếp nó?
- Khẳng định: Chính vì thế, ta gọi đây là hệ thập phân.
*Cách viết số trong hệ TP:
- Hỏi: + Hệ TP có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
- Y/c: Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
- + Chín trăm chín mươi chín.+ Hai nghìn không trăm linh năm.
Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
- Gthiệu: Như vậy, với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi STN.
- Hỏi: Hãy nêu gtrị của các chữ số trong số 999.
- GV: Cùng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên gtrị khác nhau. Vậy,
có thể nói gtrị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
*Luyện tập, thực hành:
Bài 1: - Y/c HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm.
- GV: Y/c HS đổi chéo vở ktra nhau, 1HS đọc bài trước lớp để các bạn khác ktra
theo. GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Bài 2: - GV: Viết số 387& y/c viết số trên thành tổng gtrị các hàng của nó.
- GV: Nêu cách viết đúng, sau đó y/c tự làm bài. GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3: - BT y/c làm gì?- Gtrị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?
- GV: Viết số 45 lên & hỏi: Nêu gtrị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại
có gtrị như vậy- GV: Y/c HS làm bài.GV: Nxét & cho điểm HS.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS về làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Tuần 4
Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
- Cách so sánh hai STN.
- Đặc điểm về thứ tự các STN.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC:
- GV: Gọi 2HS lên chữa bài tập trong VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Nêu mục tiêu bài học & ghi đề bài.
*So sánh các STN:
a) Luôn thực hiện được phép so sánh với 2 STN bất kì :
- GV: Nêu các cặp STN như: 100 & 89, 456 & 231, 4578 & 6325… rồi y/c HS
so sánh.
- Nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ & tìm 2 STN mà em không thể xác định được số
nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- Như vậy, với 2 STN bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì? (Chúng ta
luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn).
b) Cách so sánh 2 STN bất kì :
- GV: + Hãy so sánh hai số 100 & 99 .
+ Số 99 có mấy chữ số? Số 100 có mấy chữ số?
+ Số nào ít chữ số hơn, số nào nhiều chữ số hơn?
- Vậy, khi so sánh 2 STN với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể
rút ra kết luận gì?
- HS: So sánh & nêu kquả.
- Y/c HS nhắc lại kluận.
- Viết các cặp số: 123 & 456, 7891 & 7578,…& y/c HS so sánh các số trong
từng cặp số với nhau.
- Có nhận xét gì về số các chữ số của các cặp số trong mỗi cặp số trên?
- Vậy em so sánh các số này với nhau ntn?
- Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
- Nêu cách so sánh 7891 với 7578.
- Trường hợp 2 số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều
bằng nhau thì ntn với nhau?
- GV nêu lại kluận về cách so sánh 2 STN với nhau.
c) So sánh 2 số trong dãy STN & trên tia số :
- GV: Hãy nêu dãy STN?
- Hãy so sánh 5 & 7.
- Trong dãy STN 5 đứng trc 7 hay 7 đứng trc 5?
- Trong dãy STN, số đứng trước < hay > số đứng sau?
- Trong dãy STN, số đứng sau < hay > số đứng trước nó?
- GV: Y/c HS vẽ tia số b/diễn các STN.
- Y/c: So saùnh 4 & 10.
- Trên tia số, 4 & 10 số nào gần / xa gốc 0 hơn?
- Số gần / xa gốc 0 là số > hay < ?
*Xếp thứ tự các STN:
- GV: Nêu các STN 7698, 7968, 7896, 7869 &
- Y/c HS: Xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn & ngược lại.
- Số nào lớn nhất / bé nhất trong các số trên?
- Vậy với 1 nhóm các STN, ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé - lớn,
từ lớn - bé. Vì sao?
- Y/c HS nhắc lại kluận.
*Luyện tập, thực hành:
Bài 1: - Y/c HS tự làm.
- GV: Sửa bài & y/c HS giải thích cách so sánh.
- GV: Nxét & cho điểm.
Bài 2: - BT y/c chúng ta làm gì?
- Để xếp các số theo thứ tự bé – lớn ta phải làm gì?
- Y/c HS làm bài.
- Y/c HS giải thích cách sắp xếp.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 3: Thực hiện tương tự BT 2
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS làm BT & chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng viết sốá, so sánh các STN.
- Luyện vẽ hình vuông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :
1) KTBC:
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Nêu mục tiêu bài học & ghi đề bài.
*Hdẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
- Hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
- Y/c HS đọc các số vừa tìm được.
Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
+ Số nhỏ / lớn nhất có hai chữ số là số nào?
+ Từ 10 đến 19 có bao nhiêu số?
- GV: Vẽ & chia đoạn tia số từ 10 đến 99.
- Hỏi: + Nếu chia các số từ 10 đến 99 thành các đoạn từ 10 đến 19, từ 20 đến
29, từ 30 đến 39,…, từ 90 đến 99 thì được bao nhiêu đoạn?
+ Mỗi đoạn như thế có bao nhiêu số?
+ Vậy từ 10 đến 99 có bao nhiêu số?
+ Vậy có bao nhiêu STN có 2 chữ số?
Bài 3: - GV: Viết phần a & y/c HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống.
859(67 < 859 167
- Y/c HS tự làm các phần còn lại & gthích cách điền số khi sửa bài.
Bài 4: - Y/c HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.
- GV: Sửa bài & cho điểm HS.
Bài 5: Y/c HS đọc đề bài Hỏi: + Số x phải tìm cần thỏa mãn các y/c gì?
+ Hãy kể các số tròn chục từ 60 đến 90.
+ Trg các số trên, số nào lớn hơn 68 & nhỏ hơn 92?
+ Vậy x có thể là những số nào? => Có 3 đáp án thỏa mãn y/c của đề.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS Làm BT & chuẩn bị bài sau.
Toán
YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.
- Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1) KTBC:
- GV: Gọi HS lên chữa bài tập trong VBT.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối
lượng lớn hơn ki-lô-gam.
*Gthiệu yến, tạ, tấn:
a) Gthiệu yến :
- GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- Gthiệu: Để đo KL các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng
đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- Ghi: 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo? (hỏi tiếp tương tự).
b) Gthiệu tạ :
- GV: Để đo KL các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến tạo thành 1tạ, 1tạ bằng 10 yến.
- 10 yến tạo thành 1tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bn ki-lô-gam?
- Bn ki-lô-gam bằng 1tạ.
- Ghi: 1 tạ = 10 yến = 100 kg
- Hỏi: 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-
gam?
c) Gthiệu tấn: (GV: Thực hiện tương tự như gthiệu tạ)
- Ghi: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
- GV: Cho HS làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài để sửa. GV gợi ý HS hình dung
về ba con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam?
- Con voi cân nặng 2 tấn, tức là bao nhiêu tạ?
Bài 2:
- GV: Viết câu a, y/c HS suy nghĩ làm bài.
- Gthích vì sao 5 yeán = 50 kg.
-Thực hiện thế nào để tìm được 1 yến 7 kg = 17 kg.
- Y/c HS làm tiếp.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Bài 3:
- GV: Viết 18 yến + 26 yến. Y/c HS tính.
- Y/c HS giải thích cách tính.
- GV: Khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện bình
thường như với các STN, sau đó ghi tên đơn vị vào kquả tính. Khi tính phải
thực hiện với cùng một đvị đo.
Bài 4:
- GV: Y/c HS đọc đề bài.
- GV: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu & số muối chở
thêm của chuyến sau?
- Vậy trước khi làm bài ta phải làm gì?
- GV: Y/c HS làm bài.
- GV: Nxét & cho điểm.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS về làm BT & CBbài sau.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2007
Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của
các đơn vị này với gam.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo KL với
nhau.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1) KTBC:
- GV kiểm tra VBT của HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hóa các kiến thức về đơn
vị đo khối lượng.
*Gthiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam:
a) Gthieäu ñeà-ca-gam :
- Gthiệu: Để đo KL các vật nặng đến hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị
là đề-ca-gam.
- 1 đềâ-ca-gam cân nặng bằng 10 gam.
- Đề-ca-gam viết tắt là dag & ghi: 10 g = 1dag.
- Mỗi quả cân nặng 1gam, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1dag?
b) Gthiệu héc-tô-gamï: (GV giới thiệu tương tự đề-ca-gam )
- Ghi: 1 hgï = 10 dag = 100 g
- Hỏi: 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-
gam?
*Gthiệu bảng đvị đo KL:
- Y/c HS: Kể tên các đơn vị đo KL đã học.
- Y/c: Nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn, đồng thời ghi vào bảng
đơn vị đo KL.
- Hỏi:+ Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào < / > ki-lô-gam?
+ Bao nhiêu gam thì bằng 1dag?
+ Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1hg?
+ Hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đvị đo KL như
SGK.
- Hỏi: + Mỗi đvị đo KL gấp mấy lần đvị nhỏ hơn & liền kề với nó?
+ Mỗi đvị đo KL kém mấy lần so với đvị lớn hơn & liền kề với nó?
+ Cho ví dụ minh họa.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
- GV: Viết 7kg=………g & y/c cả lớp thực hiện đổi sau đó nêu cách làm của
mình & nxét.
GV: Hdẫn lại cho HS cách đổi:
+ Mỗi chữ số trong số đo KL đều ứng với 1 đvị đo.
+ Ta cần đổi 6kg ra gam, tức là đổi từ đvị lớn ra bé.
+ Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên
1 đvị đo liền sau đó, thêm cho đến khi gặp đvị cần phải đổi thì dừng lại.
+ Thêm chữ số 0 thứ nhất vào bên phải số 7, ta đọc tên đvị héc-tô-gam.
+ Thêm chữ số 0 thứ 2 … , thêm chữ số 0 thứ 3 …
+ Vậy 7kg=7000g
- Viết 3kg300g=………g & y/c HS đổi.
- Cho HS tự làm tiếp, GV sửa bài, nxét, cho điểm.
Bài 2: - GV: Nhắc HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đvị vào
kquả.
- HS làm bài rồi chữa bài
Bài 3:
- GV: Nhắc HS đổi về cùng 1 đvị đo rồi mới so sánh.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4:
- Y/c 1HS đọc đề bài, 1HS lên làm, cả lớp làm VBT.
- GV: Nxét & cho điểm.
3) Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn HS về làm BT trong VBT & CBbài sau.