LÊ THÀNH BẮC (Chủ biên)
VÕ NHƯ TIẾN
LÊ VĂN QUYỆN
DƯƠNG NGỌC THỌ
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐIỆN
PHẦN I: MÁY NGẮT ĐIỆN CAO ÁP
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
HÀ NỘI-2003
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐIỆN
PHẦN I: MÁY NGẮT ĐIỆN CAO ÁP
Tác giả: Lê Thành Bắc (chủ biên)
Võ Như Tiến, Lê Văn Quyện, Dương Ngọc Thọ
Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS Tô Đăng Hải
Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Chế bản: Nguyễn Trung Tiến, Văn Công Lê
Trình bày: Cao Ngọc Châu, Tôn Thất Hoà Bình
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật
70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
In 600 cuốn khổ 19 x 27cm tại Nhà in Đại học Quốc gia
Giấy phép xuất bản số 978-56-20/7/2002
In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2002.
Lời nói đầu
Giáo trình "HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐIỆN"
được chia làm hai phần:
- Phần 1: Máy ngắt điện cao áp.
- Phần 2: Thiết bị điện hạ áp.
Phần "MÁY NGẮT ĐIỆN CAO ÁP“ được biên soạn trên cơ sở đề cương
chuyên đề và đề cương môn học "Thiết kế thiết bị điện" cho các ngành Kỹ thuật điện
nói chung và ngành Thiết bị điện nói riêng. Chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm
phục vụ làm tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo trong thiết kế môn học cũng như
thiết kế tốt nghiệp cho sinh viên ngành kỹ thuật điện. Cuốn sách này biên soạn chủ
yếu dựa trên cuốn "ΠPOEKT
ỉPOBAHỉE BKΛþ÷ATEΛEĨ ΠEPEMEHHOΓO
TOKA BCOKOΓO HAΠPÿưEHỉÿ" của tác giả ê.A.KYKEKOB và cuốn " High
Voltage Circuit Breakers Design and Applications" của tác giả Ruben D. Gazon.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả còn tham khảo các giáo trình "THIẾT KẾ
MÁY NGẮT CAO ÁP", "THIẾT KẾ MÁY NGẮT DẦU", là những tài liệu đã
được trường Đại học Bách khoa Hà Nội xuất bản. Sách này không chỉ dùng làm tài
liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành Điện mà còn có thể làm tài liệu dùng
cho nghiên cứu cũng như tham khảo cho ki sư và cán bộ ki thuật ngành điện cũng
như các chuyên ngành liên quan.
Nội dung của tài liệ
u này đề cập đến các vấn đề lí thuyết cơ bản trong tính
toán thiết kế máy ngắt điện cao áp, các vấn đề được trình bày trong 9 chương. Đồng
chí Võ Như Tiến biên soạn các chương 1, 2, 3, 7. Đồng chí Lê Văn Quyện biên soạn
chương 6. Đồng chí Dương Ngọc Thọ biên soạn chương 8. Đồng chí Lê Thành Bắc
biên soạn các chương 4, 5, 9 và các phần còn lại.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và cung cấp
tài li
ệu của các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Thiết bị điện -điện tử, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là PGS. Lê Văn Doanh và GVC. Lưu Mỹ Thuận. Chúng
tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS.Trần Văn Chính và các đồng
nghiệp khoa điện trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng trong việc hiệu đính và đóng góp
thêm nhiều ý kiến cho nộ
i dung tài liệu.
Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng trong việc cập nhập các thiết bị hiện đại nhưng
do tài liệu về vấn đề này rất hạn chế nên có thể còn những vấn đề chưa được đề cập
thỏa đáng. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ xung của các bạn
đọc để sách được hoàn thiện hơn nữa trong các lần tái bản sau.
Mọi thư từ góp ý xin gửi về bộ môn Thiết bị Điện - trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Các tác giả
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG KHI TÍNH TOÁN MÁY NGẮT CAO ÁP ĐIỆN XOAY
CHIỀU
1.1. Các yêu cầu cơ bản đối với máy ngắt
1.2. Trình tự tính toán
1.3. Các tham số chính cho trước khi tính toán
1.4. Một số kinh nghiệm khi chọn kiểu máy ngắt
1.5. Sơ đồ kết cấu máy ngắt
Chương 2
Trang
5
7
9
11
20
TÍNH TOÁN CÁCH ĐIỆN CHUNG CỦA MÁY NGẮT
2.1. Các tham số cho trước khi tính toán cách điện chung
2.2. Phương pháp tính gần đúng cách điện chung
2.3. Phương pháp tính gần đúng sự phân bố điện áp cho từng khoảng ngắt trên một
cực
2.4. Ví dụ về cách tính cách điện chung
Chương 3
TÍNH TOÁN MẠCH VÒNG DẪN ĐIỆN CỦA MÁY NGẮT
3.1. Khái niệm chung
3.2. Tính điện động mạch vòng dẫn điện
3.3. Tính toán nhi
ệt của mạch vòng dẫn điện
3.4. Tính toán gần đúng sự phát nóng thanh dẫn điện sứ vào
3.5. Tính toán gần đúng hệ thống dẫn điện bình chứa của máy ngắt không khí
3.6. Tính toán các tiếp điểm
Chương 4
TÍNH TOÁN CÁC THAM SỐ VÀ ĐẶC TUYẾN CƠ BẢN CỦA CÁC THIẾT
BỊ DẬP HỒ QUANG TRONG MÁY NGẮT KHÔNG KHÍ
4.1. Khái niệm chung về tính toán các thiết bị dập hồ quang
4.2. Đặc tuyế
n chung của quá trình dập hồ quang khi thổi dọc
4.3. Tính toán lượng không khí (khí) chảy qua miệng ống có hồ quang điện
4.4. Tính toán gần đúng công suất ngắt và sự phục hồi độ bền điện ở khoảng giữa hai
tiếp điểm
4.5. Các nguyên lý cơ bản về cách tính kết cấu các buồng dập hồ quang có thổi
không khí dọc dùng shun điện trở
4.6. Kết cấu các thiết bị dậ
p hồ quang có thổi không khí dọc
Chương 5
TÍNH TOÁN KẾT CẤU CÁC THIẾT BỊ DẬP HỒ QUANG CỦA MÁY
NGẮT DẦU
5.1. Các vấn đề cơ bản về tính toán các thiết bị dập hồ quang trong máy ngắt dầu
5.2. Tính công suất và năng lượng của hồ quang trong quá trình tạo thành khí khi dập
tắt hồ quang trong dầu
5.3. Tính áp suất trong bình có chứa khi dạng bong bóng hơi khép kín
5.4. Tính áp suất trong bình chứa khi hỗn hợp và khí hơi chảy từ bình ra
5.5. Tính độ bền điện phục hồi của khoảng hồ quang
5.6. Phương pháp gần đúng tính quá trình dâng dầu trong bình chứa sau khi đã dập
tắt hồ quang
5.7. Trình tự tính toán các bình chứa thổi dầu tự động
Chương 6
TÍNH TOÁN KẾT CẤU THIẾT BỊ DẬP HỒ QUANG CỦA MÁY NGẮT TỰ
SINH KHÍ
6.1. Đặc tính chung của quá trình dập hồ quang của máy ngắt tự sinh khí
6.2. Tính gần đúng các đặc tính cơ b
ản của thiết bị dập hồ quang tự sinh khí
Chương 7
TÍNH KẾT CẤU THIẾT BỊ DẬP HỒ QUANG BẰNG TỪ TRONG MÁY
25
29
31
37
40
40
50
55
61
66
76
77
79
87
103
110
117
123
128
131
136
140
141
143
145
NGẮT KHÔNG KHÍ
7.1. Đặc tính chung của quá trình dập hồ quang được làm lạnh trong buồng dập hồ
quang kiểu rãnh
7.2. Ngắt mạch điện cảm bằng buồng dập hồ quang kiểu rãnh
7.3. Tính tốc độ chuyển động của hồ quang dưới ảnh hưởng của từ trường ngang
trong buồng dập hồ quang kiểu rãnh
7.4. Tính sự phát nóng các bức thành của rãnh bình chứa và tính dòng điện ngắt
7.5. Chọn và tính các kích thước chính và
đặc tuyến cơ bản của bình chứa có buồng
dập hồ quang kiểu rãnh dập bằng từ
7.6. Kết cấu các thiết bị dập hồ quang bằng từ trong rãnh hẹp
Chương 8
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG HỌC CƠ BẢN CỦA
MÁY NGẮT KHÔNG KHÍ
8.1. Đại cương
8.2. Tính sự bơm đầy không khí nén vào buồng dập hồ quang
8.3. Tính không khí chảy từ bình chứa ra khí quyển
8.4. Tính không khí chảy từ th
ể tích giới hạn ra ngoài trong lúc áp suất giảm
8.5. Sự bơm đầy không gian làm việc hình trụ của bộ phận cơ khí chảy bằng hơi
8.6. Ví dụ tính sự bơm đầy buồng dập hồ quang của máy ngắt không khí điện áp
110kV
Chương 9
KẾT CẤU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ CỦA
MÁY NGẮT ĐIỆN CAO ÁP
9.1. Các sơ đồ động học của truyền động cơ
khí
9.2. Các tham số cho trước để tính truyền động cơ khi mở bằng lò xo
9.3. Tính toán động lực học của truyền động cơ khí mở bằng lò xo
9.4. Tính toán động lực học của bộ phận cơ khí chạy bằng hơi của buồng dập hồ
quang máy ngắt không khí
Phụ lục1: Một số loại máy ngắt dầu đang sử dụng ở Việt Nam
Phụ lụ
c2: Một số loại máy ngắt SF6 đang sử dụng ở Việt Nam
Tài liệu tham khảo
151
153
156
161
164
166
169
169
178
180
182
187
191
195
202
218
222
228
234
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ΠPOEKTỉPOBAHỉE BKΛþ÷ATEΛEĨ ΠEPEMEHHOΓO TOKA BCOKOΓO HAΠPÿưEHỉÿ -
ê
.A.KYKEKOB-MOCKBA 1961
2. TEOP
ỉÿ ÝΛECTPỉ÷EKỉx AΠΠAPATOB -Γ. H. AỊEKCAHÔPOB-MOCKBA Bcaÿ KOỊA-
1985.
3. THIẾT KẾ MÁY NGẮT CAO ÁP - Bộ môn Máy điện- Khí cụ điện - Đại học Bách khoa Hà Nội
- 1978.
4. High Voltage Circuit Breakers Design and Applications- Ruben D. Gazon- New York 1996.
5. Cẩm nang thiết bị đóng cắt - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật -Hà Nội - 1998.
6. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ MÁY NGẮT DẦU - Lưu Mỹ Thuận- Bộ môn Máy điện - Khí cụ
điện - Đại học Bách khoa Hà Nội - 1976.
7.
Giáo trình Khí cụ điện, dùng cho ngành Điện khí hóa- Đại học Bách khoa Hà Nội - 1979.
8. Giáo trình THIẾT BỊ ĐIỆN- Lê Thành Bắc- Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật- Hà Nội- 2001.
9. Low Oil Content Circuit - Breakers for Outdoor Stations 10 72.5 kV. E.I.B.
10. SF
6
Circuit - Breakers with Spring Operating Mechanism 72.5 170 kV. AEG.
11. Gas - Insulated Switchgear 72.5 525 kV. AEG.
12. Metal - Enclosed, SF
6
- Gas Insulated High Voltage Switchgear (V.I.S.). series B3 up to 420kV.
AEG.
13. Quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy ngắt dầu- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật-Hà
Nội -1996.
14. Quy trình vận hành và bảo dưỡng máy ngắt SF
6
-Tổng công ty Điện lực Việt Nam- Hà Nội -1998.
5
CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG KHI TÍNH TOÁN MÁY NGẮT CAO ÁP ĐIỆN
XOAY CHIỀU
1.1. CÁC YÊU CầU CƠ BảN ĐốI VớI MÁY NGắT
Trong các hệ thống điện cao áp, máy ngắt là thiết bị đóng mở cơ khí có khả năng
đóng, dẫn liên tục và cắt dòng điện trong điều kiện bình thường và bất thường của mạch
điện, ví dụ như ngắn mạch.
Ngắt dòng điện ngắn mạch là chế độ làm việc nặng nề nhất và cơ bản của máy ngắt.
Song qúa điện áp sinh ra khi ngắt dòng điện bé của máy biến áp không tải, ngắt dòng điện
dung của đường dây dài và nhiều trường hợp khác cũng là điều kiện làm việc nặng nề cho
máy.
Theo nguyên tắc, hệ thống dẫn điện của máy ngắt nối tiếp với mạch điện của các
thiết bị điện cao áp. Khi đó các bộ phận kết cấu cơ bản của máy ngắt cần phải chịu được sự
tác động nhiệt, điện từ trong khi làm việc bình thường cũng như khi ngắn mạch, phải chịu
được trường tĩnh điện tác động vào cách điện lúc điện áp định mức và cả trong lúc quá điện
áp. Trong quá trình làm việc của máy ngắt còn có những hiện tượng sinh ra phụ tải nhiệt,
cơ và điện tác động vào từng bộ phận riêng của kết cấu máy ngắt (sự cháy của hồ quang
điện khi ngắt, sự tăng áp suất của chất khí và chất lỏng trong không gian công tác, các bộ
phận cơ chuyển động với gia tốc lớn gây va đập và nhiều những tượng khác).
Trong trường hợp các kết cấu của máy ngắt không tính đến điều kiện bất thường thì
mỗi yếu tố đã kể trên có thể là nguyên nhân sinh hư hỏng từng bộ phận hay toàn bộ máy
ngắt.
Máy ngắt phải đảm bảo hoạt động an toàn, tin cậy trong chế độ bình thường cũng
như bất thường, nên các bộ phận kết cấu của nó phải tuyệt đối ổn định đối với tác động
nhiệt và lực điện động, cũng như đối với tác động của điện áp đã được tính toán.
Yêu cầu chung đối với máy ngắt điện cao áp là
1) Các đặc tính máy ngắt phải tương ứng với những yêu cầu cho trước của nó.
2) Tất cả các bộ phận kết cấu của máy ngắt trong thời gian vận hành phải làm việc.
Các yêu cầu chung đối với máy ngắt cao áp được nêu trong các tiêu chuẩn như
ΓOCT 687-41 hay các tiêu chuẩn khác.
Ngoài những yêu cầu chung, trong các trường hợp riêng c
ũng có những yêu cầu
đặc biệt đối với máy ngắt, phụ thuộc vào điều kiện riêng mà máy ngắt làm việc. Ví dụ:
1) Khả năng làm việc ở vùng ẩm ướt, nhiều bụi bặm và có chất nổ.
2) Khả năng làm việc ở vùng rất cao hơn mặt biển.
3) Khả năng làm việc ở các thiết bị di động (đầu máy xe lửa điện, tàu thủy, ).
4) Thích hợp vớ
i điều kiện làm việc ở nhiệt độ rất thấp.
Do ngành hệ thống điện ngày càng phát triển, máy ngắt là một trong những bộ phận
quan trọng nhất của hệ thống, các chỉ tiêu kĩ thuật vận hành yêu cầu ngày một cao hơn như:
tăng dòng điện định mức, tăng công suất ngắt, nâng cao tác động nhanh, tác động nhanh
6
nhiều lần của TĐL (đóng lặp lại tự động), tăng độ chống ăn mòn của các bộ phận cơ và của
cách điện, vận chuyển, lắp ráp, vận hành thuận tiện, an toàn về nổ và hỏa hoạn
Trong khi tính toán máy ngắt hiện đại cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề nâng cao các
chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, trọng lượng ít nhất trên một đơn vị công suất ngắt. Kết cấu của
máy ngắt cần phải đơn giản, vững chắc, các chi tiết và các khâu kết cấu trong tất cả các loại
máy ngắt phải thống nhất và cần phải áp dụng các phương pháp gia công tiên tiến. Trong
chế tạo sử dụng các nguyên liệu có tính cơ, tính điện, tính nhiệt cao và kinh tế nhất (chịu
plasma, nguyên liệu tiếp điểm đặc biệt, đồ gốm có độ bền cao, ).
Tất cả các yêu cầu kể trên cần được chú ý đến trong lúc tính toán.
Những điểm đặc biệt chú ý trong khi nghiên cứu máy ngắt:
1) Ngắt dòng điện ngắn mạch giới hạn là chế độ làm việc của máy ngắt trong tính
toán.
2) Trong nhiều trường hợp một mối kết cấu hay chi tiết có thể có một vài nhiệm vụ.
Ví dụ: bộ phận dẫn điện bị nung nóng bằng dòng điện có thể thường xuyên chịu phụ tải cơ
rất lớn và chịu lực kéo,
3) Trong tính toán các khâu cơ bản và các đặc tính liên quan nhau khá phức tạp,
như lực biến đổi của lò xo trong quá trình chuyển động của bộ phận cơ khí, áp suất biến đổi
của khí trong buồng dập hồ quang và lực điện động tác động vào các phần dẫn điện của nó.
Phương pháp để tính chính xác rất phức tạp, cho nên trong tính toán phải đơn giản hóa
bằng các phương pháp gần đúng.
4) Cần đặc biệt chú ý trong khi tính toán các thiết bị dập hồ quang.
Trong ngành chế tạo thiết bị điện hiện nay các phương pháp tính chính xác thiết bị
dập hồ quang chưa có, cho nên trong tính toán người ta sử dụng các tham số thực nghiệm
và thử khả năng ngắt của máy ngắt.
Mặc dù phương pháp tính gần đúng đôi khi chỉ cho định hướng, nhưng cũng cần
được hoàn chỉnh và áp dụng rộng rãi trong thiết kế máy ngắt cao áp, cho phép rút ngắn thời
gian cần thiết để hoàn thành kết cấu máy ngắt trong các phòng thí nghiệm và trên các mô
hình. Trong ngành chế tạo máy ngắt có nhiều biện pháp dập hồ quang, không những kết
cấu của thiết bị dập hồ quang có nhiều kiểu mà còn có nhiều kiểu máy ngắt. Biện pháp dập
hồ quang khác nhau theo kiểu máy ngắt được xác định bằng các tham s
ố cho trước và các
kiểu điều khiển vận hành ( điện áp định mức, dòng điện định mức, công suất ngắt, tần
số, ).
Giải quyết sơ bộ ba vấn đề cơ bản sau có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lúc
tính toán gồm:
1) Chính xác hóa các tham số cho trước.
2) Chọn kiểu máy ngắt.
3) Chọn và chính xác hóa sơ đồ kết cấu.
Trong sản xuất máy ngắt cao áp công suấ
t ngắt lớn hay loại máy ngắt mới thì cách
chọn kiểu và sơ đồ kết cấu đóng vai trò quyết định.
Theo kinh nghiệm khi tính toán, sản xuất, lắp ráp và vận hành máy ngắt cao áp đã
hình thành một số hình dáng kết cấu của các chi tiết riêng, từng bộ phận và toàn bộ thiết bị
cũng như công nghệ điển hình sản xuất máy ngắt. Trong lúc tính toán các kiểu máy ngắt
7
mới các biện pháp kĩ thuật đã có đều cần được chú ý, phải nâng cao yêu cầu và áp dụng
những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhiệm vụ của nhà chế tạo
là phải tìm ra những giải pháp tính toán, kết cấu mới hợp lí hơn trên cơ sở nghiên cứu các
hiện tượng vật lí, sử dụng các tham số thí nghiệm, áp dụng các cách tính và các thành tựu
trong lĩnh vực công nghệ ch
ế tạo.
Cần phải chú ý đến các xu hướng hiện đại trong lĩnh vực tính toán trạm phân phối
các thiết bị cao áp, sơ đồ của trạm có ảnh hưởng đến hình dáng kết cấu, kích thước, các chỉ
tiêu và các đặc tính khác của máy ngắt.
1.2. TRÌNH Tự TÍNH TOÁN
Quá trình thiết kế máy ngắt cao áp gồm ba giai đoạn cơ bản.
1. Tính toán phác thảo
Các yêu cầu kĩ thuật đối với máy ngắt phải tính toán cầ
n được xác định rõ, tìm ra
các giải pháp lợi nhất và dự định những kiểu có thể áp dụng, các phương án kết cấu.
2. Tính toán kĩ thuật
Quyết định kiểu áp dụng và phương án kết cấu, tiến hành các tính toán cần thiết và
tính toán các khâu, các chi tiết của máy ngắt. Chuẩn bị tài liệu kĩ thuật để sản xuất thử.
3. Tính toán chế tạo
Trong giai đoạn này trên cơ sở kinh nghiệm sản xuất và các tham số mẫu tiến hành
chính xác hóa kết cấu và vẽ các bản vẽ thi công để sản xuất mẫu. Chuẩn bị tài liệu công
nghệ cần thiết để sản xuất hàng loạt.
Thường người ta tiến hành những thí nghiệm nghiên cứu và thử các hình mẫu, các
chi tiết các khâu và máy ngắt mẫu cho cả ba giai đoạn.
Sau đây giới thiệu thứ tự giải quyết các vấn đề đó khi không có những tham số định
hướng về kết cấu và kích thước của thiết bị dập hồ quang:
1) Chính xác hóa các tham số cho trước đối với máy ngắt được tính toán.
2) Chọn kiểu máy ngắt.
3) Tính toán thiết bị dập hồ quang, định hướng hình dáng kết cấu và xác định kích
thước sơ bộ của nó.
4) Lập sơ đồ kết cấu của máy ngắt.
5) Tính toán cách điện của máy ngắt và xác định kích thước mạch vòng d
ẫn điện,
khoảng cách cách điện và kích thước của các bộ phận cách điện trụ.
6) Tính toán các khâu cơ bản gồm:
a) Tính lực điện động tác động vào từng bộ phận mạch vòng dẫn điện của
máy ngắt được tính toán trong điều kiện vận hành.
b) Tính sự phát nóng khi làm việc dài hạn do dòng điện định mức, tính độ
bền vững của các bộ phậ
n mạch vòng dẫn điện khi tác động của dòng điện ngắn mạch và
tính toán các bộ phận đó.
c) Tính sự phát nóng do dòng điện định mức và tính độ bền vững của hệ
thống tiếp điểm máy ngắt khi ngắn mạch.
d) Tính và xác định kết cấu sứ cách điện của máy ngắt.
8
đ) Tính đặc tính khí động học của máy ngắt (trong trường hợp tính toán máy
ngắt không khí).
e) Tính và xác định các bộ phận truyền động cơ khí.
g) Tính và xác định các kết cấu trụ đỡ, thùng chứa, vỏ, ống dẫn, các bộ phận
điều khiển bằng thủy lực hay bằng hơi.
h) Xác định các đặc tính cơ khí cho trước để chọn cách truyền động (nếu
máy ngắt không có truyền động hơi bên trong).
i) Vẽ phác thảo về kết cấu máy ngắt.
Trong trường hợp đã biết tham số định hướng về thiết bị dập hồ quang thì việc tính
sơ bộ thiết bị dập hồ quang không cần thiết.
Trong nhiều trường hợp khi tính toán những khâu, chi tiết phức tạp thì việc tính
toán các bộ phận riêng được tiến hành song song, ví dụ:
- Tính toán nhiệt các tiếp điểm dập hồ quang tiến hành song song với tính các thiết
bị dập hồ quang.
- Khi tính toán cách điện của máy ngắt phải xác định luôn kiểu cách điện.
- Khi tính thanh dẫn điện của sứ cần thiết phải có các tham số về các kích thước và
kết cấu cách điện của sứ xuyên.
1.3. CÁC THAM Số CHÍNH CHO TRƯớC KHI TÍNH TOÁN
Các tham số chính cho trước của máy ngắt tính toán được xác định bằng những
điều kiện vận hành sau:
1) Điện áp định mức.
2) Dòng điện định mức.
3) Các dòng điện ngắt.
4) Công suất ngắt trong điều kiện cho trước (trong chu trình thao tác có tính chất
tiêu chuẩn, tần số của điện áp phục hồi, ).
5) Hằng số thời gian của máy ngắt.
6) Thời gian ngắt máy ngắt.
7) Độ bền vững nhiệt của máy ngắt.
8) Dòng điện qua giới hạn khi ngắt ngắn mạch và độ bề
n vững của máy ngắt lúc
ngắt mạch.
9) Dòng điện đóng giới hạn.
10) Thời gian đóng.
11) Chu trình thao tác.
12) Loại bệ đặt và chỗ đặt trong hệ thống.
Những yêu cầu của máy ngắt được tính toán rút ra từ các điều kiện công tác đặc
biệt, các yêu cầu đó cần được chú ý trong khi tính toán.
Các giá trị của điện áp định mức, dòng điện định mức và công suất ngắt đị
nh mức,
thời gian ngắt hoàn toàn, được qui định trong các tiêu chuẩn (như ΓOCT 687-41):
- Điện áp định mức: 3, 6, 10, 15, 20, 35, 110, 150, 220, kV.
- Dòng điện định mức :200, 400, 600, 1000, 1500, 2000, 3000, 4000, A.