Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

TỔNG QUAN và NGUỒN gốc của CHẤT tẩy rửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 38 trang )

TỔNG QUAN VÀ NGUỒN GỐC CỦA CHẤT TẨY RỬA
Cuộc sống càng đi lên, nhu cần ăn mặc càng tăng tiến và kèm theo đó là nhu cầu về các
chất tẩy giặt. Chẳng phải vô lý khi cách đây hơn một thế kỷ, nhà hóa học Liebig đã từng
đề nghị lấy lượng tiêu thụ chất giặt rửa tính trên đầu người làm thước đo sự phát triển của
một xã hội.
Trước công nguyên khoảng 3.000 năm, những người tiền sử sống ở thung lũng sông Nil
nướng những tảng thịt thú ăn được trên lửa để tế thần. Mỡ nhỏ giọt trên đống tro tàn, khi
nguội vón lại tạo thành những cục mềm màu xám xịt. Trời mưa xuống, các cục đó tan
trong nước, bọt ngầu lên. Xoa lên người, những vết bẩn bị rửa trôi. Từ đó, họ chủ động
làm ra những cục như vậy mang xuống sông tắm rửa. Thủy tổ của xà phòng xuất hiện
như vậy. Và có lẽ đây là phát minh sớm nhất của loài người.
Khoảng 600 năm trước công nguyên, những thủy thủ người Phênixieng đã mang những
hiểu biết về xà phòng đến bờ biển Địa Trung Hải. Thế kỷ đầu tiên sau công nguyên,
những bánh xà phòng tốt nhất đã được sản xuất quy mô thủ công từ mỡ cừu và tro của gỗ
sồi ở Savona và sản phẩm lấy luôn tên này cho tiện.
Người Pháp gọi nó là savon, và tiếng Việt được du nhập thêm một từ mới: xà-phòng ở
miền Bắc và xà-bông ở miền Nam Cách sản xuất được giữ kín như một bí quyết cha
truyền con nối. Chẳng thế ở châu Âu, có câu thành ngữ so sánh: “Bí mật được giữ kín
như bí mật của anh thợ nấu xà phòng”.
Đến thế kỷ 18, xà phòng được sản xuất trên quy mô lớn. Lúc này người ta đã phát minh
ra xút ăn da và biết chế tạo ra chất kiềm từ muối ăn để thay thế cho tro từ gỗ. Đồng thời
cũng biết ép dầu từ các loại hạt và quả. Nhiều nhà máy ép dầu ra đời, thay thế mỡ động
vật. Nguyên liệu phong phú và sẵn. Bí mật công nghệ cũng bị khám phá. Chẳng còn trở
ngại nào ngăn được ngành sản xuất xà phòng đi lên.
Tại sao cái sản phẩm gọi là xà phòng ấy lại có tính chất làm da dẻ, quần áo sạch trơn như
vậy. Mấy “thầy” hóa học bỏ công tìm hiểu và biết rằng, về bản chất, xà phòng là muối
của axit béo (từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật) với kiềm (tức thành phần của kim loại là
natri hoặc kali). Cứ coi phân tử xà phòng như một con rắn đi, thì này con rắn này có đầu
“Ưa nước” (hydrophile), còn phần đuôi dài ngoẵng lại “Ưa dầu, ưa mỡ” (oleophile).
Chất bẩn thường là vết dầu mỡ hoặc có bản chất như dầu mỡ. Trong một trường nước
(khi giặt), chất bẩn “túm” chặt lấy phần đuôi. Nhưng đầu khoẻ hơn, lôi đuôi lúc này đã bị


chất bản bám chặt ra khỏi quần áo. Vậy là chất bẩn bị kéo vào môi trường nước, phân tán
ra và quần áo trở nên sạch. Sự vò mạnh càng hỗ trợ cho việc “lôi kéo”, chứ trong chuyện
này làm gì có sự “đánh bật các chất bẩn cứng đầu” như cách nói thậm xưng của những lời
quảng cáo nhằm gây ấn tượng.
Rồi người ta dần cũng nhận ra các nhược điểm của xà phòng: ít tạo bọt và khó giặt trong
nước giếng, chảy qua những lớp đá ngầm nên mang theo canxi và magiê (thường gọi là
nước cứng), rồi giặt nhiều bợt cả tay ra Đành tìm những chất thay thế.
Nắm được bí mật của cơ chế giặt rửa, các nhà khoa học đã có trong tay chiếc đũa thần để
tạo ra hàng chục loại xà phòng tương tự, tức các chất hóa học cứ một đầu “ưa nước”, một
đầu “ưa dầu mỡ”. Khi công nghiệp hoá dầu phát triển biết bao nhiêu hợp chất hữu cơ ra
đời. Nguồn nguyên liệu dồi dào, tha hồ lựa chọn để chế biến thành các chất mang “hai
đầu” như trên. Chúng có khả năng vượt trội so với các chất truyền thống xưa nay chỉ biết
dựa vào thiên nhiên. Người ta gọi chúng là các chất hoạt tính bề mặt tổng hợp (synthetic
surfactant). Tuy chúng “đóng vai chính” nhưng riêng mình chúng chưa đủ, y như phải có
“quân, thần, tá, sứ” trong một thang thuốc bắc và gọi là chất phụ gia. Mỗi chất phụ gia
mang lại cho sản phẩm một tính năng nào đó.
Ví dụ chất khử “độ cứng” của nước, chất chống bám để chất bẩn đã bị kéo ra nước thì
đừng quay trở lại, chất tẩy trắng để làm mất màu những vết bẩn như vết nước chè, cà phê
và những vết bẩn bám trên quần áo của bọn trẻ, chẳng biết nguồn gốc; chất quang hoạt
(trước đây thường gọi là lơ hồng) để quần áo, vải vóc hấp thụ một phần tia tử ngoại và trở
nên “Trắng hơn cả trắng” mà các nhà sản xuất thường quảng cáo, rồi enzym để phân hủy
các chất hữu cơ mà những quảng cáo viên gán cho tính cứng đầu. Nhiều khi, người ta
còn những chất độn để hạ giá thành, để các bà nội trợ khỏi kêu ca là quá đắt.
Và cuối cùng đâu thiếu được chất thơm để gây thêm cảm tình của người tiêu dùng. Với
bấy nhiêu chất nhưng các đơn pha chế, nghĩa là mỗi thành phần chiếm bao nhiêu phần
trăm, cũng được các nhà sản xuất giữ bí mật chẳng khác gì các anh nấu xà phòng xưa kia.
Đôi khi chỉ hương thơm của từng loại đủ tạo ra thói quen sử dụng cho con người.
I .CHẤT GIẶT RỬA - KHÁI NIỆM
1. Khái niệm về chất giặt rửa
a, Chất giặt rửa:

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn
bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
Từ cổ xưa con người đã biết dùng các chất giặt rửa trực tiếp từ thiên nhiên: bồ kết, bồ
hòn.Người ta cũng đã biết nấu xà phòng từ dầu mỡ với các chất kiềm.
Ngày nay, người ta tổng hợp nhiều chất không phải là muối natri (hoặc kali) của các axit
béo, nhưng có tác dụng như xà phòng.Chúng là chất giặt rửa tổng hợp, và được chế thành
bột giặt, kem giặt,…
b, Một số chất giặt rửa thường gặp
2, Một số khái niệm liên quan
• Chất tẩy màu làm sạch các vết bẩn nhờ những phản ứng hóa học, như: Nước Gia-
ven,
• Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước, thường kị dầu mỡ ( không tan
trong dầu mỡ) như : metanol, etanol, axit axetic, muối axetat kim loại kiềm.
• Chất kị nước là những chất hầu như không tan trong nước, ưa dầu mỡ (tan tốt
vào dầu mỡ), như: hidrocacbon, dẫn xuất halogen,…
a, Cấu trúc của phân tử muối natri của axit béo
C
O
O
Na
(+)
(-)
Cấu trúc phân tử muối natri stearat :công thức cấu tạo thu gọn nhất
b, Đặc điểm cấu trúc phân tử muối natri của axit béo
Phân tử muối natri của axit béo gồm một “đầu” ưa nước là nhóm COO-Na+ nối với
một “đuôi” kị nước, ưa dầu mỡ là nhóm - CxHy (thường x ≥ 15). Cấu trúc hóa học
gồm một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài ưa dầu mỡ là hình mẫu chung cho “phân
tử chất giặt rửa”
C, Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa
- Sự định hướng các phân tử natri stearat khi tiếp xúc với nước và chất bẩn;

- Các hạt dầu rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử natri stearat phân tấn vào nước
Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa
Lấy trường hợp natri stearat làm thí dụ, nhóm CH3[CH2]16 -, “đuôi ” ưa dầu mỡ của
phân tử natri stearat thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu
hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất
nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử natri stearat, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán
vào nước rồi bị rửa trôi đi.
II. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA.
 Xà phòng
 Chất giặt rửa tổng hợp
 Một số đặc điểm khác biệt
1. Xà phòng – Khái niệm
Khi đun nóng chất béo với dung dịch Natri Hidroxit (hoặc kali hidroxit)ta thu được
glixerin và mối natstri (hoặc kali) của các axit béo.
Hỗn hợp mỗi nattri(hoặc kali) của các axit béo được gọi là xà phòng.
Chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn về các thành phần cấu tạo nên xà phòng: axit béo, dung dịch
kiềm và một số chất phụ gia.
Axit béo: Đó là các axit hữu cơ có nguồn gốc từ dầu thực vật và mỡ động vật ,có nguồn
gốc Hiđrôcacbon dài và thẳng)
Ví dụ: Axit Panmitic (C15H31COOH)
Axit Oleic ( C17H33COOH)
• Dung dịch kiềm: dung dịch KOH, NaOH.
• Nếu dùng dd NaOH ta thu được xà phòng cứng.
• Còn dùng dd KOH ta thu được xà phòng mềm.
• Chất phụ gia: Chất tạo màu, chất tạo mùi thơm, chất tạo bọt và chất độn.
2. Phân loại .
- Xà phòng; các chất hữu cơ tẩy rửa bề mặt và các chế phẩm dùng như xà phòng, ở dạng thỏi, miếng,
bánh hoặc các hình dạng khác, có hoặc không chứa xà phòng; giấy, bông, nỉ và tấm không dệt, đã
thấm, tráng, phủ xà phòng hoặc chất tẩy.
- Xà phòng, các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ tẩy rửa bề mặt ở dạng thỏi,

miếng, bánh hoặc hình dạng khác, giấy bông, nỉ và các tấm không dệt, đã thấm
tráng phủ bằng xà phòng hoặc chất tẩy
Dùng cho vệ sinh (kể cả các sản phẩm đã tẩm thuốc)
Loại khác
- Xà phòng ở dạng khác
(I) Xà phòng
Xà phòng là một loại muối kiềm (vô cơ hoặc hữu cơ) được làm từ a xít béo
hoặc hỗn hợp a xít béo chứa ít nhất 8 nguyên tử các bon. Trong thực tế, một
phần của a xít béo có thể được thay thế bằng a xít côlôphan.
Nhóm này chỉ bao gồm xà phòng hoà tan trong nước, có thể nói đó là xà phòng
nguyên chất. xà phòng tạo ra một lớp chất tẩy rửa bề mặt anionic, với phản ứng
kiềm, phản ứng này sủi bọt nhiều trong dung dịch nước.
Xà phòng có 3 loại:
Xà phòng cứng, thường được làm từ hyđrôxit natri hoặc cácbonnát natri và
bao gồm phần lớn là xà phòng thông thường. Loại xà phòng này có mầu trắng,
mầu hoặc có vằn (lốm đốm).
Xà phòng kem, được làm từ hyđrôxit kali hoặc cácbon nát kali. Loại xà phòng
này thường sề sệt và có mầu xanh, nâu hoặc mầu vàng nhạt. Loại này có thể
chứa một lượng nhỏ chất tẩy rửa bề mặt hữu cơ tổng hợp (không quá 5%).
Xà phòng dạng lỏng, là loại dung dịch xà phòng trong nước, trong một vài
trường hợp có một lượng cồn hoặc glyxêrin nhỏ thêm vào (thường là không
quá 5%), nhưng không bao gồm chất tẩy rửa bề mặt hữu cơ tổng hợp.
Phần này đặc biệt bao gồm:
*. Xà phòng dùng cho vệ sinh thường nhuộm mầu và được tẩm nước thơm,
loại này bao gồm xà phòng nổi và xà phòng khử mùi, cũng như xà phòng
glyxêrin, xà phòng dùng để cạo râu, xà phòng đã tẩm thuốc và xà phòng đánh
bóng hoặc tẩy uế, được mô tả dưới đây.
a. Xà phòng nổi và xà phòng khử mùi
b. Xà phòng glyxêrin, là loại có mầu trắng mờ và được sản xuất thông qua quá
trình xử lý xà phòng trắng cùng với cồn, glyxêrol hoặc đường.

c. Xà phòng dùng để cạo râu (kem cạo râu thuộc ).
d. Xà phòng đã được tẩm thuốc có chứa a xít bô ríc, a xít salicylíc, lưu huỳnh,
xunfônamít và các chất thuốc khác.
e. Xà phòng dùng để tẩy uế, có chứa một lượng nhỏ phênôn crêsol, naphthol,
formaldehyde hoặc các chất vi khuẩn khác, bacteriostatic, vv ,. Những loại xà
phòng này sẽ không bị nhầm lẫn với các chế phẩm tẩy trùng có cùng chất cấu
thành, khác nhau về tỷ lệ của chất cấu thành (một phần là xà phòng, một phần
là phênol, crêsol, vv ). Các chế phẩm tẩy trùng có chứa một tỷ lệ đáng kể
phênol, crêsol, vv và là thể lỏng trong khi xà phòng dùng để tẩy uế luôn luôn
ở thể rắn.
f. Xà phòng đánh bóng, bao gồm xà phòng, cát, silíc, bột đá bọt, bột đá phiến,
mùn cưa hoặc bất kỳ một sản phẩm tương tự nào cho thêm vào. Nhóm này bao
gồm xà phòng đánh bóng chỉ ở dạng thỏi, miếng, bánh hoặc các hình dạng
khác.
* Xà phòng dùng trong gia đình, là loại có thể được nhuộm mầu hoặc được
tẩm nước thơm, đánh bóng hoặc tẩy trùng.
* Côlôphan, tall oil hoặc xà phòng napta không những chỉ chứa muối kiềm
của axit béo mà còn chứa nhựa kiềm hoặc napta kiềm
* Xà phòng dùng trong công nghiệp, được sản xuất dùng cho mục đích đặc
biệt như dùng để kéo dây điện, dùng để polyme hoá cao su tổng hợp, hoặc dùng
để giặt là.
Theo như trường hợp ngoại lệ ở trên, xà phòng thuộc nhóm này thường ở các
dạng sau đây: thỏi, miếng, bánh hoặc hình dạng khác, mảnh, bột, bột nhão hoặc
dung dịch nước.
(II) Các chất hữu cơ tẩy rửa bề mặt và các chế phẩm dùng như xà phòng, ở dạng
thỏi, miếng, bánh hoặc ở hình dạng khác, có hoặc không chứa xà phòng
Phần này bao gồm các chất và chế phẩm dùng để giặt hoặc dùng cho vệ sinh,
trong đó thành phần tẩy rửa, bao gồm toàn bộ hay một phần chất tẩy rửa bề mặt
tổng hợp (nó có thể chứa xà phòng theo một tỷ lệ nào đó), với điều kiện
là chúng phải ở dạng thỏi, miếng, bánh hoặc bánh hoặc hình dạng khác, điều đó

có nghiã là dạng thông thường của xà phòng dùng cho mục đích sử dụng như
nhau.
Phần này cũng bao gồm các chất và các chế phẩm tương tự được phủ bằng cách
thêm cát, silíc, bột đá bọt, vv với điều kiện là các chất này phải ở những dạng
nêu trên.
(III) Giấy, bông, nỉ và tấm không dệt đã thấm, tráng
hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy.
Phần này bao gồm giấy, bông, nỉ và tấm không dệt đã thấm, tráng hoặc phủ xà
phòng hoặc chất tẩy, có hoặc không tẩm nước thơm hoặc đóng gói để bán lẻ.
Những chất này thường dùng để rửa tay hoặc mặt.
Ngoài những chất loại trừ ở trên, nhóm này không bao gồm:
a. Soap - stocks
b. Các chất và chế phẩm không tan trong nước, đó là xà phòng chỉ dùng trong
mục đích hoá học, như canxi hoặc "xà phòng" kim loại khác.
c. Giấy, bông, nỉ và tấm không dệt, đã tẩm nước thơm
d. Dầu gội đầu và thuốc đánh răng
e. Chất hữu cơ tẩy rửa bề mặt (trừ xà phòng), các chế phẩm tẩy rửa bề mặt và
các chế phẩm dùng để rửa (có hoặc không chứa xà phòng) và dung dịch hoặc
phân tán của xà phòng trong dung môi hữu cơ
f. Nhựa hình mạng, cao su hình mạng, nguyên liệu dệt (trừ bông, nỉ, tấm không
dệt) và miếng đệm kim loại, đã thấm, tẩm hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy
(những mặt hàng này thường nằm trong các nhóm phù hợp với nguyên liệu phụ
trợ).
2. Cơ chế tẩy rửa
• Bất kì phân tử xà phòng nào cũng có cấu tạo gồm 2 phần:
• Phần ưa nước: chính là nhóm
–COO-, dễ dàng bị các phân tử nước “lôi kéo”.
• Phần kị nước: là phần gốc Hiđrocacbon. Chúng không tan trong nước mà tan
trong dầu mỡ.
3. Ưu và nhược điểm xà phòng

• Ưu điểm: xà phòng dùng trong tắm gội, giặt giũ, không gây hại cho da, cho môi
trường (vì dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên).
• Nhược điểm: Tạo kết tủa canxi stearat, canxi panmitat, trong nước cứng (nước
có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+) giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất
lượng vải sợi.
4. Quy trình sản xuất xà phòng
Xà phòng: Quy trình sản xuất
• Máy sản xuất xà phòng
• Nhà máy sản xuất xà phòng
Quy trình sản xuất
 Phương pháp phổ biến nhất để sản xuất xà phòng hiện nay là tiến hành phản ứng
xà phòng hóa chất béo (este của Glixerin và các axit béo)
 Khi đun chất béo với dung dịch kiềm ta sẽ thu được xà phòng thô. Sản phẩm phụ
là nước và Glixerin.
• Ngoài ra còn có 2 phương pháp khác ít phổ biến hơn:
• Thủy phân axit béo: tinh chế axit béo thu được rồi trung hòa bằng dung dịch
kiềm.
• Oxi hóa các Parafin ( thu được từ dầu mỏ) nhờ oxi không khí, to cao, Mn2+ xúc
tác thành các axít béo, sau đó tiến hành kiềm hóa như trên.
R-CH2-CH2-R’à R-COOH+ R’-COOHà
R-COONa+ R’-COONa
5, Quy trình sản xuất xà phòng
a. Xà phòng hóa
Có 3 kiểu tiến hành : nóng hoàn toàn, nóng sơ bộ và lạnh
Quy trình nóng hoàn toàn
-Các hợp chất như chất béo, dầu, chất lỏng, chất ăn da, soda được cho vào một chảo lớn
để chế biến theo 4 bước là đun sôi - tách muối - rửa - định hình.
-Giai đoạn 2, hh tách ra làm 2 lớp, lớp trên là xà phòng và lớp dưới là dd có lẫn một ít xà
phòng với glycerin. Sau vài ngày thì có 3 lớp rõ ràng: trên cùng là lớp xà phòng nguyên
chất, lớp giữa là lớp phân cách và lớp đáy là dd kiềm xà phòng loãng.

-Quy trình được thực hiện trong điều kiện phù hợp, sẽ không có tạp chất như chất béo
chưa được xà phòng hóa, dầu, alkyl, glycerin và xà phòng metalic. hh gồm 70-80% mỡ
bò và 20-30% dầu dừa được dùng làm nguyên liệu sản xuất.
Quy trình sản xuất xà phòng
Quy trình xử lý sôi sơ bộ và lạnh
-Quy trình xà phòng mềm hoặc xà phòng kali, yêu cầu đầu tư thiết bị thấp và không cần
kỹ năng phức tạp.
- Việc sử dụng 2 loại quy trình này làm giảm chất lượng xà phòng và không khả năng
tách glycerin. Điều này không thích hợp trong việc sản xuất xà phòng tắm rửa, là loại mà
chất lượng luôn là một nhân tố quan trọng
- Đối với cả 3 loại quy trình sản xuất, quy trình vận hành liên tục với thiết bị tự động
gọn nhẹ sử dụng để tiết kiệm diện tích nhà máy, tiết kiệm lượng hơi nước tiêu thụ, điện,
nhân công.
Quy trình sản xuất xà phòng
b. Quy trình sản xuất hoàn tất sản phẩm
Các công đoạn gồm : sấy khô hoặc làm lạnh, trộn, lọc, đùn, cắt, dập nhãn và đóng gói.
Dây chuyền phun sấy khô chân không tự động.
-Xà phòng nguyên chất được bơm vào một thùng chứa và bộ trao đổi nhiệt, tại đây t0 xà
phòng sẽ tăng đến một mức thích hợp.
-Sau đó, xà phòng được phun qua một vòi phun đặt ở đáy buồng sấy. Xà phòng đã gia
nhiệt được sấy khô và làm lạnh tức thì. Kết thúc bằng cách cho sôi ở t0 thấp trong chân
không. Sau khi tách ẩm, xà phòng nguyên chất sẽ trở thành rắn và rơi xuống đáy buồng
sấy. Máy dập viên xà phòng chân không sẽ dập thành viên nhỏ và đẩy ra ngoài.
Quy trình sản xuất xà phòng
Dây chuyền định hình xà phòng vệ sinh tự động.
-Xà phòng được dập thành từng viên nhỏ, rơi vào cầu trượt vào băng chuyền và tồn trữ
trong thùng chứa.
• -Xà phòng được cân, và đưa vào máy trộn. Máy định lượng sẽ cho vào xà phòng
viên một lượng chính xác hương, màu,… Sau khi trộn đều, tạo thành hh xà phòng
viên đồng nhất. Tiếp tục đưa đến máy dập xà phòng chân không. Máy dập sẽ đẩy

xà phòng ra ở dạng thanh. Xà phòng sẽ qua các một trong hai loại dây chuyền :
(1) Xà phòng thanh được cắt thành từng bánh nhỏ, rôì đưa vào hầm làm lạnh để tiến
hành dập nhãn.
(2) Thanh xà phòng được đùn liên tục vào hầm điều hòa t0 và được làm lạnh đủ để dập
nhãn và cắt bằng thiết bị tự động. Tại đây các hình dạng xà phòng khác nhau như tròn,
oval, vuông và tam giác có thể được tạo ra.
• Dây chuyền định hình xà phòng vệ sinh và làm lạnh bằng khung.
- Xà phòng nguyên chất (xà phòng lỏng) được bơm vào thùng khuấy và xả xuống
khung làm lạnh để kết rắn xà phòng trong 2-3 ngày. Sau khi đã hoàn toàn kết rắn,
Các bức tường quanh khung làm lạnh được tách ra. Khối xà phòng được cắt thành
từng phiến mỏng bằng máy cắt tự động. Phiến xà phòng được cắt thành từng
thanh bằng máy cắt ngang sau đó cắt thành từng mảnh bằng máy cắt mảnh.
• - Sấy khô xà phòng mảnh. Một khối lượng xà phòng khô được dỡ ra và thêm vào
các chất phụ gia như hương, màu,… Máy trộn 3 trục sẽ trộn đều tạo thành một hh
đồng nhất. Dải xà phòng được chuyển đến máy dập xà phòng đơn giản.
Dán nhãn và đóng gói
-Sản phẩm sau khi được dán nhãn và đóng gói bằng thiết bị tự động sẽ được đưa ra phân
phối.
Bố trí nhà máy
- Nhà máy được thiết kế phù hợp với mọi quy mô sản phẩm, từ công suất 2-3 tấn mỗi
ngày cho đến những công suất lớn hơn khi có yêu cầu.
- Nhà máy có công suất 5 tấn một ngày, tương đương với 50.000-55.000 bánh xà phòng
có khối lượng 90-100g.
III.CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
1, Khái niệm
• Chất giặt rửa tổng hợp (còn gọi là bột giặt) là các muối Natriankylsunfat RO-
SO3Na
Natriankylsunfonat: R- SO3Na
Natriankylbenzensunfonat:
R-C6H4-SO3Na (gốc R có từ 10-18C)

• Ngoài ra còn có các chất phụ gia tương tự như ở xà phòng.
2, Sử dụng
 Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt, ngoài chất giặt rửa tổng hợp, chất thơm,
chất màu ra, còn có thể có chất tẩy trắng như natri hipoclorit,… Natri hipoclorit
có hại cho da tay khi giặt bằng tay.
 Ưu điểm: dùng được với nước cứng, vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi. Những
chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm cho môi
trường, vì chúng rất khó bị các vi sinh vật phân hủy.
3, Sản xuất
• Để đáp ứng nhu cầu về chất giặt rửa, người ta đã tổng hợp ra nhiều chất dựa theo
hình mẫu ”phân tử xà phòng” (gồm đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân
cực), có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng và được gọi là chất giặt rửa tổng
hợp.
• Ví dụ: CH3[CH2]10 - CH2 - O - SO3-Na+
Natri lauryl sunfat
CH3[CH2]10 - CH2 - C6H4 - O - SO3-Na+
natri đođecylbenzensunfonat
Chất giặt rửa tổng hợp: Sản xuất
Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.
 Oxi hóa parafin được axit cacboxylic, hiđro hóa axit thu được ancol, cho ancol
phản ứng với H2SO4 rồi trung hòa thì được chất giặt rửa loại ankyl sunfat:
R - COOH à R - CH2OHàR -CH2OSO3H àR - CH2OSO3-Na+
4, Một số điểm khác biệt
Xà phòng Chất tẩy rửa tổng hợp
-Xà phòng không có khả năng giặt
tẩy trong nước cứng do tạo kết tủa
với Ca2+, Mg2+ làm vải cứng và ố
vàng, tạo cặn ở đáy chậu và thùng
giặt.
-Dùng được ngay cả trong nước

cứng vì
 Không taọ kết tủa như xà
phòng
 Có chứa gốc phôtphat tạo
chức tan với Ca2+ và Mg2+
-Không chứa chất tẩy trắng -Có chất tẩy trắng làm quần áo
trắng sạch hơn
-Sản xuất thành dạng bánh nên khó
sử dụng hơn
-Thường ở dạng bột nên dễ sử dụng
VI, CÔNG THỨC CHẾ TẠO XÀ PHÒNG
Điều chế xà phòng từ dưa leo, cà rốt và cà chua
1, Điều chế xà phòng từ dưa leo
Để điều chế loại xà phòng tinh tế có màu be – xanh lá cây nhạt, bạn có thể sử
dụng dưa leo, toàn bộ trái dưa leo kể cả phần vỏ dưa, thịt dưa và hạt dưa. (Bạn
có thể dùng công thức pha chế này để tạo nên nhiều loại xà phòng khác nhau,
chỉ cần thêm nước thay cho phần dưa leo). Dưa leo có chứa rất nhiều nước, vì
vậy có thể dùng 100% nguyên trái dưa leo thay vì phải cho thêm nước. Vỏ dưa
leo sẽ tạo màu sắc cho xà phòng, do đó nếu muốn tăng độ màu thì chỉ cần cho
thêm nhiều vỏ dưa leo vào. (2 hay 3 trái dưa leo cho lượng vỏ đáng kể, nhưng 1
trái dưa không đủ để làm đậm màu sản phẩm)
Sau đây là công thức điều chế 1 thanh xà phòng với khối lượng 2 pound:
7,5 oz dầu oliu
7,5 oz dầu dừa
7 oz dầu cọ
1,5 oz dầu thơm hương hải ly
1,5 oz bơ cacao
7,5 oz tổng hàm lượng chất lỏng (1 trái dưa leo lớn, bổ sung thêm vỏ dưa leo)
3,6 oz kiềm
2 – 3 muỗng (canh) bột vỏ dưa leo nếu muốn, dùng khăn giấy rũ khô sau quá

trình nghiền bột, cho một ít bột xanh lá cây vào xà phòng
1. Pha dung dịch kiềm
2. Nấu tan chảy các loại bơ dầu ở nhiệt độ khoảng 110
0
C, sau đó cho dung dịch
kiềm vào, khuấy đều bằng 1 cây đũa nhỏ, tiếp tục cho thêm dầu thơm, dưa leo,
bột màu.
3. Đổ khuôn dung dịch xà phòng, sau khi xà phòng đông cứng, lấy ra khỏi khuôn
và cắt sản phẩm theo kích cỡ mong muốn.
Lưu ý: có thể sử dụng nhiều loại dầu thơm mùi dưa leo khác nhau và các loại bột
màu xanh lá cây để tạo màu cho sản phẩm.
2, Điều chế xà phòng từ cà rốt
Để làm xà phòng với màu sắc đáng yêu, nhẹ
nhàng, bạn có thể sử dụng nước ép cà rốt thay vì
dùng nước thường để pha dung dịch kiềm. Bạn có
thể dùng công thức này để điều chế nhiều loại xà
phòng khác. Nước ép cà rốt (hoặc bao gồm cả
phần thịt quả nếu muốn) sẽ tạo màu và tạo độ
nhám của sản phẩm. Bạn có thể dùng hết 100%
nước ép cà rốt để thay cho phần nước, nhưng hãy cẩn thận nếu dùng nước cà
rốt bao gồm phần thịt quả. Quá nhiều thịt quả hoặc phần thịt quả không được
xay nhuyễn mịn có thể bị mốc.
Sau đây là công thức điều chế 1 thanh xà phòng với khối lượng 2 pound:
7,5 oz dầu oliu
7,5 oz dầu dừa
7 oz dầu cọ
1,5 oz dầu thơm hương hải ly
1,5 oz bơ cacao
7,5 oz tổng hàm lượng chất lỏng (toàn bộ lược nước ép cà rốt hoặc theo tỷ lệ 1/2
và 1/2)

3,6 oz kiềm
2 – 3 muỗng (canh) bột cà rốt nếu muốn, dùng khăn giấy rũ khô sau quá trình
nghiền bột
1. Pha dung dịch kiềm
2. Nấu tan chảy các loại bơ dầu ở nhiệt độ khoảng 110
0
C, sau đó cho dung dịch
kiềm vào, khuấy đều bằng 1 cây đũa nhỏ, tiếp tục cho thêm dầu thơm, nước ép
cà rốt, bột màu.
3. Đổ khuôn dung dịch xà phòng, sau khi xà phòng đông cứng, lấy ra khỏi khuôn
và cắt sản phẩm theo kích cỡ mong muốn.
Lưu ý: có thể sử dụng ớt bột paprika hay nghệ để tạo màu cam đậm xoáy tròn
trên nền màu cam nhạt cho sản phẩm.
3, Điều chế xà phòng từ cà chua
Để điều chế xà phòng có màu sắc ấm áp, lốm đốm
nhiều chấm nhỏ màu cam – đỏ, có thể sử dụng
dung dịch cà chua dạng paste, bột cà chua, và có
thể thêm một ít rau húng quế.
Sau đây là công thức đề nghị chế biến cà chua:
1 muỗng (canh) paste cà chua cho mỗi 1 pound dầu
1 – 2 muỗng (trà) bột cà chua
1 – 2 muỗng (trà) bột rau húng quế tươi hay phơi phô
Chỉ cần cho hỗn hợp purê cà chua thay cho nước, cà chua chứa rất nhiều nước,
bạn có thể dùng hết 100% hỗn hợp cà chua thay vì dùng nước.
Công thức điều chế xà phòng:
7,5 oz dầu oliu
7,5 oz dầu dừa
7 oz dầu cọ
1,5 oz dầu thơm hương hải ly
1,5 oz bơ cacao

7,5 oz tổng hàm lượng chất lỏng (3 – 4 trái cà chua lớn đã nghiền mịn)
3,6 oz kiềm
1 – 2 muỗng (trà) paste cà chua và/hoặc 1 – 2 muỗng trà bột cà chua phơi khô
nếu muốn
1. Pha dung dịch kiềm
2. Nấu tan chảy các loại bơ dầu ở nhiệt độ khoảng 110
0
C, sau đó cho dung dịch
kiềm vào, khuấy đều bằng 1 cây đũa nhỏ, tiếp tục cho thêm dầu thơm, cà chua
xay, bột màu.
3. Đổ khuôn dung dịch xà phòng, sau khi xà phòng đông cứng, lấy ra khỏi khuôn
và cắt sản phẩm theo kích cỡ mong muốn.
Lưu ý: có thể sử dụng ớt bột paprika hay nghệ để tạo màu đỏ đậm xoáy tròn trên
nền màu cam – đỏ nhạt cho sản phẩm.

Xà phòng từ cà rốt






Xà phòng từ dưa leo












Xà phòng từ cà chua






















V, Kem đánh răng
1, Lịch sử
Trong các tài liệu ở Ai Cập vào thế kỷ 4 đã có mô tả về kem đánh răng là hỗn hợp muối,

hạt tiêu đen, bạc hà, hoa cây irit. Người La Mã dùng kem đánh răng chứa thành phần dựa
trên nước tiểu. Có thể amoniac trong nước tiểu có tác dụng làm trắng răng [1].
Người Việt và một số dân tộc ở Đông Nam Á có tục ăn trầu. Hỗn hợp lá trầu không, quả
cau và vôi cũng được coi là có tác dụng làm sạch và bảo vệ răng.
Theo các nhà khảo cổ, kem đánh răng đã được dùng ở Ấn Độ và Trung Hoa từ 500 năm trước Thiên Chúa.
Thoạt kỳ thủy, người xưa tán vụn xương động vật, vỏ trứng, vỏ hến để chà răng. Rồi bột đánh răng được
sản xuất từ cỏ cây, than với vài chất có mùi thơm.
Mãi tới năm 1824, một nha sĩ tên là Peabody nghĩ ra việc cho thêm xà phòng vào kem đánh răng để có
nhiều bọt. Ngày nay, xà phòng được thay thế bằng chất Sodium Lauryl Sulfate, và Sodium Ricinoleate.
Năm 1850, John Harris thêm đá vôi vào kem.
Năm 1892, bác sĩ Washington Sheffield ở Connecticut, nghĩ ra việc cho kem đánh răng vào một ống có thể
gấp gọn vào được. Trước đó, kem được chứa trong lọ sứ, dưới dạng nhão, bột hoặc đóng thành từng cục
dẹp nhỏ tròn tròn bọc trong giấy bóng kính nom rất đẹp mắt.
Đến thập niên 1960, hãng Colgate bắt đầu pha fluoride vào kem để duy trì men răng tốt.
Mỗi nhà sản xuất có công thức riêng cho sản phẩm của mình, nhưng nói chung kem đều có các hoạt chất
với tác dụng chính như sau:
a. Fluoride - Có lẽ fluoride là chất quan trọng hơn cả vì nó hòa nhập vào men răng, giúp men chống cự tác
dụng soi mòn của chất chua trong thực phẩm cũng như do các vi khuẩn sinh ra.
b. Chất mài cọ (abrasives) vết mầu và mảnh vôi bám trên răng, giúp răng sạch bóng hơn. Đó là các chất
calcium phosphate, calcium carbonate và silica. Hàm lượng các chất này không được quá nhiều để tránh
men răng bị mòn quá mức.
c. Chất tẩy (detergent) như sodium lauryl sulfate làm kem có bọt, giữ kem trong miệng và không chẩy ra
khỏi bàn chải. Chất này cũng có thể gây lở miệng ở một số người nhạy cảm với hóa chất.
d. Các chất giữ độ ẩm cho kem như glycerin, sorbitol.
đ. Chất làm kem có độ đặc như carragreenan, cellulose gum.
e. Chất bảo quản sodium benzoate, ethyl paraben để ngăn sự tăng sinh của vi khuẩn trong kem.
g. Chất gây mùi thơm cho kem hấp dẫn.
h. Chất tạo mùi ngọt như saccharin. Đường hóa học ít gây ảnh hưởng xấu cho răng, vì bị vi khuẩn chê,
không dinh dưỡng.
i. Chất làm kem có các màu mè khác nhau.

Khi mua kem, cần lựa loại có fluoride, ít chất gây lở miệng và làm mòn men răng.
Mỗi lần đánh răng chỉ cần một lớp kem mỏng phủ kín mặt bàn chải là đủ.
Riêng với trẻ em, cần một chút kem lớn bằng hạt ngô.
Mới đây, một loại kem đánh răng với dung dịch calcium để bít các lỗ men răng, được công ty Church &
Dwight sản xuất tại Anh. Theo nhà sàn xuất, kem calcium này có thể bít các lỗ mòn trên men, bao che tủy
răng và giải quyết cảm giác đau buốt khi ăn uống nóng lạnh.
Nhân tiện đây cũng xin lưu ý là, trên thị trường có bán loại thuốc làm trắng răng trong đó hóa chất
hydrogen peroxide là một thành phần. Hàm lượng quá cao của hóa chất này có thể gây tổn thương cho
niêm mạc miệng.
2.Thành phần . a. Định nghĩa: Kem đánh răng là một loại keo nước, có tác dụng làm sạch bề mặt
răng. Nó có chứa chất carboxymethyl natri, chất dẻo - glycerin, polyethylene glycol tạo bọt, chất khử mùi,
tinh dầu bạc hà và các thành phần khác…
Kem đánh răng có khả năng giúp làm sạch răng, phòng ngừa sâu răng, phòng ngừa viêm nướu, giảm đau,
trị hôi miệng… tuỳ theo đó là kem đánh răng hay sản phẩm vệ sinh răng miệng như thuốc đánh răng.
Nếu kem đánh răng là sản phẩm vệ sinh răng miệng thì chỉ có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa mảng bám
trên bề mặt răng. Nhưng thuốc đánh răng lại giúp điều trị và và phòng chống các bệnh răng miệng như
viêm nướu, viêm miệng, sâu răng… do chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học.
Các loại kem đánh răng
Kem đánh răng thảo dược
: Kem đánh răng có chứa các chế phẩm được chiết xuất từ thảo dược như cây
thạch xương bồ, cỏ thi, đinh hương, hoa cúc, hoa kim chẩn thảo, dầu hoa hồng, vỏ cây sồi sẽ giúp thơm
miệng và ít bị mòn men răng.
Kem đánh răng chứa muối tripophophat:
Kem đánh răng có chứa muối giúp cải thiện lưu thông trong niêm
mạc của khoang miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng, giúp cho hàm răng luôn giữ được men
tự nhiên.
Vì thế, khi lựa chọn kem đánh răng, bạn nên chọn loại chứa muối tripophophat để có thể dễ dàng đánh bật
các mảng bám cũng như những vết ố vàng trên răng.
Kem đánh răng chứa boroglycerol:
Khi bị viêm răng miệng, bạn nên sử dụng riêng những loại kem đánh

răng chứa boroglycerol, sáp ong, vitamin B3. Đây là những chất để giúp bảo vệ răng miệng chống lại nấm,
vi khuẩn hình cầu sẽ đẩy nhanh quá trình tái sinh của các mô bị hư hại, phục hồi nhanh các vết thương
vùng miệng.
Kem đánh răng chứa các hợp chất flo:
Nguyên tố flo sẽ bù chất khoáng cho những men răng bị hư hỏng.
Nó cũng giúp ức chế sự phát triển của mảng bám, chất ngọt như xylitol làm giảm đáng kể sâu răng và sự
xuất hiện các lỗ sâu.
Flo giúp bảo vệ răng khỏi axit được sản sinh trong quá trình này bằng hai cách. Đầu tiên, flo làm men răng
của bạn chắc hơn và ít có khả năng chịu tổn hại từ axit. Thứ hai, nó có thể đảo ngược giai đoạn đầu của
tổn hại do axit bằng cách khoáng hóa lại khu vực đã bắt đầu bị hư hại.
b, Thành phần
Kem đánh răng chứa một lượng muối của flo, như CaF
2
, SnF
2
, có tác dụng bảo vệ lớp
men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là Ca
5
(PO
4
)
3
OH thành
Ca
5
(PO
4
)
3
F theo phương trình phản ứng:

Ca
5
(PO
4
)
3
OH + F
-
> Ca
5
(PO
4
)
3
F + OH
-
Sau khi ăn xong, các vi khuẩn lên men thức ăn trong miệng sẽ tạo ra môi trường axít, phá
huỷ hợp chất Ca
5
(PO
4
)
3
OH có trong men răng, vì vậy, chải răng thường xuyên là một
cách để ngăn ngừa sâu răng.
Ngoài ra, trong kem đánh răng còn có một số chất phụ gia khác, các hương liệu tổng hợp
(tuỳ loại kem đánh răng) và thường thấy có glixerol (là một loại ancol đa chức, dung dịch
của nó có vị ngọt)
3, Sử dụng
Bôi kem đánh răng lên mặt lông của bàn chải và chải lên răng. Đánh răng xong súc

miệng lại bằng nước sạch. Nên đánh răng sau khi ăn xong, tối trước khi đi ngủ và
sáng sau khi thức dậy.
Không phải chỉ nha khoa mới được dùng gần đây mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của chỉ nha khoa
và tăm ở xác người chết từ thời tiền sử.
Mãi tới năm 1815, chỉ tơ tằm được một nha sĩ người Mỹ ở thành phố phố New Orleans, ông Levi Spear
Parmly (1790-1859) sáng chế để cọ răng.
Năm 1898, công ty Johnson and Johnson xin bằng sáng chế chỉ nha khoa. Chỉ bằng tơ lụa được bác sĩ
Charles C. Bass thay thế bằng sợi nylon vào thế chiến thứ hai. Chính vị bác sĩ này cũng đóng góp nhiều
công sức vào việc phổ biến sử dụng chỉ nha khoa để bảo vệ răng.
Đánh răng thường thường chỉ loại bỏ được 70-80% chất bẩn trên răng, phần còn lại phải nhờ tới chỉ nha
khoa. Chỉ tơ thay thế cho việc dùng tăm cổ truyền mà đôi khi dùng không đúng cách có thể gây tác dụng
xấu cho nướu răng.
Chỉ tơ được bán từng cuộn hoặc sợi ngắn gắn trên một khung nhựa nhỏ. Chỉ có đường kính lớn nhỏ khác
nhau tùy theo nhu cầu. Đôi khi nhà sản xuất tẩm vào chỉ chất kháng sinh, fluoride, chất gây thơm.
Cách dùng chỉ
Lấy đoạn chỉ dài khoảng 50cm, quấn mỗi đầu vào hai ngón tay chỏ.
-Căng chỉ với hai ngón tay khác
-Luồn chỉ vào kẽ răng, ôm quanh răng
-Kéo chỉ lên xuống để chà sạch vết dơ bám cạnh răng.
-Kéo sợi chỉ hơi dưới nướu răng một chút để chà sạch chân răng. Đừng ngại khi thấy có tý máu chẩy ra.
Sau vài lần chà, máu sẽ không ra nữa.
Mới đây, laser cũng được thử nghiệm để loại trừ vi khuẩn ẩn náu ở chân răng. Kết quả nghiên cứu của bác
sĩ Ulrich Schoop, Đại học Nha khoa Vienna, công bố trên tạp chí của Hội Nha khoa Hoa Kỳ, số tháng 7
năm 2007, cho hay một loại laser đặc biệt có thể tiêu diệt các vi khuẩn E.coli và E.faecalis. Ông đề nghị
dùng laser để khử trùng và làm sạch chân răng.
Kỹ thuật đánh răng
-Trước khi đánh răng, nên súc miệng với một hụm nước để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính
trong miệng, nếu không chúng sẽ lan ra khắp miệng khi chà răng. Nhiều người cẩn thận lại dùng chỉ nha
khoa cà kẽ răng để loại bỏ thức ăn lớn kẹt ở đó rồi mới chải răng.
-Đánh nhẹ nhàng, đừng chà quá mạnh. Bựa hoặc chất dơ chỉ bám trên mặt răng. Chà quá mạnh lại làm cho

bàn chải mau tòe hư đồng thời gây tổn thương, chẩy máu nướu.
-Chà mặt trước và mặt sau của răng và nướu
-Đánh theo chiều lên xuống của răng hoặc đánh vòng tròn để có thể lấy hết chất dơ bám ở khe răng.
-Khi chà mặt sau của răng, nên nghiêng bàn chải 45 độ về phía nướu, nơi có nhiều chất vôi và vi khuẩn
bám vào làm hư chân răng.
-Cần để ý các răng ở góc sâu xa, nơi vi khuẩn ưa ẩn núp nhưng thường hay bị bỏ quên. Nâng cao cán, tập
trung bàn chải vào các răng này chà qua chà lại, kể cả nướu răng.
-Nhớ chà mặt bằng nhai thực phẩm của răng.
-Nhẹ nhàng chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn sống trên đó và gây ra mùi hôi miệng.
-Súc miệng nhiều lần cho sạch miệng.
-Thời gian đánh răng khoảng từ 2-3 phút.
- Nên thay bàn chải mỗi ba hoặc bốn tháng, vì dùng lâu, các sợi nylon tòe ra, giảm khả năng chải sạch đồng
thời gây tổn thương cho nướu. Sau một cơn bệnh hoạn cũng nên thay bàn chải mới, để tránh tiêm nhiễm
mầm gây bệnh còn dính trong sợi nylon.
-Không nên dùng chung bàn chải với người khác để tránh lây lan các vi khuẩn gây bệnh và nước miếng có
hại
-Chải răng rất quan trọng trong việc bảo vệ sạch sẽ răng miệng, và cần thực hiện ít nhất hai lần mỗi ngày,
đặc biệt là sau khi ăn uống.
Trở lại với kem đánh răng có hóa chất Sudan, Diethylene glycol
Mới đây, một số kem đánh răng xuất xứ Trung Hoa có chứa hóa chất Sudan và chất
diethylene glycol. Các kem này đã gây tử vong cho mấy chục công dân Panama và đã bị cơ
quan bảo vệ sức khỏe Hoa Kỳ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác ra lệnh thu hồi.
Sudan cũng được trộn với thực phẩm nuôi chim ở Hồng Kông để làm lòng đỏ trứng có mầu đỏ
đặc biệt hấp dẫn và dùng trong mỹ phẩm son bôi môi làm đẹp quý cô quý bà. Theo Cơ quan
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, các chất này gây tác dụng xấu cho trẻ em và người đang
có bệnh thận và gan.
Sudan là chất nhuộm mầu đỏ dùng để nhuộm các dung dịch hòa tan, trong dầu, sáp, dầu hỏa,
kem đánh giầy và sàn nhà. Chất này đã bị cấm dùng trong kỹ nghệ thực phẩm vì ở liều lượng
cao, dùng lâu ngày, có nguy cơ gây ung thư.
Hóa chất Diethylene Glycol là chất lỏng có tác dụng hút ẩm được sử dụng nhiều trong dung

môi hữu cơ, làm chất mềm, bôi trơn. Đây là một chất độc, không được sử dụng trong kỹ nghệ
thực dược phẩm.
Kem đánh răng từ Trung Hoa tên “Excel”, “Mr Cool” có hóa chất này và được bán ở các tiệm
tạp hóa bán lẻ có thể mặc cả.
4, Công thức chế tạo kem đánh răng
Người ta mới tìm thấy một công thức chế tạo thuốc đánh răng của Ai
Cập có từ thế kỷ 4 sau công nguyên, trong đống tài liệu tại Thư viện
quốc gia ở Áo. Đó được coi là công thức cổ xưa nhất và góp phần chứng tỏ trình độ y học
của Ai Cập phát triển hàng đầu thế giới thời đó.
Các thành phần tạo nên thuốc đánh răng bao gồm: 1 drachma (1 drachma xấp xỉ 0,28
gram) muối, 2 drachma bạc hà, 20 grain (1 grain xấp xỉ 0,064 gram) hạt tiêu và thành
phần được coi là hiệu nghiệm nhất - 1 drachma hoa Iris khô. Loài hoa này được tìm thấy
có nhiều tác dụng phòng chống bệnh răng lợi.
Heinz Neuman, một bác sĩ nha khoa, phát biểu: "Không ai trong nghề lại có thể nghĩ rằng
một công thức thuốc đánh răng tân tiến như vậy có thể tồn tại trong thời đại đó". Neuman
cho biết đã thử hỗn hợp này và thấy rằng nó cũng không đến nỗi tệ. "Tôi thấy lợi đau và
chảy máu, nhưng sau đó thì cũng thấy miệng sạch sẽ, thơm tho".
Chuyên gia Lisa Schwappach-Shirriff giải thích vấn đề vệ sinh răng miệng rất được quan
tâm thời đó. Do gạo xay có nhiều hạt cát lẫn vào, sạn li ti sẽ rắc vào răng, nhiều lúc sâu
vào tận tủy, dẫn tới bệnh áp xe mà có thể gây tử vong. Shirriff cũng cho biết người Ai
Cập cổ đại đã thử nhiều phương thuốc chữa răng khác nhau, bao gồm kẹo cao su để làm
sạch hơi thở, mật ong và chất kháng sinh tự nhiên. Chất hàn răng thì được tạo ra từ nhựa
thông, chất khoáng malachite có đặc tính kháng sinh.
Các nhà khoa học tin rằng một vị tổng giám mục đạo Thiên chúa giáo đã sáng tạo ra công
thức trên. Bởi thời điểm ra đời của công thức này trùng với sự xuất hiện của những bài
viết có nhiều ảnh hưởng của Basil vĩ đại, tổng giám mục Caesarea (nay là Thổ Nhĩ Kỳ).
Ông này cùng các cộng sự của mình đã tích cực tuyên truyền về đời sống tu hành và tham
gia chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Thành phần cần thiết để làm cho kem đánh răng:
• Baking Soda Baking Soda

• Xylitol (this is a natural sugar substitute that you can find in your local health
stores or online) Xylitol (đây là một chất thay thế đường tự nhiên mà bạn có thể
tìm thấy trong các cửa hàng y tế địa phương hoặc trực tuyến)
• Salt Salt
• Liquid Glycerine Liquid Glycerine
• Essential Oil Tinh dầu
Bạn có thể lưu trữ các kem đánh răng trong lọ và muỗng ra khi bạn sử dụng nó,
nhưng một trong những commenter đã có một ý tưởng thông minh để giữ kem đánh
răng trong chai squeeze mũ-chỉ đường ống ra những gì bạn cần rối-miễn phí.

×