Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chạy theo lợi ích kinh tế cá nhânx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.52 KB, 2 trang )

Chạy theo lợi ích kinh tế cá nhân, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã bất chấp những quy định
trong quản lý và sử dụng đất thuộc Nhà nước quản lý để sử dụng trái mục đích được giao hoặc để đất trống, hoang hóa
khiến lãng phí tài nguyên đất và thất thoát nhiều tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Vẫn còn nhiều kho bãi sử dụng sai mục đích
gây lãng phí tài nguyên và ngân sách
Chính quyền “đòi”, doanh nghiệp “chây ỳ”
10 tháng đầu năm 2010, thành phố đã tiến hành kê khai trên 2.100 địa chỉ nhà đất (diện tích trên 96 triệu m2) thuộc khối Trung
ương quản lý và trên 8.430 địa chỉ nhà đất do thành phố quản lý (diện tích trên 136,5 triệu m2), qua đó, Bộ Tài chính và UBND
TP đã thực hiện thu hồi 207 địa chỉ nhà đất; bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng 1.455 địa chỉ
(trong đó có 127 địa chỉ do khối Trung ương quản lý), thu về ngân sách thành phố gần 16.470 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến nay
vẫn còn tới 66 địa chỉ chưa thực hiện được công tác thu hồi hoặc bàn giao kéo dài.
Cuối tháng 11-2010, UBND TP đã phải triệu tập cuộc họp về xử lý các trường hợp chủ sử dụng nhà vi phạm hợp đồng thuê nhà
do Công ty Quản lý kinh doanh Nhà TP. Hồ Chí Minh quản lý. Tại cuộc họp này, đại diện các sở, ban ngành chức năng TP nhìn
nhận hiện trạng các khu đất công trên địa bàn thành phố đang được sử dụng hết sức lãng phí, thiếu quy hoạch, gây thất thoát ngân
sách Nhà nước, tuy nhiên lại đều nằm trong các trường hợp “chây ỳ”, khó thu hồi. Đặc biệt, đối với nhà, đất thuộc dự án sở hữu
Nhà nước do Công ty Quản lý kinh doanh Nhà thành phố quản lý là khối tài sản lớn, có giá trị kinh tế cao, đa số nằm ở vị trí
thuận lợi tại các quận trung tâm thành phố. Về phía Công ty đã nhiều lần kiến nghị với các ngành để xin chủ trương hướng dẫn
xử lý, nhưng đến nay cũng vẫn chưa có kết quả.
UBND TP. Hồ Chí Minh mới đây đã phải ra chỉ đạo cho Công ty Quản lý kinh doanh Nhà TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ
quan chức năng thành phố tiến hành lập danh sách “đen” các doanh nghiệp cố tình “vi phạm nhiều lần, cố tình kèo dài, không
chịu thanh lý hợp đồng và lệnh thu hồi nhà” để báo cáo thành phố có biện pháp kiên quyết thu hồi, cưỡng chế nhằm lập lại kỷ
cương, pháp luật trong việc thuê sử dụng tài sản Nhà nước.
TP. Hồ Chí Minh hiện tồn tại nhiều kho bãi sử dụng sai mục đích
Nhà nước giao, gây lãng phí tài nguyên đất và ngân sách
Ảnh: HỒNG PHÚC
Đất công khó “đòi” do đâu?
Đánh giá của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lĩnh vực nhà đất nói chung và lĩnh vực quản lý,
sử dụng mặt bằng nhà, xưởng thuộc sở hữu Nhà nước nói riêng là lĩnh vực có nguy cơ tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất tại thành
phố. Đặc biệt, do quá trình đô thị hóa và quy hoạch, chuyển đổi công năng sử dụng đất mà nhiều khu đất trước kia chỉ là đất
hoang hóa, đất nông nghiệp bỗng chốc thành “đất vàng” khiến nảy sinh nhiều bất cập, tham nhũng. Qua kiểm tra tình hình sử


dụng 77 kho bãi thuộc sở hữu Nhà nước chỉ riêng tại quận 8 đã phát hiện 33/77 trường hợp kho bãi vi phạm trong lĩnh vực đất
đai như cho thuê lại, bỏ trống, không thực hiện đăng ký phương án sắp xếp nhà, xưởng theo Quyết định 09/2007 của Thủ tướng
Chính phủ. Trong số này có tới 11/33 kho bãi hiện do các công ty Nhà nước quản lý; 8/33 kho bãi đã có quyết định thu hồi. “Tình
trạng bỏ trống không sử dụng đất, hoặc cho thuê lại còn tiếp diễn là do trước đây trong các đợt kiểm tra đã không chú trọng khâu
xử lý vi phạm nên không có tác dụng chấn chỉnh, răn đe, ngăn chặn việc vi phạm, trong khi đó kết quả công tác kiểm tra chủ yếu
dừng lại ở khâu báo cáo đề xuất thu hồi đất” - ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 8 thừa nhận trong báo cáo tiến độ
sử dụng lãng phí đất công trên địa bàn quận gửi Ban chỉ đạo 09 TP. Hồ Chí Minh như vậy. Hiện nay, quận 8 cũng là địa phương
gặp nhiều khó khăn nhất tại TP. Hồ Chí Minh trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai do các kho bãi trên địa bàn quận đa số
được quản lý bởi các đơn vị chủ quản cấp Trung ương và cấp thành phố.
Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo 09 đánh giá: Dù quyết định 80 đã được thực
hiện đến nay gần 9 năm nhưng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm dẫn tới một số trường hợp cho
thuê lại, bỏ trống, sử dụng lãng phí nhà đất, việc thu hồi bàn giao kéo dài, gây chồng chéo và thiếu đồng bộ trong triển khai thực
hiện Quyết định 09/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Rõ ràng, để thực sự tạo ra hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng mặt bằng nhà, xưởng
thuộc sở hữu Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh thì UBND thành phố phải chú trọng vào khâu hoàn thiện quy trình làm việc, hệ
thống hóa, công khai minh bạch những quy định về trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết từng loại công việc tại các cơ quan,
đơn vị. Đặc biệt là tập trung các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là ở các lĩnh vực, các bộ phận dễ phát sinh nhũng nhiễu,
tiêu cực.
Lê Anh

×