Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGƯ LOẠI HỌC pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 30 trang )


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGƯ LOẠI HỌC
ThS. Nguyễn Hữu Lộc

Mục tiêu môn học
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình thái, giải phẫu
và phương pháp phân loại cá; Sinh thái học cá, phân bố địa lý cá,
một số loài cá có giá trị kinh tế và cá được nuôi phổ biến hiện nay.
Nội dung môn học:

Hình thái, giải phẫu cá (Hình dạng các cơ quan bên ngoài cơ thể cá
và các cơ quan cảm giác ở cá; Các cơ quan bên trong: Hệ tiêu hóa,
hệ tiết niệu và hệ sinh dục của cá; Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của cá);

Các chỉ tiêu sinh học cá: dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản

Sinh thái cá, khu hệ cá Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế;

Phân loại một số giống loài cá nước ngọt nhất là các đối tượng
nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.

Tài liệu tham khảo chính:
Nguyễn Bạch Loan, 2003. Giáo trình Ngư Loại học, ĐHCT
Ngô Sĩ Vân, Ngô Thị Mai Hương, 2007. Giáo trình ngư loại học,
TCĐTS-Bắc Ninh
Nguyễn Văn Trọng, 2008. Nguồn lợi thủy sản ĐBSCL, Viện NCTS II
Bùi Lai, 1985. Đặc điểm sinh lý, sinh thái cá.
Lê Xanh, 1982. Hình thái giải phẫu cá. Đại học Thủy sản Nha Trang
Phan Phương Loan, 2007. Giáo trình thủy sản đại cương, ĐH An Giang
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005. Giáo trình “Ngư loại học”


NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
www.fishbase.org

Tài liệu tham khảo chính

Nguyễn Văn Hảo, Võ Văn Bình, Viện NCTS1. Nghiên cứu hệ thống
phân loại cá

Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Hữu Lộc, Đặng Thị
Thắm, 2006. Sinh học cá Leo, BCKH

Hội nghề cá Mê Kông- MRC, 2005. Phân bố và sinh thái cá Mekong

Nguyễn Bá Tiếp, 2008. Bài giảng giải phẩu thú y- Phần cá, ĐH Nông
Nghiệp 1

Phạm Văn An, 2009. BG Hô hấp ở động vật, TTHPT Hòa Phú

Hà Đình Đức, 1977. Giải phẩu động vật có xương sống.

Và nhiều nguồn khác từ google.com, tailieu.vn

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “CÁ”

Động vật có xương sống, dây sống

Biến nhiệt

Di chuyển và giử thăng bằng nhờ vi (vây)


Hầu hết thở bằng mang

Vòng đời sống trong môi trường nước



Cá là
+ động vật có dây sống, biến nhiệt (máu lạnh)
+ có mang và
+ sống dưới nước.

Hiện người ta biết khoảng trên 29.000 loài cá, điều
này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất
trong số các động vật có dây sống

Có 3 lớp cá chính là:
+ cá không hàm (lớp Agnatha với 75 loài,
+ cá sụn (lớp Chondrichthyes với 800 loài, bao gồm các
loại cá mập và cá đuối),
+ với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).


Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác
cũng gọi là "cá", chẳng hạn:
(cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu nhưng thực
ra, chúng không phải là cá thực thụ.
Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu (Cephalopoda);
còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia);
riêng cá sấu là một loài bò sát.
Tuy nhiên, ở đây không xét tới chúng


Không phải cá
Cá heo
Cá cóc
Mực
Bò biển


Cá ngừ
Lươn
Cá ngựa
Cá đuối



Cá có kích thước rất đa dạng, từ loài
cá nhám voi dài 16 m tới loài cá nhỏ chỉ dài 7
mm tại Australia,

Một số loài cá duy trì các thân nhiệt cao tới vài
độ so với môi trường xung quanh.

Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn
bộ các vùng chứa nước lớn, bao gồm cả
nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu
từ mức chỉ ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài
nghìn mét
Paedocypris
Schindleria brevipinguis
Cá ấu trùng

Cá bống lùn
Cá nhám voi

Nguồn gốc cá

Cá là động vật có xương sống xuất hiện sớm nhất, cách
đây 500 triệu năm vào đại Cổ sinh

Cá không hàm phát triển suốt kỷ Devonia và Silua cách
đây 400 - 440 triệu năm, đến kỷ Than đá 300 triệu năm
trước thì ngoại trừ cá mút đá, còn lại đều biến mất

Ba lớp cá xương nguyên thủy cơ bản là cá vây cờ
Crossopterygii, cá phổi Dipnoi và cá vây tia
Actinopterygii ra đời ở kỷ Devonia, giờ đây trong hai
nhóm đầu chỉ có cá vây tay và cá phổi còn tồn tại.

KỶ CÁ NƯỚC NGỌT CÁ BIỂN
Silua 100 0 %
Devon sớm 77 23
Devon giữa 13 87
Devon cuối 29 71
Nguồn gốc cá

Phân bố của các loài cá

Ở sông suối, hồ ao, biển và đại dương nơi nào cũng có
cá. 80% cá biển sống ở nước nông thềm lục địa tới độ
sâu 137m.


Đáy biển nhiệt đới có nhiều loại cá nhất, nơi đa dạng
hơn cả là Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau đó là phía đông
Đại Tây Dương, cuối cùng là vùng nhiệt đới đông Thái
Bình Dương hay Panama nước sâu

Tại hai cực trái đất có rất ít cá, thường chỉ có cá tuyết, cá
chuối, cá mút đá. Riêng Nam Cực, có một loài cá nhỏ
phân bộ Notothenioidei đặc hữu.

Cá ở mặt biển thường ở trong độ sâu từ sát mặt nước
xuống 122m.

2. Lịch sử phát triển
Thế giới

Thời kì Aristote

Thời kì thế kỉ 17- 18

Thế kỉ 20
Trong nước

Thời kì phong kiến

Thời kì pháp thuộc

Thời kỳ sau 1975

Lịch sử phát triển nghề cá thế giới
+ Châu Á, nghề nuôi cá xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế

kỷ 12 TCN, đến thế kỷ 8 TCN đã khá phổ biến. Đến thế kỷ 5
TCN, Phạm Lãi viết sách hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá (473
TCN).
+ Châu Âu, cá Chép được nhập và nuôi đầu tiên ở Áo vào thế kỷ
11-12, sau đó là Hunggari, Tiệp Khắc (Thế kỷ 12-13), và
Pháp (Thế kỷ 13-14).
+ Châu Mỹ, nghề nuôi cá bắt đầu từ thế kỉ thứ 18, thông qua 2
loài cá đặc trưng là Salmon và Trout với sự hình thành các
trại sản xuất giống.
+ Châu Phi, nghề nuôi cá có cách đây khoảng 4000 năm ở Ai
cập. Các hình ảnh điêu khắc trên đá về nghề nuôi cá có
khoảng 2000 năm trước công nguyên.

Nghề nuôi cá VN có từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 18:

các công trình nghiên cứu về cá nước ngọt H.E. Sauvage
(1881) mô tả một số loài cá mới ở Đông Dương,

tiếp theo là công trình nghiên cứu về khu hệ cá Sông
Hương vào năm 1883 của G. Tirat,

sau đó là các công trình nghiên cứu về khu hệ cá của P.
Chevey qua các năm 1930; 1932; 1935; 1936 và 1937.

Ở miền Bắc, nghề nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi thủy sản
nước ngọt mới thực sự bắt đầu hình thành và phát triển vào
những năm 30, tập trung ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền
núi như Sơn La, Lai Châu,… người dân đã biết nuôi cá
Chép ở ruộng bậc thang.
Lịch sử phát triển nghề cá Việt nam


2. Phạm vi nghiên cứu
a. Hình thái cấu tạo và phân loại cá
Hình thái cấu tạo

Nghiên cứu hình dạng cấu tạo cơ thể cá

Mối quan hệ giữa hình dạng và tập tính sống

Quan sát hình thái cấu tạo của các cơ quan

Chức năng của các cơ quan
Cá rô phi
Hình cắt dọc đầu cá
Cá rô đồng

Hình thái cấu tạo

Giải phẩu cá lóc
Cấu tạo các cơ quan bên
trong của cá lóc
Cấu tạo mang cá lóc

Bụng màu trắng bạc
Hình thái cấu tạo

Vòng đời cá

Trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá có rất nhiều hình dạng từ đơn giản
đến phức tạp. Hình dạng chung của các loài cá không những khác

nhau mà từng vi, vây, các bộ phận trên cơ thể cũng khác nhau với
nhiều đặc điểm riêng biêt.

b. Phân loại cá

Quan sát hình dạng, cấu tạo các cơ quan cá

Xác lập mối quan hệ họ hàng giống loài

Hệ thống hóa bằng khóa phân loại và cây phân loại
Theo Khoa và Hương (1993) cá Kết có hệ thống phân loại như sau
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Siluridae
Giống: Kryptopterus
Loài: Kryptopterus bleekeri Gunther
Cá kèo

Phân loại
Cá được phân loại dựa vào các nhóm chính sau đây:
Hyperoartia
Petromyzontidae (cá mút đá)
Pteraspidomorphi (cá không hàm nguyên thủy)
Thelodonti
Anaspida
Cephalaspidomorphi (cá không hàm nguyên thủy)
Galeaspida
Pituriaspida
Osteostraci
Gnathostomata (động vật có xương sống có hàm)

Placodermi
Chondrichthyes (cá sụn)
Acanthodii
Osteichthyes (cá xương)
Actinopterygii (cá vây tia)
Sarcopterygii (cá vây thùy, giống như chân)
Actinistia (cá vây tay)
Dipnoi (cá có phổi)
Một số nhà cổ sinh vật học cho rằng Conodonta cũng là
động vật có dây sống, và vì thế coi chúng là các
loại cá nguyên thủy.

Thống kê gần đây cho thấy, Việt nam đã biết và phân loại
được 550 loài cá nước ngọt (Đặng Ngọc Thanh, 2002), trong
đó:
226 loài chiếm 41,4% phân bố ở Bắc bộ.
306 loài chiếm 56,04% phân bố ở Nam bộ.
145 loài chiếm 26,5% phân bố ở Bắc trung bộ (Huế –
Thanh hóa).
120 loài chiếm 22,4% phân bố ở Nam trung bộ (ĐÀ nẵng–
Bình thuận).
Căn cứ trên tập tính sinh sản & đặc điểm của trứng cá có thể
chia thành 4 nhóm sau:
Nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi: cá mè trắng, mè hoa, trôi,
trắm cỏ, trắm đen, mè vinh, mrigal, catla
Nhóm cá đẻ trứng dính: chép, cá tra, ba sa, trê, cá lăng
Nhóm cá đẻ trứng nỗi: cá lóc, sặc rằn, rô đồng, tai
tượng
Nhóm cá đẻ và ngậm trứng: nhóm cá rô phi.

×