Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.44 KB, 95 trang )

Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Trờng Đại học ngoại thơng
Khoa kinh tế ngoại thơng

Khoá luận tốt nghiệp
Đề tài:
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại
hàng hoá của Việt Nam trớc yêu cầu gia
nhập
tổ chức thơng mại thế giới (WTO)
Giáo viên hớng dẫn : PGS.TS. Hoàng Ngọc
Thiết
Sinh viên : Hoàng Anh Tuấn
Lớp : Anh 9 - K38C - KTNT
Hà Nội - 12/2003
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
1
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Lời cảm ơn
Trớc tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo Trờng
Đại học Ngoại Thơng, đặc biệt là các thầy cô trong Ban giám hiệu và Khoa Kinh tế
ngoại thơng, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em học tập và trởng thành trong hơn bốn
năm học tại trờng.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Hoàng Ngọc Thiết Phó giáo s, Tiến sỹ, Phó
hiệu trởng Trờng Đại học Ngoại Thơng, ngời đã nhiệt tâm và tận tình hớng dẫn em
hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Tiến sỹ Hoa Hữu Long - Chuyên
viên chính, Phó vụ trởng Vụ Pháp luật Quốc tế và Hợp tác Quốc tế - Bộ T pháp, Ông
Lê Minh Tâm - Cục trởng Cục Quản lý chất lợng hàng hoá - Bộ Thơng mại, Thạc sỹ
Nguyễn Thành Hng - Phó vụ trởng Vụ Pháp chế - Bộ Thơng mại, những nhà khoa
học đã luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện về tài liệu cập nhật giúp em trong


quá trình viết khoá luận.
Em cũng xin cảm ơn các cô bác công tác tại th viện Trờng Đại học Ngoại Th-
ơng, th viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu Nhà nớc và Pháp luật và Viện Kinh tế thế
giới đã giúp đỡ và cho em mợn những tài liệu quý báu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, quan tâm và tạo điều
kiện về thời gian cho em trong suốt quá trình viết khoá luận.
Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, su tầm tài liệu, tổng hợp các ý
kiến của các chuyên gia trong và ngoài nớc về lĩnh vực này, song khoá luận vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận đợc sự giúp đỡ, chỉ
bảo, hớng dẫn của các thầy cô và các bạn. Điều đó là nguồn cổ vũ lớn lao để em tiếp
tục con đờng khoa học đầy chông gai và thử thách.
Ngời viết
Sinh viên Hoàng Anh Tuấn
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
2
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Lời nói đầu
Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đặt ra nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới
là tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hớng đa phơng hoá, đa dạng hoá,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện nớc ta và đảm
bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phơng và đa phơng nh AFTA,
APEC, Hiệp định thơng mại Việt Mỹ và tiến tới gia nhập WTO
1
.
Thực hiện chủ trơng trên của Đảng, chúng ta đã và đang tham gia có hiệu quả
vào ASEAN/AFTA, APEC và đang tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ
chức Thơng mại Thế giới (WTO) theo các phơng án và lộ trình hợp lý, phù hợp với
hoàn cảnh của nớc ta là một nớc đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá
trình chuyển đổi cơ chế kinh tế
2

(mục tiêu dự kiến vào năm 2005). Có thể khẳng
định, việc gia nhập WTO trong thời gian tới sẽ là bớc ngoặt đánh dấu sự hội nhập
mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với sự gia nhập này, chúng ta
sẽ tránh đợc tình trạng bị phân biệt đối xử trong thơng mại quốc tế, ổn định đợc thị
trờng xuất khẩu, từng bớc nâng cao vị thế của quốc gia và tạo thế đứng vững chắc
hơn trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập
WTO cũng đòi hỏi Việt Nam cần có sự đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách
và pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế - thơng mại sao cho phù hợp với các quy
tắc chung của hệ thống thơng mại quốc tế, với luật chơi chung của thế giới, đồng
thời vẫn đảm bảo đợc quyền lợi của đất nớc, độc lập, chủ quyền dân tộc, ổn định đời
sống kinh tế - chính trị - xã hội trong nớc.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo luật chơi chung của WTO là một vấn đề
không hề đơn giản. Bởi lẽ, WTO đợc tổ chức và vận hành dựa trên một khuôn khổ
pháp lý chặt chẽ nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cao nhất trong mọi hoạt
động của mình, nhằm mục đích phối hợp hành động của các quốc gia trong nỗ lực
chung là tiến tới tự do hoá thơng mại trên phạm vi toàn cầu. Khuôn khổ đó là một hệ
thống các văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc tất cả các nớc thành viên, gồm 60
Hiệp định, Phụ lục, Quyết định và Văn bản diễn giải mà các nớc tham dự Vòng đàm
phán Uruguay đã ký thông qua Định ớc cuối cùng (Final Act) cùng với Hiệp định
thành lập WTO. Theo phạm vi điều chỉnh, những văn bản này gồm 6 nhóm lớn,
trong đó nhóm văn bản điều chỉnh quy mô nhất là về thơng mại hàng hoá. Chính vì
vậy, muốn trở thành thành viên của WTO, Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia
nói chung phải nghiên cứu chế định thơng mại hàng hoá đồ sộ của WTO và phải
tham gia đầy đủ vào Hiệp định chung về thơng mại và thuế quan (GATT 1994) cùng
12 Hiệp định và rất nhiều Phụ lục liên quan kèm theo.
Nhìn lại hệ thống pháp luật thơng mại Việt Nam trong những năm qua, ta có
thể thấy rằng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của chúng ta điều chỉnh
1
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia, 2001
2

Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/1/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
3
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
lĩnh vực thơng mại hàng hoá đã liên tục đợc đợc ban hành mới, các văn bản cha phù
hợp cũng đã đợc sửa đổi, bổ sung theo kịp bớc phát triển của nền kinh tế cũng nh
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, với hệ thống các văn bản quy
định chặt chẽ và đồng bộ của WTO, chúng ta vẫn phải tiếp tục đối chiếu, rà soát các
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lĩnh vực thơng mại hàng hoá với các
quy định tơng ứng của WTO để từng bớc hoàn thiện cho phù hợp hơn nữa, thúc đẩy
tiến trình gia nhập tổ chức thơng mại lớn nhất hành tinh này.
Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: Hoàn thiện pháp luật về th-
ơng mại hàng hoá của Việt Nam trớc yêu cầu gia nhập Tổ chức Thơng mại Thế
giới (WTO) làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích của khoá luận
Tìm hiểu, phân tích nội dung cơ bản của chế định thơng mại hàng hoá của
WTO, đồng thời so sánh, đối chiếu những điểm tơng đồng và khác biệt giữa các quy
định về thơng mại hàng hoá của Việt Nam với các quy định tơng ứng của WTO.
Trên cơ sở đó, khoá luận đa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện pháp
luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam trớc yêu cầu chuẩn bị gia nhập WTO
(mục tiêu dự kiến vào năm 2005).
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của khoá luận là chế định thơng mại hàng hoá của WTO
bao gồm Hiệp định chung về Thuế quan và Thơng mại (GATT) và các Hiệp định
kèm theo (12 Hiệp định)
3
cùng các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về th-
ơng mại hàng hoá. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở những quy định
và nội dung cơ bản trong các Hiệp định và các văn bản pháp luật kể trên, không đi
sâu phân tích chi tiết và toàn bộ các Hiệp định, các văn bản đó, không phân tích các

Phụ lục, các Văn bản diễn giải đi kèm các Hiệp định của WTO, cũng nh không phân
tích các luật thơng mại chuyên ngành nh dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu t v.v
Phơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả sử
dụng các phơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, diễn giải, quy nạp để
nghiên cứu đề tài khoá luận. Ngoài ra, khoá luận còn vận dụng các quan điểm, đờng
lối, chủ trơng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc để khái quát hệ thống và
khẳng định kết quả nghiên cứu.
Bố cục của khoá luận
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung của khoá luận đợc trình bày trong 3 chơng:
Chơng 1: Những quy định cơ bản về thơng mại hàng hoá của WTO
3
Xem Danh mục các Phụ lục của Hiệp định thành lập Tổ chức Thơng mại Thế giới (Hiệp định WTO), trang
19 (List of Annexes, page 19, Final Act embodying the Results of the Uruguay Round of Multilateral Trade
Negotiatons. The Uruguay Round, Trade Negotiations Committee)
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
4
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Chơng 2: So sánh pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam với các
quy định về thơng mại hàng hoá của WTO
Chơng 3: Quan điểm, nguyên tắc và các giải pháp điều chỉnh hoàn thiện
pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam trớc yêu cầu gia nhập Tổ chức
Thơng mại Thế giới (WTO) là một vấn đề phức tạp và rộng lớn. Việc nghiên cứu
thấu đáo cũng nh đa ra những giải pháp cụ thể nhằm từng bớc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về thơng mại hàng hoá là yêu cầu bức xúc của khoa học pháp lý Việt
Nam, đây cũng là công việc phức tạp, đòi hỏi phải đợc nghiên cứu, xem xét một
cách nghiêm túc. Khoá luận này xin đợc góp một phần nhỏ vào sự xem xét đó.
Danh mục các chữ viết tắt trong khoá luận

AA Agreement on Agriculture Hiệp định Nông nghiệp
ADP
Agreement on Implementation of
Article VI of the GATT 1994
(Anti-Dumping Code)
Hiệp định về thực hiện Điều VI của
GATT 1994 (Chống bán phá giá
ADP)
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á
Thái Bình Dơng
AS Agreement on Safeguards Hiệp định về Các biện pháp tự vệ
ASEAN
Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
á
ATC
Agreement on Textiles and
Clothing
Hiệp định về Hàng dệt và May
mặc
CVA
Agreement on Implementation of
Article VI of the GATT 1994
(Customs Value Code)
Hiệp định về thực thi Điều VII của

GATT 1994 (Xác định trị giá tính
thuế hải quan)
DSU
Understanding on Rules and
Procedures Governing the
Settlement of Disputes
Bản thoả thuận về Quy tắc và Thủ
tục giải quyết tranh chấp
EU European Union Liên minh Châu Âu
GATS
General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về Thơng mại
Dịch vụ
GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về Thuế quan và
Mậu dịch
GSP
Generalized System of
Preferences
Hệ thống u đãi thuế quan phổ cập
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
5
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
ILP
Agreement on Import Licensing
Procedures
Hiệp định về Thủ tục cấp phép

nhập khẩu
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ITO International Trade Organization Tổ chức Thơng mại Quốc tế
MFN Most-Favoured Nation Đãi ngộ Tối huệ quốc
NT National Treatment Nguyên tắc đối xử quốc gia
PSI
Ageement on Preshipment
Inspection
Hiệp định về Giám định hàng hoá
trớc khi gửi hàng
ROA Agreement on Rules of Origin
Hiệp định về Quy tắc xuất xứ hàng
hoá
SCM
Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures
Hiệp định về Trợ giá và Các biện
pháp chống trợ giá
SPS
Agreement on the Application of
Sanitary and Phytosanitary
Measures
Hiệp định về áp dụng các biện
pháp kiểm dịnh động thực vật
TBT
Agreement on Technical Barriers
to Trade
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
trong thơng mại
TPRM Trade Policy Review Mechanism

Cơ chế đánh giá chính sách thơng
mại
TRIMs
Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định Các biện pháp đầu t liên
quan đến thơng mại
TRIPS
Agreement on Trade-Related
Aspects of Intellectual Property
Rights
Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến thơng mại
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Thơng mại và Phát triển
của Liên hợp quốc
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thơng mại Thế giới

Nguồn: Final Act embodying the Results of the Uruguay Round of Multilateral
Trade Negotiatons. The Uruguay Round, Trade Negotiations Committee
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
6
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Chơng 1
Những quy định cơ bản về thơng mại
hàng hoá của wto
1.1. tổng quan về tổ chức thơng mại thế giới (WTO)

1.1.1. Lịch sử hình thành WTO
Tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO), đợc thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995,
kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thơng mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó
là Hiệp định chung về Thuế quan và Thơng mại (GATT).
GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lu hình thành hàng
loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, thờng đợc biết đến nh là Ngân hàng Thế
giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tởng hình thành
những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thơng mại quốc tế điều tiết các lĩnh vực về
công ăn việc làm, về thơng mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc
hoạt động này phát triển, 23 nớc sáng lập GATT đã cùng một số nớc khác tham gia
Hội nghị về thơng mại và việc làm và dự thảo Hiến chơng La Havana để thành lập
Tổ chức Thơng mại Quốc tế (ITO) với t cách là cơ quan chuyên môn của Liên hợp
quốc. Đồng thời, các nớc này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế
quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thơng mại
quốc tế từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá
mậu dịch, mở đờng cho cho kinh tế và thơng mại phát triển, tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nớc thành viên.
Hiến chơng thành lập Tổ chức Thơng mại Quốc tế (ITO) nói trên đã đợc thỏa
thuận tại Hội nghị Liên hợp quốc về thơng mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến
24/3/1948, nhng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành
lập Tổ chức Thơng mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện đợc.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt đợc
ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 u đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham
gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lợng mậu dịch thế giới, 23 nớc sáng lập đã
cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thơng mại (GATT), chính thức
có hiệu lực vào tháng 1/1948.
Trong quá trình hoạt động của mình từ tháng 1/1948 đến tháng 1/1995, GATT
đã tiến hành 8 vòng đàm phán
4

chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 của
thế kỷ XX và đặc biệt từ Vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994) do thơng mại quốc
tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không
chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn
4
Xem thêm Phụ lục 1: Tóm tắt các vòng đàm phán của GATT
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
7
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thơng mại dịch vụ,
quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu t có liên quan tới thơng mại, về thơng mại
hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của
hệ thống thơng mại đa biên đợc mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Th-
ơng mại (GATT) với t cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính
chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc),
kết thúc Vòng đàm phán Uruguay
5
, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp
định thành lập Tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự
nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức đợc thành lập độc lập với hệ thống
Liên hợp quốc và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
Tính đến tháng 12 năm 2003, WTO đã có 146 nớc và lãnh thổ là thành viên
chính thức, 26 nớc và vùng lãnh thổ cùng 7 tổ chức quốc tế đợc hởng quy chế quan
sát viên tại WTO
6
.
1.1.2. Mục đích hoạt động của WTO
WTO chỉ là một thiết chế quốc tế liên quan đến các quy tắc của thơng mại giữa
các quốc gia. Hạt nhân của thiết chế này là các Hiệp định của WTO đợc các quốc
gia tham gia quan hệ thơng mại quốc tế xây dựng và cam kết thực hiện. Các Hiệp

định này đã tạo lập một khung pháp lý vững chắc cho thơng mại đa biên, là khuôn
khổ ràng buộc chính phủ các nớc duy trì chính sách thơng mại của mình phù hợp với
kỷ cơng đã đợc định lập. Cho dù các Hiệp định đó do chính phủ các nớc đàm phán
và ký kết với nhau, nhng đích cuối cùng của chúng là trợ giúp các nhà sản xuất hàng
hoá và cung ứng dịch vụ, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong điều chỉnh các hành
vi thơng mại, kinh doanh của họ.
WTO có 3 mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, giúp cho dòng thơng mại càng tự do đợc bao nhiêu càng tốt bấy
nhiêu. Để làm đợc nh vậy, ngời ta cố gắng để mọi cái có thể rõ ràng mà không trừu
tợng, có thể nhận biết và dự báo trớc đợc. Điều đó có nghĩa WTO phải phấn đấu để
bảo đảm cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ các nớc hiểu rằng các quy tắc
thơng mại là thống nhất trên toàn thế giới và không một nớc nào đợc đột nhiên thay
đổi chính sách thơng mại mà không một cá nhân, tổ chức của nớc khác biết trớc.
Nói một cách khác là các quy tắc thơng mại phải trong sáng, rõ ràng và có thể l-
ờng trớc đợc mọi thay đổi.
Thứ hai, thực hiện chức năng của trung tâm dàn xếp, thơng lợng và thoả thuận
các chính sách, quy tắc thơng mại đa biên.
Thứ ba, trung tâm để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp phát sinh trong
quá trình hoạt động thơng mại quốc tế.
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO
7

5
Xem thêm Phụ lục 2: Tóm tắt thành quả của Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994)
6
Xem thêm Phụ lục 3: Danh sách thành viên chính thức và các chính phủ nớc, tổ chức quốc tế đợc hởng quy
chế quan sát viên tại WTO
7
Xem thêm Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB
CTQG, 2000, trang 18-24 và Thông tin khoa học pháp lý Chuyên đề về: ASEAN, APEC, WTO - Một số vấn

Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
8
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát cả một phạm vi
rộng lớn các hoạt động thơng mại. Các hiệp định đó liên quan đến nông nghiệp,
hàng dệt may, ngân hàng, vô tuyến viễn thông, mua sắm của chính phủ, các tiêu
chuẩn công nghiệp, đến sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác. Tuy vậy, các nguyên tắc
cơ bản, các nguyên tắc nền tảng của WTO xuyên suốt toàn bộ các hiệp định. Các
nguyên tắc đó là cơ sở của hệ thống thơng mại đa biên. Có thể nêu lên một số
nguyên tắc cơ bản sau đây của WTO:
1.1.3.1. Thơng mại không phân biệt đối xử
Thơng mại thế giới phải đợc thực hiện một cách công bằng, không có sự phân
biệt đối xử, với nội dung sau:
Các nớc thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc
(MFN), tức là chế độ đãi ngộ ở các lĩnh vực mình dành cho hàng hoá của một nớc
bạn hàng này tới mức nào thì cũng phải dành cho hàng hoá của các nớc bạn khác
chế độ đãi ngộ nh vậy, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào.
Các nớc thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ Đối xử quốc gia (NT),
tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong n-
ớc, khi hàng nhập khẩu đợc đa vào thị trờng trong nớc. Các quốc gia có chính sách
đối xử nh thế nào đối với hàng hoá sản xuất trong nớc thì cũng phải đối xử nh vậy
đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nớc thành viên WTO.
Chế độ MFN và chế độ NT chủ yếu dành cho hàng hoá khi áp dụng các chính
sách ở lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, thanh toán, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm
cả trong thơng mại đầu t và quyền sở hữu trí tuệ, và đều có những trờng hợp ngoại
lệ. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng quốc tế đang tích cực vận động để mở rộng chế
độ MFN, NT đối với cả thơng nhân, nhất là trong lĩnh vực đầu t, thơng mại dịch vụ
và các thể nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
1.1.3.2. Nguyên tắc tự do hoá thơng mại
Xu thế chung của các quốc gia là luôn luôn xác định thơng mại là yếu tố mang

tính quyết định hàng đầu trong chiến lợc phát triển kinh tế của mỗi nớc, trong đó thị
trờng là động lực chính của tăng trởng kinh tế. Do vậy, cộng đồng thơng mại quốc tế
mà đại diện là WTO luôn xác định tự do hoá thơng mại là mục tiêu hàng đầu phải
nỗ lực thực hiện.
Nội dung cốt lõi của nguyên tắc tự do hoá thơng mại này là cắt giảm dần từng
bớc hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tơng lai sẽ
xoá bỏ hoàn toàn, mở đờng cho thơng mại phát triển. Tự do hoá thơng mại gắn với
việc dỡ bỏ hàng rào thơng mại thông qua đàm phán song phơng và đa phơng phù
hợp với pháp luật, thể lệ và khả năng cụ thể của từng nớc.
Đến nay hầu hết các nớc đều hỏng ứng chủ trơng tự do hoá thơng mại của
WTO để tranh thủ khả năng và cơ hội hợp tác, liên kết kinh tế ở các mức độ khác
đề pháp lý về tổ chức và hợp tác, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ T pháp, 10/1998, trang 46-51
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
9
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
nhau, tham gia vào phân công lao động quốc tế, thâm nhập vào thị trờng quốc tế
ngày càng sâu sắc hơn.
1.1.3.3. Nguyên tắc bảo hộ bằng hàng rào thuế quan
Tuy chủ trơng tự do hoá thơng mại, nhng WTO vẫn thừa nhận sự cần thiết của
bảo hộ mậu dịch vì các nớc đều nhận thấy thực tiễn thế giới có sự chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế, thơng mại giữa các nớc.
Nguyên tắc bảo hộ mậu dịch mà WTO chủ trơng là bảo hộ bằng hàng rào thuế
quan, không ủng hộ bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan hoặc các biện
pháp hành chính.
Các nớc có nghĩa vụ phải công bố mức thuế trần cam kết, để rồi từ đó cùng với
các nớc WTO khác thơng lợng giảm dần. Chỉ có giảm, mà không có tăng quá mức
trần cam kết, nếu tăng quá thì phải bồi thờng nhanh chóng, kịp thời và thoả đáng
cho các nớc bị thiệt hại. Ngoài ra, mỗi nớc phải cam kết mốc thời gian thực hiện lộ
trình cắt giảm dần để tiến tới mục tiêu xoá bỏ hàng rào quan thuế.
1.1.3.4. Nguyên tắc ổn định trong thơng mại

8

WTO chủ trơng thơng mại quốc tế phải đợc tiến hành trên cơ sở ổn định, rõ
ràng, minh bạch, không ẩn ý. Để thực hiện nguyên tắc này, WTO quy định:
Các nớc thành viên phải thông qua đàm phán, đa ra các cam kết với những lộ
trình thực hiện cụ thể. Tuy thừa nhận quyền của mỗi nớc thành viên đợc đàm phán
lại các cam kết của mình, nhng WTO quy định nghĩa vụ phải đền bù các thiệt hại có
thể xảy ra cho các thành viên khác.
Mọi chế độ, chính sách thơng mại của quốc gia phải đợc công bố công khai
cho mọi ngời, ổn định trong thời gian dài và có thể dự báo trớc những rủi ro có thể
xảy ra. Nếu quốc gia có thay đổi thì phải thông báo trớc cho các doanh nghiệp, cá
nhân có đủ thời gian nghiên cứu, góp ý, phản ánh nguyện vọng của họ trớc khi đa
chính sách đã thay đổi đó ra áp dụng.
Nguyên tắc này giúp môi trờng kinh doanh có tính ổn định, lành mạnh và có
thể dự đoán trớc đợc.
1.1.3.5. Nguyên tắc tăng cờng cạnh tranh công bằng
WTO luôn chủ trơng tăng cờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong thơng
mại quốc tế, để cho chất lợng, giá cả quyết định vận mệnh của hàng hoá trong cạnh
tranh trên thơng trờng; không đợc dùng quyền lực Nhà nớc để áp đặt, bóp méo tính
lành mạnh, công bằng của cạnh tranh trên thơng trờng quốc tế.
Nguyên tắc này đã đợc nhấn mạnh trong các lĩnh vực nh quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp Nhà nớc; quyền cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; cấp
hạn ngạch; trợ giá; bán phá giá; quản lý ngoại hối; quản lý giá cả và các hoạt động
trong lĩnh vực phi thuế quan khác.
1.1.3.6. Nguyên tắc không hạn chế số lợng hàng hoá nhập khẩu
8
Nguyên tắc này còn gọi là có thể dự đoán trớc đợc
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
10
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO

WTO chủ trơng không hạn chế số lợng hàng hoá nhập khẩu giữa các nớc thành
viên.
Tuy nhiên, WTO cũng cho phép có những trờng hợp ngoại lệ đợc phép áp dụng
các hạn chế số lợng hàng hoá nhập khẩu (QR), khi nớc đó gặp khó khăn về cán cân
thanh toán, hoặc do trình độ phát triển thấp của nền kinh tế trong nớc, hoặc vì những
lý do về môi trờng, an ninh quốc gia. Tuy vậy, đây chỉ là những trờng hợp đặc biệt,
có tính chất tạm thời, cần có thời hạn cụ thể để xoá bỏ hẳn.
1.1.3.7. Quyền đợc khớc từ và đợc tự vệ trong trờng hợp khẩn cấp
Nguyên tắc này đợc ghi nhận trong GATT 1994. Điều XXV của GATT 1994
cho phép trong một số trờng hợp thật đặc biệt, một nớc có thể khớc từ việc thực hiện
một hoặc một số nghĩa vụ cam kết. Tuy vậy, đây chỉ là một quyền hết sức tạm thời
và phải đợc 3/4 số phiếu biểu quyết tán thành
9
. Điều XIX của GATT 1994 còn cho
phép một nớc thành viên áp dụng những biện pháp tự vệ trong trờng hợp khẩn cấp,
khi nền sản xuất trong nớc bị hàng hoá nhập khẩu đe doạ. Với quyền tự vệ này, mỗi
nớc có thể sử dụng hình thức tăng thuế nhập khẩu vợt mức trần cam kết hoặc áp
dụng hình thức hạn chế số lợng hoặc các hình thức khác để hạn chế nhập khẩu, hỗ
trợ sản xuất trong nớc. Tuy vậy, biện pháp này chỉ có tính tạm thời và phải áp dụng
bình đẳng, công khai.
1.1.3.8. Nguyên tắc tôn trọng các tổ chức quốc tế khu vực
WTO là đại diện cho thơng mại toàn cầu, nhng vẫn thừa nhận những tổ chức
kinh tế khu vực hoạt động trong lĩnh vực thơng mại quốc tế, miễn là những tổ chức
này tuân thủ nguyên tắc tự do hoá thơng mại, thực hiện chính sách kinh tế mở, hớng
ngoại, không co cụm, thực hiện việc loại bỏ dần hoặc giảm dần các hàng rào quan
thuế, phi quan thuế gây cản trở cho dòng thơng mại toàn cầu. Do vậy, nguyên tắc
MFN đợc miễn trừ trong quan hệ giữa các nớc thành viên của tổ chức kinh tế, thơng
mại khu vực dới hình thức liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do.
1.1.3.9. Nguyên tắc dành điều kiện thuận lợi hơn cho các nớc đang phát
triển và chậm phát triển

Phần IV GATT 1994 thừa nhận sự cần thiết phải dành cho các nớc đang phát
triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn trong thơng mại quốc tế về
hàng hoá và dịch vụ. Đối với những nớc này, các nớc công nghiệp phát triển sẽ
không yêu cầu có đi có lại trong các cam kết, giảm hoặc bỏ hàng rào thuế quan hoặc
phi thuế quan để các nớc đó có thể tham gia đầy đủ vào thơng mại thơng mại quốc
tế.
Trong điều khoản hỗ trợ khả năng của WTO, các nớc phát triển cam kết
dành chế độ u đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho các nớc đang phát triển và chế độ u
đãi thơng mại đặc biệt cho các nớc chậm phát triển nhất.
1.1.4. Hệ thống các hiệp định của WTO
10
9
Xem thêm khoản 3,4 Điều IX Hiệp định thành lập Tổ chức Thơng mại Thế giới (Hiệp định WTO)
10
Xem thêm Danh mục các chữ viết tắt trong khoá luận
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
11
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Hệ thống các hiệp định của WTO đến nay gồm có:
(1) Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thơng mại thế giới (Hiệp định
WTO)
(2) Các Hiệp định đa biên về thơng mại hàng hoá, trong đó gồm:
- Hiệp định chung về Thuế quan và Thơng mại (GATT 1994)
- Các Hiệp định kèm theo:
+ Hiệp định về thực hiện Điều VII của GATT 1994 (Xác định trị giá tính thuế
hải quan)
+ Hiệp định về Giám định hàng hoá trớc khi gửi hàng (PSI)
+ Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thơng mại (TBT)
+ Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịnh động thực vật (SPS)
+ Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP)

+ Hiệp định về Các biện pháp tự vệ (AS)
+ Hiệp định về Trợ giá và Các biện pháp chống trợ giá (SCM)
+ Hiệp định về thực hiện Điều VI của GATT 1994 (Chống bán phá giá ADP)
+ Hiệp định Các biện pháp đầu t liên quan đến thơng mại (TRIMs)
+ Hiệp định về Hàng dệt may (ATC)
+ Hiệp định Nông nghiệp (AA)
+ Hiệp định về Quy tắc xuất xứ hàng hoá (ROA)
(3) Hiệp định chung về thơng mại dịch vụ (GATS)
(4) Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thơng mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPS)
(5) Bản thoả thuận về Quy tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU)
(6) Cơ chế rà soát chính sách thơng mại (TPRM)
(7) Hiệp định thơng mại nhiều bên
- Hiệp định về thơng mại máy bay dân dụng
- Hiệp định về mua sắm chính phủ
- Hiệp định quốc tế về bơ sữa
- Hiệp định quốc tế về thịt bò
Nguồn: Final Act embodying the Results of the Uruguay Round of Multilateral
Trade Negotiatons. The Uruguay Round - Trade Negotiations Committee
WTO chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các Hiệp định này. Tổ chức này
cũng đóng vai trò là diễn đàn đàm phán giữa các nớc nhằm tự do hoá hơn nữa thơng
mại hàng hoá và thơng mại dịch vụ. Nó cũng đa ra một cơ chế giải quyết các tranh
chấp thơng mại giữa các nớc thành viên. Bất cứ nớc thành viên nào cho rằng thơng
mại của mình bị ảnh hởng bất lợi vì một nớc khác không tuân thủ các quy tắc, nếu
không đi đến đợc một giải pháp thoả đáng thông qua tham vấn song phơng, có thể
đa vấn đề ra WTO để giải quyết. Mọi vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
12
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
WTO đợc quyết định tại Hội nghị Bộ trởng các nớc thành viên. Hội nghị hai năm

họp ít nhất một lần.
1.2. Những quy định cơ bản Về thơng mại hàng hoá CủA
WTO
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của WTO về thơng mại hàng hoá
ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc cơ bản nhất của
Tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO) (gồm 9 nguyên tắc). Đó đợc coi là những
nguyên tắc nền tảng nhằm điều chỉnh và chi phối mọi quy định, mọi hoạt động trong
tất cả các lĩnh vực của WTO từ thơng mại hàng hoá, thơng mại dịch vụ đến sở hữu
trí tuệ, giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực cụ thể, WTO lại có một số
nguyên tắc cơ bản điều chỉnh riêng cho lĩnh vực đó. Trên cơ sở nh vậy, chế định th-
ơng mại hàng hoá đồ sộ của WTO bao gồm Hiệp định chung về thơng mại và thuế
quan (GATT 1994) cùng 12 Hiệp định và rất nhiều Phụ lục, Quyết định, Các văn
bản diễn giải liên quan kèm theo đợc xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau
đây:
Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ sử dụng thuế quan để bản hộ nền sản xuất trong
nớc. Theo nguyên tắc này, trong khi thừa nhận các nớc cần theo đuổi chính sách th-
ơng mại mở và tự do nhng đồng thời cũng cho phép các nớc bảo hộ nền sản xuất
trong nớc tránh sự cạnh tranh của nớc ngoài, miễn là sự bảo hộ này chỉ đợc thực
hiện thông qua thuế quan và chỉ ở mức thấp. Để đạt đợc điều đó, nguyên tắc này
nghiêm cấm các nớc sử dụng các hạn chế định lợng, trừ những trờng hợp ngoại lệ.
Nguyên tắc chống hạn chế định lợng đã dh củng cố thêm tại Vòng đàm phán
Uruguay.
Nguyên tắc thứ hai: Cần giảm thuế quan và cam kết ràng buộc không tăng
thêm. Nguyên tắc này quy định về việc giảm và xoá bỏ thuế quan và các rào cản th-
ơng mại khác thông qua đàm phán đa phơng. Mức giảm thuế quan đợc liệt kê trên
cơ sở dòng thuế quan trong Danh mục nhợng bộ của mỗi nớc. Mức thuế trong Danh
mục nhợng bộ này còn đợc gọi là mức thuế ràng buộc. Các nớc không đợc phép
nâng thuế suất vợt quá mức thuế ràng buộc ghi trong Danh mục.
Nguyên tắc thứ ba: Thơng mại theo quy chế Tối huệ quốc. Nguyên tắc này
yêu cầu các nớc tiến hành buôn bán mà không đợc phân biệt đối xử giữa các nớc

xuất khẩu hoặc giữa các nớc nhập khẩu hàng hoá đó. Nguyên tắc này đợc thể hiện
cụ thể trong quy định về Đối xử Tối huệ quốc (MFN). Trờng hợp ngoại lệ đặc biệt
của nguyên tắc này là thoả thuận u đãi khu vực.
Nguyên tắc thứ t: Đối xử quốc gia. Nguyên tắc này yêu cầu các nớc không
đợc đánh thuế nội địa nh thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng vào các sản phẩm
nhập khẩu, sau khi hàng hoá đó đã vào thị trờng nội địa và nộp thuế nhập khẩu tại
biên giới, theo mức thuế cao hơn mức thuế đánh vào sản phẩm nội địa tơng tự.
1.2.1. Quy định cụ thể về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
13
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
1.2.1.1. Đối xử Tối huệ quốc (MFN)
Theo Điều I Hiệp định chung về Thơng mại và Thuế quan (GATT 1994), chế
độ Đối xử Tối huệ quốc (MFN) yêu cầu một nớc thành viên phải áp dụng thuế quan
và các quy định khác đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nớc thành viên khác nhau
(hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các nớc thành viên khác nhau) một cách bình đẳng,
không phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là nếu một nớc thành viên dành cho sản
phẩm từ bất kỳ nớc thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một u đãi nào khác thì
cũng phải dành mức thuế quan hoặc u đãi đó cho sản phẩm tơng tự của tất cả các n-
ớc thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện.
Hơn thế nữa, nghĩa vụ đối xử Tối huệ quốc không chỉ hạn chế ở thuế quan mà
còn áp dụng đối với: (i) bất kỳ khoản phí nào liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu;
(ii) phơng pháp đánh thuế và các khoản phí nói trên; (iii) những quy tắc và thủ tục
liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu; (iv) thuế và phí nội địa đối với hàng nhập
khẩu và các luật lệ, quy định, điều kiện ảnh hởng đến việc bán hàng.
Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này. Điều XXIV GATT
1994 quy định các trờng hợp ngoại lệ đối với thơng mại giữa các nớc thành viên của
các liên minh thuế quan hoặc khu vực thơng mại tự do, hay các nớc có chung đờng
biên giới, đợc hởng thuế suất u đãi hay đợc miễn giảm thuế. Một ngoại lệ khác tạo
ra qua Hệ thống u đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo hệ thống này, các nớc phát

triển áp dụng thuế suất u đãi hoặc miễn giảm thuế cho hàng hoá nhập khẩu từ các n-
ớc đang phát triển, nhng lại áp dụng thuế suất MFN cho hàng hoá nhập khẩu từ các
quốc gia khác. Điều XX của GATT 1994 quy định về các ngoại lệ chung, theo đó
nguyên tắc này không áp dụng trong các trờng hợp để bảo vệ đạo đức công cộng;
sức khoẻ và cuộc sống của con ngời, động thực vật; di sản quốc gia; nguồn tài
nguyên có thể cạn kiệt; nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ;
bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với quy định của Hiệp
định; nhằm phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nớc hay tại
một địa phơng; nhằm bảo vệ an ninh và bí mật của quốc gia; hoặc liên quan đến lao
động tù nhân.
1.2.1.2. Đối xử quốc gia (NT)
Nh trên đã nêu, nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc yêu cầu các thành viên không
phân biệt đối xử giữa các nớc. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) bổ sung cho đối xử
Tối huệ quốc. Theo nguyên tắc NT quy định tại Điều III GATT 1994, một mặt hàng
nhập khẩu sau khi đã đi qua biên giới và đã trả các khoản thuế quan cũng nh các
khoản phí khác sẽ không bị đối xử kém u đãi hơn so với các sản phẩm nội địa tơng
tự. Nói cách khác, nguyên tắc này yêu cầu các nớc thành viên đối xử với các hàng
nhập khẩu trên cùng cơ sở nh hàng sản xuất trong nớc.
Vì vậy, các nớc không đợc phép đánh các khoản thuế nội địa (ví dụ thuế doanh
thu hay thuế giá trị gia tăng VAT) với mức thuế suất cao hơn mức áp dụng cho các
sản phẩm nội địa tơng ứng đối với hàng nhập khẩu sau khi nó đã thanh toán các
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
14
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
khoản thuế quan tại biên giới. Tơng tự nh vậy, các quy định tác động đến việc mua
bán sản phẩm tại thị trờng trong nớc cũng không thể áp dụng nghiêm ngặt hơn đối
với hàng nhập khẩu.
1.2.3. Những quy định về thuế quan của WTO
1.2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế quan
Thuế quan là loại thuế lấy vật phẩm xuất khẩu qua biên giới quốc gia hay quá

cảnh làm đối tợng thu thuế, tạo thành khoản thu nhập thuế của Nhà nớc do hải quan
thực hiện.
Mục đích thu thuế quan trong thời kỳ xã hội phong kiến và trớc đó chủ yếu là
để tăng thu nhập tài chính quốc gia. Sau khi phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa
phát triển, thuế quan không chỉ là nguồn thu tài chính, mà còn là công cụ thực hiện
chính sách kinh tế thơng mại của các nớc cận và hiện đại.
Theo những tiêu chí khác nhau, ngời ta có thể phân loại và gọi tên thuế quan
theo nhiều cách. Ví dụ: theo hớng lu thông hàng hoá xuất nhập khẩu có thuế quan
xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu, thuế quá cảnh; theo phơng pháp đánh thuế có thuế
quan tính theo giá, thuế quan tính theo lợng, thuế quan hỗn hợp; theo mức u đãi có
thuế quan thông thờng, thuế quan u đãi, thuế quan u đãi đặc biệt, thuế quan đãi ngộ
Tối huệ quốc Mặc dù có thể phân ra nhiều loại thuế nh vậy nhng thuế quan nói
chung có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Tạo nguồn thu cho ngân sách.
- Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển.
- Cản trở sự phát triển của thơng mại.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, WTO, cũng nh các tổ chức kinh tế quốc
tế khác, luôn coi mục tiêu quan trọng của mình là tự do thơng mại, huỷ bỏ hoặc cắt
giảm rào cản thơng mại, trong đó có thuế quan.
1.2.3.2. Quy định về thuế quan
WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các
ngành sản xuất trong nớc, còn các hàng rào phi thuế phải đợc bãi bỏ. Sở dĩ nh vậy là
do thuế quan là biện pháp bảo hộ ít bóp méo thơng mại nhất và cũng là biện pháp
mang tính minh bạch hơn cả.
Thuế hoá: chỉ sử dụng thuế quan
Do tính rõ ràng và dễ đàm phán cắt giảm của thuế quan, các thành viên WTO
thoả thuận một cách thức mới cho việc tiếp cận thị trờng là "chỉ sử dụng thuế quan".
Các biện pháp hạn chế số lợng tồn tại trớc vòng Uruguay nay phải tiến hành "thuế
hoá" (Tariffication) tức là chuyển biện pháp phi thuế đó thành một mức thuế quan
bổ sung có tác dụng tơng đơng. Mức thuế đạt đợc sau khi thuế hoá sẽ tiếp tục đợc

ràng buộc và cắt giảm thông qua đàm phán. Trong tơng lai 95% số hàng hoá trong
mậu dịch quốc tế sẽ đợc điều tiết chủ yếu bằng công cụ thuế quan.
Cắt giảm thuế
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
15
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Từ khi ra đời cho đến nay, GATT, mà nay là WTO, đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để
cắt giảm thuế quan đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Có thể thấy trong tất cả 8 vòng
đàm phán từ năm 1947 đến năm 1994, chủ đề chính vẫn là cắt giảm và ràng buộc
thuế quan. Với các nớc phát triển thì việc thực hiện cắt giảm thuế quan không phải
là khó khăn. Nhng với các nớc đang phát triển, vốn có nguồn thu ngân sách hạn hẹp
và sức cạnh tranh của sản xuất trong nớc yếu kém thì đây quả là một vấn đề nan
giải. Tuy vậy, các thành viên của GATT đã đạt đợc thoả thuận giảm thuế cho 89.000
hạng mục hàng hoá. Riêng ở vòng đàm phán Uruguay, các cam kết cắt giảm và ràng
buộc thuế quan đối với hàng nhập khẩu của các nớc thành viên đã lên tới 22.500
trang văn bản.
Bảng 1: Mức thuế trung bình trớc và sau Vòng Uruguay
Đơn vị: %
Tên nớc
Nơi đến
Các nớc
công nghiệp
Các nớc đang
phát triển
Các nớc có nền
kinh tế chuyển đổi
Trớc Sau
Mức
giảm
Trớc Sau

Mức
giảm
Trớc Sau
Mức
giảm
Các nớc công nghiệp 5,5 3,0 45 14,9 10,7 28 10,4 7,7 26
Mỹ 4,4 1,9 57 13,6 10,2 25 8,3 6,1 27
EU 5,8 3,5 40 18,4 13,8 25 10,6 7,9 25
Nhật 6,2 3,6 42 14,1 9,3 34 14,0 10,9 22
Nớc khác 4,9 2,4 51 12,4 9,0 35 9,6 7,0 27
Nớc đang phát triển 6,9 4,8 30 10,0 7,1 29 12,1 8,8 27
Mỹ la-tinh 4,4 3,2 27 13,4 10,1 25 5,1 2,9 43
Châu á 7,8 5,2 33 9,6 6,7 30 13,7 9,7 29
Châu Mỹ 8,4 6,7 20 2,5 1,1 56 5,0 2,8 44
Châu Âu 9,5 7,3 23 18,6 14,9 20 16,0 13,9 13
Nớc có nền kinh tế
chuyển đổi
5,9 3,6 39 20,8 15,7 25 0,4 0,3 25
Nguồn: World Bank
Việc cắt giảm thuế quan đem đến cho các doanh nghiệp và ngời tiêu dùng cơ
hội đợc mua hàng hay thiết bị vật t đầu vào cùng chất lợng với giá thấp hơn. Một khi
thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn thì sản phẩm đầu ra của các nhà sản xuất
trong nớc cũng có sức cạnh tranh hơn. Đồng thời, thuế nhập khẩu giảm sẽ kích thích
nhập khẩu. Vì thế các doanh nghiệp trong nớc phải cạnh tranh ngày càng trực diện
hơn với hàng ngoại nhập. Tuy vậy, có thể rút ra một điều là cắt giảm thuế quan
không những đem lại lợi ích cho nớc xuất khẩu mà còn khuyến khích các nớc nhập
khẩu nâng cao đợc năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình một khi họ thực sự
cố gắng.
Ràng buộc thuế quan
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT

16
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Khi các nớc đã công bố biểu thuế của mình cùng với sự cắt giảm thuế thì đồng
thời cũng phải cam kết không tăng thuế vợt quá mức đã đa ra. Việc cam kết không
tăng thuế này gọi là Ràng buộc Thuế quan (Tariff Binding) và mức thuế đó gọi là
Thuế suất Ràng buộc (Bound Tariff Rates).
Trên thực tế, có thể gặp tới 3 loại ràng buộc thuế quan tơng ứng với mức độ
ràng buộc:
- Thuế suất ràng buộc cao hơn thuế suất thực tế đang áp dụng. Trờng hợp này
hay gặp ở các nớc đang phát triển. Mức thuế ràng buộc đợc gọi là mức thuế trần. Vì
giữa mức thuế thực tế và mức thuế trần có một khoảng cách nên nớc cam kết ràng
buộc thuế hoàn toàn có thể tăng thuế suất thực tế của mình mà vẫn không vi phạm
cam kết.
- Thuế suất ràng buộc bằng thuế suất thực tế áp dụng.
- Thuế suất ràng buộc thấp hơn thuế suất thực tế áp dụng.
Hai trờng hợp sau thờng gặp ở các nớc phát triển. Các nớc này tự tin về khả
năng cạnh tranh của hàng hoá nớc mình trớc những hàng hoá nhập khẩu chịu thuế
suất thấp. Vì thế, họ sẵn sàng đa ra thuế suất ràng buộc bằng, thậm chí thấp hơn
thuế suất thực tế áp dụng, thể hiện thiện chí giảm thuế và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ
càng trong lịch trình giảm thuế để đạt đợc thuế suất ràng buộc trong một khoảng
thời gian cụ thể.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, các nớc thành viên cam kết ràng buộc thuế
quan đối với 100% các mặt hàng, Hầu nh tất cả các hạn chế khác đều đợc quyền
chuyển sang thuế. Còn trong lĩnh vực công nghiệp, các nớc phát triển tăng mức cam
kết ràng buộc từ 77% lên 99% mặt hàng, các nớc đang phát triển cũng tăng từ 21%
lên 73%, các nớc có nền kinh tế chuyển đổi tăng từ 73% lên 98%. Các con số này
đảm bảo mức độ tiếp cận thị trờng an toàn hơn cho các nhà đầu t và kinh doanh
quốc tế.
WTO có thể chấp nhận việc phá bỏ cam kết ràng buộc thuế trong một số trờng
hợp ngoại lệ nhng sau đó, nớc phá bỏ cam kết ràng buộc thuế phải đền bù cho phần

thơng mại mà các bạn hàng bị mất đi.
Không phân biệt đối xử
Thuế quan phải đợc áp dụng trên nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) cho tất cả
các thành viên của WTO. Mà chế độ MFN của WTO, nh đã đợc nghiên cứu ở phần
trớc, là chế độ MFN đa phơng, vô điều kiện. Vì thế, nếu một nớc, thông qua đàm
phán, giảm thuế quan cho một mặt hàng nhất định của một nớc khác thì cũng phải
giảm thuế quan cho mặt hàng đó của tất cả các thành viên của WTO còn lại một
cách vô điều kiện và ngay lập tức. Đây là một điều hết sức quý giá vì bất kỳ một
quốc gia nào gia nhập WTO vào thời điểm hiện nay sẽ đợc hởng ngay lập tức và vô
điều kiện kết quả của suốt hơn 50 năm với 8 vòng đàm phán ròng rã cắt giảm thuế
quan đa phơng mà không phải mất một công sức gì. Quốc gia đó đơng nhiên đợc h-
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
17
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
ởng thuế quan MFN và các u đãi liên quan tới thủ tục về thuế khác của tất cả các
thành viên của WTO dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử.
1.2.4. Những quy định về các biện pháp phi thuế quan của WTO
WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp trong nớc. Ngoài thuế
quan ra, các hàng rào cản trở thơng mại khác phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, các thành
viên có thể sử dụng các biện pháp phi thuế để hạn chế nhập khẩu trong những trờng
hợp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, văn hoá truyền thống, môi trờng, sức
khoẻ con ngời Theo WTO, có những biện pháp phi thuế quan chủ yếu sau:
1.2.4.1. Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Nguyên tắc tự do hoá thơng mại của WTO không cho phép các nớc sử dụng
biện pháp cấm xuất khẩu hay cấm nhập khẩu vì điều đó sẽ ảnh hởng đến luồng lu
chuyển hàng hoá giữa các quốc gia với nhau, hạn chế sự phát triển của thơng mại
thế giới. Do đó, Điều XI GATT 1994 quy định: "Không một nớc thành viên nào đợc
sử dụng một biện pháp cấm hay hạn chế nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc
nhập khẩu từ bất kỳ một nớc thành viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).

1.2.4.2. Hạn ngạch
Hạn ngạch là biện pháp hạn chế số lợng xuất, nhập khẩu. Có hai loại hạn
ngạch:
- Hạn ngạch xuất khẩu (Export quotas): Hạn ngạch xuất khẩu là các hạn chế về
giới hạn trần do nớc xuất khẩu áp đặt cho tổng giá trị hoặc tổng khối lợng của một
số sản phẩm nhất định. Hạn ngạch xuất khẩu đợc đặt ra để bảo vệ các nhà sản xuất
và tiêu dùng trong nớc khỏi sự thiếu hụt tạm thời của các sản phẩm và để cải thiện
giá của các sản phẩm trên thị trờng thế giới bằng việc thu hẹp nguồn cung cấp
chúng.
- Hạn ngạch nhập khẩu (Import quotas): Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế
trực tiếp về khối lợng hoặc giá trị nhập khẩu của những loại hàng hoá nhất định đợc
phép mang từ nớc ngoài vào trong một thời gian nhất định, thờng là một năm. ở các
nớc phát triển, hạn ngạch nhập khẩu đợc áp dụng để bảo vệ nông nghiệp, ví dụ hạn
ngạch nhập khẩu pho-mát, đờng ở Mỹ và EU. Còn các quốc gia đang phát triển quy
định hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nội địa, hỗ trợ sản xuất hàng thay thế
nhập khẩu mà phần lớn là công nghệ chế tạo hay công nghiệp chế biến và để cân
bằng cán cân thanh toán.
Việc quy định hạn ngạch hoàn toàn không có lợi cho tiêu dùng. Xã hội phải bỏ
ra khoản chi phí cho việc bảo hộ sản xuất nội địa kém hiệu quả. Hạn ngạch cản trở
tự do lu thông hàng hoá trên thị trờng thế giới. Vì vậy, Điều XI GATT 1994 quy
định: "Không một nớc thành viên nào đợc sử dụng một biện pháp cấm hay hạn chế
nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất
khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc nhập khẩu từ bất kỳ một nớc thành
viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
18
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Tuy vậy, WTO cũng vẫn cho phép đợc sử dụng hạn ngạch trong một số trờng
hợp ngoại lệ: đảm bảo an ninh lơng thực (Điều XI.2.a); áp dụng các tiêu chuẩn hay
quy chế về phân loại, xếp hạng, tiếp thị các sản phẩm trên thị trờng quốc tế (Điều

XI.2.b); triển khai các biện pháp của chính phủ đợc áp dụng đối với nông sản (Điều
XI.2.c); bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán (Điều XII); và
các ngoại lệ chung: để bảo vệ đạo đức xã hội; để bảo vệ cuộc sống của con ngời,
động vật, thực vật; để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập
với các quy định của GATT; để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử
hay khảo cổ (Điều XX) hay để bảo vệ các quyền lợi thiết yếu tới an ninh, duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế (Điều XXI).
Các nớc thành viên WTO sau khi đã viện dẫn đến các ngoại lệ nói trên, còn
phải cam kết tránh gây tổn hại cho quyền lợi kinh tế của bất kỳ nớc thành viên nào.
Trong trờng hợp các hạn ngạch đợc áp dụng với hàng nhập khẩu có tính chất kéo dài
và có thể dẫn tới sự mất thăng bằng chung làm giảm khối lợng thơng mại quốc tế thì
vấn đề sẽ đợc đa ra thảo luận bởi tất cả các thành viên WTO.
Khi áp dụng hạn ngạch, các nớc còn phải tuân theo nguyên tắc không phân
biệt đối xử. Tức là việc hạn chế hàng xuất, nhập khẩu phải đợc áp dụng cho những
mặt hàng tơng tự xuất khẩu đi hoặc nhập khẩu từ tất cả các nớc thành viên WTO
(Điều XIII.1).
Điều XIII.2 còn quy định khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một sản phẩm,
các nớc sẽ cố gắng đạt đến sự phân bổ sản phẩm đó gần sát nhất với thực trạng th-
ơng mại khi không có hạn ngạch, theo các quy định sau:
- Khi có thể tiến hành đợc, phải xác định và công bố tổng hạn ngạch cho phép
nhập khẩu cũng nh công bố mọi thay đổi liên quan.
- Khi không thể xác định đợc tổng hạn ngạch, các hạn chế về số lợng có thể đ-
ợc áp dụng bằng giấy phép nhập khẩu không hạn ngạch để thay thế.
- Khi hạn ngạch đợc phân bổ giữa các nớc xuất khẩu, nớc áp dụng hạn ngạch
có thể thoả thuận với các nớc có quyền lợi đáng kể trong việc các sản phẩm đó về
mức phân bổ.
1.2.4.3. Cấp phép nhập khẩu
Các thủ tục cấp phép nhập khẩu quốc gia có thể tác động không có lợi đến quá
trình nhập khẩu, đặc biệt nếu những thủ tục đó không minh bạch hoặc gây chậm trễ
không cần thiết trong việc cấp phép. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

(Agreement on Import Licensing Procedures - Hiệp định ILP) đề ra những nguyên
tắc và quy tắc cụ thể để khẳng định rằng quá trình thơng mại quốc tế không bị cản
trở do việc áp dụng những thủ tục cấp phép nhập khẩu không thích hợp và những thủ
tục đó phải đợc thực hiện một cách công bằng và hợp lý.
Để buôn bán thuận lợi, quan điểm cơ bản của GATT quy định là những đòi hỏi
về thủ tục và lập chứng từ xuất nhập khẩu cần duy trì ở mức tối thiểu. Tuy nhiên,
GATT thừa nhận rằng thờng với những lý do khác nhau, các nớc yêu cầu các nhà
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
19
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Chế độ cấp phép nh vậy có thể đợc áp dụng
để quản lý về hạn chế định lợng, trong những trờng hợp cần thiết nhất định cho phép
các nớc thành viên áp dụng những hạn chế ấy. Cũng có thể đợc sử dụng chế độ này
để giám sát thống kê thơng mại hoặc giá cả của một số hàng hoá nhất định.
Điều 1 Hiệp định ILP đề ra những quy tắc cho việc áp dụng và thi hành các thủ
tục nhà nớc về cấp phép nhập khẩu. Hiệp định định nghĩa việc cấp phép nhập
khẩu là các thủ tục hành chính yêu cầu xuất trình đơn xin cấp cho cơ quan
quản lý liên quan, là điều kiện tiên quyết cho việc nhập khẩu hàng hoá.
Hiệp định ILP bắt buộc các nớc thành viên công bố tất cả quy định về thủ tục
cấp phép nhập khẩu, để các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và chính phủ của họ hiểu biết
đầy đủ về: t cách của những cá nhân, các công ty và các tổ chức làm đơn xin cấp; cơ
quan quản lý hành chính chịu trách nhiệm cấp giấy phép; và những sản phẩm cần có
giấy phép.
Hiệp định phân định giấy phép nhập khẩu thành hai loại: loại giấy phép tự
động và loại giấy phép không tự động. Cụ thể:
Cấp phép nhập khẩu tự động (mặc nhiên): Theo chế độ này, các cơ quan hành
chính có thẩm quyền cấp phép một cách tự động mà không đợc tuỳ ý quyết định và
giấy phép đợc cấp trong tất cả các trờng hợp. Hiệp định yêu cầu việc chấp thuận
hoặc cấp phép lập tức ngay khi chấp nhận đơn và chỉ trong thời hạn tối đa là 10
ngày làm việc bất luận trong trờng hợp nào (Điều 2 Hiệp định ILP).

Cấp phép nhập khẩu không tự động (có điều kiện): Chế độ cấp phép có điều
kiện đợc sử dụng cho mục đích chủ yếu của chính phủ là hạn chế nhập khẩu. Chính
phủ có thể thực hiện điều này bằng cách thông báo hạn ngạch hoặc giới hạn định l-
ợng áp dụng đối với hàng hoá hạn chế. Hiệp định đòi hỏi giấy phép nhập khẩu phải
đợc cấp trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận đơn, thủ tục nơi cấp phép quy định rằng
giấy phép đợc cấp trên cơ sở đến trớc giải quyết trớc. Trờng hợp trong vòng 60
ngày tính từ ngày ngừng nhận đơn xin cấp phép thì giấy phép đợc cấp trên cơ sở đ-
ợc xem xét đồng thời (Điều 3 Hiệp định ILP).
1.2.4.4. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
Thuật ngữ Quy định kiểm dịch động vật chỉ các quy định có mục tiêu cơ bản
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn chặn các bệnh tật lây truyền qua động vật
không cho phép nhập khẩu vào một quốc gia. Còn Quy định kiểm dịch thực vật là
các quy định nhằm ngăn chặn những căn bệnh lây truyền qua thực vật.
Theo Phụ lục A của Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịnh động thực
vật (Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures - Hiệp
định SPS), các biện pháp kiểm dịch động thực vật đợc các nớc áp dụng để bảo vệ: (i)
cuộc sống của con ngời hoặc vật nuôi khỏi rủi ro do lơng thực gây ra do việc sử
dụng chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hoặc các tổ chức gây bệnh (và do đó
đảm bảo đợc an toàn thực phẩm); (ii) sức khoẻ con ngời khỏi các bệnh lây nhiễm từ
vật nuôi hoặc cây trồng; (iii) vật nuôi và cây trồng khỏi các loại sâu và dịch bệnh.
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
20
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Quy định về việc sử dụng các biện pháp kiểm dịch đợc nêu trong Hiệp định
SPS yêu cầu các quốc gia thành viên phải:
(i) Hớng dẫn xây dựng các biện pháp SPS căn cứ vào các tiêu chuẩn chỉ dẫn và
khuyến nghị quốc tế đợc các tổ chức sau xây dựng: Uỷ ban dinh dỡng Codex; Văn
phòng quốc tế về bệnh dịch động thực vật; Các tổ chức quốc tế và khu vực có liên
quan, hoạt động trong khuôn khổ Công ớc Bảo vệ Thực vật quốc tế; hoặc Bất kỳ tổ
chức quốc tế nào khác do Uỷ ban về SPS của WTO uỷ quyền (Lời tựa Hiệp định

SPS);
(ii) Tham gia đầy đủ vào hoạt động của các tổ chức quốc tế nêu trên nhằm thúc
đẩy việc hài hoà các biện pháp SPS trên bình diện quốc tế (Điều 3.4 Hiệp định SPS);
(iii) Tạo cơ hội cho các bên liên quan ở các nớc thành viên khác góp ý cho dự
thảo các tiêu chuẩn nếu các tiêu chuẩn đó không có cơ sở là các tiêu chuẩn quốc tế,
hoặc đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc khi không có tiêu chuẩn quốc tế liên
quan (Điều 5 Hiệp định SPS);
(iv) Chấp nhận các biện pháp SPS của nớc xuất khẩu nếu các biện pháp đó đạt
cùng mức độ bảo vệ SPS và tham gia, khi có thể, vào các thảo thuận thừa nhận lẫn
nhau về tính tơng đơng của các biện pháp kiểm dịch động thực vật cụ thể (Điều 4
Hiệp định SPS).
Hiệp định SPS yêu cầu các nớc thành viên:
(1) Đảm bảo biện pháp kiểm dịch động thực vật của các nớc thành viên phù
hợp với các đặc điểm kiểm dịch động thực vật của một vùng - hoặc trong cả nớc,
hoặc một vùng trong một nớc, hoặc các vùng của một vài nớc - từ đó sản xuất ra sản
phẩm hoặc là nơi sản phẩm sẽ đợc xuất đến (Điều 6.1). Các đặc điểm này phải đợc
xác định, căn cứ vào mức độ phổ biến của những bệnh dịch và sâu bệnh cụ thể; và;
(2) Không áp dụng các biện pháp SPS gây phân biệt đối xử vô căn cứ hoặc tuỳ tiện
giữa các nớc thành viên hoặc khu vực nếu nh có các điều kiện tơng đồng áp đặt hoặc
tạo ra những hạn chế trá hình đối với thơng mại quốc tế (Điều 2.3).
Tuy nhiên cần lu ý rằng những linh hoạt trong việc cho phép không áp dụng
nguyên tắc MFN chỉ đợc thực hiện đối với các biện pháp SPS có mục đích ngăn
ngừa việc xâm nhập của các loại dịch và sâu bệnh gây ra bởi động thực vật vào nớc
thành viên. Các biện pháp SPS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ví dụ nh các quy
định về chất phụ gia, sự nhiễm bẩn hoặc mức độ chất không phân huỷ cho phép)
phải đợc áp dụng trên cơ sở MFN.
1.2.4.5. Hàng rào kỹ thuật trong thơng mại
Để tìm hiểu vấn đề thuộc về kỹ thuật này, trớc hết chúng ta cần phải hiểu rõ
các khái niệm về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp
của các tiêu chuẩn quy định đó, cụ thể:

(1) Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật
Các quy định quốc tế áp dụng cho các tiêu chuẩn sản phẩm đợc sử dụng trong
thơng mại hàng hoá và các thủ tục sử dụng cho việc đánh giá sự phù hợp với các tiêu
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
21
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
chuẩn đó đợc quy định trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thơng mại
(Agreement on Technical Barriers to Trade - Hiệp định TBT). Hiệp định đã sử dụng
thuật ngữ quy định kỹ thuật để chỉ các tiêu chuẩn mà việc tuân thủ là bắt buộc. Còn
thuật ngữ tiêu chuẩn kỹ thuật thì đợc sử dụng để dùng cho các tiêu chuẩn không
bắt buộc (tiêu chuẩn tự nguyện) (Phụ lục 1 - Hiệp định TBT).
Cả hai thuật ngữ đó bao hàm: (i) Các đặc tính của sản phẩm bao gồm cả những
đặc tính liên quan đến chất lợng; (ii) Quy trình và các phơng pháp sản xuất (PPMs)
có ảnh hởng đến đặc tính của sản phẩm; (iii) Thuật ngữ và ký hiệu; và (iv) Các yêu
cầu về đóng gói và ghi nhãn mác đợc áp dụng cho các sản phẩm.
(2) Đánh giá sự phù hợp
Hiệp định TBT định nghĩa các thủ tục đánh giá tính phù hợp là bất kỳ một thủ
tục nào đợc áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan
trong các quy định kỹ thuật hay các tiêu chuẩn đợc thực hiện hay không. Việc đánh
giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn bằng cách mời cơ quan trung gian thứ ba thực hiện
theo cách thức sau: kiểm nghiệm sản phẩm, chứng nhận sản phẩm sau khi giám
định, đánh giá hệ thống quản lý chất lợng và các thủ tục công nhận năng lực:
- Kiểm nghiệm sản phẩm: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) định nghĩa
một phép kiểm nghiệm, trong khuôn khổ đánh giá tính phù hợp, là Một thao tác kỹ
thuật bao gồm việc xác định một hay nhiều đặc điểm của một sản phẩm, một công
đoạn hay dịch vụ nhất định theo một quy trình quy định.
- Chứng nhận sản phẩm sau khi giám định: ISO định nghĩa chứng nhận là một
thủ tục do một bên thứ ba đa ra đảm bảo bằng văn bản là một sản phẩm, quá trình
hay dịch vụ phù hợp với các yêu cầu quy định.
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lợng: là việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất

lợng do một bên thứ ba thực hiện nhằm đảm bảo với ngời mua là nhà sản xuất có hệ
thống hiệu quả và ổn định để có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lợng và ổn
định. Đó là một công cụ quản lý sản xuất để kiểm định và giám sát các biến đổi
trong quá trình sản xuất mà dẫn tới những khiếm khuyết của sản phẩm. Hệ thống
đảm bảo chất lợng đợc biết đến tốt nhất là các bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
- Các thủ tục chứng nhận năng lực: Ngành sản xuất và ngời tiêu dùng đều tin t-
ởng vào các hệ thống đảm bảo phù hợp chất lợng nếu năng lực của phòng kiểm
nghiệm, các đơn vị chứng nhận sản phẩm hay cơ quan đăng ký đảm bảo chất lợng đ-
ợc một cơ quan kỹ thuật độc lập chứng nhận. Thủ tục do các cơ quan kỹ thuật độc
lập nh vậy tiến hành đánh giá và công nhận chính thức năng lực chuyên môn của các
cơ quan đánh giá sự phù hợp đã đề cập ở trên đợc coi là các thủ tục chứng nhận
năng lực. Những đơn vị chứng nhận nhìn chung là các cơ quan chuyên môn hay
các hiệp hội của các ngành công nghiệp t nhân. Tuy nhiên, tại một số nớc, quyền
chứng nhận là thuộc một cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia hay một đơn vị độc lập
cùng hợp tác cấp.
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
22
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
Điều 2.1 Hiệp định TBT đa ra một số nguyên tắc và quy tắc, theo đó yêu cầu
các cơ quan quản lý đảm bảo là những tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật gồm các yêu
cầu bao bì, ký mã hiệu và dán nhãn, và các thủ tục đợc tiến hành để đánh giá tính
phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn đó đợc áp dụng sao cho không phân biệt đối
xử giữa các sản phẩm nhập khẩu theo xuất xứ (nguyên tắc MFN), không dành cho
các sản phẩm các sản phẩm nhập khẩu đối xử kém u đãi hơn các sản phẩm đợc sản
xuất trong nớc (nguyên tắc NT). Đồng thời, Điều 2.2 quy định rằng các tiêu chuẩn
bắt buộc đối với các sản phẩm cần phải đợc các nớc áp dụng sao cho không tạo ra
các cản trở không cần thiết cho thơng mại quốc tế. Hơn thế nữa, các tiêu chuẩn bắt
buộc này phải đợc dựa trên các thông tin và chứng cớ khoa học.
Hiệp định cho rằng mục đích này có thể đạt đợc nếu các nớc áp dụng, khi có
thể và thích hợp, các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng các quy định kỹ

thuật của họ hay trong quá trình hình thành và phát triển các tiêu chuẩn quốc gia tự
nguyện. Hiệp định (Điều 2.5 và 2.6) kêu gọi các nớc thành viên sử dụng những chỉ
dẫn và khuyến nghị do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế xây dựng nên nh một cơ
sở cho các thủ tục đánh giá sự phù hợp của các nớc.
1.2.5. Những quy định về các lĩnh vực cụ thể khác của WTO
1.2.5.1. Định giá hải quan
Điều 1 Hiệp định trị giá tính thuế hải quan của WTO (Customs Value
Agreement - Hiệp định CVA) quy định trị giá thuế quan của hàng nhập khẩu phải
là trị giá giao dịch, tức là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng
hoá đợc bán từ nớc xuất khẩu sang nớc nhập khẩu (ví dụ: giá hoá đơn).
Trị giá giao dịch này có thể đợc điều chỉnh, khi cần thiết, bao gồm một số
khoản thanh toán mà ngời mua phải trả nh chi phí bao bì đóng gói và container, giá
trị hàng hoá hoặc dịch vụ hỗ trợ, phí bản quyền và xin phép sử dụng bằng sáng chế.
Các quy tắc này cũng quy định sẽ không đa vào trị giá tính thuế tiền hoa hồng mua
hàng hoặc chiết khấu đặc biệt dành cho đại lý độc quyền (Điều 8 Hiệp định CVA).
Tuy nhiên, hải quan có quyền không công nhận trị giá giao dịch nếu họ có lý
do để nghi ngờ tính chân thực và tính chính xác của trị giá mà ngời nhập khẩu kê
khai hoặc của hồ sơ mà ngời nhập khẩu xuất trình. Để bảo vệ lợi ích của ngời nhập
khẩu trong những trờng hợp nh vậy, hải quan phải cho ngời nhập khẩu cơ hội biện
minh giá của họ. Nếu hải quan không chấp nhận sự biện minh của ngời nhập khẩu
thì buộc phải đa ra những lý lẽ bằng văn bản giải thích việc hải quan không chấp
nhận trị giá giao dịch mà ngời nhập khẩu đã kê khai.
Khi trị giá giao dịch không đợc hải quan chấp nhận, Hiệp định CVA đa ra bốn
tiêu chuẩn định giá hải quan khác. Hiệp định còn nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn
này cần phải đợc áp dụng theo thứ tự nêu ra trong văn bản Hiệp định này và chỉ khi
hải quan thấy rằng tiêu chuẩn thứ nhất không thể áp dụng đợc thì mới áp dụng lần l-
ợt các tiêu chuẩn tiếp theo, cụ thể:
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
23
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO

(1) Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt: Khi trị giá hàng hoá không
thể xác định trên cơ sở trị giá giao dịch, nó cần phải đợc xác định trên cơ sở trị giá
giao dịch đã đợc xác định trớc đó của một loại hàng hoá giống hệt nh vậy (Điều 2
Hiệp định CVA).
(2) Trị giá giao dịch của hàng hoá tơng tự: Khi không thể xác định trị giá hàng
hoá trên cơ sở phơng pháp nói trên, cần phải xác định trị giá trên cơ sở trị giá giao
dịch của loại hàng tơng tự (Điều 3 Hiệp định CVA).
(3) Trị giá khấu trừ: Trị giá khấu trừ đợc xác định trên cơ sở đơn giá bán trên
thị trờng nội địa của hàng nhập khẩu đang cần xác định trị giá hoặc của loại hàng
hoá giống hệt hoặc tơng tự sau khi đã trừ đi các nh lợi nhuận, thuế nhập khẩu, thuế
khác, phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác trong lãnh thổ nớc nhập
khẩu (Điều 5 Hiệp định CVA).
(4) Trị giá tính toán: Trị giá tính toán đợc xác định bằng cách cộng thêm vào
giá thành mặt hàng đang đợc định giá một khoản lợi nhuận và các chi phí chung t-
ơng đơng với khoản lợi nhuận và chi phí chung thờng tính trong giá bán của các mặt
hàng cùng loại với hàng cần xác định trị giá đợc sản xuất bởi nhà sản xuất ở nớc
xuất khẩu với mục đích xuất khẩu sang nớc nhập khẩu (Điều 6 Hiệp định CVA).
Khi xác định trị giá trên cơ sở những phơng pháp này, hải quan phải tham khảo
và lu tâm đến ý kiến của ngời nhập khẩu.
1.2.5.2. Giám định trớc khi gửi hàng
Việc giám định trực tiếp hàng hoá là một phần quan trọng trọng hoạt động
xuất khẩu. Nó bảo đảm giá mà ngời xuất khẩu đa ra trong hoá đơn phản ánh đúng
giá trị thực của hàng hoá và không có sự khai vợt hoặc khai thấp đi giá hoá đơn.
Việc giám định nh vậy đảm bảo cho ngời nhập khẩu rằng hàng hoá mà họ đặt hàng
đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lợng nêu trong hợp đồng, do đó sẽ góp
phần làm giảm tranh chấp sau khi hàng hoá đã đến đích. Việc giám định này cũng
góp phần tránh đợc việc nhập khẩu những hàng hoá đợc coi là có hại cho sức khoẻ
do đó không đợc phép bán ở lãnh thổ nhập khẩu (ví dụ: hoá chất và dợc phẩm bị
cấm, các sản phẩm thực phẩm không đạt tiêu chuẩn).
Hiệp định về Giám định trớc khi gửi hàng (Ageement on Preshipment

Inspection - Hiệp định PSI) thừa nhận rằng một số nớc đang phát triển sử dụng dịch
vụ PSI, và cho phép họ sử dụng dịch vụ này cho tới khi nào việc giám định số lợng,
chất lợng và giá cả của hàng hoá nhập khẩu còn cần thiết

(Lời mở đầu Hiệp định).
Mục tiêu cơ bản của Hiệp định là đa ra một tập hợp các nguyên tắc và quy tắc mà
các nớc sử dụng dịch vụ PSI và các nớc xuất khẩu phải tuân theo nhằm đảm bảo
hoạt động của họ không tạo ra các rào cản đối với hoạt động thơng mại, tức là không
đi ngợc lại nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hoá mậu dịch.
Các nghĩa vụ mà Hiệp định PSI đặt ra đối với các nớc đang sử dụng dịch vụ
PSI là nhằm mục đích giảm thiểu hoặc xoá bỏ các vấn đề trong thực tiễn ngời xuất
khẩu thờng gặp phải, do việc các công ty PSI trì hoãn trong việc giám định kỹ thuật
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
24
Hoàn thiện pháp luật về thơng mại hàng hoá của Việt Nam đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO
và xác minh giá, sự thiếu rõ ràng trong quy trình mà họ tuân theo và và việc xử lý
các thông tin mật. Với mục đích này, Hiệp định PSI bao gồm các quy định:
- Không phân biệt đối xử: Các quy trình và tiêu chí phải đợc áp dụng trên cơ sở
bình đẳng đối với tất cả những ngời xuất khẩu. Phải có một sự thực hiện thống nhất
về giám định giữa những ngời giám định (Điều 2.1 Hiệp định PSI).
- Đối xử quốc gia: Các nớc sử dụng dịch vụ PSI không đợc áp dụng những quy
định của quốc gia theo cách thức dẫn đến sự đối xử kém thuận lợi đối với hàng hoá
đang đợc giám định so với các hàng hoá tơng tự sản xuất trong nớc (Điều 2.2).
- Địa điểm giám định: Việc giám định về mặt kỹ thuật sẽ đợc tiến hành ở nớc
xuất khẩu, và chỉ khi điều đó không có tính khả thi thì sẽ đợc tiến hành ở nớc sản
xuất (Điều 2.3).
- Các tiêu chuẩn: Việc giám định chất lợng và số lợng hàng hoá phải đợc thực
hiện theo đúng các tiêu chuẩn thống nhất giữa ngời mua và ngời bán, và nếu không
có, thì sẽ đợc thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế (Điều 2.4).
- Tính minh bạch: Tính minh bạch phải đợc đảm bảo bằng cách cung cấp cho

ngời xuất khẩu những thông tin về luật và các quy định của nớc sử dụng dịch vụ PSI,
quy trình và các tiêu chí sử dụng trong khi giám định hàng hoá (Điều 2.5 đến 2.8).
- Việc bảo vệ các thông tin mật: Thông tin mật sẽ không đợc phép để lộ cho
bên thứ ba (Điều 2.5 đến 2.13).
- Việc trì hoãn: Phải tránh những trì hoãn vô lý (Điều 2.15 đến 2.19).
- Xác minh giá: Để xác định giá xuất khẩu có phán ánh trị giá thực của hàng
hoá hay không, các công ty PSI phải so sánh giá này với giá của hàng hoá giống hệt
hoặc tơng tự đợc chào bán xuất khẩu từ cùng một nớc xuất khẩu tới (i) nớc nhập
khẩu hoặc (ii) các thị trờng khác.
1.2.5.3. Quy tắc xuất xứ
Mục đích áp dụng những quy tắc để xác định nớc xuất xứ
Vì sao chính phủ lại cần phải xác định xuất xứ của hàng nhập khẩu? Có 3 tình
huống cần thiết:
Thứ nhất, đối với những hàng nhập khẩu theo những hiệp định u đãi: Nớc nhập
khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hoặc u đãi đối với sản phẩm xuất xứ từ
những nớc đợc hởng u đãi. Do đó họ cần bằng chứng chứng minh rằng hàng nhập
khẩu nếu không phải toàn bộ thì ít nhất cũng là phần chủ yếu đợc chế tạo hay
chuyển dạng tại nớc đợc hởng u đãi.
Thứ hai, đối với hàng nhập khẩu theo biểu thuế Tối huệ quốc, việc xác định
xuất xứ thờng là không cần thiết, vì thuế nhập khẩu đó đợc áp dụng trên cơ sở không
phân biệt đối xử đối với hàng nhập từ mọi nguồn.
Thứ ba, việc xác định xuất xứ cũng còn cần thiết để thu thập số liệu thống kê
thơng mại.
Phạm vi và mục tiêu áp dụng
Hoàng Anh Tuấn - Anh 9 - K38C - KTNT
25

×