Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.12 KB, 86 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tại mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ, hệ thống thuế luôn giữ một vai trò
hết sức quan trọng. Thuế vừa là nguồn thu ngân sách, vừa là công cụ kinh tế
để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các quốc gia
luôn luôn hướng tới việc xây dựng một hệ thống chính sách thuế phù hợp,
đồng bộ và luôn theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Trong nhiều năm qua,
chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và
mang lại những kết quả đáng khích lệ cả về yêu cầu thu ngân sách Nhà nước
(NSNN) cũng như quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế đối ngoại; góp phần
quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, tạo ra những tiền đề cần
thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới “ Thời kỳ công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội
nhập kinh tế trong khu vực ASEAN nói riêng, đặc biệt là khi tham gia khu
vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA và tương lai là gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới WTO, chính sách thuế nhập khẩu ở nước ta đã bộc lộ nhiều tồn
tại, gây thất thu lớn cho NSNN và hạn chế kết quả của tiến trình hội nhập.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu
của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” trong bối cảnh
hiện nay để nghiên cứu là việc làm cần thiết.
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Thuế nhập khẩu với hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Chương III: Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: THUẾ NHẬP KHẨU VỚI HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan về thuế nhập khẩu.


1.1.1. Bản chất của thuế nhập khẩu.
a. Khái niệm.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của
Nhà nước. Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu ( chi cho việc duy
trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương thuộc phạm vi
lãnh thổ mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công việc thuộc chức
năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển các cơ
sở hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng.v.v...), Nhà nước sử dụng
ba hình thức động viên là: quyên góp của dân, vay dân và dùng quyền lực
bắt dân phải đóng góp. Trong đó, hình thức quyên góp và vay của dân là
những hình thức không mang tính ổn định lâu dài, thường chỉ được sử dụng
giới hạn trong những trường hợp đặc biệt. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân phải đóng góp.
Đây chính là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính
Nhà nước. Hình thức này gọi là Thuế.
Từ những nội dung trên, chúng ta có thể nêu một khái niệm tổng quát về
thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nước quy định đối
với các tổ chức và các nhân trong xã hội nhằm sử dụng cho mục đích chung
của toàn xã hội.
Thuế nhập khẩu là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động nhập
khẩu mà các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu có nghĩa vụ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật thuế nhập khẩu ,
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cũng như các chính sách của Nhà nước.
Nói cách khác, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá
từ nước ngoài nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia hoặc từ khu chế xuất
xuất vào thị trường thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.
b. Bản chất.

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa nhập khẩu, làm
tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một quốc gia. Người tiêu dùng hàng
hoá phải gánh chịu loại thuế này.
Nghiên cứu bản chất của thuế nhập khẩu, chúng ta có thể rút ra một số kết
luận sau:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu là phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
nhập khẩu.
Thứ hai, việc xây dựng thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo giải quyết
hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp tham gia
hoạt động nhập khẩu.
Thứ ba, thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng ở mức thấp nhưng hợp lý.
Thứ tư, chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước phải đảm bảo tính khả thi
và tính hiệu quả.
1.1.2. Những đặc điểm của thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế nên cũng mang các đặc điểm của thuế nói
chung:
Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước.
Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Đối với
mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những
nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và của mỗi công dân cho Nhà
nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phù hợp
với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân. Tổ chức
và cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ đã vi
phạm pháp luật của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp
mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế với các khoản vay mượn của Chính
phủ.

Thứ hai, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước và
không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá
nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một
khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN. Số tiền thuế
thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho các
nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội. Mọi các nhân, người
có nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộp nhiều
cũng như người nộp ít đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi công
cộng từ phía Nhà nước. Số tiền thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà
nước được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận
được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ.
Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí và lệ phí.
Thứ ba, chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội.
Tuy thuế được coi là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà
nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng của các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới. Nó thể
hiện ý chí chủ quan của Nhà nước về việc muốn khuyến khích hay hạn chế
sự phát triển của bất cứ ngành nào hoặc lĩnh vực nào trong toàn bộ nền kinh
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát
các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có các đặc điểm riêng của nó. Cụ thể là:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở khâu nhập khẩu và hàng
hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước, không thu vào hàng hoá
sản xuất hoặc lưu thông khác ở trong nước ( khác với thuế nhập khẩu, thuế
giá trị gia tăng cũng là một loại thuế gián thu nhưng thu cả vào hàng hoá
nhập khẩu, hàng hoá sản xuất hoặc lưu thông trong nước ).

Mọi hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam,
hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước đều là đối tượng
chịu thuế nhập khẩu. Ngoài những đối tượng nêu trên, số còn lại sẽ không
chịu sự tác động của loại thuế này.
Thứ hai, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế
mình đã nộp cho Nhà nước sang cho một đối tượng khác. Điều đó có nghĩa
là người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu phải gánh chịu loại thuế này. Người
nộp thuế nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùng hàng hoá nhập
khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho người tiêu dùng
hàng hoá nhập khẩu đó.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu đã chuyển dịch
số thuế phải nộp sang cho người tiêu dùng chịu. Nói cách khác, người nộp
thuế và người chịu thuế không đồng thời là một. Người nộp thuế là người
kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, còn người chịu thuế là người tiêu dùng
các hàng hoá đó. Nhà kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu đứng ra thu hộ
thế cho Nhà nước và nộp hộ người tiêu dùng số thuế thu được vào NSNN.
Thứ ba, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong cơ chế kinh tế thị trường,
Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội bằng
các mệnh lệnh hành chính. Thay vào đó, Nhà nước thực hiện điều tiết nền
kinh tế ở tầm vĩ mô, tức là Nhà nước chỉ đưa ra các chuẩn mực mang tính
định hướng lớn trên một diện rộng và bằng các công cụ đòn bẩy để hướng
các hoạt động xã hội đi theo nhằm đật được các mục tiêu đề ra, tạo hành
lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện trong khuôn
khổ luật pháp.
Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế
như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng… Trong đó, thuế được coi là một

trong những công cụ sắc bén nhất. Bằng việc ban hành hệ thống Luật thuế,
Nhà nước sẽ quy định việc đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với
thuế suất cao hoặc thuế suất thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể
thuộc lĩnh vực nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách thương mại quốc tế và
hội nhập kinh tế quốc tế; thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối
quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần điều tiết vĩ mô.
Thứ tư, thuế nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan thu, cơ quan thuế các
cấp không thu ( thuế GTGT, thuế TTĐB vừa do cơ quan hải quan thu vừa
do cơ quan thuế thu; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân,
thuế môn bài… chỉ do cơ quan thuế các cấp thu ), nhằm gắn công tác quản
lý thu thuế nhập khẩu với công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
nhập khẩu.
1.1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu.
Thứ nhất, thuế nhập khẩu đóng vai trò là nguồn thu quan trọng của
ngân sách Nhà nước.
Nhà nước ra đời, dựa vào quyền lực chính trị của mình, Nhà nước đã đặt ra
các thứ thuế để bắt buộc các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhập của họ cho Nhà nước. Nhờ có khoản đóng góp đó, bộ máy Nhà nước
mới tồn tại và hoạt động được.
Lịch sử phát triển của ngành thuế qua các thời kỳ đã cho thấy: Tỷ trọng thu
bằng thuế chiếm phần lớn trong tổng thu NSNN, tỷ trọng này thường chiếm
tới trên 90% tổng số thu, trong đó, thuế nhập khẩu đóng vai trò là một nguồn
thu quan trọng.
Vai trò truyền thống của thuế quan là động viên một phần thu nhập cho
NSNN từ hoạt động ngoại thương. Tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế đối
ngoại và quan điểm sử dụng thuế quan của mỗi nước mà thuế quan có vai trò
khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN.
Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ

không đáng kể trong tổng thu NSNN ( 1%-5% ). Còn ở các nước đang phát
triển thì thuế nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại
nguồn thu cho NSNN. Đối với Việt Nam, nguồn thu từ thuế xuất, nhập khẩu
chiếm khoảng 19%-20% tổng số thu về thuế và phí của Nhà nước; số thu
này có xu hướng giảm dần do việc Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất
thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế kể từ năm 1999.
Thứ hai, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, kiểm soát và điều tiết đối với
hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Để quản lý hoạt động ngoại thương, Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ
khác nhau trong đó có thuế nhập khẩu. Đây được coi là một trong những
công cụ hữu hiệu nhất. Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể tác động
một cách trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu của quốc gia bằng cách thay đổi
mức thuế suất đối với từng mặt hàng, từ đó có thể điều chỉnh cơ cấu nhập
khẩu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình trong từng giai
đoạn phát triển. Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điều tiết hoạt động
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho
đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh đối ngoại.
Thứ ba, thuế nhập khẩu giữ vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.
Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới đã chứng minh rằng: cho đến
nay, không một quốc gia nào là không sử dụng công cụ thuế quan để bảo hộ
sản xuất trong nước, giữa các nước chỉ khác nhau về mức độ bảo hộ mà thôi.
Ở các nước phát triển, người ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế nhập
khẩu; còn ở các nước đang phát triển thì hoàn toàn ngượcc lại, thuế nhập
khẩu lại được sử dụng như một hàng rào đắc lực nhất che chắn cho sản xuất
trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh và thâm nhập của hàng hoá
nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào.
Thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá nhập khẩu.
Vì vậy, việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng

trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Đồ thị
dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn cho những tác động ấy:
Giả sử một quốc gia A nào đó đứng trước một mức giá quốc tế Pw của
sản phẩm X, theo đó quốc gia A có thể mua bao nhiêu sản phẩm X từ nước
ngoài. Các đường D, S biểu thị mức cầu của người tiêu dùng quốc gia A về
sản phẩm X và mức cung sản phẩm X của các nhà sản xuất ở quốc gia A. Ta
giả thiết rằng, sản phẩm X nội địa và sản phẩm X nước ngoài hoàn toàn có
thể thay thế cho nhau, người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua loại nào có giá bán
rẻ hơn.
Tại mức giá Pw, người tiêu dùng quốc gia A sẽ mua Qd sản phẩm X ( họ
muốn ở điểm G trên đường cầu D ), trong khi các doanh nghiệp nội địa chỉ
sản xuất Qs sản phẩm X ( họ muốn tại điểm C trên đường cung S ). Do vậy,
sẽ có sự chênh lệch giữa mức cung trong nước Qs và mức cầu trong nước
Qd, mức chênh lệch này được bù đắp thông qua nhập khẩu hàng hoá.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bây giờ, chính phủ quốc gia A đánh thuế Nhập khẩu đối với sản phẩm
X là t%. Sau khi có thuế, giá sản phẩm X sẽ là Pt : Pt = Pw ( 1+ t% ) cao
hơn Pw.
Như vậy, ảnh hưởng của thuế nhập khẩu là nâng giá hàng hoá nước ngoài
nhập khẩu cao hơn mức giá quốc tế.

Giá ( Px )

D S
Pt E F
Pw C G

Qs Qs’ Qd’ Qd Sản lượng
( Qx )

Đồ thị 1
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bằng cách nâng giá nội địa, thuế nhập khẩu đã khuyến khích ngành sản
xuất sản phẩm X trong nước. Các doanh nghiệp tăng mức sản xuất từ Qs lên
Qs’. Thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng cách nâng
giá nội địa lên mức mà tại đó hàng nhập khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn.
Khi chuyển dịch trên đường cung từ điểm C đến điểm E, những người sản
xuất trong nước sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì giá hàng nhập khẩu vào trong
nước đã bị nâng lên do có thuế nhập khẩu.
Về phía cầu, việc tăng giá cả làm người tiêu dùng chuyển tiêu dùng của
họ trên đường cầu từ điểm G đến điểm F. Lượng cầu đối với sản phẩm X
giảm từ Qd xuống Qd’. Người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn để mua sản
phẩm X.
Đồ thị trên cho thấy ảnh hưởng kết hợp của việc tăng cường sản xuất
nội địa, đó là giảm nhập khẩu. Việc nhập khẩu giảm vừa do sản xuất nội địa
tăng, vừa do tiêu dùng nội địa giảm. Với bất kỳ mức thuế nhập khẩu cho
trước, mức độ giảm nhập khẩu phụ thuộc vào hệ số góc của đường cung và
đường cầu nội địa. Các đường này càng co giãn thì một mức tăng nhất định
của giá nội địa đã có thuế nhập khẩu sẽ càng làm giảm mức nhập khẩu. Trái
lại, khi cả 2 đường đều rất dốc thì mức tăng do thuế trong giá nội địa sẽ có
ảnh hưởng nhỏ tới lượng cung và lượng cầu, do đó ảnh hưởng ít đến số
lượng nhập khẩu.
Bên cạnh việc sử dụng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, các
nước còn sử dụng thuế nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩu thông qua việc
không thu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu; hạ
thấp, không thu thuế, hoàn thuế thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng
để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Ngoài ra, bằng việc thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu, Nhà nước cũng
có thể áp đặt ý muốn chủ quan của mình về việc muốn khuyến khích phát
triển ngành nào hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nào thông qua việc
giảm thuế suất hoặc tăng thuế suất đối với các ngành đó. Việc làm này đã
gián tiếp góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự thâm nhập của
hàng hoá quốc tế vào Việt Nam.
Thứ tư, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong
thương mại quốc tế.
Hai đặc quyền cơ bản của việc thu thuế đối với mỗi quốc gia là : quyền đối
với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó. Một
quốc gia có quyền đánh thuế vào hàng hoá được tiêu thụ ở chính quốc gia
của mình, hay nói một cách khác là có quyền đánh thuế vào nguồn thu nhập
phát sinh tại chính lãnh thổ mình quản lý; nếu từ bỏ quyền này cũng đồng
nghĩa với việc tự mình đánh mất đi chủ quyền quốc gia. Mặt khác, trước xu
thế toàn cầu hoá thì sự khác nhau về chính sách thuế giữa các quốc gia phát
triển và các quốc gia đang phát triển càng trở nên rõ rệt. Bởi vậy, thuế nhập
khẩu sẽ là cầu nối quan trọng giúp cho các quốc gia đang phát triển chống
lại sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Thứ năm, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp
phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc
tế của các quốc gia.
Với quan điểm cho rằng thuế nhập khẩu là một công cụ thu hút đầu tư
nước ngoài, một số nhà kinh tế học đã cho rằng : bằng cách đánh thuế nhập
khẩu ở mức cao, nước đánh thuế đã gửi thông điệp kêu gọi các nhà sản xuất
ở các quốc gia khác đến đầu tư sản xuất tại nước mình. Thay vì xuất khẩu
hàng hoá, các nhà sản xuất có thể chuyển vốn, thiết bị, công nghệ tới nước
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đánh thuế nhập khẩu cao để sản xuất hàng hoá tại đó. Việc làm này đã làm
tăng đầu tư nước ngoài vào quốc gia thực hiện việc đánh thuế.

Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động,
người tiêu dùng của nước đánh thuế nhập khẩu còn được mua hàng có giá trị
tương đương hàng nhập khẩu nhưng giá rẻ hơn hàng nhập khẩu cùng loại
sản xuất ở chính quốc.
1.2. Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu.
Chính sách thuế nhập khẩu nói chung ở tất cả các quốc gia trên thế giới
thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
a. Đối tượng chịu thuế.
Hàng hoá được phép nhập khẩu quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/CP
ngày 28/08/1993 của Chính phủ đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu; trừ
những trường hợp sau:
* Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.
* Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu.
* Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế
xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hoá từ khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá
đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan
này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan
khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩu vào các khu vực được
phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
* Hàng viện trợ nhân đạo.
Trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam do ảnh hưởng tới an
ninh trật tự và đời sống xã hội, số còn lại đều có thể nhập khẩu.
b. Đối tượng nộp thuế.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mi t chc, cỏ nhõn nhp khu hng hoỏ hoc nhn u thỏc nhp khu
hng hoỏ thuc i tng chu thu nhp khu u l i tng np thu
nhp khu.

* Cỏ nhõn l i tng np thu nhp khu khi cỏ nhõn, h kinh doanh cỏ
th trc tip ng ra nhp khu hng hoỏ hoc nhn u thỏc nhp khu hng
hoỏ.
* T chc c coi l i tng np thu nhp khu khi t chc, n v ú
cú t cỏch phỏp nhõn, trc tip ng ra nhp khu v nhn u thỏc nhp
khu hng hoỏ hoc c thuờ lm dch v kờ khai, np thu nhp khu.
1.2.2. Cn c tớnh thu nhp khu.
Cn c tớnh thu nhp khu l s lng hng hoỏ, giỏ tớnh thu v thu sut
ca mt hng nhp khu.
a. S lng hng hoỏ nhp khu.
S lng hng hoỏ nhp khu lm cn c tớnh thu l s lng tng mt
hng thc t nhp khu.
b. Giỏ tớnh thu, t giỏ tớnh thu, ng tin np thu.
Cú hai phng phỏp xỏc nh giỏ tớnh thu ú l:
Th nht, phng phỏp xỏc nh giỏ tớnh thu nhp khu bng giỏ ti thiu.
Theo quy nh hin hnh, hng hoỏ nhp khu chu thu nhp khu tớnh
trờn giỏ tớnh thu ti thiu nu giỏ ca mt hng ú ghi trong hp ng thp
hn giỏ tham chiu trong bng giỏ tớnh thu ti thiu. Tuy nhiờn, h thng
xỏc nh tr giỏ tớnh thu hin hnh cũn mang nng tớnh ỏp t ch quan ca
cỏc c quan qun lý ch khụng phi l giỏ CIF do ngi nhp khu khai bỏo.
Giá tham khảo trên thực tế thờng đợc biến thành công cụ bảo hộ. Trong nhiều
trờng hợp rõ ràng là giá tham khảo có cao hơn đáng kể so với giá hiện hành
trên thị trờng thế giới. Bên cạnh đó, giá tham khảo tính bằng ngoại tệ (ví dụ
USD) không phản ánh đợc đầy đủ những dao động trong các điều kiện hiện
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành của thị trờng quốc tế và tỷ giá hối đoái. Không những thế, hệ thống xác
định trị giá tính thuế hiện hành đợc xây dựng dựa trên những nền tảng pháp lý
thiếu tính minh bạch, dễ thay đổi. Thể hiện là: mặc dù đợc áp dụng một cách
công khai, nhng bảng giá tính thuế tối thiểu thờng đợc các cơ quan quản lý giữ

bí mật trong quá trình soạn thảo, các doanh nghiệp không đợc tham gia vào
quá trình xây dựng những nguyên tắc xác định trị giá và bảng giá tối thiểu. Vì
vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều bị bất ngờ trong quá trình "áp giá" qua mỗi
lần sửa đổi, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch kinh
doanh. Rõ ràng việc áp dụng hệ thống giá tính thuế tuỳ tiện nh vậy là không
tôn trọng nỗ lực đàm phán giá của ngời nhập khẩu thông qua việc cào bằng về
thuế, đồng thời vô tình tạo nên môi trờng cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, gây hiện tợng trốn thuế và thất thu cho ngân sách nhà nớc.
Th hai, phng phỏp xỏc nh giỏ tớnh thu nhp khu theo tr giỏ GATT.
( Hip nh chung v thng mi v thu quan )
i vi h thng giỏ tớnh thu ti thiu cn phi c thay th bng mt h
thng xỏc nh tr giỏ tớnh thu hin i hn, thụng thoỏng hn, hot ng
theo nhng nguyờn tc cụng bng, bỡnh ng, thng nht, minh bch, phự
hp vi thụng l quc t, bo v quyn li hp phỏp ca nh nhp khu v
li ớch ca Nh nc, thit lp mt mụi trng cnh tranh lnh mnh. Vic
xỏc nh tr giỏ tớnh thu theo Hip nh tr giỏ Hi quan GATT/WTO khụng
nhng ỏp ng c yờu cu ny m cũn m bo cho Vit Nam hon thnh
ngha v ca mỡnh trong nhng cam kt quc t.
H thng xỏc nh tr giỏ theo GATT/WTO: Tr giỏ Hi quan l tr giỏ
giao dch ca hng hoỏ ú- l giỏ thc t ó thanh toỏn hay s phi thanh
toỏn cho hng hoỏ trong giao dch bỏn hng xut khu n nc nhp
khu, do ngi nhp khu - ngi mua tr trc tip hay giỏn tip cho ngi
xut khu - ngi bỏn; giỏ thc t phi thanh toỏn ca hng hoỏ khụng ch
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gồm giá ghi trên hoá đơn mua bán hàng giữa người mua và người bán mà
còn có cả những chi phí do người mua chịu. Các chi phí này được gọi là các
khoản điều chỉnh, chia thành 2 nhóm chính: Các khoản điều chỉnh bắt buộc
như hoa hồng, môi giới, chi phí thuê thùng đựng hàng, chi phí nguyên vật
liệu và nhân công gói hàng.v.v, các khoản điều chỉnh không bắt buộc, như

chi phí vận tải hàng hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi phí bảo hiểm hàng
hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu,
dỡ hàng, chuyển hàng, sang mạn.v.v.
áp dụng Hiệp định này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt
động nhập khẩu một số lợi ích:
- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch trong chừng mực lớn
nhất có thể, hoặc được xác định theo một trị giá gần gũi nhất với giá thực tế
mua bán của hàng hoá. Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế
đúng theo giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu chứ không phải trên
cơ sở giá tính thuế áp đặt, tất cả các vướng mắc về trị giá giao dịch sẽ được
kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá được giải phóng.
- Nâng cao tính tích cực, chủ động trong doanh nghiệp do hệ thống các
nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnh nên
các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài mà
không sợ ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá.
- Với cơ chế xác định giá trị tính thuế ổn định, quy trình thủ tục xác định giá
đơn giản, hàng hoá được giải phóng nhanh, tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp bán hàng và thu hồi vốn.
- Doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước
những quy định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ cho là
không hợp lý.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
♠ Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam và được thực hiện như sau:
* Đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp
dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính,
hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy
định về việc xác định trị giá tính thuế đố với hàng nhập khẩu theo nguyên
tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7- Hiệp định chung về thuế quan và thương

mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số
118/2003/TT/BTC nêu trên.
- Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng không thuộc
đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của
Bộ Tài chính thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán mà người mua
đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hóa nhập khẩu.
Tổng cục hải quan hướng dẫn cụ thể việc xác định giá tính thuế nêu tại
điểm này.
- Một số trường hợp đặc biệt được hướng dẫn thêm như sau:
+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê thì giá tính thuế nhập khẩu
là giá thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thực phải trả theo hợp
đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có
liên quan dến việc đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửa chữa thì
giá tính thuế khi nhập khẩu trở lại Việt Nam là chi phí sửa chữa thực phải trả
theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp,
hợp lệ có liên quan đến việc sữa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
Giá thuê thực phải trả hoặc chi phí sửa chữa thực phải trả tại điểm nêu trên
nếu chưa bao gồm chi phí vận tải ( F ) và phí bảo hiểm ( I ) thì phải cộng chi
phí vận tải và phí bảo hiểm vào để xác định giá tính thuế nhập khẩu.
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được các doanh nghiệp tại Việt Nam cung
cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hoá thì giá tính thuế nhập khẩu không
bao gồm khoản thuế giá tị gia tăng đối với phí bảo hiểm ( I ) và chi phí vận
tải ( F ).
+ Hàng hóa nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành theo hợp đồng mua
bán hàng hoá ( kể cả hàng hoá gửi sau) nhưng giá ghi trên hợp đồng mua
bán hàng hoá không tính thanh toán riêng đối với số hàng hoá bảo hành thì
giá tính thuế là giá bao gồm cả trị giá hàng hoá bảo hành.

+ Hàng nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, tạm miễn thuế, đã đưa
vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích được miễn thuế, tạm
miễn thuế trước đây phải nộp thuế thì giá tính thuế nhập khẩu được xác định
dựa trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá tính theo thời gian sử dụng và lưu
lại tại Việt Nam ( tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm tính thuế ) và
được xác định cụ thể như sau:
Bảng 1: Giá tính thuế đối với hàng hoá mới ( chưa qua sử dụng ).
Đơn vị tính: %
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thời gian sử dụng và lưu lại tại
Việt Nam
Giá tính thuế nhập khẩu = ( % )
Giá hàng hoá mới tại thời điểm
tính thuế
Từ 6 tháng trở xuống (được tính
tròn là 183 ngày)
90%
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được
tính tròn là 365 ngày)
80%
Từ trên 1 năm đến 2 năm 70%
Từ trên 2 năm đến 3 năm 60%
Từ trên 3 năm đến 5 năm 50%
Từ trên 5 năm 40%

Nguồn: Thông tư số 87/2004/TT/BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính
Bảng 2: Giá tính thuế đối với loại hàng hoá đã qua sử dụng.
Đơn vị tính: %

Thời gian sử dụng và lưu lại tại
Việt Nam
Giá tính thuế nhập khẩu = ( % )
Giá hàng hoá mới tại thời điểm
tính thuế
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ 6 tháng trở xuống (được tính
tròn là 183 ngày)
60%
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được
tính tròn là 365 ngày)
50%
Từ trên 1 năm đến 2 năm 40%
Từ trên 2 năm đến 3 năm 35%
Từ trên 3 năm đến 5 năm 30%
Từ trên 5 năm 20%
Nguồn: Thông tư số 87/2004/TT/BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính
* Đối với hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc
hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính
thuế nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương quy định. Tổng cục Hải quan
hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc phù
hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận thương mại qua
giá.
♠Tỷ giá tính thuế.
Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân hàng ngày.
Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân hàng ngày (hoặc
có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá) hoặc thông tin không đến được

cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo
tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên
Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô
la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thị trường liên
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị
trường quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
♠ Đồng tiền nộp thuế.
Thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng nộp
thuế muốn nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển
đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
c. Thuế suất.
Thông thường thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng theo 3 cấp độ:
Thứ nhất, cấp độ bảo hộ thông thường.
Thứ hai, cấp độ bảo hộ triệt để.
Thứ ba, cấp độ bảo hộ th ấp hay không bảo hộ.
Tương ứng với mỗi cấp độ bảo hộ thì có một loại thuế suất riêng tượng ứng
với nó, bao gồm: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất
thông thường, cụ thể như sau:
* Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ
từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam. Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho
từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) từ
nước hoặc khối nước đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam. Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh
sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã có thoả

thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập
khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối
nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu
vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao
lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất ưu
đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quy định trong thoả
thuận.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc
khối nước đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt
Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành.
- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong
Danh mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng nước
hoặc khối nước do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền
công bố.
- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt
thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng
nước hoặc khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quy định khi
làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan vẫn tính thuế theo mức thuế suất ưu
đãi đặc biệt hoặc thuế suất ưu đãi theo cam kết và kê khai của đối tượng nộp
thuế. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá hàng hoá
nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình (C/O) theo đúng quy định cho
cơ quan Hải quan. Trường hợp không xuất trình được C/O theo đúng quy

định thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định
hiện hành.
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập
khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thoả thuận
về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu.
Thuế suất thông thường cao hơn không quá 70% (bảy mươi phần trăm) so
với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi và được tính như sau:
Thuế suất = Thuế suất + Thuế suất × 70%
Thông thường ưu đãi ưu đãi
* Hàng hoá nhập khẩu trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu thuế
bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối được thực hiện
theo văn bản hướng dẫn riêng. Cụ thể như sau:
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá
thấp so với giá thông thường của hàng hoá cùng loại do có sự trợ cấp của
nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá
tương tự của Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự
phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối
xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
Thông qua việc quy định 3 loại thuế suất thuế nhập khẩu (thuế suất ưu đãi,
thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường) để áp dụng cho hàng hoá
nhập khẩu từ nước hoặc khối nước có quan hệ thương mại khác nhau đối với
Việt Nam đã góp phần thúc đẩy các nước có quan hệ thương mại với Việt
Nam nhưng chưa ký kết Hiệp định thương mại về đối xử tối huệ quốc với
Việt Nam thực hiện ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam (Hiệp định
Việt Nam-Hoa Kỳ được ký trong bối cảnh như vậy). Hoặc quy định thuế bổ

22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sung nhằm tạo cơ sở răn đe những nước, những tổ chức có các hành vi này
đối với Việt Nam.
1.2.3. Phương pháp tính thuế nhập khẩu.
Số thuế Số lượng hàng hoá Giá Thuế suất
nhập khẩu = nhập khẩu × tính × từng
phải nộp thực tế thuế mặt hàng
Có thể sử dụng một trong những phương pháp sau để xác định số thuế nhập
khẩu phải nộp cho Nhà nước đó là:
* Thứ nhất, phương pháp tính thuế theo tỷ lệ.
Thuế nhập khẩu được tính theo một tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị thực tế
của hàng hoá nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu phải nộp theo tỷ lệ phần trăm sẽ
thay đổi tuỳ theo trị giá nhập khẩu thực tế của hàng hoá. Chẳng hạn như quy
định thuế nhập khẩu phải nộp của một lít xăng là 20% / giá nhập khẩu của
một lít xăng.
Phương pháp tính thuế này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nên được áp
dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay trên thế giới trong việc tính thuế nhập
khẩu cho các hàng hoá nhập khẩu.
* Thứ hai, phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá.
Thuế nhập khẩu được tính theo đơn vị hàng hoá nhập khẩu (gọi là thuế
tuyệt đối). Số thuế được tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng
hoá nhập khẩu.
Đây là hình thức thuế phức tạp và đòi hỏi rất khoa học khi tính toán xây
dựng số tiền thuế phải nộp nhưng lại đơn giản trong khi thu thuế. Do thu
thuế theo một số tiền cụ thể nên số thuế thu được không phụ thuộc vào giá
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kê khai. Ví dụ quy định thuế nhập khẩu phải nộp là 500 VN đồng/ một lít
xăng nhập khẩu không phân biệt giá nhập khẩu là bao nhiêu.

Phương pháp này tuy đơn giản ở khâu thu thuế nhưng lại rất khó khăn
trong việc xác định số tiền thuế phải nộp cho mỗi đơn vị hàng hoá. Vì vây,
nó không được áp dụng phổ biến như phương pháp tính thuế tỷ lệ. Phương
pháp này thường được sử dụng trong trường hợp Nhà nước muốn làm cho
thị trường tiêu dùng trong nước trở thành thị trường hàng hoá cao cấp.
* Thứ ba, phương pháp tính thuế kết hợp.
Thuế nhập khẩu hỗn hợp là phương pháp tính thuế dựa theo tỷ lệ phần
trăm trên giá trị hàng hoá sau đó cộng với mức thuế tính theo đơn vị hàng
hoá. Đây là trường hợp áp dụng kết hợp của thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ.
Ví dụ, quy định thu thuế nhập khẩu đối với xăng nhập khẩu là thu thuế nhập
khẩu 15% + 30 USD / tấn.
Phương pháp tính thuế này cũng ít được áp dụng phổi biến bởi vì rất phức
tạp trong khâu tính thuế nhập khẩu cho các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là
việc tính thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng cùng một lúc.
* Thứ tư, phương pháp tính thuế theo hạn ngạch hàng hoá nhập khẩu
(hạn ngạch thuế quan).
Hạn ngạch thuế quan là việc áp dụng mức thuế suất thấp (đôi khi bằng
không) cho một lượng nhập khẩu cụ thể của một hàng hoá xác định gọi là
thuế trong hạn ngạch và áp dụng thuế suất cao hơn cho lượng nhập khẩu
vượt quá mức hạn ngạch cho phép gọi là thuế ngoài hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quan một mặt vừa đảm bảo cho các nước vẫn có thể duy trì
được mức bảo hộ tương đương, mặt khác tạo cơ hội thâm nhập thị trường
cho hàng hoá của các nước khác vào thị trường trong nước, góp phần thực
hiện từng bước tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Cơ chế tác động của hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu:
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hạn ngạch thuế quan có thể tác động đến động cơ nhập khẩu của các nhà
nhập khẩu. Ảnh hưởng của hạn ngạch thuế quan đối với thương mại phụ
thuộc vào lượng cầu nhập khẩu.

Trường hợp 1: Nếu nhu cầu nhập khẩu trong nước không đủ lớn để hỗ trợ
nhập khẩu ở mức giá thế giới, thậm chí ngay cả khi không có thuế trong hạn
ngạch thì sẽ không có nhập khẩu, vì khi đó nhập khẩu là không có lãi
(Đường cầu nhập khẩu 1).
Trường hợp 2: Cầu nhập khẩu trong nước tăng dẫn đến nhập khẩu trong
hạn ngạch là có lãi nhưng nhu cầu này không đủ lớn để nhập khẩu hết hạn
ngạch. Do đó, hạn ngạch thuế quan trong trường hợp này chỉ có tác dụng
như thuế nhập khẩu thông thường với mức thuế suất trong hạn ngạch.
(Đường cầu nhập khẩu 2).
Trường hợp 3: Nhu cầu nhập khẩu trong nước đủ lớn để nhập khẩu hết
hạn ngạch nhưng không đủ để nhập khẩu vượt quá hạn ngạch mà vẫn có lãi.
Như vậy, các nhà nhập khẩu sẽ muốn có được cơ hội nhập khẩu trong hạn
ngạch để hưởng thuế suất thấp. Ngoài ra, cơ hội được nhập khẩu trong hạn
ngạch còn tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu kiếm lợi mà không phải chịu rủi
ro đối với lô hàng nhập khẩu vì nhu cầu trong nước là xác định. Do có rất
nhiều nhà nhập khẩu muốn được như vậy nên việc tiến hành phân bổ hạn
ngạch cho các nhà nhập khẩu là cần thiết. Trong trường hợp này xuất hiện
khái niệm lãi hạn ngạch, đây là phần chênh lệch giữa giá trong nước và giá
thế giới đã tính thuế trong hạn ngạch mà nhà nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ
được hưởng. Trên thực tế, khi phân bổ hạn ngạch bằng đấu giá, các nhà nhập
khẩu sẽ trả giá cho quyền được nhập khẩu trong hạn ngạch xấp xỉ bằng phần
lãi hạn ngạch này. (Đường cầu nhập khẩu 3).
25

×