Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TỔ CHỨC CỦA TÀU TRONG TÌNH HUỐNG KHÂN CẤP pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.28 KB, 30 trang )

TỔ CHỨC CỦA TÀU TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Thuyền trưởng Đội chỉ huy - trên buồng lái hoặc vị trí chỉ huy thích hợp nhất;
Máy trưởng Phụ trách tại hiện trường hoặc Đội chỉ huy tùy theo tình hình;
Thuyền phó nhất Phụ trách tại hiện trường;
Thuyền phó hai Thông tin liên lạc - đi cùng với Đội chỉ huy;
Máy hai Phụ trách tại hiện trường hoặc Đội ứng phó tùy theo tình hình
Máy ba và máy tư Đội trưởng đội ứng phó;
Thuyền phó ba Đội trưởng đội ứng phó hoặc đội hỗ trợ;
Thủy thủ Thành viên của Đội ứng phó;
Phục vụ Thành viên của Đội hỗ trợ;
Thực tập/ Người đi theo tàu Thành viên của Đội ứng phó hoặc hỗ trợ.
3.5 Danh môc kiÓm tra cña §éi chØ huy trong t×nh huèng khÈn cÊp
 Phát tín hiệu cấp cứu (khi cần thiết)
 Ghi chép và khẳng định kết quả việc tập trung thuyền viên
 Đánh giá tính nổi, độ ổn định, sức bền của tàu
 Đánh giá nguy hiểm nội bộ, khả năng cháy, hóa chất độc hại
 Suy xét khả năng tồn tại nếu ở lại tàu
 Lên danh sách mối nguy hiểm trực tiếp - Tất cả đã được đề cập đến?
 Những cố gắng để ngăn chặn/ kiểm soát sự cố có thể gây ra nguy hiểm cho thuyền
viên.
 Thuyền/ bè cứu sinh đã được chuẩn bị trước?
 Những cố gắng để ngăn chặn/ kiểm soát sự cố có thể tiếp tục? (Mệt mỏi/ Căng
thẳng)
ĐỘI CHỈ HUY
TRÊN BUỒNG LÁI
SỸ QUAN PHỤ TRÁCH
TẠI HIỆN TRƯỜNG
ĐỘI ỨNG PHÓ 1 ĐỘI ỨNG PHÓ 2 ĐỘI HỖ TRỢ
SỸ QUAN PHỤ TRÁCH
THÔNG TIN LIÊN LẠC
 Bạn đã nhường lại vị trí chỉ huy để nghỉ?


 Hỗ trợ công việc chỉ huy bằng việc tham khảo nhận định của người khác về sự tiến
triển của tình hình.
 Phân công nhiệm vụ đầy đủ, (đặc biệt về thông tin liên lạc và ghi chép)
 Tránh làm ảnh hưởng đến khả năng đánh giá tình hình
 Đã cân nhắc việc cảnh báo những tàu lân cận (thông báo khẩn cấp và an toàn) và
thông báo cho quốc gia ven biển gần nhất?
 Đã thông báo để tập trung đội Đội ứng phó sự cố của Công ty?
 Tất cả các thiết bị thông tin đã được sử dụng?
 Đã tham khảo (hoặc giao trách nhiệm này) Sổ tay các quy trình ứng phó sự cố?
 Đã bố trí để có sẵn đủ nước ngọt và lương thực?
 Đội chỉ huy có ngăn ngừa việc đánh giá hư hỏng và đánh giá sự toàn vẹn của hệ
thống?
 Thu thập và đánh giá tác động của thời tiết qua bản dự báo định kỳ.
 Tiến hành kiểm tra những việc sau:
 Khả năng thành công của các cố gắng ngăn chặn sự cố.
 Sự sống còn nếu lưu lại trên tàu.
 Cần thiết phải sơ tán một phần
 Lượng dự trữ nước ngọt, thực phẩm, điện ắc quy dự trữ, và nhiên liệu máy phát sự
cố.
 Thông tin bổ sung cho Đội ứng phó sự cố của Công ty, Trung tâm phối hợp tìm
kiếm gần nhất và các tàu trong khu vực.
QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI CÓ CÁC TÌNH HUỐNG NGUY CẤP XẢY RA
1. NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN
1.1Phát hiện ra ngay
Người phát hiện ra có người rơi xuống
 Báo ngay cho Buồng lái và những người xung quanh.
 Chỉ rõ người rơi bên mạn nào
Sỹ quan boong trực ca
1. Dừng máy chính.
2. Bẻ lái về phía có người rơi xuống biển

3. Báo buồng máy. Đồng thời đánh dấu vị trí người rơi xuống nước trên hải đồ hoặc
GPS. Ném một hoặc cả đèn và phao khói đặt ở hai cánh gà Buồng lái.
4. Cử người theo dõi nạn nhân bằng mắt liên tục.
5. Gọi Thuyền trưởng. Phát tín hiệu chuông báo động cứu người rơi xuống biển.
6. Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Thuyền phó ba) theo
đúng quy định đã phân công.
7. Xác định thời gian và vị trí tàu.
8. Ghi các biện pháp được thực hiện vào Nhật ký
Thuyền trưởng
1. Tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để cứu nạn nhân (Williason Turn).
2. Nếu không tìm thấy ngay người bị nạn thì hoạt động tìm kiếm phải tiến hành theo
Hướng dẫn tìm kiếm và cứu nạn - IAMSAR của IMO.
3. Thông báo cho các tàu ở lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung tâm tìm kiếm
và cứu nạn
4. Báo cáo về Công ty.
5. Nếu Người bị nạn không tìm thấy hoặc tìm thấy nhưng đã chết, Thuyền trưởng phải
xin ý kiến Công ty.
Thuyền phó hai
Trực rađio để chuyển Báo cáo và yêu cầu của Thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu
quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Duy trì sự thông tin liên lạc thường xuyên với họ.
Máy trưởng:
Có mặt ở buồng máy. Đặt máy chính ở tình trạng sẵn sàng điều động.
Thuyền phó nhất và Đội ứng phó 1
Chuẩn bị để hạ ca nô cứu sinh
Hạ một ca nô cứu sinh khi tàu tới nơi xảy ra tai nạn để vớt người rơi xuống biển
Đội ứng phó 2 và Đội hỗ trợ
Sẵn sàng các phương tiện sơ cứu
1.2 Không phát hiện ngay
Người phát hiện có người mất tích hay có thể đã rơi xuống biển phải báo ngay cho Buồng

lái.
Sỹ quan boong trực ca
1. Gọi Thuyền trưởng
2. Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
3. Thông báo cho Buồng máy biết
4. Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Thuyền phó ba) theo đúng
quy định đã phân công
5. Xác định thời gian và vị trí tàu
6. Ghi các biện pháp được thực hiện vào Nhật ký
Thuyền trưởng
1. Tổ chức tìm kiếm ở trên tàu để chắc chắn rằng anh ta đã bị mất tích
2. Giảm tốc độ tàu
3. Thông báo cho các tàu ở lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung tâm tìm kiếm và
cứu nạn
4. Báo cáo về Công ty
5. Cần chú ý những vấn đề sau:
• Những nhận xét về người mất tích; thấy anh ta lần cuối cùng khi nào, ở đâu
• Các điều kiện và những thông tin có liên quan khác (hoàn cảnh gia đình, đặc
tính cá nhân anh ta)
• Nhiệt độ nước biển
• Hướng đi của tàu tại thời điểm xảy ra tai nạn
• Thay đổi hướng và thời gian đổi hướng
• Tầm nhìn trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn
• Hướng, tốc độ của gió và dòng chảy
• Tốc độ trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn
• Phương vị và khoảng cách tới những tàu khác
Thuyền trưởng phải dựa vào những điều trên đây để quyết định có quay tàu lại
hay không. Mặc dù thời gian có thể đã lâu nhưng nếu còn hy vọng-dù mỏng manh
thì cũng phải quay tàu lại.
6. Xác định và thống nhất giờ trên tàu

7. Chuyển vị trí tàu sang một Hải đồ sạch
8. Quay lại đúng vết đường đã đi
Thuyền phó hai
Trực rađiô để chuyển Báo cáo và yêu cầu của Thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu
quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Duy trì sự thông tin liên lạc thường xuyên với họ
Máy trưởng
Có mặt tại buồng máy và đặt máy chính ở tình trạng sẵn sàng.
Các sỹ quan, thuyền viên phải quan sát kỹ hai bên đường tàu đi.
2. BỎ TÀU
Phát tín hiệu cấp cứu bằng một hoặc các thiết bị sau:
Phát lúc: giờ
1. INMARSAT ‘C’ khối 1 hoặc 2 trên buồng lái.
2. Thiết bị gọi chọn số (DSC).
3. MF/HF cho các trạm bờ và các tàu khác trên các tần số cấp cứu của các kênh 2, 4,
6, 8 hoặc 12 MHz
4. Kênh 16 VHF
5. INMARSAT ‘M’ trong buồng thuyền trưởng.
6. Khối phát tín hiệu cấp cứu INMARSAT ‘C’ từ xa đặt trong buồng VTĐ.
7. Các cách khác như được mô tả trong phụ lục 4 của Quy tắc tránh va trên biển.
Các thiết bị mang theo
1. EPIRB -406 Mhz đặt ở cánh gà bên phải buồng lái. Thiết bị nổi này có thể hoạt
động bằng tay hoặc tự động.

2. Ba máy VHF kín nước và các pin dự phòng trên bàn phòng hải đồ. 
3. Hai phao định vị rađa Transponder (SART) treo phía bên trong cạnh hai cửa ra
cánh gà buồng lái . Không được kích hoạt nếu không phát hiện có tàu ở lân cận .

4. Các thuốc trong buồng Thuyền trưởng 
5. Túi dụng cụ y tế và thuốc trong buồng y tế. 

6. Pháo hiệu bổ sung ở mạn ngoài của cánh gà buồng lái. 
7. Chăn, quần áo bảo hộ, thực phẩm như là nước hoa quả đòng hộp. 
8. Bổ sung nước ngọt vào các bình chứa sạch. 
9. Dụng cụ cầm tay. 
10. Dụng cụ và ấn phẩm hàng hải gồm: 
• Các hải đồ, la bàn, compa, thước song song.
• Sextant
• Lịch thiên văn hàng hải
• Máy tính
Bảng thuỷ triều.
3. CHÁY TRONG KHU VỰC BUỒNG Ở
Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông báo động hoặc còi tàu. Phát vào
lúc giờ.

2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết. Chú ý đám cháy có thể làm hỏng hệ thống thông tin nội bộ.

3. Khởi động bơm cứu hỏa. 
4. Đóng thông gió khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc giờ. 
5. Đóng cửa túp lô và cửa ra vào khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc giờ. 
6. Sẵn sàng máy chính. 
7. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy.
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.

Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy phù hợp. 
2. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
3. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
4. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của

cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

5. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
6. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái .
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp.

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy, và khu vực lân cận khi cần
thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ
TRÁCH tại hiện trường vào lúc giờ.

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng
để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khu sinh hoạt trong khi
Đội ứng phó 1 chống cháy. Phun nước làm mát vách.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 
2. Đóng các thông gió từ bên ngoài. 

3. Đóng các cửa túp lô và cửa ra vào khu sinh hoạt. 
4. Phun nước làm mát vách. 
5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
6. Tuần tra khu vực xung quanh khu sinh hoạt 
7. Giúp chăm sóc người bị thương. 
8. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
9. Chuẩn bị xuồng cứu sinh sẵn sàng để bỏ tàu khi cần thiết. Chuyển bè cứu sinh
ra boong chính để không bị ảnh hưởng của đám cháy

10. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
11. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có radio cầm tay VHF được chỉ
định phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.
3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi
sỹ quan phụ trách.
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có máy VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội
ứng phó.
5. Sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu sinh hoạt.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
7. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa sự cố từ buồng điều khiển chống
cháy.
Lưu ý các hóa chất cất giữ trong các kho ở khu sinh hoạt khi cháy có thể sinh ra hơi độc hại.
4. CHÁY TRONG KHU VỰC BUỒNG MÁY

Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Phát vào lúc
giờ.

2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết.

3. Khởi động bơm cứu hỏa. 
4. Đóng thông gió buồng máy. Xác nhận vào lúc giờ. 
5. Đóng thông gió khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc giờ. 
6. Sẵn sàng máy chính. 
7. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. 
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.
Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy chính. 
2. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
3. Suy xét khả năng tồn tại nếu ở lại tàu. 
4. Xem xét việc phát tín hiệu cấp cứu. Phát đi lúc giờ. 
5. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
6. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của
cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

7. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
8. Tiếp Báo chí. Chỉ dẫn Báo chí, Truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên
bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái .
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí

khác phù hợp. Giữ liên lạc bằng VHF.

2. Nếu có thể, ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy, và các vùng lân
cận khi cần thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI
PHỤ TRÁCH tại hiện trường.

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
4. Khi yêu cầu, vận hành hệ thống dập cháy bằng Halon và nước phun sương. 
5. Ngắt nhiên liệu tới máy chính và máy phụ khi cần thiết. 
Người phụ trách tại hiện trường
Máy hai, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Nếu cần thiết, đội ứng phó sẽ
là đội tấn công sử dụng vòi rồng, hoặc/ và cứu người bị kẹt.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Đội ứng phó 2 có thể cứu người từ khu vực buồng
máy trong khi Đội ứng phó 1 tiếp tục chống cháy. Đội ứng phó 2 phun nước làm mát vách
khu vực lân cận.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 
2. Đóng các thông gió từ bên ngoài và tấm chắn lửa ống thông gió. 
3. Phun nước làm mát vách trong khu vực lân cận. 
4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
6. Tuần tra khu vực sinh hoạt. 
7. Giúp chăm sóc người bị thương. 
8. Chuẩn bị xuồng cứu sinh sẵn sàng để bỏ tàu trong trường hợp tình hình trở nên
tồi tệ và cần thiết phải bỏ tàu.


9. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
10. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có máy VHF cầm tay được chỉ
định phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dùng VHF cho việc liên lạc quan trọng. Tránh chỉ ra những điều rõ ràng.
3. Khi sử dụng VHF, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ
quan phụ trách.
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể người ghi phải có VHF để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó.
5. Nếu cần thiết sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu vực buồng máy.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi
cần thiết và tránh khu vực sự cố.
7. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển
chống cháy.
Lưu ý vị trí để hóa chất, vì chúng có thể tác động đến đám cháy và chất lượng không khí.
5. CHÁY TRONG KHU VỰC HẦM HÀNG
Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. 
2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết. Thông báo lúc giờ

3. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. 
4. Đóng thông gió, và các lỗ đo của hầm hàng bị cháy và hầng hàng bên cạnh.
Xác nhận vào lúc giờ.


5. Sẵn sàng máy chính. 
6. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy.
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.

Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. 
2. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
3. Kiểm tra sơ đồ xếp hàng và tính chất của hàng hóa 
4. Khói tỏa ra có phải hơi độc không? 
5. Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong 
6. Kiểm tra nhiệt độ hầm hàng đang cháy và các hầm lân cận 
7. Đánh giá khả năng đám cháy bùng trở lại nếu như mở nắp hầm 
8. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
9. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của
cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

10. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
11. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp.

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội
chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào
lúc giờ.


3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng
để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khi Đội ứng phó 1 chống
cháy. Phun nước làm mát vách khu vực xung quanh.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 
2. Đóng các thông gió và lỗ đo. 
3. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. 
4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
5. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương 
6. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
7. Tuần tra khu vực xung quanh. 
8. Giúp chăm sóc người bị thương. 
9. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
10. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định
phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.
3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi
sỹ quan phụ trách.

4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng
phó.
5. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
7. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống
cháy.
Cách tốt nhất để chống cháy bắt nguồn ở hầm hàng là đóng chặt thông gió để làm cạn nguồn
ôxy và sử dụng hệ thống dập cháy cố định trên boong.
6. CHÁY TRONG KHU VỰC BUỒNG BƠM
Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. 
2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết. Thông báo lúc giờ

3. Ngừng làm hàng. Xác nhận vào lúc giờ. 
4. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. 
5. Đóng thông gió. Xác nhận vào lúc giờ. 
6. Sẵn sàng máy chính. 
7. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy.
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.

Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. 
2. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
3. Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong 
4. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
5. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của

cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

6. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
7. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp.

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội
chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào

lúc giờ.
3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng
để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khi Đội ứng phó 1 chống
cháy. Phun nước làm mát vách khu vực xung quanh.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 
2. Đóng các thông gió. 

3. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. 
4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
5. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương 
6. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
7. Tuần tra khu vực xung quanh. 
8. Giúp chăm sóc người bị thương. 
9. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
10. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định
phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.
3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi
sỹ quan phụ trách.
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng
phó.
5. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
7. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống
cháy.
Cách tốt nhất để chống cháy bắt nguồn ở buồng bơm là đóng chặt thông gió để làm cạn nguồn
ôxy và sử dụng hệ thống dập cháy cố định trên boong.
7. CHÁY TRONG KHU VỰC BẾP
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. phát vào

lúc giờ.

2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết.
Lưu ý đám cháy có thể làm hỏng hệ thống thông tin nội bộ.

3. Khởi động bơm cứu hỏa. 
4. Đóng thông gió khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc giờ. 
5. Nếu cần thiết, đóng thông gió buồng máy. 
6. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy.
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền
viên tại vị trí xảy ra cháy phải theo quy ước thông báo về sự có mặt của mình
về nơi tập hợp để kiểm tra quân số.
Trong mọi trường hợp không được sử dụng nước để dập lửa đám cháy do
dầu ăn/ mỡ. Dùng nước sẽ phát tán đám cháy và gây ra bỏng nặng.

Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
2. Thực hiện kế hoạch xử lý sự cố. 
3. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
4. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của
cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

5. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
6. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng

1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp. Giữ liên lạc bằng VHF.

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy, và khu vực lân cận khi cần
thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ
TRÁCH tại hiện trường vào lúc giờ.

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Là đội chống cháy. Triển khai rồng để phun nước làm mát vách, chống cháy tại nơi xảy ra
cháy nếu tiếp cận được. Trong mọi trường hợp, sử dụng quần áo cứu hỏa và thiết bị thở.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Hỗ trợ Đội ứng phó 1 chống cháy. Sơ tán người bị
thương.
Đội hỗ trợ
1. Dự phòng cho đội chống cháy để phun nước làm mát vách 
2. Đóng các thông gió khu sinh hoạt. 
3. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 
4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
6. Giúp chăm sóc người bị thương. 
7. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
8. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có radio cầm tay VHF được chỉ
định phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:

1. Có thể ngắt nguồn điện cho nhà bếp tại chỗ hoặc từ buồng máy.
2. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Tránh hét vào máy.
3. Chỉ dùng VHF cho những thông tin quan trọng
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có máy VHF để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó.
5. Nếu không đủ rồng tại khu vực, sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu sinh hoạt hoặc
trên boong chính. Cần phải có vòi phun sương.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy.
8. CHÁY TRÊN BOONG
Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. 
2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,
nếu cần thiết. Thông báo lúc giờ

3. Ngừng làm hàng. Xác nhận vào lúc giờ. 
4. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. 
5. Sẵn sàng máy chính. 
6. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy.
Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp.

Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. 
2. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 
3. Xem xét việc sử dụng nước hay bọt để chữa cháy 
4. Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong 
5. Kiểm tra xem đã sử dụng tối đa các họng cứu hỏa trên boong 
6. Kiểm tra và giám sát nhiệt độ của hầm hàng phía dưới 

7. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 
8. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của
cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận.

9. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 
10. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.

Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp.

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội
chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào
lúc giờ.

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng
để chống cháy.
Đội ứng phó 2
Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở, phun nước làm mát vách khu vực xung quanh.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm:
1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 

2. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. 
3. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 
4. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương 
5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 
6. Tuần tra khu vực xung quanh. 
7. Giúp chăm sóc người bị thương. 
8. Sơ tán nhân viên trên bờ. 
9. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu
vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định
phụ trách những người trên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.
2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.
3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi
sỹ quan phụ trách.
4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.
Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng
phó.
5. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố.
6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy.
9. TÀU ĐÂM VA, MẮC CẠN, HƯ HỎNG KẾT CẤU, NƯỚC VÀO TÀU
Hành động ứng phó
1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Phát vào
lúc giờ.

2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế,

nếu cần thiết. Lưu ý, có thể phải bố trí một vị trí tập hợp trong khu phòng ở nếu
tàu đâm va với tàu chở xô hàng lỏng.

3. Khởi động bơm cứu hỏa nếu xảy ra cháy hoặc có khả năng phát cháy. 
4. Đóng thông gió khu sinh hoạt và buồng máy nếu có thể xảy ra cháy. 
Thuyền trưởng
1. Dừng máy khi đâm va hay mắc cạn xảy ra, lưu ý rằng trong nhiều trường hợp
cần duy trì vòng quay chân vịt về phía trước để tránh tàu khác bị chìm nếu tàu
đâm sâu và tàu kia.

2. Nếu hỏng kết cấu gây nguy hiểm đến an toàn của tàu, đổi hướng hoặc/ và tốc
độ để giảm thiểu lắc tàu của tàu và ứng suất ở khu vực sự cố.

3. Phát tín hiệu an toàn, khẩn cấp hoặc cấp cứu phù hợp. Phát đi lúc giờ. 
4. Phối hợp với cứu nạn từ tàu khác hoặc từ phía bờ.
5. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu
sự cố trên bờ.
Thuyền phó hai
Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí
khác phù hợp.
2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội
chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào
lúc giờ.

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy.
Người phụ trách tại hiện trường
Thuyền phó nhất hoặc Máy nhất sẽ nhận trách nhiệm phụ trách tùy thuộc vào nơi xảy ra
sự cố.

Dựa vào các thông số đo sâu, Thuyền phó nhất tính toán độ ổn định của tàu khi hư hỏng
và thông báo cho Thuyền trưởng. Các thông số này được sử dụng để đánh giá tình trạng
tàu sau khi làm nổi tàu nếu bị mắc cạn.
Phải đánh giá sát thực khả năng nổi của tàu sau khi bị đâm va.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Đo độ sâu két dằn và các hầm. Báo cáo thông số tới Thuyền phó nhất và Thuyền trưởng.
Đo sâu xung quanh tàu nếu tàu bị mắc cạn.
Nếu có cháy nổ xảy ra hoặc có thể xảy ra cháy nổ, phải tiến hành chống cháy.
Đội ứng phó 2
Đo sâu trong buồng máy và báo cáo với Máy trưởng và Thuyền trưởng. Chống cháy nếu
cần thiết.
Đội hỗ trợ
Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ:
1. Hỗ trợ các hoạt động của đội ứng phó.
2. Chuẩn bị hạ xuồng cứu sinh và tăng cường thêm thực phẩm, đồ y tế, chăn. Hạ xuồng
xuống mặt boong.
3. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương.
4. Giúp chăm sóc người bị thương, đặt người bị thương càng gần xuồng cứu sinh càng
tốt.
5. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự
cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách
những người trên.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần
thiết và tránh khu vực sự cố.
2. Chỉ những người có nhiệm vụ được ra boong.
3. Phải cố gắng hạn chế hoặc ngăn chặn tốc độ nước tràn vào tàu, đặc biệt là các
khoang có mặt thoáng tự do lớn.
4. Một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn nước tràn vào tàu ở các khu vực nằm dưới

mớn nước là dùng khí nén. Để đạt được kết quả tốt, các lỗ thoát khí và thông gió
phải được bịt kín, sau đó bơm khí nén vào.
5. Sau khi đâm va, tàu sẽ không tránh khỏi bị nghiêng. Độ nghiêng có thể sẽ rất lớn và
khi có chuông báo động sẽ gây hoảng loạn thuyền bộ tàu. Để tránh tình trạng này,
khi tiến hành các cuộc thực tập phải thông báo cho thuyền viên biết là tàu có tính nổi
dự trữ rất lớn, trong hầu hết các trường hợp, nghiêng tàu do đâm va không thôi sẽ
không gây nguy hiểm trầm trọng.
6. Nếu thấy có nguy cơ tàu sẽ gẫy hay chìm, phải tiến hành bỏ tàu kịp thời.
7. Nếu tàu bị mắc cạn, đo sâu xung quanh tàu để xác định xem phần nào và độ rộng
của đáy tàu nằm trên cạn
8. Phải quan sát hoặc tính toán độ chênh lệch thủy triều và thời điểm khi thủy triều
thấp nhất và cao nhất.
9. Nếu tàu bị dạt vào bờ do thủy triều hoặc thời tiết, xem xét việc dằn tàu hoặc trải xích
neo ra để hạn chế trôi dạt.
10. Tiến hành mọi cố gắng để hạn chế rò rỉ dầu từ các két bị hư hỏng. Lượng dầu trong
các két thủng phải được chuyển sang két lành hoặc két dằn.
Trong trường hợp đâm va, chỉ hỗ trợ tàu khác khi đảm bảo rằng tàu ở tình trạng ổn định và an
toàn.
10. QUY TRÌNH LÁI SỰ CỐ
Hành động ứng phó
Chuyển sang chế độ lái ở buồng máy lái
Trên buồng lái:
• Chuyển công tắc trên máy lái từ vị trí lái tự động sang lái tay
• Chuyển công tắc nguồn trên máy lái từ vị trí I hoặc II sang vị trí OFF. Báo cho đội
lái ở buồng máy lái khi đã thực hiện xong.
Trong buồng máy lái:
• Bằng cách xoay tay lái, chuyển chốt hãm sang vị trí Sự cố
• Xoay tay lái thich hợp để điều khiển góc lái theo yêu cầu.
Lưu ý: Trong trường hợp khẩn cấp phải chuyển la bàn lặp lại từ buồng lái tới buồng
máy lái

Chuyển sang chế độ lái ở buồng lái.
Trong buồng máy lái:
• Điều khiển bánh lái tới vị trí giữa tàu.
• Chuyển chốt hãm từ vị trí Sự cố ở buồng máy lái sang vị trí cất giữ
• Thông báo cho buồng lái: “sẵn sàng lái từ buồng lái”
Trên buồng lái :
• Chuyển công tắc nguồn trên máy lái từ vị trí OFF sang vị trí I hoặc II.
• Khi tàu đã giữ hướng ở gần đúng hướng đi đã định, chuyển công tắc trên máy lái từ
vị trí Lái tay sang Tự động
Lưu ý: Nếu la bàn phản ảnh được mang trở lại từ buồng máy lái thì nó phải được
đồng bộ lại với la bàn chính.
Hỏng hệ thống lái
1. Treo đèn và dấu hiệu Tàu mất chủ động. 
2. Sử dụng âm hiệu thích hợp. 
3. Nếu cần thiết, dừng tàu 
4. Phát cảnh báo trên kênh 16 VHF cho các tàu lân cận 
11 HỎNG MÁY CHÍNH, MẤT ĐIỆN
Hành động ứng phó
Sỹ quan boong trực ca
1. Gọi Thuyền trưởng 
2. Treo đèn và dấu hiệu “Tàu mất chủ động”. 
3. Sử dụng âm hiệu thích hợp. 
4. Gọi Máy trưởng, điện trưởng và các sỹ quan máy 
Thuyền trưởng
1. Đánh giá nguy cơ để xem xét việc thả neo hay yêu cầu lai dắt 
2. Phát cảnh báo trên kênh 16 VHF cho các tàu lân cận 
3. Thông báo cho Công ty 
4. Nếu máy chính hỏng, yêu cầu lai dắt 
Máy trưởng và sỹ quan máy
1. Trực trong buồng điều khiển máy 

2. Xác định khu vực hư hỏng 
3. Kiểm tra áp tô mát bảo vệ công suất ngược 
4. Chuyển các bơm chạy tự động sang chế độ chạy bằng tay 
5. Kiểm tra máy theo đúng hướng dẫn của Nhà chế tạo 
6. Đóng lại cầu dao chính 
7. Chạy lại các bơm, các thiết bị phụ và đảm bảo rằng chúng hoạt động bình
thường

8. Chạy lại các quạt gió 
9. Chạy lại các hệ thống của Máy chính và đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt 
10. Khởi động lại Máy chính 
11. Chuyển các bơm sang chế độ tự động 
12. Thông báo cho Buồng lái 
12. NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC ỐM NẶNG
Hành động ứng phó
Công việc sơ cứu
Mọi thuyền viên trên tàu phải hiểu biết về các công việc sơ cứu lập tức khi phát hiện
người bị thương, trong lúc chờ đội cấp cứu đến. Bao gồm:
1. Ngăn chặn chảy máu nhiều.
2. Đặt người bị thương bị bất tỉnh ngay tại vị trí bị nạn.
3. Hô hấp nhân tạo bằng miệng theo phương pháp mũi / mồm.
Những công việc ưu tiên thực hiện:
Khi phát hiện người bị thương:
1. Đảm bảo an toàn cho bản thân, loại trừ nguyên nhân gây ra tai nạn nếu nó đang
tồn tại.

2. Nếu có thể, cách li người bị thương khỏi nguyên nhân nguy hiểm. 
3. Điều trị lập tức cho người bất tỉnh hoặc chảy máu nhiều. Những người khác
điều trị sau.


4. Tìm người hỗ trợ. 
Nếu có hơn 1 người bất tỉnh hay bị thương chảy máu phải:
5. Tìm người hỗ trợ. 
6. Điều trị người bị thương nặng nhất theo thứ tự: 
(i) Chảy máu trầm trọng
(ii) Ngừng thở / ngừng tim
(iii) Bất tỉnh nhân sự.
Chú ý: Nếu người bị thương đang ở trong khu vực kín:
(i) Không vào khu vực kín nếu không có thành viên tổ cấp cứu hành động theo
chỉ dẫn
(ii) Tìm người hỗ trợ và báo cho Thuyền trưởng.
Nguyên tắc chung của sơ cứu trên tàu:
1. Kiểm tra nhanh nạn nhân và mức độ bị thương.
2. Kiểm tra thở, mạch tim và tìm nơi chảy máu trầm trọng:
(i) Cầm máu
(ii) Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo.
(iii) Nếu tim ngừng đập phải hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
3. Di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng và càng ít càng tốt để:
(i) Tránh làm tổn thương thêm, và
(ii) Phòng sốc
4. Đảm bảo nạn nhân trong tư thế thoải mái và quần áo được nới lỏng để dễ hô hấp.
5. Không cởi quần áo quá mức cần thiết. Khi cởi quần áo phải nhẹ nhàng. Khi một
chân bị thương, để thuận tiện cho công việc, tháo quần khỏi chân lành trước sau đó
mới đến chân bị thương. Nếu cần thiết, cắt quần để làm hở vết thương. Khi tháo
giầy: tháo dây buộc và nếu cần thiết thì cắt mũi giầy về phía ngón chân.
6. Do sốc rất nguy hiểm tới tính mạng, vì vậy một trong các vấn đề chính của sơ cứu là
phòng ngừa sốc.
7. Nếu cần thiết phải nẹp chân lập tức.
8. Không sử dụng cồn/ rượu dưới bất kỳ hình thức nào.
9. Không dịch chuyển nạn nhân nếu không thật cần thiét. Phải cầm máu, cố định

xương bị gãy, và điều trị sốc. Đảm bảo sẵn có người và phương tiện để chuyển
người bị thương nhẹ nhàng và có hiệu quả.
10. Một người chỉ được coi là chết khi hội đủ các điều sau:
(i) Không cảm thấy nhịp tim và không nghe thấy gì khi áp tai vào lồng ngực nạn
nhân.
(ii) Ngừng thở
(iii) Mắt mở trừng trừng, mắt toàn lòng trắng.
(iv) Cơ thể lạnh dần.
(v) Hỏi tư vấn y tế qua VTĐ.
Đánh giá chung về tình huống:
Khi đã xác định được là không có sự đe dọa tức thời đến tính mạng thì sẽ có thời gian để
đánh giá tình huống sự quan tâm chăm sóc chắc chắn, nhanh chóng, có hiệu quả và tình
người sẽ làm tình trạng nạn nhân tốt lên.
Chú ý:
(i) Phải điều trị có hệ thống và bình tĩnh.
(ii) Không đưa bất cứ thứ gì vào mồm người bị bất tỉnh.
(iii) Đảm bảo nạn nhân không bị nóng hoặc lạnh.
(iv) Không được đánh giá thấp và điều trị như đối với bị thương nhẹ trong các trường
hợp sau:
• Bất tỉnh
• Nghi ngờ chảy máu trong
• Vết thương thủng bằng vật nhọn,
• Vết thương gần khớp
• Nghi ngờ gãy xương
• Bị thương ở mắt
Nếu còn nghi ngờ, cố gắng gọi và chẩn đoán điều trị theo tư vấn y tế trên VTĐ.
Chăm sóc sau điều trị:
1. Chuyển nạn nhân tới giường trong buồng y tế của tàu để thuận tiện cho việc chăm
sóc vết thương.
2. Không được để người bị bất tỉnh hoặc mê sảng một mình không ai theo dõi.

3. Các biểu hiện quan trọng của nạn nhân phải được ghi lại thường xuyên và đều đặn.
4. Không cho gì vào miệng người bất tỉnh
5. Điều trị và chăm sóc người bị thương theo chương 4 của sách “Hướng dẫn y tế cho
Thuyền trưởng” (The Ship Captain’s Medical Guide) (trang 78).
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Điều chỉnh hướng đi và tốc độ để giảm lắc. 
2. Điều động tàu đến cảng gần nhất có phương tiện y tế thích hợp. 
3. Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để trợ giúp máy bay trực thăng hoặc xuồng
cấp cứu.

4. Đối với chăm sóc kéo dài, bố trí ca chăm sóc thường xuyên 
13. CỨU NGƯỜI RA KHỎI KHU VỰC KÍN
Hành động ứng phó
Khái quát
1. Phát tín hiệu báo động/ tập trung bằng chuông/còi tàu. 
2. Thông báo trên loa công cộng về tình huống sự cố. 
3. Luôn sẵn sàng máy chính nếu xét thấy cần thiết. 
4. Thông gió tối đa khu vực sự cố nếu thấy cần thiết. 
Thuyền trưởng
1. Điều chỉnh hướng đi và tốc độ tàu để giảm lắc.
2. Nếu cần thiết, liên lạc với Hỗ trợ y tế trên VTĐ.
3. Trong cảng, liên lạc với các trạm dịch vụ sự cố địa phương (cứu hoả, cấp cứu y
tế, cảnh sát).
4. Phối hợp với đội cấp cứu trên bờ.
Thuyền phó hai
Đứng trên buồng lái để thông tin liên lạc và sử dụng các trang thiết bị trên buồng lái.
Máy trưởng
1. Có mặt tại buồng điều khiển máy trừ khi xét thấy thay đổi vị trí là thích hợp hơn.
2. Cố vấn kỹ thuật.
Người phụ trách tại hiện trường

Thuyền phó nhất hoặc máy nhất, nếu có mặt, giữ quyền phụ trách đứng càng gần hiện
trường càng tốt.
Đội ứng phó
Đội ứng phó 1
Hai người mặc thiết bị thở để vào khu vực kín sơ tán người có hiệu quả, càng nhanh
chóng, an toàn càng tốt. Bộ thiết bị thở thứ ba được sử dụng cho nạn nhân.
Đội ứng phó 2
Hai người mặc sẵn thiết bị thở sẵn sàng trợ giúp hoặc thay thế cho hai người vào đầu tiên.
Đội hỗ trợ
Trợ giúp các đội ứng phó mặc thiết bị thở và trang bị
1. Nạp lại các chai khí nén đã cạn.
2. Đổi ca cho các thuyền viên sử dụng thiết bị thở khi hoạt động cấp cứu kéo dài.
3. Chuẩn bị cáng và trang thiết bị sơ cứu.
4. Chuẩn bị các dụng cụ nâng khi được yêu cầu.
5. Bố trí thiết bị chiếu sáng di động thích hợp nếu được yêu cầu, miễn là an toàn.
6. Chuẩn bị nơi hạ cánh cho máy bay trực thăng và lập tổ cứu hoả nếu được yêu cầu.
7. Chăm sóc người bị thương.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:
1. Giấy phép vào khu vực kín phải được mọi người vào khu vực kín ký.
2. Nếu cần thiết, phải tháo thiết bị thở và các dụng cụ để có thể chui qua các lỗ vách và
các lỗ tương tự.
Thiết bị thở phải được đưa qua trước khi người chui qua. Điều này cũng được áp
dụng khi cứu người.
3. Đội sử dụng thiết bị thở thứ nhất phải mang theo cáng gấp.
4. Cần thiêt có 4 người cáng người bất tỉnh qua các lỗ vách, hai người ở mỗi bên vách.
5. Bình dưỡng khí rất mau hết khi người sử dụng làm công việc nặng nhọc ở nơi ấm và
ẩm.
6. Việc đổi ca phải được sắp đặt trước cho tổ cấp cứu dùng thiết bị thở, đặc biệt là khi
hoạt động cấp cứu kéo dài.
7. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở.

Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm
soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng
phó.
8. Nói chậm, rõ ràng khi dùng VHF và chỉ dùng cho việc liên lạc quan trọng.
Khi báo cáo trên VHF sử dụng số của các tổ và từ ‘NGƯỜI PHỤ TRÁCH’ khi gọi sỹ quan phụ
trách.
14. CỨU NGƯỜI RA KHỎI BUỒNG MÁY
Hành động ứng phó

×