Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Calcium dễ gây tác dụng phụ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.7 KB, 4 trang )

Calcium dễ gây tác dụng phụ



Calcium đóng hộp rất dễ mua ở các nhà thuốc tại TPHCM. Ảnh: HỒNG
THÚY
Bổ sung calcium là cần thiết nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ,
vì vậy phải cân nhắc.
Calcium là một loại khoáng chất rất cần thiết cho răng, xương, sự đông
máu, dẫn truyền xung thần kinh, kích thích sự tiết hormone, điều hòa nhịp tim
Nói chung, đây là thứ không thể thiếu đối với sức khỏe. Chính vì quan trọng như
thế nên nhiều người thấy con cái còi cọc, chậm lớn là cứ tự mua calcium về cho sử
dụng.
Calcium đúng là thứ rất dễ mua, dễ sử dụng và đương nhiên là không thể
thiếu nhưng ít ai biết rằng không phải lúc nào chúng ta cũng nuôi cơ thể với lượng
calcium mà cơ thể cần. Và nên nhớ rằng, cho dù có đưa vào cơ thể nhiều loại thực
phẩm giàu calcium thì cũng chưa hẳn là đủ, vì lượng calcium sẽ bị thất thoát qua
da, móng, tóc, mồ hôi, bài tiết
Chính vì thế, bổ sung calcium là một việc rất nên làm. Tuy nhiên, việc bổ
sung calcium cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cho dù chỉ bảo đảm lượng
calcium cần thiết cho một ngày thì những tác dụng phụ có thể xảy ra khi bổ sung
calcium cũng không nên xem thường.
Dưới đây là những tác dụng phụ thường gặp khi tự bổ sung calcium:
- Đầy hơi: Đây là tác dụng phụ thường gặp và thường xảy ra khi mới bắt
đầu sử dụng calcium bổ sung. Khi đã quen dần với liều lượng bổ sung calcium
hằng ngày, sự đầy hơi cũng không còn xảy ra.
- Buồn nôn và ói: Bổ sung calcium liều cao lúc bụng đói có thể gây buồn
nôn và ói. Điều này gây ảnh hưởng tai hại cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này,
cần phải giảm liều lượng bổ sung calcium.
- Táo bón: Đây cũng là một tác dụng phụ “kinh điển” của việc bổ sung
calcium, với hệ lụy là tích lũy độc chất trong cơ thể gây trướng bụng và đau bụng.


- Ngộ độc calcium: Nếu bổ sung quá nhiều calcium (trên 2.500 mg) có thể
làm tăng hàm lượng calcium trong máu và gây nên sự ngộ độc, lâu ngày sẽ gây
nên sự tích tụ calcium ở các mô và dẫn đến nên hàng loạt bệnh khác.
- Tương tác thuốc: Các chế phẩm bổ sung calcium có thể tương tác hoặc
“gây hấn” với những loại dược phẩm khác. Ví dụ như tác dụng trị liệu của kháng
sinh tetracycline sẽ bị giảm đáng kể nếu sử dụng cùng lúc với các chế phẩm bổ
sung calcium. Cũng vì sự tương tác thuốc mà chúng ta không nên sử dụng các chế
phẩm bổ sung calcium với những loại thuốc khác khi bụng đói.
- Khô miệng: Có một sự giảm đáng kể việc tiết nước miếng và gây ra tình
trạng khô miệng. Tình trạng khô miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc nuốt thức
ăn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và làm giảm vị giác. Khi bị rơi vào tình trạng
khô miệng thì cần giảm liều lượng calcium bổ sung. Nếu tình trạng khô miệng kéo
dài nên gặp bác sĩ.
- Ảnh hưởng dạ dày: Những người khi mới bắt đầu sử dụng các chế phẩm
bổ sung calcium thường hay bị đau dạ dày. Trong trường hợp này, cần giảm liều
lượng calcium bổ sung. Nếu dạ dày vẫn còn bị đau thì cần phải giảm tiếp liều
lượng. Những trường hợp như thế này thường làm mất cảm giác ngon miệng hoặc
chán ăn.
- Những tác dụng phụ khác: Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như
lú lẫn, lên cơn, bất tỉnh, thậm chí tử vong nếu dùng quá liều.

Theo Người Lao Động

×