Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cảm nhận về NV ông Hai trong tp Làng...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.49 KB, 2 trang )

Trình bày suy nghó về nhân vật ông Hai trong truyện "làng" của Kim Lân
Bài làm
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống ở nông thôn. Những thú chơi dân dã mang
tính "phong lưu đồng ruộng" như chọi gà, trẩy xuân, nuôi chó săn, thả diều, được ông miêu tả
hết sức sinh động và để lại nhiều cảm xúc thú vò trong lòng người đọc. Là người rất am hiểu về
nông thôn, Kim Lân đã để lại tên tuổi với hai tác phẩm nổi tiếng: "Con chó xấu xí" và "Nên vợ
nên chồng". Viết về người nông dân trong thời chiến, truyện ngắn "Làng" là tác phẩm thành
công hơn cả của ông. Truyện đã để lại dấu ấn đẹp đẽ trong lòng người đọc qua nhân vật ông Hai
và tình yêu làng, yêu nước, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của ông.
Ông Hai là một nông dân hiền lành, chất phác. Nổi bật trong tính cách của ông Hai là
lòng yêu làng của mình một cách sâu sắc . Ông rất tự hào về làng Dầu, nơi "chôn nhau cắt rốn"
của ông, và rất hay khoe về nó. Ông khoe về làng của mình với tất cả niềm tự hào, lòng tin yêu
của một con người chân chất. Ông khoe: "Làng ta phong cảnh hữu tình, không yêu làng sao
được?", rằng làng Dầu của ông có nhà ngói sầm uất như tỉnh, "đường trong làng toàn lát đá xanh,
trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân"
Ông Hai đã sống qua hai chế độ, trước kia ông mù chữ, sau nhờ cách mạng mà ông được học
lớp "Bình dân học vụ" và biết đánh vần. Cũng như bao người nông dân khác, ông Hai cần cù,
hay làm và rất hiền lành, chất phác. Trước kia, ông hay khoe về cái sinh phần của quan tổng đốc
làng ông. Đi đâu, gặp ai ông cũng khoe: "Cái cơ dinh cụ thượng làng tôi có lăm lắm là của, vườn
hoa cây cảnh nom như động ấy ". Đáng lí ông không nên khoe, không nên lấy làm tự hào về
cái lăng ấy, bởi lẽ ông đã mang thương tật trên mình khi bò bắt làm phu xây nó. Khi viết đoạn
văn này, nhà văn Kim Lân đã viết với một giọng châm biếm nhẹ nhàng. Qua đó, ta nhận thấy
được sự chất phác trong tâm hồn của người nông dân trước cách mạng, cũng như nhận thức của
họ còn quá ngây ngô. Những người nông dân thời bấy giờ, điển hình là ông Hai, không biết ai
làm họ khổ, và càng không biết phải thù ai, phải đấu tranh chống lại ai. Nhưng cũng qua đó, ta
càng thêm yêu mến ông Hai, và tất cả những người nông dân Việt Nam, những người rất cần cù,
chòu khó và hướng trái tim, linh hồn của mình cho quê hương, xóm làng.
Từ ngày cách mạng thành công, ông Hai vẫn yêu làng, yêu với tất cả tấm lòng trong sáng
chân thành. Nhưng, nhận thức của ông đã có nhiều thay đổi. Ông không bao giờ đả động đến
"cái sinh phần" ấy nữa, mà ông biết thù nó đến tận tim gan. Ánh sáng cách mạng đã chiếu soi
vào tâm hồn ông, giúp ông nhận biết được kẻ thù, và giúp ông đấu tranh chống lại chúng. Ông


Hai vẫn hay khoe về làng, nhưng khoe với một niềm tự hào sâu sắc về "làng Dầu kháng chiến".
Ông khoe rằng làng Dầu của ông " có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa nhất vùng, chòi
phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy". Ông khoe làng
mình với "những ngày khởi nghóa rầm rập", các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ vác gậy đi tập quân
sự", nhất là những hầm, những hố, những giao thông hào của làng ông thì lắm công trình không
để đâu hết.,
Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Bác Hồ là nét đẹp ngời sáng trong tâm
hồn của ông Hai. Vợ con đi tản cư, ông Hai vẫn quyết tâm ở lại cùng với đội du kích để góp
phần của mình vào kháng chiến. Khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, buộc phải rời làng đi tản cư,
ông đành tự an ủi mình: "Thôi thì chẵng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng
chiến". Có
thể nói, từ ngày đi tản cư, bao nỗi buồn vui trong quá khứ và hiện tại chất chứa trong lòng ông
biết bao tâm sự. Lúc nào ông cũng nghó về làng, nhớ đến những ngày cùng làm việc với anh em,
rồi ông lão lại thầm nghó :"Ồ, sao mà độ ấy vui thế nhỉ?". Ông Hai nhớ làng da diết. Ông vẫn
thỉnh thoảng khoe về làng của mình với những người ở thò trấn. Ông khoe để đỡ nhớ làng, khoe
1
để vơi bớt niềm tâm sự. Ông Hai thường xuyên đến phòng thông tin để đọc báo, như một cách
để giải khuây. Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những thắng lợi dồn dập của cách mạng, với
niềm sung sướng đến nỗi "ruột gan cứ múa cả lên" thì ông nhận được một cái tin dữ: cả làng Dầu
đều Việt gian theo Tây. Bất ngờ, hụt hẫng trước tin dữ, ông Hai không ghìm nổi cảm xúc của
mình "cổ họng ông lão nghẹn ắng hẵn lại, da mặt tê rân rân", "rặn è è", "giọng lạc hẳn". Ông
Hai tuổi nhục cuối gằm mặt xuống mà đi, nỗi tuổi nhục dâng tràn theo bước chân ông từ chợ về
đến nhà. Không chòu đựng nổi, ông nằm vật ra giường, nước mắt tràn ra. Những ngày kế tiếp,
ông Hai sống trong bi kòch triền miên. Ông né tránh mọi người và luôn nơm nớp lo sợ người ta
lại nhắc đến cái chuyện ấy. Nhìn thấy lũ con, ông lại tuổi thân" "Chúng nó cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bò người ta rẻ rúng, hắt hủi đất ư? " Bi kòch dâng lên đến cùng
cực khi gia đình ông Hai bò mụ chủ nhà đuổi đi "Thật là tuyệt đường sinh sống!" Ông không còn
chỗ để nương thân. Biết đi đâu bây giờ khi khắp nơi người ta khinh rẻ, không ai muốn chứa chấp
những người làng Việ gian như gia đìng ông. Trong lúc tuyệt vọng, một ý nghó chợt lóe lên trong
đầu ông" Hay là quay về làng?". Nhưng ông gạt ngay ý nghó ấy "Về làm gì cái làng ấy nữa,

chúng theo Tây cả rồi. Về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ". Từ trong bi kòch của
ông Hai, ta thấy sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp hơn cả tình yêu làng, đó là tinh thần yêu
nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Trong lúc này, tình yêu đó đã bao trùm lên cả tình yêu
làng quê "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Trong tâm trạng bò dồn
nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ:
-À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại tự minh oan cho mình nữa.
"Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông" Lòng
trung thành của bố con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu
sắc. Đó là một vẻ đẹp tâm hồn rất đáng ca ngợi.
Chính vì thế, khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng.
Ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, "mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ". Ông mua quà
cho con, ông chạy đi khoe với mọi người, khoe rằng làng Dầu không theo giặc, khoe cả việc nhà
mình đã bò đốt. Nỗi mất mát cá nhân đã tan biến, chìm ngập trong niềm hạnh phúc dâng trào-
Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào, giờ đây vẫn là làng kháng chiến.
Gấp trang sách lại, ta không khỏi xúc động trước tình yêu làng tha thiết, lòng trung thành tuyệt
đối với cách mạng của ông Hai, một nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong thời chiến. Vốn
là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ không
khỏi bỡ ngỡ. Nhưng rồi cảm giác ấy tan đi nhang chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm
chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình. Họ háo hức hòa nhòp cùng phong trào kháng chiến, họ
hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng đã trở thành một phần trong cuộc đời của họ.
Lòng trung thàng, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng chiến làm cho
chúng ta xúc động. Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người
nông dân để từ đó khắc hoạ nên một chân dung gần gũi và sống động.
Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
qua nội dung đầy ý nghóa và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. Hình tượng nhân vật ông Hai, một
người nông dân hiền lành, chất phác với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc sẽ sống mãi trong lòng
người đọc. Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu
quê hương đất nước, và là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà

cao cả.
2

×