Trang 1
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh”
Quý II - năm 2010
Họ và tên : Phan Văn Bước
Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Chí Thanh
Câu 1: Bước ngoặt quyết định cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức tư tưởng của Người, đó
là chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Theo
bạn bước ngoặt quan trọng đó diễn ra ở sự kiện chính trị nào?
a. Tại Hội nghị Vecxay, năm 1919.
b. Tại Đại hội Tua, năm 1920
c. Tại Đại hội Macxây, năm 1921.
Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp dành
độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu "phò vua cứu nước" nằm trong hệ tư tưởng phong
kiến chấm dứt. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu
nước (khi ấy gọi là sĩ phu) hướng ra nước ngoài tìm đến con đường giải phóng mới.
Cụ Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy tân, sau cách mạng Trung Quốc
tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Châu Trinh hướng theo con
đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường trên đây tuy có
màu sắc khác nhau, nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những
người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản
động. Cuối cùng, cụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật (1909) và bị quân
phiệt Trung Quốc bắt giam theo yêu cầu của pháp (1913). Cụ Phan Châu Trinh và
Lương Văn Can cũng hết hy vọng vào con đường cải cách khi Đông Kinh Nghĩa thục
bị giải tán và hai cụ đều bị đày đi Côn Đảo. Hoàng Hoa Thám và các đồng chí của
cụ cũng không hiều vì sao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân lại
bị thất bại.
Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải
phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình
phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu
nước của các cụ.
Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ
cách mạng tiền bối, ngày 5/6/1911, Người quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước
Trang 2
hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên hướng về Nhật, Nguyễn Ái Quốc
quyết định sang phương Tây, đến với nước Pháp để hiểu xem "nước Pháp và các
nước khác làm thế nào để về nước giúp đỡ đồng bào mình". Trong nhiều năm đó,
Người đã qua nhiều nước châu Âu, Á, Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người
hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động
cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man.
Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Ngưới đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một
đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp
ở các nước thuộc địa. Tháng 6/1919, Người đã thay mặt những người Việt nam tố
cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyến
tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. năm 1920, Nguyễn Ái
Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của
Lênin, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhày vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái
Quốc, từ lập trường chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai
đoạn gắn cách mạng Việt nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt
Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Vậy câu trả lời là B.
Câu 2: Khi nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền, mỗi cán bộ, đảng viên…phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Suy
nghĩ của bạn về câu nói trên?
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Đảng ta là một đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, nhân dân chỉ quý trọng những người cán bộ,
đảng viên thật sự vì dân, vì nước. Cán bộ, đảng viên của Đảng dù ở cương vị nào
cũng phải ra sức phấn đấu làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình và không chỉ
nêu cao tinh thần chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân mà còn vươn lên làm tấm
gương cho mọi người noi theo. Trong suốt cuộc đời "từ buổi thiếu niên cho đến phút
cuối cùng" Bác Hồ đã phấn đấu, rèn luyện thật sự là tấm gương đạo đức cách mạng
tận tuỵ phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người dạy chúng ta:
Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,
lâu dài, gian khổ. Do đó, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Cần, kiệm, liêm, chính là những
đức tính căn bản mà mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên rèn luyện,
tu dưỡng để ưu điểm ngày càng nhiều, khuyết điểm sai lầm ngày càng ít. Bác Hồ còn
đặc biệt coi trọng việc rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thực tiễn sản
xuất, công tác, trong phong trào cách mạng và trong cuộc sống thường ngày. Người
Trang 3
cho rằng, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống mà do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hàng ngày mà có. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong. Những khi cách mạng gặp khó khăn thì đạo đức cách mạng của người
cán bộ, đảng viên là quyết tâm bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm
đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Theo đó,
người cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước
Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
Trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh", Đảng ta yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần ra sức học tập và làm theo tấm
gương Hồ Chí Minh đã hết lòng xả thân vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, nêu
gương vượt mọi khó khăn, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Năm 2010 là năm thứ 4 của
Cuộc vận động cũng là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của
Đảng, việc nêu gương tận tuỵ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa rất
thiết thực mà một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng
viên là thái độ và chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân. Trong sinh hoạt đảng, nêu gương đạo đức của người đảng viên
trước hết là phát huy tinh thần dân chủ, thường xuyên và thật thà tự phê bình và phê
bình để giữ gìn sự đoàn kết của Đảng, chống thoái hoá biến chất, góp phần chỉnh
đốn lại Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng trong
điều kiện lịch sử mới.
Nêu gương đạo đức của người đảng viên quan trọng nhất là nói đi liền với làm
và làm có hiệu quả để đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước. Nói và làm theo
nghị quyết và chính sách, pháp luật là yêu cầu hàng đầu đối với đảng viên. Người
cán bộ lãnh đạo và quản lý thì càng phải gương mẫu nêu cao tinh thần cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư, kiên quyết và khôn khéo trong đấu tranh chống tham nhũng
lãng phí, quan liêu để giữ vững danh hiệu đảng viên trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường, hội nhập, mở cửa.
Người đảng viên hiện nay còn cần nêu gương xây dựng gia đình hạnh phúc,
gia đình văn hoá. Chăm lo xây dựng gia đình kiểu mẫu về văn hoá của người đảng
viên sẽ làm hạt nhân xây dựng các cộng đồng dân cư hoà thuận, văn minh, đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới, làm cho cuộc sống tốt đẹp cắm rễ, lan toả trên mọi vùng
miền của Tổ quốc ta, cả ở những thôn cùng, xóm vắng cũng được no đủ về vật chất,
ấm áp về tinh thần, tình cảm, được hưởng những thành quả của đổi mới, có cuộc
sống vui tươi, lành mạnh.
_________________________