Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 100 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Trương Thị Nết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
--------- ---------
Trương Thị Nết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU QUÊ HƯƠNG, THÂN THẾ
VÀ SỰ NGHIỆP LÊ HOÀN
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người hướng dẫn: ThS.GVC. Hồ Sỹ Huỳ

Vinh, 05/2006
Khoá luận tốt nghiệp
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Còn rất ít người biết đến làng Trung Lập, một làng quê hẻo lánh, êm đềm và thuần
phác như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam. Cũng tại mảnh đất này hơn một ngàn
năm trước đây, khí thiêng của sông núi đã hội tụ, hun đúc, sản sinh ra một người con ưu tú
của dân tộc, một tướng lính tài ba, một nhà ngoại giao lỗi lạc, một vị Hoàng đế anh minh,
dũng lược, phóng khoáng. Một con người mà ân, uy bao trùm bờ cõi, trí dũng vượt khỏi biên
thuỳ, khiến nhà Tống bỏ ý đồ xâm lược, bắt tay hoà hiếu; Chiêm Thành phải xin hàng. Tên
tuổi và sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông còn sáng chói mãi cho đến ngày nay và
muôn đời sau, con người ấy chính là người anh hùng dân tộc Lê Hoàn - Lê Đại Hành Hoàng
đế.
Chúng ta đều biết, thế kỷ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, thế kỷ chấm dứt
hoạ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, thế kỷ mở đầu cho một kỷ nguyên độc lập, tự
chủ. Đồng thời, cũng là thế kỷ có nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra với nước ta, một quốc
gia vừa hình thành và đang trên đà phát triển: Sự xâm lược của quân Nam Hán, cuộc nội
chiến kéo dài, đánh phá phía Nam của Chiêm Thành, cuộc xâm lược của nhà Tống.


Thế kỷ X, cũng là thế kỷ nổi lên nhiều nhân vật lịch sử, góp phần xây dựng nền độc
lập của dân tộc ta, đất nước ta, như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và tiêu biểu là Lê Hoàn, ông
đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, vừa đánh giặc vừa
ngoại giao, vừa chiến tranh lại vừa xây dựng đất nước để đưa dân tộc ta lên địa vị một quốc
gia độc lập, tự chủ, văn minh và cường thịnh ở Đông Nam á.
Công lao và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn có ý nghĩa lớn đối với dân
tộc lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp của anh hùng luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà sử học
từ trước đến nay. Tuy nhiên, tìm hiểu về quê hương thân thế và sự nghịêp của Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn còn chưa nhiều. Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử.
Bản thân là một sinh viên khoa lịch sử, việc tìm hiểu, nghiên cứu những anh hùng
dân tộc trên quê hương mình cũng như dân tộc mình sẽ góp phần vào việc giáo dục và lưu
giữ truyền thống của dân tộc mình, địa phương mình.
Trương Thị Nết
2
Khoá luận tốt nghiệp
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài: "Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự
nghiệp Lê Hoàn".
2. Lịch sử vấn đề.
Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhân vật Lê Hoàn trong lịch sử, nên đã có hàng
trăm cuốn sách, bài báo, bài luận văn...đánh giá công lao sự nghiệp, tài đức của vị anh hùng
dân tộc Lê Hoàn. Các bộ quốc sử, như: "An Nam Chí Lược", "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký
toàn thư"," Lịch triều hiến chương loại chí"... đã có ghi chép về Lê Hoàn. Song, vì nhiều lý
do cho nên các tác phẩm viết rất vắn tắt.
Gần đây, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã có những cuộc hội thảo, các bài viết,
những cuốn sách viết về Lê Hoàn.
1) PGS.TS Trần Bá Chí “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980 - 981)”.
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003.
2) Đỗ Viết Chừng “Lê Hoàn - Quê hương - thân thế - sự nghịêp”. UBND huyện Thọ
Xuân, 1984.
3) Nguyễn Thế Giang “Kinh đô cũ Hoa Lư”. NXB văn hóa, Hà Nội, 1982.

Trên cơ sở những bộ chính sử, sách tham khảo và các bài viết của các tác giả địa
phương: Đỗ Viết Chừng, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng...người viết muốn được tìm hiểu và giới
thiệu lại cho hệ thống và toàn diện hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là: “Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn”,
trong đó đề cập đến các vấn đề:
- Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
- Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu đề tài này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, đề tài sẽ đi vào tìm
hiểu những vấn đề: Quê hương và một số dấu tích lịch sử của Lê Hoàn còn lại trên đất Trung
Lập ngày nay; sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua và khái quát công lao của ông đối với tiến trình
phát triển lịch sử dân tộc.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu là các bộ chính sử, các sách tham khảo, các bài đăng trên các tạp chí.
Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt quan điểm phương pháp luận sử
học Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp vận dụng các phương pháp
Trương Thị Nết
3
Khoá luận tốt nghiệp
lịch sử và phương pháp lôgic, trình bày vấn đề trong mối quan hệ thống nhất
với lịch sử dân tộc trong thế kỷ X.
5. Đóng góp của khoá luận.
- Qua việc tìm hiểu “Quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn” sẽ giới thiệu được
nguồn tư liệu mới liên quan đến nhân vật Lê Hoàn. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu
lịch sử địa phương mình, làm cho lịch sử dân tộc thêm phong phú và đa dạng.
- Đề tài sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo
dục tinh thần dân tộc, ý chí chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
6. Cấu trúc của khoá luận.
Khoá luận gồm 69 trang, ngoài ra còn có phần mục lục và phần phụ lục. Khoá

luận được chia làm 3 phần:
A - Mở đầu.
B - Nội dung, gồm 2 chương:
Chương 1: Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
Chương 2: Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
C - Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
B- nội dung
Chương 1: Quê hương và thân thế danh nhân
lịch sử Lê Hoàn
1.1. Làng Trung Lập - quê hương danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
1.1.1. Khái quát địa danh làng Trung Lập.
Trung lập là một làng Việt cổ, lúc đầu có tên là Kẻ Sắt, sau là sách Khả
Lập, đến thời Đinh Tiên Hoàng có tên là Trung Lập. Làng Trung lập ngày nay
là một trong bốn làng thuộc xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa,
gồm các làng: Trung Lập, Vũ Hạ, Vũ Thượng và Phú Xá. Riêng làng Trung
Lập là một làng cổ được hình thành từ lâu đời, làng có diện tích 236 ha, 36
Trương Thị Nết
4
Khoá luận tốt nghiệp
dòng họ với 2657 nhân khẩu. Ngành kinh tế chính của làng là kinh tế nông
nghiệp. Trung lập từ xưa đến nay cùng với các vùng phụ cận được xác định là
vùng đất cổ cả về phương diện hành chính lẫn văn hoá:
Về phương diện hành chính:
Kẻ Sấp - Trung lập thời cuối Lê, đầu Nguyễn trong sách "Tên làng xã
Việt Nam đầu thế kỷ XIX" chép: Xã Trung Lập thuộc tổng Thử Cốc, huyện
Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoá. Đến đời Đồng Khánh (1885
- 1888), Trung Lập vẫn là một đơn vị hành chính cấp xã trong tổng số 131 xã,
thôn của hưyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đơn vị hành
chính này tồn tại đến trước năm 1945.

Về truyền thống lịch sử văn hoá: Ngôi làng Việt cổ Kẻ Sấp - Trung Lập
được hình thành từ lâu đời, ngay từ thời Bắc thuộc đã có một bộ phận người
Hán đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Đến thế kỷ X, đã có ít nhất 3 dòng
họ lớn là họ Lê, họ Đỗ, họ Chu sinh sống thành làng với những phogn tục tập
quán riêng.
1.1.2. Một số cứ liệu về quê hương Lê Hoàn.
1.1.2.1. Quê hương Lê Hoàn qua tư liệu gốc.
Về quê hương Lê Hoàn từ trước đến nay, sử sách chép không giống
nhau, nhìn chung có hai thuyết:
- Lê Hoàn quê ở Trường Châu (Ninh Bình cũ).
- Lê Hoàn quê ở ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá).
1.1.2.2. Quê hương Lê Hoàn qua những di tích, chứng tích.
Ngoài việc truyền tụnh mãi mãi những mẩu chuyện về thời thơ ấu của
Lê Hoàn, ở làng Trung Lập còn lưu giữ được khá nhiều dấu tích gắn liền với
gia đình và cuộc đời ông. Đó là những nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quý giá:
Nền sinh thánh: Tương truyền đây là nơi bà Đặng Thị sinh ra Lê Hoàn,
được hai con hổ canh giữ. Đây chỉ là cồn đất nhỏ rộng khoảng 30 m
2
.
Trương Thị Nết
5
Khoá luận tốt nghiệp
Giếng nước: Tương truyền đó chính là nơi bà Đặng Thị dấu Lê Hoàn
và lấy nước ở khe tắm cho con, bà hắt nước xuống mà tạo thành cái "giếng".
Lăng Mẫu hậu: Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã cải táng mộ mẹ ở lăng
này. Lăng có chiều dài khoảng 10 m, chiều rộng khoảng 8 m.
Lăng Hoàng khảo (cha nuôi Lê Hoàn): Lăng Hoàng khảo nằm trên một
cái gò nhỏ, có chiều dài khoảng 10 m, chiều rộng khoảng 8 m.
Đền thờ Lê Hoàn: Đền được xây dựng thời Lý, đến Hậu Lê thì được
xây dựng lại. Khu đền rộng trên 2 ha. Đền được làm theo kiểu nội công, ngoại

quốc (hai giải vũ đã dỡ đi) nên nay chỉ còn kiểu chữ công.
Tại đền thờ Lê Hoàn hiện nay chỉ còn lưu giữ được nhiều di tích rất
quý, có ý nghĩa lịch sử cao:
Hai tấm bia đá:
Bia nhỏ cao 1,66 m, rộng 1,15 m, dày 0,21 m dựng tren bệ đá khối chữ
nhật, đề niên hiệu Hoằng Định nhị niên (1002) do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan
soạn. Nội dung nói về việc chuyển cấp 67 mẫu ruộng thờ cúng vua Lê Đại
Hành tại đền thờ ở Trung Lập.
Bia lớn cao 2 m, rộng 1,40 m dựng năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626). Văn bia
do Thượng thư Nguyễn Thực soạn. Nội dung văn bia nói lên quê hương và
công lao sự nghiệp của Lê Hoàn và việc lập đền thờ ở quê hương để đền đáp
công ơn của ông đối với dân, với nước.
Các đạo sắc phong: Hiện nay, tại đền thờ Lê Hoàn cò lưu giữ được 14
đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Các đạo sắc phong có
nội dung ca ngợi công lao sự nghiệp, tài đức của Lê Hoàn. Ngoài ra, ở đền
thờ Lê Hoàn còn có những câu đối viết bằng chữ Hán và một chiếc đĩa làm
bằng đá trắng, gọi là "ngọc tuyết", đường kính dày 0 m 50, tương truyền chiếc
đĩa này do vua Tống Thái Tông tặng vua Lê Đại Hành năm 980.
Qua việc tìm hiểu một số cứ liệu về quê hương Lê Hoàn, qua sử sách
cũng như những di tích, chứng tích lịch sử còn lại trên đất Trung Lập ngày
Trương Thị Nết
6
Khoá luận tốt nghiệp
nay, chúng tôi có thể khẳng định: Quê hương Lê Hoàn chính là ở Châu ái, mà
cụ thể là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
1.2. Thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
1.2.1. Gia đình.
Nhìn chung các sử sách đều ghi chép thống nhất với nhau: Cha sinh ra
vua là Mịch, mẹ là Đặng Thị.
Vấn đề vợ con của Lê Hoàn, sử cũ ghi lại rất ít, theo một số tài liệu và

chuyện kể dân gian thì Lê Hoàn lập 5 hoàng hậu, có 11 con trai và một người
con nuôi.
1.2.2. Bản thân danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
Theo sử sách và truyền thuyết thì Lê Hoàn sinh ra được tô điểm bằng
truyền thuyết "hoa sen", vừa mang màu sắc đạo Phật, vừa thần thánh hoá con
người anh hùng từ thuở lọt lòng đã có sự kỳ dị khác thường.
Lê Hoàn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, sớm mồ côi cha mẹ, Lê
Hoàn phải làm con nuôi nhà người. Lê Hoàn được ông Lê Đột ở làng mía
(nay là làng Phong Mỹ, xã Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hoá) nhận làm con
nuôi. Năm 16 tuổi, Lê Hoàn tham gia đội quân của Đinh Liễn và tập hợp dưới
ngọn cờ dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh. Cuộc đời Lê Hoàn bước sang một trang
mới kể từ đó.
Chương 2:
Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc
2.1. Sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua (980).
Xung quanh vấn đề này, từ trước đến nay cũng có nhiều ý kiến khác
nhau, nhưng nhìn chung người ta phê phán ông ở hai quan điểm:
1 - Ông cướp ngôi nhà Đinh (tội bất trung).
2- Ông đi lại với Dương Vân Nga và sau lấy bà làm hoàng hậu (tội bất
nghĩa).
Trương Thị Nết
7
Khoá luận tốt nghiệp
Tội bất trung và bất nghĩalà hai tội mà chế đọ phong kiến không thể tha
thứ được. còn sự tjực lịch sử diễn ra thế nào, chúng ta phải soi xét một cách
toàn cục trong bối cảnh lịch sử lcs bấy giờ.
Nghiên cứu ở vấn đề thứ nhất, chúng tôi đi đến khẳng định: việc Lê
Hoàn lên ngôi vua không phải là thời cơ, là dã tâm mà là một tất yếu lịch sử
có cội nguồn, có phát sinh, phát triẻn và có kết quả. Việc đánh giá nhân vật
lịch sử, cho rằng Lê Hoàn chiếm ngôi của nhà Đinh như các sử gia phong

kiến hay "đảo chính" như giáo sư Văn Tân nói là chưa thoả đáng.
Nghiên cứu ở vấn đề thứ hai, chúng tôi đi đến kết luận rằng: quan hệ
giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga là mối quan hệ bình thường trong xã hội
thời bấy giờ, khi mà quan hệ cộng đồng còn khá gần gũi và tự do. Việc
Dương Vân Nga khoác áo long bào lên mình Lê Hoàn và mời Lê Hoàn lên
ngôi để cho ông chính vị và có danh nghĩa cầm quân ra trận đuổi giặc ngoại
xâm, đó là một việc làm rất đúng và cao đẹp, điều đó chứng tỏ rằng Dương
Vân Nga đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi gia đình, dòng họ.
2.2. Lê Hoàn với công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.
2.2.1. Cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược ở phía Bắc.
Nhân khi Nhà nước Đại Cồ Việt đang trong tình trạng khủng hoảng,
nhà Tống đã ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Mùa xuân năm 980, vua
Tống sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng... chia
thành nhiều cánh quân tiến công xâm lược nước ta.
Trước hoạ xâm lăng, Lê Hoàn được quân sĩ và lòng người suy tôn lên
ngôi báu, để lãnh đạo toàn dân tộc chống lại âm mưu xâm lược của quân
Tống. Dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng với
sức mạnh toàn dân, đội quân nhà Tống nhanh chóng bị tiêu diệt. Sau gần một
tháng chiến đấu, ta đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi biên giới đất nước,
bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ.
2.2.2. Đánh bại quân Chiêm Thành giữ vững biên giới phía Nam.
Trương Thị Nết
8
Khoá luận tốt nghiệp
Sau kháng chiến chống Tống giành thắng lợi, hoà bình chưa kịp hồi
sinh thì Chiêm Thành vô cớ bắt giam sứ giả, cho quân đánh chiếm phía Nam
nước ta, đất nước lại đứng trước một phen binh lửa.
Mùa xuân năm 982, nhà vua khởi binh tự làm tướng đi đánh Chiêm
Thành như sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Vua đánh đâu được đâý, chém vua
Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu

Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể coi là bậc anh hùng
nhất đời vậy".
Cuộc chinh phạt Chiêm Thành giành thắng lợi với thời gian vừa tròn
một năm, đưa đất nước trở lại thanh bình. Điều đó tạo điều kiện cho nhà Tiền
Lê đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
2.3. Lê Hoàn với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
2.3.1. Dẹp nội phản, ổn định tình hình đất nước.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụi chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ.
Lê Hoàn đã đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất đất nước mà Đinh Tiên Hoàng
gây dựng. Trước hết là thống nhất bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương, củng cố chế độ trung ương tập quyền mà công việc quan trọng lúc
này là giải quyết sự nổi dậy, cát cứ ở một số vùng rừng núi, hang động để tạo
sự thống nhất đất nước.
Bằng nhiều biện pháp và từng bước nhà Tiền Lê đã thu phục được sự nổi
dậychống đối ở các Man, Châu, Động làm cho "Trong nước yên vui, dân tộc ít
người quy thuận".
2.3.2. Tổ chức bộ máy chính quyền cai trị.
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là công cụ của giai cấp
thống trị, với danh nghĩa điều hoà quyền lợi các giai cấp, nhưng thực chất là
nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trịvà đàn áp, trừng trị mọi thế lực
chống đối lại nó. Do đó, nhà nước cần phải có một hệ thống tổ chức và những
công cụ bạo lực: chính quyền, quân đội, nhà tù, pháp luật ..., nhà Tiền Lê
Trương Thị Nết
9
Khoá luận tốt nghiệp
cũng đã cho tổ chứcbộ máy nhà nước tập quyền, thống nhất từ trung ương đến
địa phương.
2.3.3. Xây dựng kinh tế, văn hoá.
Về kinh tế: nhà nước thi hành chính sách "trọng nông". Nền kinh tế
nông nghiệp được chú trọng. Bên cạnhđó, kinh tế công thương nghiệp cũng

được phục hồi và phát triển, với các ngành:dệt, đúc kim loại, đồ gốm...
Về văn hoá tư tưởng: Thời kỳ này đạo Phật rất thịnh hành, Phật giáo
được xem là "quốc giáo" trong xã hội.
ở thời kỳ này đã có sự nở rộ văn hoá, manh hình thức dân tộc và dân
gian rất rõ.
2.3.4. Trong quan hệ bang giao.
Nhà Tiền Lê thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng cương
quyết. Dù trong điều kiện nào cũng phải bảo vệ quốc thể và danh dự của dân
tộc. Sau khi hoàn thành công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Lê
Hoàn đã chủ động mở quan hệ ngoại giao với nhà Tống và Chiêm Thành.
Chính hoạt động ngoại giao tích cực đó đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hoà
bình đề xây dựng và phát triển đất nước.
C - Kết luận
Lê Hoàn là người đã sáng lập ra nhà Tiền Lê, ở ngôi 24 năm, ba lần đổi
niên hiệu: Thiên Phúc (980 - 989), Hưng Thống (989 - 993), ứng Thiên (994-
1005). Cuộc đời ông hiến dâng cho đất nước là một cuộc đời mãnh liệt, kết
tinh tất cả những vinh quang của thời đại lúc bấy giờ. Lê Hoàn có công lao to
lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, thống nhất quốc gia và tổ chức nề
nếp quốc gia trong những ngày đầu xây dựng. Những chiến công hiển hách,
những thành quả rực rỡ, khẳng định vị trí lớn lao và vinh dự của Lê Hoàn
trong lịch sử.
Trương Thị Nết
10
Khoá luận tốt nghiệp
Qua tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn, chúng ta
hiểu được hoàn cảnh xuất thân của ông, quê hương ông mà lâu nay trên nhiều
tài liệu có ghi khác nhau. Cũng qua việc tìm hiểu đó chúng ta hiểu rõ hơn sự
nghiệp vẻ vang trên nhiều lĩnh vực của ông: phá Tống, bình Chiêm, xây dựng
và phát triển đất nước trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, ngoại
giao..., ở mặt nào cũng đạt thành tựu rực rỡ. Cùng với dân tộc, Lê Hoàn đã

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bản lề thế kỷ X, mở ra một thời đại mới, đưa
dân tộc ta lên một chặng đường vẻ vang, huy hoàng hơn.
Năm 1005, sau khi Lê Hoàn mất, nhân dân trong làng đã lập miếu thờ
ông ngay trên mãnh đất xưa kia mẹ con ông đã từng sinh sống. Ngày nay,
hàng nămcứ vào tháng 3 âm lịch, dân làng Trung Lập lại náo nức, nhộn nhịp
tổ chức lễ hội Lê Hoàn để tưởng nhớ công đức của ông.
Tóm lại, tìm hiểu về quê hương , thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn, một
mặt chúng ta thực hiện quan điểmlịch sử "ôn cố nhi tri tân", chúng ta ôn lại
một trang sử chói lọi, đẹp đẽ của một con người vốn là tầng lớp nhân dân lao
đong nghèo khổ nhất, từ địa vị thấp hèn của xã hội đã biết hoà mình trong
nhân dân, tự học hỏi, rèn luyện và được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc mà
làm nên sự nghiệp lớnlao: cứu nước, cứu dân, xây dựng đất nước vững mạnh.
Mặt khác, cũng qua việc tìm hiểu này, thế hệ trẻ có thể soi vào tấm gương
ông, nổ lực phấn đấu hết mình đem tài năng, sức lực cống hiến cho nhân dân,
trở thành người có ích cho xã hội. Việc tìm hiểu này cũng góp phần nhỏ bé
vào việc giáo dục và phát huy truyền thống oanh liệt, quật cường của dân tộc,
của tổ tiên anh hùng đối với thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi mai sau.
Trương Thị Nết
11
Khoá luận tốt nghiệp
A - MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.
Còn rất ít người biết đến làng Trung Lập, một làng quê hẻo lánh
êm đềm và thuần phác như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam.
Cũng tại mảnh đất này hơn một ngàn năm trước đây, khí thiêng của
sông núi đã hội tụ, hun đúc, sản sinh ra một người con ưu tú của dân
tộc, một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao lỗi lạc, một vị Hoàng đế
anh minh, dũng lược, phóng khoáng. Một người con mà ân, uy bao
trùm bờ cõi, trí dũng vượt khỏi biên thuỳ, khiến nhà Tống bỏ ý đồ xâm
lược, bắt tay hoà hiếu; Chiêm Thành phải xin hàng. Tên tuổi và sự

nghiệp dựng nước và giữ nước của ông còn sáng chói mãi cho đến
ngày nay và muôn đời sau, con người ấy chính là người anh hùng dân
tộc Lê Hoàn - Lê Đại Hành Hoàng đế.
Chúng ta đều biết, thế kỷ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc,
thế kỷ chấm dứt hoạ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, thế kỷ mở
đầu cho một kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đồng thời cũng là thế kỷ có
Trương Thị Nết
12
Khoá luận tốt nghiệp
nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra với nước ta, một quốc gia vừa
hình thành và đang trên đà phát triển: Sự xâm lược của quân Nam Hán,
cuộc nội chiến kéo dài, đánh phá phía Nam của Chiêm Thành, cuộc
xâm lược của nhà Tống.
Thế kỷ X, cũng là thế kỷ nổi lên nhiều nhân vật lịch sử, góp phần
xây dựng nền độc lập của dân tộc ta, đất nước ta như: Ngô Quyền,
Đinh Bộ Lĩnh và tiêu biểu là Lê Hoàn, ông đã đưa dân tộc Việt Nam
vượt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, vừa đánh giặc, vừa
ngoại giao, vừa chiến tranh lại vừa xây dựng đất nước, để đưa dân tộc
ta lên địa vị một quốc gia độc lập, tự chủ, văn minh và cường thịnh ở
Đồng Nam Á.
Công lao và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn có ý
nghĩa lớn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp của anh hùng
luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà sử học từ trước đến nay. Tuy
nhiên, tìm hiểu về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Thập đạo
Tướng quân Lê Hoàn còn chưa nhiều. Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà
nghiên cứu lịch sử.
Bản thân là một sinh viên Khoa lịch sử, việc tìm hiểu, nghiên cứu
những anh hùng dân tộc trên quê hương mình cũng như dân tộc mình
sẽ góp phần vào việc giáo dục và lưu giữ truyền thống của dân tộc
mình, địa phương mình.

Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài "Tìm hiểu quê hương,
thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn".
2 - Lịch sử vấn đề.
Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhân vật Lê Hoàn trong lịch
sử, nên đã có hàng trăm cuốn sách, bài báo, bài Luận văn...đánh giá
Trương Thị Nết
13
Khoá luận tốt nghiệp
công lao sự nghiệp, dức tài của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn. Các Bộ
quốc sử như "An Nam trí lược", " Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn
thư", "Lịch triều hiến chương loại chí" ... đã có ghi chép về Lê Hoàn.
Song vì nhiều lý do cho nên các tác phẩm viết rất vắn tắt.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước giành độc lập
dân tộc đã tạo điều kiện cho ngành sử học phát triển, do đó cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu sử học đi sâu vào nghiên
cứu lịch sử dân tộc, trong đó có thế kỷ X và nhà Tiền Lê.
Gần đây các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã có những cuộc hội
thảo, các bài viết, những cuốn sách về đề tài Lê Hoàn:
1/ PGS - TS Trần Bá Chí (2003) "Cuộc Kháng chiến chống Tống
lần thứ nhất (980 - 981)". Nhà Xuất bản Quân đôi nhân dân. Hà Nội .
2/ Đỗ Viết Chừng (1984) " Lê Hoàn - Quê hương - Thân thế - Sự
nghiệp". Uỷ Ban nhân dân Huyện Thọ Xuân .
3/ Nguyễn Thế Giang(1982) "Kinh Đô cũ Hoa Lư". Nhà Xuất bản
Văn Hoá. Hà nội .
...
Gần đây, năm 1981, tỉnh Thanh Hoá cùng với Viện sử học có tổ
chức "Hội Nghị khoa học về Lê Hoàn nhân kỷ niệm 1.000 năm chiến
thắng quân Tống xâm lược". Vấn đề quê hương thân thế sự nghiệp của
anh hùng dân tộc Lê Hoàn lại được đặt ra.
Trong Khoá luận này trên cơ sở ghi chép của các Bộ Chính sử,

sách tham khảo và các bài viết của các tác giả địa phương: Đỗ Viết
Trương Thị Nết
14
Khoá luận tốt nghiệp
Chừng, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng vv... Người viết muốn được tìm
hiểu và giới thiệu lại cho hệ thống và toàn diện hơn.
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là "Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự
nghiệp Lê Hoàn", trong đó đề cập đến các vấn đề;
- Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
- Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu đề tài này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, vì
thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài không có tham vọng đi
sâu nghiên cứu toàn bộ những gì liên quan đến Lê Hoàn. Với điều kiện
thuận lợi được tham quan, điền dã tại Làng Trung Lập (Nay thuộc xã
Xuân Lập - Thọ Xuân - Thanh hoá), quê hương Lê Hoàn cũng như qua
nguồn tài liệu thu thập được, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề:
Quê hương và một số dấu tích lịch sử của Lê Hoàn còn lại trên đất
Trung Lập ngày nay; sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua và khái quát công
lao của ông đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Trong quá trình
nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự đón nhận, thông cảm, giúp đỡ và trân
thành góp ý của thầy cô giáo và các bạn để được tiếp tục bổ sung và
nghiên cứu thêm.
4 - Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã dựa vào sự ghi chép trong
các bộ quốc sử, các sách tham khảo, các bài đăng trên các tạp chí...
Trương Thị Nết
15
Khoá luận tốt nghiệp

Về phương pháp nghiên cứu: Quán triệt phương pháp luận sử học
mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp vận dụng các phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, trình bày vấn đề trong mối quan hệ
thống nhất. Nghiên cứu nhân vật Lê Hoàn không tách khỏi lịch sử dân
tộc trong thế kỷ X.
5 - Đóng góp của khoá luận.
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu về quê hương, thân thế và sự nghiệp
Lê Hoàn đã có những đóng góp nhất định về mặt khoa học và thực
tiễn. Qua nghiên cứu sẽ giới thiệu được nguồn tư liệu mới liên quan
đến nhân vật Lê Hoàn. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu lịch
sử địa phương mình, làm cho lịch sử dân tộc thêm phong phú và đa
dạng.
Đề tài sẽ góp phần nhỏ bé trong việc giáo dục thế hệ trẻ, những
chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục tinh thần dân tộc, ý chí
chiến đấu kiên cường vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
6 - Cấu trúc của Khoá luận.
Đề tài gồm có 3 phần:
A - Mở đầu.
B - Nội dung: Gồm 2 chương
Chương 1: Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
Chương 2: Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
C - Kết luận.
Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trương Thị Nết
16
Khoá luận tốt nghiệp
B - NỘI DUNG
Chương 1
QUÊ HƯƠNG VÀ THÂN THẾ DANH NHÂN

LỊCH SỬ LÊ HOÀN
1.1: Làng Trung Lập - Quê hương danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
1.1.1: Khái quát địa danh làng Trung Lập.
Trung Lập là một làng Việt cổ, lúc đầu có tên là Kẻ Sấp, sau là
Sách Khả Lập, thời Đinh Tiên Hoàng có tên là Trung Lập. Trong bài
Vè "Trung Lập thắng chí ca" được lưu truyền tại địa phương từ bao đời
nay đã phần nào vẽ lên được bức tranh của một làng quê ở buổi sơ
khai:
"Độ chừng mười mẫu thông khu,
Họ Lê, họ Đỗ, họ Chu ba nhà.
Sách là Khả Lập đặt ra,
Nhân dân còn ít độ và mươi đinh.
Rung rinh nước chảy qua đèo,
Sông Truỳ uốn khúc triền xuôi một dòng.
Khúc kênh khéo uốn sau làng,
Lại thêm khúc dõng nằm ngang giữa đồng".
[
10; 238
]
Làng Trung Lập ngày nay là một trong 4 làng thuộc xã Xuân
Lập, huyện Thọ Xuân, gồm các làng: Trung Lập, Vũ Hạ, Vũ Thượng
Trương Thị Nết
17
Khoá luận tốt nghiệp
và Phú Xá. Riêng làng Trung lập là một làng cổ được hình thành từ lâu
đời. Có một lãnh thổ tự nhiên phù hợp với duyên cách vùng này. Phía
Bắc giáp xã Thọ Thắng, phía Nam giáp làng Canh Hoạch, xã Xuân
Lai; phía Đông giáp làng Ngọc Trung, xã Xuân Minh; phía Tây giáp
làng Vũ Hạ, xã Xuân Lập. Đây là vùng đất từ xưa đến nay cùng với
các vùng phụ cận được xác định là vùng đất cổ cả về phương diện

hành chính lẫn văn hoá:
Về phương diện hành chính: Kẻ Sấp - Trung Lập thời cuối Lê, đầu
Nguyễn trong sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX" chép: xã
Trung Lập thuộc Tổng Thử Cốc, huyện Thuỵ Nguyên, Phủ Thiệu
Thiên, trấn Thanh Hoa. Đến đời Đồng Khánh (1885 - 1888), Trung
Lập vẫn là một đơn vị hành chính cấp xã trong tổng số 131 xã, thôn
của Huyện Thuỵ Nguyên, Phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đơn vị
hành chính này tồn tại đến trước năm 1945.
Ngày nay, Trung Lập là một làng quê trù phú có diện tích tự nhiên
236 ha, 36 dòng họ với 2.657 nhân khẩu.
Về truyền thống lịch sử văn hoá: Do nằm giữa một vùng đất có
dòng sông Chu (Lam Giang) chảy ở phía Nam làng, sông Cầu Chày ở
phía Đông cùng với một hệ thống đường giao thông bộ, nối các vùng
Yên Định ở phía Bắc, Thiệu Hoá ở phía Đông, Đông Sơn ở phía
Nam ... là những con đường huyết mạch nối liền Trung Lập - Xuân
Lập với nhiều vùng đất nước. Sự giao lưu lịch sử rất quan trọng để
Trung Lập trở thành mảnh đất thiêng.
Dưới thời Bắc thuộc hơn 1000 năm, bên cạnh ngôi làng Việt Cổ
Kẻ Sấp đã có một bộ phận người Hán đến vùng đất này sinh cơ lập
Trương Thị Nết
18
Khoá luận tốt nghiệp
nghiệp. Đến thế kỷ X, đã có ít nhất 3 dòng họ lớn là họ Lê, họ Đỗ, họ
Chu sinh sống thành làng với những phong tục tập quán riêng.
Là vùng đất quý hương của nhà Tiền Lê nên từ thời hậu Lê, làng
Trung Lập được miễn phu phen, tạp dịch, lại được chính quyền phong
kiến cấp cho 67 mẫu phong điền, dùng vào việc lễ nghi thờ phụng vua
Lê, tu sửa đền thờ. Số ruộng công được chia về cho các giáp (làng
Lrung Lập ngày xưa được chia làm 6 giáp, mỗi giáp tương đương với
một thôn, một xóm ngày nay. Đứng đầu hàng giáp là ông giáp trưởng,

giúp việc cho giáp trưởng là các vị cao niên trong giáp). Số ruộng của
các giáp lại được phân ra gọi là: Dọc Nếp thơm (Lúa nếp hoa vàng
dùng vào việc làm bánh chưng, bánh gián, đồ xôi), Dọc Cốm (cấy lúa
nếp làm cốm); Dọc Tiến (cấy lúa tẻ) dùng vào việc cúng tiến nhà vua
trong các kỳ lệ ở đền thờ và lăng mộ. Làng cũng được nhà nước phong
kiến giao cho việc trông coi đền thờ, lăng mộ, Xuân - Thu nhị kỳ tế lễ,
nên ở Trung Lập một số phong tục tập quán, tín ngưỡng theo một
phong tục riêng, khác với các làng lân cận. Ngày nay, trong chúng ta
có dịp đến thăm viếng vùng quê Trung Lập, không ai không tràn ngập
niềm tự hào, khi được chứng kiến những ngày hội mùa, hội làng náo
nức. Người dân quê ở đây đã nối tiếp và phát huy được những truyền
thống văn hoá từ nhiều thế hệ. Những bàn tay khéo léo trong thời bình
đã thể hiện tình cảm sâu sắc của mình bằng việc làm bánh chưng tiến
trong đền thờ vua Lê, hội lễ đền vua Lê Đại Hành vào dịp tháng 3 âm
lịch hàng năm, với đủ sắc màu lung linh huyền thoại.
Vào năm Ất tỵ (1005), sau khi Lê Đại Hành mất, nhân dân trong
làng lập một miếu nhỏ thờ ông ngay trên mảnh đất xưa kia là túp lều
tranh mẹ con ông đã từng sống. Đến đầu thời Lý, Lý Công Uẩn đã cho
xây dựng đền thờ vua Lê Đại Hành theo hình chữ Công, gồm một nhà
Trương Thị Nết
19
Khoá luận tốt nghiệp
tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian, nhân dân
làng Trung Lập gọi là "nghè". Trải qua nhiều triều đại, với những biến
cố thăng trầm của lịch sử, ngôi đền vẫn được nhân dân gìn giữ, tôn
tạovà bảo vệ được nguyên bản cho đến ngày nay. Đền thờ Lê Hoàn là
một công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật cổ và độc đáo bậc nhất
còn lại trên đất Thọ xuân.
Với các kiểu dáng, hoa văn hoạ tiết được trạm khắc trên chất liệu
gỗ, đá, đồng, đất nung ..., tất cả đều gắn liền với những huyền thoại,

truyền thuyết kể về sự tích và sự hưng vong của nhà tiền Lê, nó như
những ký hiệu riêng mà những người làng Trung Lập mới thấy.
Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên cho Trung Lập một sức sống
dạt dào. Hàng năm, người khắp nơi đổ về làng để tham gia các lễ hội,
nhất là lễ hội đền vua Lê Đại Hành vào tháng 3 âm lịch hàng năm,
ngoài ra còn có những tục lệ độc đáo khác: cày ruộng tịch điền, tục đi
săn, lễ cầu yên, tục xôi nén.... Con người làng Trung Lập thật sôi nổi
hoà đồng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp thuần phác, như mọi làng quê
khác trên đất nước Việt Nam.
1.1.2: Một số cứ liệu về quê hương Lê Hoàn:
1.1.2.1: Quê hương Lê Hoàn qua tư liệu gốc.
Xung quanh vấn đề quê gốc của Lê Hoàn từ trước đến nay có 2
thuyết:
- Lê Hoàn quê ở Trường Châu (Ninh Bình cũ).
- Lê Hoàn quê ở Ái Châu (nay thuộc Thanh Hoá).
Thuyết Lê Hoàn quê tại Trường Châu, được bộ sử sớm nhất (thế
kỷ XIV) mà chúng ta còn lại đến nay ghi chép đó là bộ "Việt sử lược".
Trương Thị Nết
20
Khoá luận tốt nghiệp
Về quê quán của Lê Hoàn sách "Việt sử lược" chép:
“Nhà Lê
Đại Hành Vương.
Huý là Hoàn, họ Lê, người Trường Châu” [25; 53]
Cũng sách này chỉ vài dòng sau đó, ghi chép một sự kiện quan
trọng đó là sự kiện an táng vua Lê Đại Hành: "Năm Ất Tỵ, hiệu Ứng
Thiên, Năm thứ 11(1005). Vua mất ở điện Trường Xuân, gọi là Đại
Hành Vương, nhân lấy làm miếu hiệu, ở ngôi 24 năm thọ 65 tuổi, cải
nguyên 3 lần, an táng ở Đức Lăng, tại Trường Châu" [25; 59]. Ở
Trường Châu (tức huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), không chỉ là nơi

an táng Lê Đại Hành mà theo "Đại Nam nhất thống chí" còn có " mộ tổ
Lê Đại Hành ở bên miếu xã Ninh Thái - huyện Thanh Liêm" [16; 286].
Thuyết Lê Hoàn quê gốc tại Trường Châu (làng Bảo Thái, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) còn được nhiều bộ sử như: "Khâm định
Việt Sử thông giám cương mục" của các sử thần triều Tự Đức (1848 -
1883) và "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim (đầu thế kỷ XIX) ...
khẳng định. Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" chép rõ: "Lê
Hoàn là người Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lúc bấy giờ,
làm quan thập đạo tướng quân nhà Đinh. Nhân khi vua nhà Đinh còn
nhỏ tuổi và lại có quân Tống sang xâm lược, quân sĩ tôn Lê Hoàn lên
làm vua tức Đại Hành Hoàng Đế " [14; 83].
Nếu chỉ đọc những bộ "Việt sử lược" (cuối thế kỷ XIV),"Đại Nam
nhất thống chí" (cuối thế kỷ XIX), "Việt Nam sử lược" (đầu thế kỷ XX),
có lẽ chúng ta dễ dàng đi tới thống nhất quê gốc của Lê Đại Hành là
làng Bảo Thái - Thanh Liêm, Hà Nam tức Trường Châu dưới triều
Trần. Nhưng vấn đề trở thành rắc rối chính là Lê Hoàn khi còn mồ côi
Trương Thị Nết
21
Khoá luận tốt nghiệp
cả cha lẫn mẹ, có một ông là người cùng họ Lê làm chức quan sát tại Ái
Châu (Thanh Hoá) nhận làm con nuôi. Do vậy, khá nhiều Bộ sử cũng
ghi chép quê Lê Hoàn ở Ái Châu.
Quê hương Lê Hoàn, sử sách xưa nhất còn lại đến nay chép về
vấn đề này là cuốn "An Nam Chí lược" của Lê Tắc (thế kỷ XIV). Phần
Lê Thị thế gia trong sách "An Nam Chí lược" chép: "Lê Hoàn người
Châu Ái, trí mưu được lòng quân sĩ" [21; 228].
"Đại Việt sử ký toàn thư", bản kỷ - quyển I, chép:"Vua họ Lê, huý
là Hoàn, người Ái Châu, làm quan nhà Đinh đến chức Thập Đạo tướng
quân" [9; 166].
Cuốn ''Lịch triều hiến chương loại chí'', tập I, Phan Huy Chú chép:

"Đại Hành Đế
Họ Lê, tên là Hoàn, người ở Châu Ái " [5; 191].
Sách "Đại Việt Sử ký tiền biên" ở mục Kỷ nhà Lê chép:
"Đại Hành Hoàng đế
Vua họ Lê, tên huý là Hoàn, người Ái Châu ở ngôi 24 năm, thọ 65
tuổi" [25; 166].
Sách "Việt Sử tiêu án" ở mục kỷ Đại Hành Hoàng Đế, Ngô Thì
Sỹ vẫn chép theo các chính sử cũ như sau: "Vua Lê tên Hoàn, người
Châu Ái, làm vua 24 năm, hưởng thọ 65 tuổi" [29; 107].
Sách "Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn" của Giang Hà Vỵ và
Viết Linh đều khẳng định và cụ thể bố nuôi ông là Lê Đột chứ không
còn nghi ngờ quê nội, quê ngoại như ai đó không hiểu.
Trương Thị Nết
22
Khoá luận tốt nghiệp
Trong cuốn "Kinh Đô cũ Hoa Lư", Nguyễn Thế Giang cũng ghi
nhận: ''Lê Hoàn sinh ngày rằm tháng 7, năm Tân Sửu (941), tại làng
Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Thiên, nay là xã Xuân Lập,
Thọ Xuân, Thanh Hoá ''. [11; 92].
Cho đến gần đây, cuốn "Các Triều đại Việt Nam" của 2 nhà sử
học là Đỗ Đức Hùng - Quỳnh Cư ghi rõ: "Lê Hoàn sinh năm 941, ở xã
Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh hoá trong một gia đình nghèo khổ" [6; 64].
1.1.2.2: Quê hương Lê Hoàn qua những di tích, chứng tích.
Ngoài việc truyền tụng mãi mãi những mẫu chuyện về thời thơ
ấu của Lê Hoàn, ở làng Trung Lập còn lưu giữ được khá nhiều dấu tích
gắn liền với gia đình và cuộc đời ông. Đó là những nguồn tư liệu lịch
sử vô cùng quý giá:
Nền sinh thánh:
Tương truyền là nơi bà Đặng Thị sinh ra Lê Hoàn và được 2 con
hổ canh giữ. Đây chỉ là cồn đất nhỏ (rộng khoảng 30 m2) nằm cạnh

dòng kênh về phía Nam cuối làng Trung Lập. Trải hơn nghìn năm,
mảnh đất ấy vẫn được nhân dân thành kính giữ gìn. Khu đất bà Đặng
Thị dựng lều để ở chính là khu đền thờ Lê Hoàn bây giờ. Trong ký ức
và quan niệm của nhân dân làng Trung Lập những nơi đó đều là rất
thiêng.
(xem phụ lục, hình 1: Nền sinh thánh tại làng Trung Lập, xã
Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá).
Trương Thị Nết
23
Khoá luận tốt nghiệp
Giếng nước:
Nằm trong khu đất thuộc thôn Ngọc Trung (xã Xuân Lập) kề
thôn Trung Lập về phía Bắc, có con kênh nhỏ bao quanh rồi đổ vào
sông Cầu Chày, xưa kia là rừng cây rậm rạp. Tương truyền đó chính là
nơi bà Đặng Thị dấu Lê Hoàn và lấy nước ở khe tắm cho con, bà hắt
nước xuống mà tạo thành cái giếng.
Lăng mẫu hậu:
Từ Trung Lập đi về phía Tây Nam bên cạnh sông Chu, ở cánh
đồng Lỗ Luỹ, xứ xã Yên Lãng (nay là xã Phú Yên, Thọ Xuân, Thanh
hoá) có lăng bà Đặng Thái hậu, mẹ của Lê Hoàn. Lăng này cách đền
thờ Lê Hoàn độ 2 km. Theo truyền miệng lại thì sau khi lên ngôi, Lê
Hoàn đã cải táng mộ mẹ ở lăng này và không đắp thành phần mộ mà
san bằng đất nên không rõ nguyên mộ chỗ nào. Khu lăng mộ này ngày
xưa rậm rạp, cây cối um tùm, 3 mặt có dọc nước bao bọc.
Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 12 âm lịch, nhân dân lên tế chập
1 lần ở cửa lăng. Từ năm 1946, nhân dân đã khai phá tăng gia sản xuất
và nay thành khu dân cư của trên 20 hộ, xã Phú Yên. Để ghi truyền về
sau , địa phương đã dựng bia: "Tiền Lê Thái hậu Đặng Thị Tôn Lăng" ở
cửa Lăng ngày trước. Ngày nay người ta vẫn gọi là lăng Mẫu hậu
nhưng thực ra được xây dựng kiểu hình một ngôi mộ lớn hình chứ

nhật, chiều dài khoảng 10 m, chiều rộng khoảng 8m. Trên mộ có trang
trí hình những bông hoa sen nở trông rất đẹp, khu di tích này được
nhân dân thờ cúng, chăm sóc và bảo vệ rất chu đáo.
(Xem phụ lục, hình 2: Lăng mẫu hậu (mẹ Lê Hoàn ) ở xã Phú
yên, Thọ Xuân, Thanh Hoá).
Trương Thị Nết
24
Khoá luận tốt nghiệp
Lăng hoàng khảo:
Lăng chỉ cách sau đền thờ Lê Hoàn một quãng rộng, khoảng trên
10m. Theo truyền thuyết, ở đây thì Lê Hoàn chỉ có mẹ mà không có
cha. Truyền thuyết tuyệt nhiên không nói gì đến cha Lê Hoàn cả, thế
mà ở đây lại có "Lăng mộ Hoàng Khảo". Có lẽ chứng tích này là do
dân tự đắp tượng trưng để tỏ lòng thành kính đối với Lê Hoàn. Bởi vì
trong tâm niệm của người xưa, bao giờ cũng có một sự trọn vẹn về mặt
nghĩa tình, đặc biệt là đối với những người anh hùng có công với dân
với nước.
Nơi mộ Hoàng Khảo là cái gò nhỏ nằm ở giữa thân đất thứ 2 của
hình chữ vương. Từ xưa đến nay cứ đến ngày 15 tháng 12 âm lịch,
nhân dân lại đến tế chập một lần. Khu vực này trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, xây dựng thành một trận địa dựa vào đồi lăng Hoàng
khảo, nên địa phương đã dựng bia để ghi nhớ lại. Ngày nay lăng
Hoàng Khảo cũng được xây dựng như hình một ngôi mộ lớn có chiều
dài khoảng 10m, rộng khoảng 8m. Di tích này hiện vẫn được nhân dân
tôn thờ, bảo vệ và giữ gìn chu đáo.
Qua một số di tích, chứng tích kể trên có thể nói rằng nếu Lê
Hoàn không sinh tại làng Trung Lập thì làm sao có những di tích về
nơi ở, về mồ mả cha mẹ ở đây. Dân tộc ta vốn rất trân trọng và thiết
tha với quê hương, quê cha đất tổ và mồ mả của cha mẹ.
Không những đối với cha mẹ đẻ mà đối với cha mẹ nuôi Lê

Hoàn cũng có sự báo đáp chí tình, chí hiếu. Lê Hoàn phong chức Quan
Sát cho bố nuôi, nên ta thường gọi là Lê Quan Sát. Lê Hoàn đã dùng
10 mẫu đất làm lăng cho cha nuôi. Lăng này nằm ở cạnh dòng sông
Cầu Chày, làng Phong Mỹ (còn gọi là làng Mía) nay còn có mộ tổ (mộ
Trương Thị Nết
25

×