Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thay đổi cách nghĩ để giảm cân ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.02 KB, 9 trang )

Thay đổi cách nghĩ để giảm cân















Bạn có tin là chính ý thức của mỗi người sẽ giúp cho chúng
ta giảm cân mà không cần cố gắng quá nhiều trong việc
buộc phải nhịn những món ăn mà mính vẫn ưa thích? Chị
Alexandra Heminsley sẽ chia sẻ cùng chúng ta “điều kỳ
diệu ấy”.
Mỗi sáng, tôi thức dậy và lật đật đi vào nhà vệ sinh để kiểm
tra cân nặng hàng ngày trên chiếc cân đã mua từ mấy năm
về trước. Công việc đó lặp lại như một thói quen và luôn
xảy ra theo đúng trình tự. Vậy mà hôm nay, tôi “phớt lờ”
thói quen ấy của mình, không thèm tháo trên người bộ quần
áo để mỗi kilogram được tính cho thật chuẩn, không thèm
ngập ngừng, cân nhắc khi đứng trước gương để tự hỏi rằng,
mái tóc ngắn này có làm cho dáng dấp của tôi nhẹ nhàng
bớt hay không. Điều đó thực sự không còn quan trọng nữa
rồi. Sự thực là tôi đã giảm được 6 kí lô trong vòng 2 tháng


ngắn ngủi.

Điều gì đã xảy ra vậy? Xin thưa, tôi đã “bị” thôi miên để
thay đổi suy nghĩ của mình. Từ khi tôi nhận ra cơ thể đang
phát phì và tăng cân nhanh chóng, tôi đã cố gắng duy trì
một chế độ ăn kiêng đều đặn để hạn chế bớt tình trạng nặng
nề này. Tôi tạm xa rời các loại đồ ăn nhiều chất béo, bánh
ngọt, những món ăn khoái khẩu để bước vào chế độ kiêm
khem hà khắc.

Tuy nhiên, tôi đã không thể chịu đựng được lâu. Cơ thể tôi
rã rời mà mệt mỏi vì thiếu chất. Tôi không thể ngủ được
nếu không có những bữa ăn phụ vào buổi tối. Vậy là kế
hoạch bị phá sản, tôi quay lại với thói quen ăn uống như
trước kia, thích thú, vui sướng khi ngồi trước bát mì ống
hay những chiếc bánh ngọt ngon lành. Tôi tăng cân lên tới
70kg trong khi chiều cao chỉ là một mét bẩy. Đây không
phải là một trọng lượng lý tưởng. Tôi ngao ngán thở dài.

Rồi tôi gặp Marisa Peer trong chương trình quảng bá về
một cuốn sách của cô ấy. Trước đó, tôi chỉ nghĩ Marisa là
một bác sĩ về dinh dưỡng mà không hề hình dung được cô
ấy là nhà thôi miên. Trong suốt buổi nói chuyện, Marisa
yêu cầu tôi nhìn thẳng vào mắt cô ấy.

Rồi sau đó, cô ấy cứ thao thao bất tuyệt về những món ăn,
về những ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với sức khoẻ.
Điều mà Marisa lo lắng nhất là bản thân mỗi người không
tự ý thức được việc mà mình cần phải giảm cần là như thế
nào. Cô ấy luôn tin rằng, bản thân bạn có thể tự quyết định

hoặc tự cho phép mình được quyền ăn bất cứ loại đồ ăn nào
thì bạn cũng có đủ “sức mạnh” để thay đổi thái độ và cách
cư xử trước mỗi loại thực phẩm.

Marisa giải thích: Sự béo phì không đi theo bạn vĩnh viễn
vì nó chẳng thuộc về ai cả. Bạn có thể thoát khỏi nó nếu
bạn thực sự cố gắng. Đừng tự bào chữa rằng “mỗi người
đều có một tạng người riêng”. Đó chỉ là sự chống chế, biện
minh khi bạn đang bất lực trước vấn đề mà mình đang phải
đối mặt.

Khi đã quyết định giảm cân, bạn nên vạch sẵn kế hoạch để
“biến đổi” cơ thể. Marisa nhấn mạnh rằng, bạn rất ít khi
quan tâm hoặc nhớ được những tác hại của một số đồ ăn
dẫu chỉ tạo cho bạn cảm giác hưng phấn thích thú tức thời,
nhưng lại đắm chìm hoặc nhớ rất rõ những cảm giác được
khen ngợi, tâng bốc khi ướm mình trong những bộ quần áo
mới hay những bộ thời trang đắt tiền.

Vậy thì hãy hành động ngược lại. Trước khi đưa vào miệng
những món ăn khoái khẩu, hãy dành ít nhất một phút để
“kể tội” chúng, để liệt kê ra những tác hại mà các sản phẩm
này đã ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của bạn. Bột mì và
sữa là hai loại thực phẩm mà Marisa cho là có “vấn đề”
nhất trong việc làm tăng trọng lượng của cơ thể. Tuy nhiên,
cô ấy vẫn nhấn mạnh: Không có loại thực phẩm nào bị
cấm, chúng ta vẫn có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng ta
muốn, miễn là chúng ta cho rằng nó rất…xứng đáng.

Chúng tôi vẫn tiếp tục buổi nói chuyện thú vị này. Cô ấy

đưa ra hàng loạt câu hỏi về thái độ của tôi trước cơ thể của
mình và các loại đồ ăn. Những món ăn tôi luôn “thèm khát”
là gì? Có khi nào tôi cảm thấy bị ức chế trong quá trình ăn
uống hay không?

Cô ấy còn đặt thêm nhiều câu hỏi khác về thói quen ăn
uống của gia đình tôi và cảm giác của tôi về cơ thể mình
khi còn ở độ tuổi thiếu niên? Marisa muốn được biết tường
tận mục đích của tôi lúc này và hướng cho tôi cần phải làm
gì để giảm được 10kg mà không phải thay đổi quá nhiều về
thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Sau khoảng 45 phút, chúng tôi chuyển vào một căn phòng
khác. Tôi nằm dài trên trường kỷ. Marisa yêu cầu tôi nhắm
mắt lại và đếm từ 1 đến 10 trong lúc tự thả lỏng và thư giãn
đầu óc. Tôi nhận thức được rằng tâm trí tôi vẫn rất tỉnh táo
và không hề phải ép buộc phải làm gì trái với ý mình. Tôi
được hỏi về những ngày thơ bé, về các loại đồ ăn đã ảnh
hưởng tốt, xấu với tôi thế nào. Buổi nói chuyện của chúng
tôi chủ yếu đề cập tới sức khoẻ chứ không hề nhắc gì đến
việc giảm cân.

Chỉ vài ngày sau lần gặp gỡ ấy, tôi nhận thấy rằng mình đã
không muốn động đến các món ăn từ sữa hay bột mì. Tôi
thực lòng không còn thấy thích nó chứ không phải tôi cần
phải kiềm chế để giảm béo. Sự từ giã này là tự nguyện chứ
không phải ép buộc như trước kia. Tôi sợ cái cảm giác ậm
ạch, hay đau bụng mỗi khi dùng các sản phẩm từ sữa đã
mang lại sau mỗi khi tôi sử dụng chúng. Giờ đây, tôi thích
ăn hoa quả, rau dưa nhiều hơn là việc phải ngồi trước một ổ

bánh mỳ và một ly sữa béo ngậy mỗi ngày. Sự thay đổi này
của tôi hoàn toàn là tự nhiên và tôi hài lòng vì điều ấy.

Hơn một tháng sau, tôi giảm được 4kg và thân hình của tôi
đã nhỏ nhắn hơn rất nhiều. Thực ra, việc giảm cân đối với
tôi không còn là vấn đề gì quá khó khăn, nó dựa vào ý chí,
sự quyết tâm nhiều hơn là việc phải kiêng khem hay cố
gắng kiềm chế một loại thức ăn nào. Từ đó, tôi luôn cảm
thấy ngon miệng trước những món ăn, thoả sức với những
loại đồ ăn mà thực sự cảm thấy hấp dẫn và có lợi cho sức
khoẻ.

Rất ít khi tôi bị cảm giác đói cồn cào hành hạ và thường hài
lòng với những gì mình đã ăn. Một số quan niệm về ăn
uống của tôi đã thay đổi. Trước đây, tôi thường cảm thấy
tiếc rẻ và không bao giờ dám vứt đi những thứ đồ ăn thừa
thãi trong tủ lạnh vì nghĩ rằng làm như thế là lãng phí. Tôi
cố nhồi nhét chúng vào người trong trạng thái chán ngán,
kinh hãi vì sợ rằng, chỉ một ngày nữa thôi là toàn bộ số
thức ăn đấy sẽ bị hỏng và tôi không thể ăn được nữa.

Tuy nhiên, những điều tôi được biết trong cuốn sách của
Marisa là khi cảm giác về sự “thèm ăn” không còn nữa,
những đồ ăn khi đi vào cơ thể cũng không được hấp thụ tốt.
Và tất nhiên, chúng vẫn bị “lãng phí” như thường. Việc vứt
đồ ăn vào sọt rác và “vứt” vào bên trong cơ thể thực chất
cũng giống hệt nhau vậy thôi. Tốt nhất là không nên mua
hoặc nấu quá nhiều đồ ăn cùng một lúc, điều này vừa tránh
lãng phí, vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.


Tới giờ, trọng lượng của tôi chỉ còn 64kg, chỉ số mà tôi vẫn
hằng mơ ước. Dáng dấp quyến rũ đã trở lại với tôi. Tôi tự
tin khi gặp gỡ mọi người, kiêu hãnh trước những ánh mắt
nhòm ngó đầy ngưỡng mộ của những gã đàn ông, hãnh
diện khi được khoác trên mình những bộ đầm xinh xắn và
rất gợi cảm, nhún nhẩy nhẹ nhàng trong những giai điệu du
dương, sâu lắng của những bản khiêu vũ cổ điển.

Giờ đây, tôi không còn cảm giác nặng nề ám ảnh. Tất cả
những điều đó dường như là một phần thưởng để đền đáp
lại sự cố gắng của tôi. Thỉnh thoảng, tôi vẫn “thử thách”
mình bằng những lần liếc mắt vào chiếc tủ kính trong nhà
hàng với toàn các loại bánh ngọt hảo hạng. Nhưng không,
tôi vẫn lặng lẽ bước đi mà không hề có một chút tiếc nuối.
Nó giống y hệt cái cảm giác “chán sex” với một anh chàng
đã từng cư xử rất…tồi tệ với bạn. Tôi không còn nhớ bánh
ngọt, nhớ mì ống, đơn giản chỉ vì giờ đây, khi tôi đứng
trước gương, tôi luôn có cảm giác hài lòng với bản thân
mình.

×