Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.61 KB, 5 trang )

10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài
10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài
được
Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ
biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số
bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền
thông quốc tế.
Những năm gần đây, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định
chỗ đứng vững chắc của mình trên phạm vi thế giới. Hệ thống nhà
hàng của người Việt đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia và nhiều
món ăn Việt đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng cư dân
nước sở tại.
Dưới đây là 10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài,
được
Đất Việtchọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến
trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết
về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Phở
Phở là món ăn được nhắc đến đầu tiên. Đây là một món ăn truyền
thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực
Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng
cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng kèm theo các gia vị như:
tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Tùy vùng miền mà phở có
phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều. Trên bình
diện quốc tế, đã có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người
Việt được mở ra ở Bắc Mĩ, châu Âu và Australia. Riêng tại Mĩ,
thống kê không chính thức cho biết doanh thu các cửa hàng phở
Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm.

Gỏi Cuốn



Sau phở phải kể đến nem cuốn, một món “chủ lực” trong thực đơn
của nhiều nhà hàng Việt và cũng được rất nhiều người nước ngoài
ưa chuộng. Món ăn này được làm từ bánh tráng cuộn với các loại
rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua,
khi ăn thì chấm với nước chấm. Cũng như phở, tùy địa phương,
vùng miền mà công thức làm nem cuốn có thể khác nhau.


Bánh Xèo

Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của Việt Nam, có bột bên
ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng,
nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt
Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có
hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo
ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

Bánh Cuốn
Bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, bên trong thường cuốn
nhân gồm một ít thịt vai, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương, khi
ăn chấm với nước chấm pha nhạt từ nước mắm và có thể ăn kèm
thêm chả lợn. Bánh cuốn làm theo kiểu truyền thống thường không
thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm. Ở nước ngoài, vỏ
bánh cuốn thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì hấp
trên nồi nước sôi.

Cơm Tấm
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được nấu từ hạt
gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo

như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ,
cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm… Ngoài ra, ăn cơm tấm phải có nước
mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Cơm
tấm ăn đúng kiểu không dùng đũa mà dùng thìa và dĩa nên khá hợp
với phong cách người phương tây. Ngày nay có khá nhiều nhà
hàng chuyên về cơm tấm của người Việt ở nước ngoài.


Mì Quảng
Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món
ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng
bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng,
sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm.
Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt
gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát
mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa,
hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.

Bún Bò
Là một đặc sản của xứ Huế, bún bò Huế đã nhanh chóng chiếm
lĩnh trái tim của những người sành ẩm thức nước ngoài. Bún có
hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín có
cho thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyết nhuyễn. Thịt bò
có thể xắt mỏng, được nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi
cho vào bát bún (gọi là thịt bò tái). Bún bò Huế được ăn kèm với
rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…

Bánh Canh

Bánh canh là một món phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam.

Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha
bột sắn, được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước
dùng được nấu từ tôm, cá, chân giò… thêm gia vị tùy theo từng
loại bánh canh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ
độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món
bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng
kèm với cá đã róc xương, chả cá, chân giò, tôm, thịt…


Bún Riêu
Với hương vị rất đặc thù, bún riêu cua là món khoái khẩu không
chỉ của người Việt Nam mà còn cả giới sành ẩm thực quốc tế. Món
ăn này gồm bún và riêu cua – được nấu từ gạch cua, thân cua giã,
lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối,
hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị
đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng
rau muống chẻ).

Bún Chả Giò (chả nem)
Bún chả nem thu hút thực khách bởi thành phần chính là nem rán,
gồm hai phần vỏ và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại
bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Nhân
nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến ngâm
mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia
vị… Nhân được cuốn trong vỏ thành hình trụ và rán trong chảo
ngập dầu đến khi vàng đều. Thưởng thức bún nem không thể thiếu
rau sống và nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt
tiêu.

Nguồn: tredeponline.com


×