Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hệ thần kinh và hệ sinh dục của Giáp xác docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.69 KB, 6 trang )


Đặc điểm hệ thần kinh và
hệ sinh dục của Giáp xác



1. Hệ thần kinh và giác quan
Có cấu trúc một chuỗi hạch kép ở mặt bụng, có
thể tập trung hạch (như ở cua). Não của giáp
xác gồm não trước, não giữa và não sau, ở
chân mang thì não sau chưa xuất hiện rõ. Não
trước điều khiển mắt (đôi hạch thị giác), có tấm
thần kinh nối 2 phần của não trước. Não giữa
điều khiển râu trong, não sau điều khiển râu
ngoài.
Đã hình thành các trung khu phối hợp điều
khiển như thể cuống, thể trung tâm, cầu não
trước (rất phức tạp ở nhóm Mười chân). Ngoài
ra còn có tế bào thần kinh tiết, tiết các kích tố
điều khiển các quá trình lột xác, sinh tinh
Chuỗi thần kinh bụng thay đổi ở các nhóm giáp
xác khác nhau. Ở giáp xác thấp thì thần kinh
theo kiểu bậc thang, còn giáp xác cao thì biến
đổi theo hướng tập trung theo chiều ngang (hai
hạch xích lại gần nhau), hay theo chiều dọc
(hình thành hạch dưới hầu gồm 3 đôi hạch
hàm). Ví dụ như ở tôm càng, cơ thể có 20 đốt
nhưng chỉ có 13 hạch thần kinh (1 não, 1 hạch
dưới hầu, 5 hạch ngực, 5 hạch bụng, 1 hạch
đuôi). Ở giáp xác cũng phát triển hệ thần kinh
giao cảm.



Giác quan khá phát triển. Cơ quan cảm giác xúc
giác và vị giác, đó là các tơ tập trung trên râu và
trên các phần phụ khác nhau. Cơ quan thăng
bằng là các bình nang. Cơ quan thị giác là các
mắt đơn và mắt kép, cấu tạo khá phức tạp. Tùy
theo nhóm giáp xác mà có thể có cả 2 loại mắt
hay chỉ có một loại mà thôi.



2. Hệ sinh dục
Giáp xác thường phân tính, một số ít nhóm
lưỡng tính như bộ Ciripedia sống bám và bộ
Isopoda ký sinh. Tuyến sinh dục thường chập
làm một gồm phần tuyến và các cặp ống dẫn.
Hiện tượng dị hình chủng tính biểu hiện khá rõ
ở giáp xác thấp. Tinh trùng có cấu tạo đặc biệt.
Quá trình thụ tinh thay đổi tuỳ loài. Một số giáp
xác có túi chứa tinh, con đực phóng tinh trùng
trực tiếp vào cơ quan sinh dục của con cái, một
số khác qua bao tinh và dùng đôi chân bụng thứ
nhất và thứ hai của con đực đính bao tinh vào
cạnh lỗ sinh dục của con cái.

Ở con cái thường có tuyến tiết chất dịch hoà tan
vỏ bao tinh và thường dùng chân ôm trứng.
Số lượng trứng thay đổi tùy loài (từ vài
trăm đến hàng ngàn hay hàng trăm ngàn
trứng).

Hương Thảo - Theo giáo trình ĐVKXS

×