Hệ sinh dục của lớp
Chim (Aves)
1. Tuyến sinh dục
Hệ sinh dục có cấu tạo biến đổi
xu hướng giảm trọng lượng cơ
thể .
- Con đực có hai tinh hoàn lớn hình
bầu dục có màu trắng ngà, có thêm
tinh hoàn phụ. Ống dẫn ngắn, không
có cơ quan giao phối, tuy nhiên ở một
số loài như gà vịt, ngan... vẫn có cơ
quan giao phối.
- Con cái có một buồng trứng và một
ống dẫn ở bên trái, buồng trứng và
ống dẫn trứng bên phải tiêu giảm.
Hình thành nhiều bao noãn, hình
thành số lượng lớn các tế bào noãn,
nhưng chỉ có một số ít phát triển. Khi
trứng chín rơi vào noãn quản đi ra
huyệt. Noãn quản (ống Muller) có ba
phần chức năng khác nhau: Phần gồm
loa kèn là ống Fanlốp để sinh lòng
trắng, phần giữa dài là tuyến tiết vỏ
trứng, phần cuối rộng và có thành
mỏng gọi là tử cung.
A. Con đực; B. Con cái
A. 1. Phụ dịch hoàn; 2. Dịch hoàn; 3.
Ống dẫn tinh; 4. Thận; 5. Ống dẫn
niệu; 6. Huyệt; 7. Lỗ mở của ống dẫn
tinh; 8. Lỗ mở của ống dẫn niệu
B. 1. Thận; 2. Ống dẫn niệu; 3. Buồng
trứng; 4. Phếu của ống dẫn trứng; 5.
Ống dẫn trứng; 6. Huyệt; 7. Lỗ mở
của ống dẫn niệu; 8. Lỗ mở của ống
dẫn trứng; 9. Ống dẫn trứng phải tiêu
giảm
2. Trứng
Trứng chín rụng khỏi buồng vào phễu
của ống dẫn trứng. Lúc này trứng chỉ
có lòng đỏ, phía sau hình thành một
đĩa nhỏ được gọi là "sẹo trứng" gồm
nguyên sinh chất và hạt nhân. Khi lọt
vào ống Fanlốp, nếu gặp tinh trùng thì
sẽ thụ tinh và được bọc lòng trắng,
tiếp tục di chuyển đến tử cung, được
bọc thêm 2 lớp vỏ mỏng và một lớp
vỏ dày ở ngoài. Lớp vỏ ngoài thấm
thêm caxi và cứng lại, có nhiều lỗ để
tham gia trao đổi khí. Phía đầu to của
trứng, hai vỏ mỏng tách nhau ra, hình
thành nên buồng khí. Hai cực của
lòng đỏ có 2 dây xoắn được tạo bằng
chất anbumin, được gọi là dây treo,
bám vào mặt trong của vỏ mỏng. Dây
này giữ cho lòng đỏ chỉ xoay quanh
trục dọc của trứng. Do có tỷ trọng lớn
hơn khối nguyên sinh chất và hạt
nhân, nên khối lòng đỏ luôn hướng về
phía dưới, còn khối nhân trứng luôn
hướng về phía trên tiếp thu được
nhiều nhiệt từ cơ thể chim mẹ khi ấp
trứng.
Cấu tạo buồng trứng của chim (theo
Hickman)