Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm sinh thái và nguồn gốc của ngành mang râu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.26 KB, 5 trang )


Đặc điểm sinh thái và
nguồn gốc của ngành
mang râu


1. Sinh học và sinh thái
Là nhóm động vật phát triển phong phú trong
môi trường xa lạ với nhiều nhóm sinh vật khác
(nhiều chất độc như H
2
S, CH
4
, ở đáy sâu đại
dương thiếu ánh sáng và chịu áp suất lớn…).
Việc phát hiện được động vật Mang râu
thuộc phân lớp Vestimentifera có sinh khối
lớn, phát triển mạnh nhờ vào vi khuẩn hoá tổng
hợp sống cộng sinh đã đặt ra nhiều vấn đề mới
cho việc nghiên cứu dinh dưỡng của động vật.
Các động vật mang râu đã gặp ở vùng quần đảo
Galapagôt thuộc Thái Bình Dương, nơi đáy
biển sâu 2.500m, có nhiều giếng phun
nước nóng, nhiệt độ vào khoảng 10 – 15
0
C,
ở Đại Tây Dương trong vịnh Mexicô với độ sâu
300 – 6.000m, nhiệt độ nước khoảng 2 – 4
0
C,
kể cả nơi có xác cá voi đang thối rữa. Tất cả


những nơi này đều giàu H
2
S, CH
4
.
Động vật mang râu phát tán nhờ ấu trùng
trochophora. Tốc độ sinh trưởng vỏ của chúng
dao động từ 30cm/năm đến 85cm/năm.
2. Phát sinh chủng loại của mang râu
Có nhiều ý kiến khác nhau về vị trị phân loại của
mang râu: Căn cứ vào kiểu phát triển lõm ruột
của cách hình thành lá phôi giữa, đôi túi thể
xoang thứ nhất có một bên hình thành xoang
bao tim và bên kia có ống dẫn thể xoang đổ
ra ngoài, tuyến sinh dục trong đôi túi thể xoang
thứ 3 có ống dẫn sinh dục… nên một số người
vẫn xem Mang râu là động vật Có miệng
thứ sinh (Deuterostomia) và theo quan điểm
này thì mặt lưng là phía thần kinh (adneura).
Một số quan điểm khác cho rằng dựa vào hiện
tượng phân đốt của phần đuôi, đặc điểm hình
thái của ấu trùng trochophora, đặc điểm của
tơ… mà xếp Mang râu vào là một nhóm
của Giun định cư thuộc ngành Giun đốt. Theo
quan điểm này thì phía thần kinh là phía bụng.
Các dẫn liệu mới đây về vị trí tương đối của ruột
tạm thời ở ấu trùng của loài Riftia
pachyptila(Jones, Gardiner, 1988), về cấu trúc
phân tử của huyết sắc tố ngoại bào EHb (F.
Zal và cộng sự, 1997, 1999), của rARN

18S (Cavalier, Smith, 1996; Aguildo và Lake,
1998) đã xác minh quan hệ gần gũi của
Mang râu với giun đốt. Chính vì vậy Zal
(1999) đã xếp Mang râu vào là một lớp của
ngành Giun đốt - lớp Đuôi tơ (Opissthochaeta).
Một quan điểm khác căn cứ vào sơ đồ 4 đốt, coi
mang râu là nhóm động vật trung gian giữa
động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia)
và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia)
sớm hình thành từ khi xuất hiện 2 hướng tiến
hoá trên.
Hương Thảo (thao giáo trình ĐVKXS)

×