Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chu kỳ hoạt động ngày và mùa ở Thú (Mamalia) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 5 trang )




Chu kỳ hoạt động ngày
và mùa ở Thú (Mamalia)



1. Hoạt động ngày và mùa
Hoạt động theo ngày, mùa của thú không lệ
thuộc vào khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) mà tuỳ
thuộc vào khả năng kiếm mồi trong ngày hoặc
trong đêm. Quy luật hoạt động này thể hiện ở
thời gian nghỉ và theo đặc điểm con mồi. Có thể
chia thời gian hoạt động của thú thành các
nhóm sau:
- Thú hoạt động ngày là các loài thú móng guốc
ăn thực vật, thú ăn cá, thú ăn chim
- Thú ăn đêm gồm các loài thú ăn thịt có kích
thước lớn và trung bình, có con mồi hoạt động
ban đêm. Thời gian hoạt động tuỳ thuộc vào
tùan trăng hay mùa.
Sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối,
một số loài dù kiếm ăn ban đêm vẫn có thể tìm
mồi ban ngày và ngược lại.
2. Ngủ đông

Hiện tượng này chỉ thể hiện ở các loài thú sống
ở vùng ôn đới, khi nhiệt độ môi trường xuống
quá thấp và thức ăn khan hiếm. Do cường độ
trao đổi chất giảm khi ngủ đông nên con vật ít


hao phí năng lượng, chúng sử dụng chất béo đã
được tích luỹ từ trước. Các loài gấu, lửng
thường ngủ dài về mùa đông nhưng giấc ngủ
không sâu. Dơi ngủ đông thực sự, chúng tập
trung thành đàn.
Các loài thú sống ở vùng cận nhiệt đới và
nhiệt đới cũng có sự trú đông. Nguyên nhân
là tránh rét, thức ăn bị tiêu giảm hay có thể do
tính chất di truyền.
3. Sự di cư
Sự di cư của thú với mục đích là kiếm ăn. một
số loài di cư rất ổn định và theo mùa. Ví dụ hải
cẩu, cá voi có sự di cư qua một con đường ổn
định năm này qua năm khác và quãng đường
dài hàng ngàn km. một số loài thú có móng guốc
di cư theo mùa để tìm thức ăn (cánh đồng cỏ).
Đáng chú ý nhất là một số loài gậm nhấm, khi
có nhiều thức ăn, chúng đột ngột gia tăng số
lượng cá thể và khi thức ăn trở nên khan hiếm,
chúng di cư thành từng đàn rất lớn và con
đường di cư không xác định, chúng sẽ giảm dần
số lượng. Chu kỳ di cư của các loài này vào
khoảng vài 3 năm đến hàng chục năm. Ví dụ
chồn leming ở phương bắc hay chuột khuy ở
nước ta.
Quỳnh Hoa

×