VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CÓ CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
(Suy gẫm nhân kỷ niệm 15 năm thành lập trường chuyên Lê Quý Đôn-Quảng Trị)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quí trọng nhân tài. Trong quá trình dựng nước và giữ
nước, các sử gia Việt Nam đã đề nghị ghi công những người tài năng. Trên bia đặt tại Văn miếu
Quốc tử Giám, đã khắc: “Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu
tố nầy dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố nầy kém thì quyền lực đất
nước bị suy giảm” và “ Những người giỏi có học thức là một sức mạnh của đất nước” (Lời ghi trên
bia Văn Miếu. Léonard Aurousseau - dịch trong Revue Indochinoise XX - 7-12-1913)
Trải qua từng thời kỳ lịch sử, kể từ nhà Lý (năm 1010), Lý Công Uẩn định đô ở Thăng
Long, năm 1007 Văn Miếu được thành lập. Năm 1075 Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh
bác học và Lê Văn Thịnh (người xã Đông Cúc, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc) là người đầu tiên ở
Việt Nam được nhận học vị Trạng nguyên. Song song với đào tạo “quan văn”, nhà Lý cũng quan
tâm đến việc đào tạo các tài năng võ nghệ. Giảng Võ là nơi đào tạo các võ quan được thành lập từ
thời kỳ nầy.
Tiếp theo nhà Lý, nhà Trần tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức đào tạo bồi dưỡng
năng khiếu, tài năng. Trong thời gian đó đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ như Nguyễn Hiền, Lê Văn
Hưu, Đặng Ma La, và về võ như Trần Quốc Toản
Tới thời kỳ Hậu Lê, Lê Thánh Tông đã thừa kế sáng tạo và đưa việc tổ chức thi cử để tuyển
chọn nhân tài vào nền nếp. Năm 1442 tổ chức thi cấp bằng khóa tiến sỹ đầu tiên . Năm 1484 nhà
vua đã chú trọng khắc bia tiến sỹ, ghi tên các thí sinh trúng tuyển trong mỗi khoa. Đây là thời kỳ
thịnh vượng của đất nước Việt Nam. Tới thời nhà Nguyễn, vua Gia Long cho dời đô vào Huế, Quốc
học Huế cùng với Gác Khuê Văn được xây dựng năm 1805. Ở đó được chứng giám những khóa thi
để tuyển chọn năng khiếu tài năng thời phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Trong khoảng 80 năm, dưói thời phong kiến nhà Nguyễn, bị đế quốc Pháp đô hộ, việc đào
tạo, bồi dưỡng tài năng không được quan tâm đúng mức. Nhưng do truyền thống hiếu học, yêu
nước của dân tộc, trong nhân dân vẫn xuất hiện những người tài giỏi. Đại diện cho lớp người nầy
chính là: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám và tiếp đó là Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Trần Đaị Nghĩa.. đã góp phần làm rạng rỡ đất nước Việt Nam.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam đã quan
tâm đến việc phát triển giáo dục, đã đề cập đến ý nghĩa quan trọng cuả việc bồi dưỡng năng khiếu,
tài năng. Bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng qua hệ thống trường học cũng như quá trình hoạt
động lao động sản xuất, chiến đấu, ở Việt Nam đã hình thành được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý khoa học, kỹ thuật, công nhân, nghệ sĩ, nghệ nhân ngày càng đông đảo, trong đó xuất hiện
một số người tài năng có tầm thế giới. Chính đội ngũ nầy cùng nhân dân góp phần đánh thắng các
đội quân xâm lược hùng mạnh trên thế giới, đồng thời cũng góp phần đắc lực vào công cuộc đỗi
mới hiện nay ở Việt Nam.
Chúng ta đã và đang kế thừa truyền thống dân tộc, coi ”những người tài giỏi là cái gốc để
làm nên sự nghiệp” và “con người là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội”. Đúng như ông
cha từng nói: Phi trí bất hưng, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Bởi chính những người tài năng mà
đỉnh cao là thiên tài, đã đánh dấu các mốc phát triển, đã đưa lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật
lên một tầm cao mới. Với các nước chậm và đang phát triển như nước ta, thì những người tài là lực
lượng xung kích trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, là một trong những yếu tố giúp đất
nước đi lên nhanh nhất, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại ngày nay.
Như chúng ta đều biết, giáo dục- đào tạo ở bất kỳ một xã hội nào cũng là một bộ phận cơ
bản để cấu thành hình thái kinh tế - xã hội, là mục tiêu trọng yếu, là động lực để phát triển kinh tế -
xã hội. Để khẳng định vấn đề này, từ rất sớm, Mác và Ăngghen đã đánh giá rất cao vị trí, vai trò
của giáo dục - đào tạo nói chung và việc đào tạo ra nguồn nhân lực ở trình độ cao nói riêng. Hai
ông đã từng phát biểu rằng: “Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải có những bác sĩ, kỹ sư,
nhà bác học, nông học và các chuyên gia khác; vấn đề là giành quyền lực lãnh đạo không chỉ ở bộ
máy chính trị, mà còn phải ở toàn bộ nền sản xuất xã hội mới, và ở đây cần những kiến thức vững
chắc, chứ không phải những luận điệu huênh hoang, rỗng tuếch”. Hai ông còn nhấn mạnh giáo dục
đào tạo “tạo ra cho nền kinh tế của dân tộc những nhà bác học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực
1
kinh tế và nhờ đó, những trí thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiên tiến những công
nghệ mới. Nếu không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng chủ nghỉa xã hội chỉ là lời nói huênh
hoang rỗng tuếch”.
Kế thừa quan niệm của Mác - Ăng ghen và trên cơ sở tổng kết thực tiễn giáo dục đào tạo ở
Nga cũng như ở nhiều nước Âu Mỹ phát triển khác, ngay từ những ngày đầu - sau khi Cách Mạng
tháng 10 Nga thành công, Lênin đã đặt ra vấn đề làm thế nào để đưa nước Nga nghèo nàn lạc hậu
có thể tiến lên chủ nghỉa xã hội, và theo Người, chủ nghỉa xã hội không thể ra đời từ đống tro tàn
đổ nát, từ nhiệt tình Cách mạng mà nó phải được xây dựng trên cơ sở một nền công nghiệp đại cơ
khí với những thành tựu vĩ đại mà nhân loại đã sáng taọ ra. Và cũng chính Lênin đưa ra lời giải đáp
rằng: con đường tiến lên chủ nghỉa xã hội là con đường khó khăn không thể tưởng tượng được.Do
đó, phải sử dụng một cách khoa học và thông minh những hình thức và bước đi quá độ, phải bắc
những chiếc cầu nhỏ vững chắc và nhiều biện pháp cụ thể, nhưng trước hết phải bắt đầu từ sự
nghiệp xây dựng một nền giáo dục quốc dân chủ nghỉa xã hội. Để nhấn mạnh thêm ý tưởng này, Lê
nin dứt khoát rằng: “không có một nền giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không
thể giải quyết mọi vấn đề một cách có hệ thống trên qui mô toàn dân”.
VI. Lênin luôn coi sự nghiệp giáo dục- đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là điều
kiện tiên quyết để thực hiện việc điện khí hóa nước Nga, để nâng cao năng suất lao động, để chiến
thắng nghèo nàn lạc hậu; nhờ có giáo dục -đào tạo mà con người có thể thâu tóm được tri thức đã
tích lũy qua hàng thế kỷ trong một thời gian ngắn nhất và cũng từ cái vốn đó, trong thời gian ngắn
đó có thể vươn tới đỉnh cao của nhận thức và sáng tạo. Lênin đã từng nói: "Để nâng cao năng suất
lao động, trước hết chính là trình độ tiến bộ của nền giáo dục và văn hóa của đông đảo quần chúng
nhân dân".
Cùng với quan niệm như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có cách thể hiện riêng của mình.
Người nói: “Số phận của dân ta ở trong tay dân ta”, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, “muốn xây dựng CNXH phải biến một đất nước dốt nát... thành
một nước có nền văn hóa cao, khoa học phát triển”. Chính vì vậy, ngay sau cách mạng tháng Tám
thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng đến việc phát triển giáo dục- đào tạo. Người coi
giặc dốt là một trong ba thứ giặc rất nguy hiểm cần phải tiêu diệt, vì mục đích làm cách mạng của
Người không gì khác hơn là “làm cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Do vậy
mà ngay trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
thư căn dặn toàn ngành giáo dục, nhất là đối với các em học sinh rằng: “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu đươcü hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Điều này
còn thể hiện khi Người sắp từ biệt chúng ta để về nơi vĩnh hằng. Trong thư gửi ngành giáo dục
nhân ngày khai trường năm học 1968 - 1969 Hồ Chủ tịch không quên căn dặn chúng ta: “giáo dục
nhằm đào tạo những con người tiếp tục sự nghiệp Cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”.
Có thể nói, cả Mác, Lênin và Hồ Chí Minh đều đánh giá cao về vị trí vai trò của giáo dục
đào tạo đối với quá trình tăng truởng kinh tế, phát triển xã hội, ổn định chính trị của một quốc gia.
Điều này lại càng quan trọng và cần thiết đối với một quốc gia đi lên CNXH từ một xuất phát điểm
về kinh tế còn quá thấp - một nền nông nghiệp lạc hậu - chậm phát triển, trong lúc đó khoa học
công nghệ thế giới lại đang ở đỉnh cao và phát triển với tốc độ như vũ bão. Do vậy, việc phát triển
giáo dục đào tạo nhằm thực hiện các mục tiêu: dân trí, nhân lực và nhân tài, thì vấn đề phát hiện,
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trở thành một vấn đề cấp thiết cho cả nước và từng địa
phương.
Như chúng ta đều biết, giáo dục đào tạo ở bất kỳ một xã hội nào cũng là mục tiêu trọng yếu,
là nền tảng, động lực cho phát triển kinh tê ú- xã hội. Để khẳng định vấn đề này, nhóm Magatrend
rất có lý khi cho rằng: “trong trật tự kinh tế mới, đất nước nào đầu tư nhiều cho giáo dục nưóc đó
có sức mạnh cạnh tranh nhất”. Còn UNESCO - một tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục có uy tín
nhất trên thế giới hiện nay lại khẳng định: “không có sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách rời
khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi
nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì
số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản”. Chính vì thế
mà cho đến nay, khi tìm hiểu nguyên nhân của những thành tựu to lớn về phát triển khoa học - công
nghệ, về kinh tế - xã hội, người ta thường bắt đầu từ giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông. Như vậy
với một nền giáo dục yếu kém, chắc chắn kinh tế sẽ mất sức cạnh tranh.
2
Các nước ASEAN vừa qua đã nhận định đúng đắn rằng: vấn đề trung tâm hiện nay là nâng
cao chất lượng và trình độ năng lực. Dĩ nhiên muốn thực hiện điều này không có cách nào khác là
nâng cấp, hiện đại hoá giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn kinh tế tri thức.
Xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tới toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, dựa trên
nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ. Đó là một thế giới đang trong quá trình thay đổi cực
nhanh, cả về cuộc sống vật chất và văn hoá, theo từng đợt sóng cách mạng công nghệ liên tiếp, dồn
dập mà trước đây chưa hề thấy, dễ dàng bỏ lại hay nhận chìm các quốc gia khộng vược được,
không thích ứng nổi, hoặc thích ứng chậm với những đợt sóng ấy. Đối với dân tộc ta, muốn thực
hiện các mục tiêu cơ bản: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cũng không
thể tách rời các xu thế chung của thời đại.
Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hoá giáo dục, thường chỉ nghĩ đến việc
vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, song cái
chính chưa phải ở đó. Cái chính là thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó thay đổi cung cách dạy, học và phương pháp, nội dung tổ
chức và quản lý giáo dục, nhằm xây dựng một nền giáo dục phù hợp với yêu cầu của xã hội và cuộc
sống trong kỷ nguyên kinh tế tri thức.
Trong thời đại cơ may tồn tại và phát triển của các quốc gia dựa trên sự thông minh, tài trí
của cộng đồng nhiều hơn là của cải, tài nguyên sẵn có, phương châm giáo dục không còn là cung
cấp bửu bối, nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà là rèn luyện khả năng thích ứng mau lẹ,
rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích ứng mau lẹ, rèn luyện đầu óc và nhân cách, để có những
con người ném vào hoàn cảnh bào cũng xoay xở và vươn lên được, tự khẳng định mình đồng thời
thúc đẩy cộng đồng tiến lên. Đương nhiên, thời nào xã hội nào cũng cần những con người có nhân
cách: trung thực, thẳng thắn, nhân ái, v.v.., nên nhà trường không thể vịn vào cớ thời đại khoa học
công nghệ mà lơ là việc rèn luyện các tác phong đạo đức cơ bản đó. Song điều đáng nói ở đây là
ngoài các phẩm chất đó, xã hội hiện còn cần những con người có cá tính, biết giao tiếp và hợp tác,
có tư duy cởi mở với cái mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, không ngại trả giá để có những thành
công lớn, và nhất là phải có đầu óc sáng tạo, yếu tố then chốt thúc đẫy xã hội tiến lên trong kỷ
nguyên mới.
Trong khi nâng cao dân trí, mở rộng cửa nhà trường cho đông đảo người dân, thì giáo dục
không thể coi nhẹ nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nhân tài. Trái lại, phải rất chú trọng tài năng, khắc
phục bình quân và trung bình chủ nghĩa vốn là nhược điểm thường thấy ở các nước nghèo. Xưa nay
sự hưng thịnh của các quốc gia một phần rất quan trọng, nếu không nói là quyết định, là do bởi có
nhiều tài năng xuất chúng được nâng niu, nuôi dưỡng và được tạo điều kiện phát triễn đến tột độ.
Tài năng quan trọng cho xã hội hiện đại đến mức số lượng và chất lượng người tài được đào tạo là
tiêu chuẩn hàng đầu để đáng giá hiệu quả giáo dục. Thật ra đó là truyền thống đã có từ xưa ở nhiều
nước, chẳng qua trong thời đại kinh tế trí thức, nhu cầu về tài năng sáng tạo càng bức bách hơn bao
giờ hết cho nên truyền thống đó được tiếp tục nâng lên và phát triễn. Muốn dành ưu thế trong cạnh
tranh, mỗi nước đều có biện pháp và chính sách đặc biệt xây dựng đội ngũ lao động sáng tạo tài
năng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh, quản lý. Thậm chí
còn tìm cách thu hút người tài từ các quốc gia khác. Kinh nghiệm các nước phát triễn cho thấy giáo
dục càng công bằng, dân chủ, số người được học càng đông, thì trong số đông đó càng dễ chọn
được nhiều người tài xuất sắc. Cho nên công bằng dân chủ trong giáo dục không những mâu thuẫn
với việc chú trọng tài năng, mà còn là cơ sở để đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Cả ba
mục tiêu về dân trí, nhân lực và nhân tài của giáo dục là thống nhất, không thể tách rời và càng
không thể đối lập cái nọ với cái kia.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc phát triển kinh tế- xã hội ở
trình độ cao không còn con đường nào khác con đường phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng
người giỏi. Đã đến lúc tài nguyên quí giá nhất là trí tuệ con người, bởi lẽ kỹ thuật có thể nhập cảng,
khoa học có thể học tâp, vận dụng, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng trí tuệ, tài năng không thể nhập cảng.
Vì tầm vóc mang ý nghĩa thời đại, vấn đề phát triển học sinh năng khiếu, tài năng sẽ thực sự góp
phần phát triển nguồn lực quí giá cho đất nước.
Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giỏi, vì vậy cần xem việc đào tạo bồi dưỡng để thường
xuyên nâng cao nâng cao trình độ năng lực cho thầy, có kế hoạch sử dụng và chính sách đãi ngộ
đúng đắn là một khâu quan trọng trong chiến lược đào tạo nhân tài cho tỉnh nhà.
3
Phải thấu suốt quan điểm “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Đảng để không
ngừng đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò. Đặc biệt đối với trường trọng điểm và trường
chuyên, coi đó là yếu tố đặc trưng để phân biệt cao hơn, khác hơn giữa trường chuyên với trường
phổ thông bình thường.
Phải xem xét việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là nhiệm vụ của trường
chuyên mà còn là trách nhiệm của toàn ngành, toàn Đảng, toàn dân. Vì nó liên quan đến vận mệnh
của đất nước và của dân tộc.
Vì vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và chính sách bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng cần
được xã hội hoá mạnh mẽ hơn nữa. Phải nhận thức đúng đắn nhân tài là sản phẩm chung của quốc
gia.
Vì thế, các trường học nói chung, trường chuyên nói riêng phải chủ động mở rộng quan hệ
giao lưu với các tỉnh bạn, các trường đại học, các vụ viện ở trung ương để học tập kinh nghiệm tốt
và tranh thủ chất xám đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo. Đảng ta đã khẳng định đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầìng xã hội. Vì vậy, các trường học cần tranh thủ
sự đầu tư của trung ương, của địa phương và sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội để sớm
hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị dạy học .
Đặc biệt các trường trọng điểm và trường chuyên, trước mắt, cần đầu tư xây dựng phòng thí
nghiệm thực hành và thư viện nhằm phục vụ thiết thực cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nhìn lại những công việc đã làm để rút kinh nghiệm và có kế hoạch hành động cho những
năm tới là việc rất cần thiết. Hy vọng rằng, công tác phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng học
sinh giỏi của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp hơn, nếu như chúng ta
làm tốt những định hướng và giải nêu trên.bằng tất cả tâm lực, trí lực, tài lực của các cấp, các
ngành, của toàn xã hội ở địa phương. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, giáo dục đào tạo Quảng Trị
nói chung và việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ở Quảng Trị nói riêng
phải đi trước một bước để tạo ra động lực thực sự cho sự phát triển.Và điều đó không thể không
chú ý đến việc tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của ngành, gần như có tính quyết định.
Nguyễn Từ
4