Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguồn gốc của động vật đa bào pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.92 KB, 5 trang )


Nguồn gốc của động
vật đa bào


Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà khoa
học về nguồn gốc, con đường hình thành và
kiểu mẫu của động vật đa bào nguyên thủy.
1. Nguồn gốc phát sinh
Tất cả các nhà khoa học đều nhất trí cho
rằng động vật đa bào được hình thành từ
động vật đơn bào.
2. Con đường hình thành
Cho đến nay có 2 giả thuyết về con đường hình
thành:
2.1 Giả thuyết thứ nhất (giả thuyết tập đoàn)
Động vật đơn bào được hình thành từ tập đoàn
động vật đơn bào theo kiểu trùng roi. Căn cứ
vào cấu tạo tế bào của động vật đa bào về cơ
bản giống Trùng roi đơn bào.
2.2 Giả thuyết thứ 2 (giả thuyết hợp bào)
Động vật đa bào được hình thành từ 1 cá
thể động vật đơn bào theo kiểu
Trùng lông bơi, có quá trình tế bào hoá để hình
thành nên động vật đa bào.
3. Kiểu mẫu động vật Đa bào nguyên thủy
3.1 Theo giả thuyết của Haeckel (1874)
Động vật đa bào đầu tiên có dạng phôi vị, hình
túi, 1 đầu lõm vào (được gọi là trùng phôi vị -
gastrea). Trùng phôi vị có hình dạng như giai
đoạn phôi vị của động vật đa bào bậc cao. Có


cấu tạo như sau: Mặt ngoài có tiêm mao vận
động, ống ruột tiêu hoá ngoại bào, ăn mồi và
sinh sản hữu tính.
3.2 Theo giả thuyết của Otto Butscheli (1884)
Động vật đa bào xuất hiện sớm nhất là plakula.
Đó là một sinh vật có cơ thể dẹp, cấu tạo hai lớp
tế bào, sống bò ở đáy biển. Trong quá trình sinh
trưởng có hình thành xoang tiêu hoá tạm thời,
sau đó hình thành xoang tiêu hóa chính thức từ
tế bào biểu bì bụng do sự tiếp xúc thường
xuyên với thức ăn của con vật. Giả thuyết này
được ủng hộ bởi Schulze một nhà sinh vật học
người Úc. Schulze đã phát hiện một loài sinh vật
đặt tên là Trichoplax adhaereus (hình 3.3). Đó là
một sinh vật dẹp, cơ thể có 2 lớp tế bào, sống
bò dưới đáy. Ông cũng cho rằng đối xứng 2 bên
xuất hiện sớm hơn đối xứng phóng xạ, nên đó
là một động vật có hình dạng xoang phôi nang,
đối xứng 2 bên (bilaterogastrea).
Sau này vào năm 1969, K. G. Grell (Đức) đã
phát hiện lại loài này và khẳng định lại giả thuyết
đúng đắn của Otto Butscheli. Ông đã chứng
minh được rằng loài Trichoplax adhaeus có
khả năng sinh sản hữu tính và vô tính như
một động vật chính thức. Ông cũng đề nghị
xem loài này là động vật nguyên thuỷ nhất. Sau
đó đề nghị một ngành động vật mới là ngành
động vật hình tấm (Placozoa).
Metsnicov (1886) đã dựa vào sự phát triển phôi
sinh của động vật đa bào để đưa ra giả thuyết

này. Trùng thực bào theo ông có lối tiêu hoá nội
bào, hình thành ống ruột từ khối tế bào của
lớp tế bào thành ruột theo lối di nhập (từ
ngoài vào trong).

×