Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐTM cao ốc Đà Nẵng center

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Ngày nay, cùng với tốc độ dân số một cách nhanh chóng thì nhu cầu về nhà
ở trong xã hội cũng tăng theo. Do đó, Nhà nước đang có những chủ trương, chính
sách để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng những khu dân cư
mới, chung cư, căn hộ cao cấp để đáp ứng nhu cầu chính đáng này của người dân.
Đà Nẵng là thành phố đô thị loại I, có diện tích tự nhiên khá nhỏ 1.267 km
2
,cách Hà Nội 764km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nằm
trên trục giao thông Bắc - Nam xuyên Việt và đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt,
đường biển và đường hàng không. Thành phố nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,7ºC. Với 5 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và
1 huyện đảo, cộng thêm vào đó là việc tăng dân số cơ học trong những năm gần đây
đang diễn ra rất lớn cho nên nhu cầu về nhà ở luôn là một áp lực đối với nhân dân và
chính quyền địa phương. Theo nguồn tổng cục thống kê TP Đà Nẵng và hướng phát
triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020 thì quỹ nhà ở hiện tại chỉ
đáp ứng được 50% nhu cầu, diện tích bình quân chỉ đạt 4-5m
2
/người, còn thấp so với
tiêu chuẩn nhà ở từ 8-10m
2
[14].
Trong bối cảnh đó Dự án cao ốc “ Đà Nẵng Center ” vừa được các cơ quan
chức năng của TP Đà Nẵng phê duyệt và đang trong giai đoạn thi công đã phần nào
giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà
dự án đem lại thì trong quá trình thi công và khi đi vào hoạt động Dự án chắc chắn
sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường khu vực,
Để dự báo, đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục từ những tác động
tiêu cực đến môi trường nói trên thì việc thực hiện đề tài “Đánh giá tác động môi
trường dự án căn hộ cao tầng cao ốc Đà nẵng center ” là một việc làm rất thực
tiễn vừa là tuân thủ đúng pháp luật như trong Luật Bảo vệ môi trường quy định


2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM
• Đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng môi trường trước và sau khi xây
dựng dự án cao ốc “ Đà Nẵng Center ”
• Phân tích một cách khoa học các tác động có lợi và có hại do quá trình hoạt
động của dự án đối với môi trường xung quanh.
• Dự báo rủi ro về môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và khi đi
vào hoạt động.
• Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để hạn chế tối đa các tác động
tiêu cực đến môi trường và con người.
3. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM này được căn cứ theo những tài liệu và số liệu sau:
• Mục 2 chương III của Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có
hiệu lưc vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, quy định tất cả các dự án sắp xây
dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến hành lập Báo cáo đánh giá
tác động môi trường.;
• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày
28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-
CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
• Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
• Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường;
• Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường.
• Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường.
• Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 791703 do Uỷ ban nhân
dân Thành phố Ðà Nẵng cấp ngày 06/09/2005.
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3203001744 do Sở kế hoạch và
Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 14/12/2007 cho Công ty Cổ phần Địa
Ốc Vũ Châu Long.
• Điều lệ Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long thông qua ngày 12/12/2007.
• Ngoài ra trong quá trình xây dựng báo cáo, các tài liệu sau đây được
sử dụng:
- Tài liệu hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự
án phát triển đô thị.
- Tài liệu thống kê về tình hình khí tượng thủy văn của khu vực.
- Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường.
- Các tài liệu thống kê về xã hội học, kinh tế xã hội trong khu vực.
- Các tài liệu kỹ thuật đánh giá tác động môi trường của tổ chức Y tế
Thế giới.
- Các tài liệu về công nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn.
Ngoài ra, còn tham khảo một số Báo cáo đánh giá tác động môi trường khác.
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
ĐTM
Phương pháp đánh giá tác động đến môi trường được sử dụng trong báo cáo
ĐTM này chủ yếu dựa vào thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 về việc
"Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường" của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở phù hợp
với hoàn cảnh nước ta, hoàn cảnh khu vực đang xét và phù hợp với các số liệu điều
tra thu thập được.
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này
tuân thủ theo hướng dẫn của Nghị định Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trường (NĐ số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006) và hướng dẫn về

thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trong phần phụ lục của Nghị định
này.
Các phương pháp sau sẽ được sử dụng để đánh giá trong báo cáo:
- Thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý
các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học tại địa phương
khu vực dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không
khí, môi trường nước, đất, độ ồn tại khu vực dự án.
- So sánh: dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích
trong phòng thí nghiệm, kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự
án.
- Phương pháp liệt kê mô tả có đánh giá mức tác động: mhằm liệt kê các tác
động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ khí
thải, nước thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường trong
khu vực.
- Đánh giá nhanh: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá
trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức y tế thế giới thiết lập.
- Dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát nhiều khu công nghiệp trong khu
vực có thể dự báo được tốc độ phát triển công nghiệp và nguy cơ các tác động tiềm
tàng do khu công nghiệp gây ra đối với môi trường.
Bảng 1: Tổng hợp các phương pháp ĐTM đã sử dụng
TT Phương pháp Áp dụng
1 Phương pháp thống kê Dựa theo số liệu thống kê chính thức của TP.
2
Phương pháp lấy mẫu ngoài
hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại

- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn
3
Phương pháp so sánh tiêu
chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
Kết quả phân tích có độ tin cậy cao
4
Phương pháp lập bảng liệt kê
và phương pháp ma trận
Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán
định lượng, dựa trên chủ quan của những
người đánh giá
5. CÁC NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU
[1]. Bệnh nghề nghiệp, GS. Lê Trung, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
1992;
[2]. Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên
môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối
với các dự án có cùng lĩnh vực và các dự án tương tự khác.
[3]. Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường - Lê Trình, Phùng
Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình;
[4]. Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về các biện pháp quản lý và
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường của hoạt động Dự án.
[5]. Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực
tiễn, Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, 1993
[6]. Economopuolos, WHO, 1993
[7]. Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo Thông tư 08/2006/TT-
BTN&MT;
[8]. Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành-NXB Lao động-Xã
hội;
[9]. Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng

[10]. Nguyễn Đình Huấn – Nguyễn Lan Phương (2007), Giáo trình Cấp thoát
nước, Đại học Bách khoa Đà Nẵng;
[11]. Quản lý chất rắn, T1, Trần Hiếu Nhuệ - 2001
[12]. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình – Nxb KHKT
1997;
[13]. Số liệu cung cấp từ TT Kỹ thuật Môi trường Đà Nẵng
[14]. Số liệu thống kê về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực dự án
[15]. Thuyết minh tóm tắt công trình Đà Nẵng Center - Công ty Cổ phần địa ốc
Vũ Châu Long.
[16]. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai-NXB
Xây dựng 2000;
[17]. Tài liệu từ các trang wesite :
/>
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Trong những năn gần đây, nền kinh tế Đà Nẵng nói chung và đặt biệt lầ nền
kinh tế tại quận Hải Châu nói riêng đã có những phát triển vượt bậc. Nền kinh tế
phát triển kéo theo nhu cầu phát triển kiến trúc cơ sở hạ tầng ngày càng cấp thiết
hơn. Thêm vào đó là mật độ dân cư ngày càng đông, xu hướng phát triển đô thị
ngày càng cao, đời sống người dân ngày được nâng lên, nhu cầu có nơi ở ổn định
khang trang, rộng rãi cũng tăng cao và tập quán cổ truyển của dân tộc ta là “ An cư
Lạc nghiệp ”.
Do đó để đáp ứng nhu cầu thực tế trên thì việc xây dựng mới một cơ sở hạ
tầng trung tâm thương mại & một cao ốc tại phường Hải Châu 1 quận Hải Châu là
một việc làm hết sức cần thiết, thông qua đó nó góp phần đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất kinh doanh của nhân dân trong khu vực.
1.1. TÊN DỰ ÁN
CĂN HỘ CAO TẦNG CAO ỐC “ ĐÀ NẴNG CENTER”
Địa chỉ : Số 08 Phan Chu Trinh, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
1.2. CHỦ DỰ ÁN

- Đơn vị : Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long.
- Trụ sở chính : 08 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại : 05113.482586/483586 Fax : 05113. 840.881
- Công ty Cổ Phần Địa ốc Vũ Châu Long hoạt động theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số: 3203001744 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng
cấp ngày 14/12/2007.
- Có tổng số vốn đầu tư 125 triệu USD.
- Giám đốc : Ông Đặng Thiên Quang.
1.3. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN
Vị trí thực hiện dự án tại số 08 Phan Châu Trinh nằm tại ngã tư đường Hùng
Vương và Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng thuộc địa bàn phường Hải Châu 1,
Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng .Và có giới cận như sau :
Phía Bắc giáp : đất ở nhà dân.
Phía Nam giáp : đường Hùng Vương.
Phía Đông giáp : đường Phan Châu Trinh.
Phía Tây giáp : đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Tổng diện tích trong ranh giới xây dựng là: 7.878m
2
Hình 1 : sơ đồ vị trí dự án
Vị trí của dự án nằm trong khu vực có hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh và rất thuận lợi, đây là vị trí trung tâm của thành phố Đà Nẵng.
1.4. MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI, Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ
ÁN
Tạo ra được một Khu Khách sạn 5 sao trên tổng diện tích khoảng 7878m
2
tại
trung tâm thành phố Đà Nẵng với quy mô nhiều phòng ngủ, phòng hội nghị, nhà
hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hình thành một điểm nhấn về kiến trúc hiện đại cho khu vực trung tâm thành
phố Đà Nẵng nhằm thoả mãn và đáp ứng các nhu cầu :

Nhu cầu nghỉ dưỡng, hội nghị, hội họp, kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Tạo ra một khu vui chơi giải trí cao cấp, tạo ra một điểm du lịch hấp dẫn
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Tạo nguồn thu ngân sách và góp phần tạo việc làm cho một lượng lớn lao
động của địa phương.
Tạo ra một không gian đẹp, cảnh quan hài hoà phục phục tốt cho loại hình
kinh doanh sự kiện.
Tạo ra được một Khu căn hộ cao cấp hiện đại tại trung tâm thành phố Đà
Nẵng, phục vụ với quy mô nhiều phòng ngủ, phòng hội nghị, nhà hàng ăn
uống, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tạo ra một khu căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố phục vụ nhu cầu của
nhân dân trong nước, người nước ngoài.
Tạo ra được một khu trung tâm thương mại dịch vụ tại trung tâm thành phố
nhằm phục vụ nhân dân thành phố, phục vụ du khách
1.5. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN [15].
Dự án cao ốc “Đà Nẵng Center” được xậy dựng tại số 08 Phan Châu Trinh
bao gồm một số các hạng mục công trình chính và các công trình phụ trợ cho dự án
như sau:
Bảng 2 : các hạng mục công trình của dự án
STT Tên hạng mục công trình chính
1
khu chung cư cao cấp gồm 204 căn hộ.
2
khu trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị.
3
văn phòng cho thuê .
4
khách sạn gồm 386 phòng.
5
khu dịch vụ, nhà hàng.

Tên các hạng mục công trình phụ trợ
1
Tầng hầm để xe, gara
2
Khuân viên cây xanh
Với diện tích khu đất 7.878 m
2
công trình được thiết kế bao gồm 1 khối nhà
37 tầng và các công trình phụ trợ, cảnh quan xung quanh. Trong đó, khối nhà chính
là điểm nhấn của công trình.
Từ trục đường Hùng Vương bố trí lối vào chính công trình:
- Lối vào chính công trình tiếp giáp với đường Hùng Vương là điểm kết nối
giữa không gian bên trong và bên ngoài công trình.
- Về phía Bắc công trình và phía đường Phan Châu Trinh là hệ thống giao
thông xuống hầm và các sảnh tập trung - chuyển tiếp lên các không gian công năng
trên.
 Tòa tháp gồm các chức năng chính:
 Khu trung tâm thương mại
 Khu hội nghị
 Khu nhà hàng
 Khu dịch vụ
 Khu khách sạn
 Khu căn hộ
Theo đó, khối nhà chính gồm 4 tầng hầm, 1 trệt, 1 lửng, 36 lầu, cung cấp 204
căn hộ các loại diện tích 32.295 m
2
, diện tích dịch vụ khách sạn 26.868m
2
, diện tích
khối ở khách sạn 25.825m

2
và diện tích 22.168 m
2
trung tâm thương mại (không bao
gồm diện tích kỹ thuật và phục vụ chung của khối nhà).[15].
Hệ thống giao thông chính cho toà nhà được thiết kế riêng cho từng công năng
sử dụng: Bốn lõi thang máy và thang thoát hiểm bố trí xuyên suốt theo chiều đứng
toàn nhà và được tính toán các khoảng dừng cho các không gian công năng khác
nhau .
+ Ba thang máy phục vụ toàn khu.
+ Hai thang máy phục vụ trực tiếp cho khối văn phòng.
+ Hệ thống thang cuốn bố trí liên tầng trong khu thương mại và 17 thang máy
phục vụ trực tiếp cho khu thương mại.
+ Hệ thống thang thoát hiểm cho toàn khu.
Chi tiết công năng sử dụng của các tầng [15]. :
Hầm 1+2+3+4: không gian để xe + kỹ thuật
Đây là khu vực tập trung các khối kỹ thuật phụ trợ và đậu xe 4 tầng hầm với
diện tích 21.916 m
2
có thể chứa 495 xe ô tô phục vụ 20,5% diện tích khu căn hộ,
20% diện tích khách sạn, 59,5% diện tích khu thương mại.
Tầng trệt: Tiếp đón + Thương mại
Với thực tế không gian xung quanh công trình đón kín do mật độ xây dựng
cao, để tạo cảm giác hấp dẫn trong khu thương mại, việc bố trí khoảng lùi xung
quanh công trình nhằm tạo khoảng đệm để nối không gian bên ngoài và bên trong.
Tiếp giáp chính với đường Hùng Vương, Phan Châu Trinh và Nguyễn Thị
Minh Khai là sảnh vào khu khách sạn-căn hộ và khu thương mại. Ngoài ra lối vào
phía Bắc công trình dể nhập hàng phục vụ toàn khu.
Hệ thống giao thông bên ngoài bố trí các khu vực đậu xe tạm trước các sảnh
vào các khu chức năng bên trong, lối xuống hầm.

Bố trí ở tầng trệt là sảnh lớn đón tiếp chính của công trình, siêu thị, và lối quay
xe ra vào - xuống tầng hầm, các hệ thống thang bộ, thang máy, thang cuốn, khu vệ
sinh.
Tầng lửng: Khu thương mại
Đây là điểm hấp dẫn của công trình bởi sự kết nối trực tiếp với bên ngoài
thông qua hệ thống thang bộ đón khách từ các quảng trường, ngoài các hệ thống
thang máy từ tầng trệt lên tầng lửng còn bố trí hệ thống thang cuốn dành cho khu
thương mại.
Tầng lửng gồm các của hàng thương mại và các shop buôn bán nhỏ, khoảng
thông tầng, cùng với hệ thống kỹ thuật như thang máy, thang bộ, thang cuốn.
Lầu 1-2-3-4: Trung tâm thương mại
Khu vực bán hàng được thiết kế theo ý đồ tạo cảm giác thân thiện bằng các
hình cong theo đó các quầy hàng có thể tạo thêm phầm hấp dẫn bởi các mặt hàng
trưng bày.
Ngoài ra các cửa hàng bán lẻ hoặc các shop thời trang có thể đặt tại đây. Hệ
thống kỹ thuật của tòa nhà như thang bộ, thang máy, thang cuốn, gain kỹ thuật, khu
vệ sinh được bố trí phù hợp với chức năng của tầng.
Lầu 5: Khu hội nghị
Mặt bằng tầng này bố trí hội trường, phòng hội thảo. Hệ thống kỹ thuật của
tòa nhà như thang bộ, thang máy, thang cuốn, gain kỹ thuật, khu vệ sinh được bố trí
phù hợp với chức năng của tầng.
Lầu 6: Khu nhà hàng
Toàn bộ mặt bằng lầu 2 là khu nhà hàng tiệc cưới kết nối với các tầng của khu
thương mại và tầng trệt, hầm bằng hệ thống thang máy, thang cuốn. Ngoài ra thang
bộ được dùng khi xẩy ra sự cố. Khoảng thông tầng cho không gian chiếu phim và
hội thảo bên dưới.
Lầu 7: Khu nhà hàng – Casino – Dancing – Karaoke
Tầng này sử dụng cho không gian sinh hoạt vui chơi, giải trí. Hệ thống kỹ
thuật của tầng như thang bộ, thang máy, thang cuốn, gain kỹ thuật, khu vệ sinh
được bố trí phù hợp với chức năng của tầng.

Lầu 8: Khu hồ bơi – TDTT
Tầng này sử dụng cho hoạt động thư giãn, tạo cảm giác sảng khoái cho khách.
Bao gồm hồ bơi, massage, jaccuzzi, beauty salon Hệ thống kỹ thuật của tầng như
thang bộ, thang máy, thang cuốn, gain kỹ thuật, khu vệ sinh được bố trí phù hợp với
chức năng của tầng.
Lầu 9: Tầng dịch vụ chung cư
Tầng này sử dụng cho không gian sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ. Tầng này
cũng sử dụng cho hoạt động thư giãn như hồ bơi, trung tâm phục hồi sức khoẻ. Hệ
thống kỹ thuật của tầng như thang bộ, thang máy, thang cuốn, gain kỹ thuật, khu vệ
sinh được bố trí phù hợp với chức năng của tầng.
Lầu 10-lầu 26: Khu phòng ngủ khách sạn và Khu căn hộ ở - cho thuê hoặc
bán
Đây là không gian chuyển tiếp giữa khu thương mại, khách sạn và khu căn hộ
cho thuê với 9 tầng. + Chức năng của các tầng này là khu căn hộ để bán và cho
thuê, và khu phòng ngủ khách sạn gồm các loại căn hộ 2,3 phòng ngủ và các căn
hộ đặc biệt - căn hộ Duplex và căn hộ Penhouse. Trong đó:
Khu căn hộ cho thuê được bố trí ở toà tháp phía Tây công trình hướng về phía
đường Nguyễn Thị Minh Khai. Chức năng của các tầng này gồm các loại căn hộ 2,3
phòng ngủ và các căn hộ đặc biệt - căn hộ Duplex và căn hộ Penhouse.
Toà tháp phía Đông hướng về phía đường Phan Châu Trinh là phòng ngủ
khách sạn gồm 2 loại (có thêm salon tiếp khách)
( Ghi chú : Duplex và SkyVilla là hai loại hình căn hộ được nhiều người nổi tiếng ở
Mỹ và các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng.)
Lầu 27 - 34: Khu phòng ngủ khách sạn
Đây là không gian chuyển tiếp từ lầu 26 lên là phòng ngủ khách sạn [15].
Bảng 3 – Quy mô đầu tư của Dự án
TT Tầng
Diện tích xây dựng (m²) Tổng DTXD
(m²)
Khối

khách sạn
Khối TM-DV
Căn hộ
Diện tích
sử dụng
Diện tích
phụ trợ
Tổng
diện tích
1 Tầng trệt 3.776 566 590 1.156 470 5.402
2 Tầng lửng 570 483 590 1.073 178 1.821
3 Lầu 1 265 3.866 590 4.456 178 4.899
4 Lầu 2 265 4.571 590 5.161 178 5.604
5 Lầu 3 265 4.571 590 5.161 178 5.604
6 Lầu 4 265 4.571 590 5.161 178 5.604
7 Lầu 5 5.426 178 5.604
8 Lầu 6 5.426 178 5.604
9 Lầu 7 5.426 178 5.604
10 Lầu 8 4.207 178 4.385
11 Lầu 9 977 1.731 2.708
12 Lầu 10-34 25.825 28.492 54.317
Cộng 52.693 22.168 32.295 107.156
1.6. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Toàn bộ Dự án được thực hiện trên tổng diện tích đất là: 7878 m
2
[15].
 Nguyên tắc chung:
Công trình khu Cao ốc Đà Nẵng Center được thiết kế dựa trên các nguyên
tắc sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cùa Nhà nước về quy hoạch thiết kế công trình

công cộng, nhà ở cao tầng; áp dụng có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế trong
giai đoạn phát triển hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.
- Các quy định về mật độ xây dựng, khoảng lùi, chiếu sáng, thông thoáng
theo quy định hiện hành.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng đô thị, đảm bảo các thông
số kỹ thuật tính toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng.
- Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, nối kết với mạng
lưới hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
- Đảm bảo yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật công trình như chỗ đậu xe, phòng
cháy chữa cháy, môi sinh, môi trường
Cũng như đáp ứng các tiêu chí của chủ đầu tư về:
- Tính độc đáo: thể hiện ở biểu hiện hình khối, chất liệu ngoại thất, dấu ấn
công trình trên nền trời.
- Tính cao cấp: thể hiện ở tiện nghi không gian và trang thiết bị, đáp ứng yêu
cầu của căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê loại A.
- Tính hiệu quả: thể hiện ở hiệu xuất sử dụng sàn xây dựng công trình, khai
thác tối đa hệ số sử dụng đất.
- Tính khả thi và kỹ thuật: các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện vận
chuyển, công xưởng hoá, thi công cơ giới của ngành xây dựng Việt Nam vào thời
điểm hiện tại.
 Cân bằng đất của dự án :
Bảng 4 – Quy hoạch sử dụng đất khu vực Dự án
TT Hạng mục Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
1 Đất xây dựng công trình 5.604 71,135
2 Đất giao thông sân bãi 2.274 28,865
Tổng diện tích khu dất 7.878 100
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng là một trong số ít những thành phố của Việt Nam cũng như trên thế
giới được thiên nhiên ưu ái với một quần thể núi, sông và biển hài hòa tạo nên nét
quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…
Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng đẹp được đông đảo du khách trong và
ngoài nước biết đến như: Đèo Hải Vân được mệnh danh là ”Thiên hạ đệ nhất hùng
quan", Ngũ Hành Sơn huyền thoại là "Nam Thiên danh thắng", khu du lịch sinh thái
Bà Nà - Suối Mơ được ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung… Ngoài ra, Đà Nẵng có
bờ biển dài 90km, trong đó có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Nam Ô, Sơn Trà,
Non Nước
2.1.1. Điều kiện về khí tượng - thủy văn [14].
2.1.1.1. Khí tượng:
Vùng Dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, nhiệt
độ cao, ít biến động và chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa
mưa từ tháng 8 đến tháng 12.
a/ Nhiệt độ:
− Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,8
0
C
− Nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm: 30,5
0
C
− Nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm: 22,6
0
C
− Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,5
0
C
− Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 12,0
0
C

− Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 còn tháng có nhiệt
độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12.
b/ Mưa:
Mùa mưa thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 9 đến tháng
12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và tháng 11; và chiếm trên 70% tổng lượng mưa
cả năm. Các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 3, 4, 5, 6.
− Lượng mưa trung bình nhiều năm: 1.992 mm
− Lượng mưa cao nhất trung bình nhiều năm: 3.100 mm
− Lượng mưa thấp nhất trung bình nhiều năm: 1.400 mm
− Lượng mưa ngày cao nhất: 590 mm
c/ Nắng:
Ngày nắng thường tập trung và kéo dài trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9;
giai đoạn nắng nhất trong năm từ tháng 5 đến tháng 6.
− Tổng số giờ nắng trung bình trong nhiều năm: 2.253 giờ.
− Số giờ nắng cao nhất trong tháng (tháng 5): 248 giờ.
− Số giờ nắng thấp nhất trong tháng (tháng 12): 120 giờ.
d/ Độ ẩm không khí:
− Độ ẩm trung bình hằng năm: 82%
− Độ ẩm cao nhất: 95% vào tháng 12
− Độ ẩm thấp nhất: 64% vào tháng 7
− Các tháng có độ ẩm thấp: tháng 4 đến tháng 6
e/ Bốc hơi:
− Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm: 1.174 mm
− Lượng bốc hơi cao nhất: 1.286,5 mm
− Lượng bốc hơi nhỏ nhất: 1.025 mm
− Các tháng có lượng bốc hơi cao: tháng 4 đến tháng 8
f/ Gió:
Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Gíó Đông Bắc thường xuất
hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mang theo không khí lạnh, tốc độ gió lớn
nhất 24 m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang theo nhiều

hơi nước, tốc độ gió lớn nhất là 15 m/s.
− Tốc độ gió trung bình trong năm là 3,3 m/s
− Tốc độ gió lớn nhất: 15-25 m/s
Bảng 5 – Tốc độ gió, tần suất và hướng gió
Tháng
Tốc độ gió (m/s)
Hướng gió
Tần suất hướng gió
cực đại (%)
Trung bình Cực đại
1 3,4 19 Tây Bắc 18,5
2 3,4 18 Tây Bắc 20,4
3 3,4 18 Đông 20,3
4 3,3 18 Đông 21,7
5 3,4 25 Đông 15,2
6 3,0 20 Đông 15,0
7 3,0 26 Tây Nam, Đông 11,0;12,9
8 3,0 17 Tây Nam 12,3
9 3,3 28 Bắc 14,9
10 3,6 40 Bắc 16,2
11 3,5 24 Bắc 19,3
12 3,2 18 Bắc, Tây Bắc 15,2;16,8
Năm 3,3 40 Tây Bắc 16,1
g/ Bão:
Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, cấp bão lớn nhất
lên đến cấp 11, 12. Mỗi năm có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay trực tiếp đổ
bộ lên đất liền. Mưa lớn thường xảy ra cùng thời kỳ có bão kèm theo gió xoáy và
giật vô hướng, tốc độ gió khi có bão lên đến 40 m/s.
h/ Lũ:
Lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5, 6. Lũ chính vụ thường xuất hiện

vào tháng 10 đến tháng 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng mưa từ thượng nguồn
sông Hàn.
2.1.1.2. Thủy văn:
Do khu vực dự án nằm trên địa bàn phường Hải Châu 1, quận Hải Châu là
phường thuộc trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Do đó, khu vực dự án sẽ chịu ảnh
hưởng trực tiếp đặc điểm thủy văn khu vực này.
a/ Chế độ sóng vùng biển Đà Nẵng:
Bờ biển Đà Nẵng kéo dài khoảng 30km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,6m. Chế độ sóng
vùng biển Đà Nẵng phụ thuộc vào mùa trong năm. Sóng có hướng thịnh hành là
Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với tần suất ổn định vào tháng 7 là
75,21%. Vào mùa đông, tần suất sóng theo hướng Đông Bắc giảm dần và chuyển
sang hướng Đông, đạt 32,34% vào tháng 4. Từ tháng 5 đến tháng 7 hướng sóng Tây
Nam chiếm ưu thế với tần suất đạt 61,7% vào tháng 7. Vào tháng 8 sóng chuyển
dần theo hướng Nam với tần suất 55,37%.
b/ Dòng chảy:
Dòng chảy trong khu vực biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn của chế độ gió.
Dòng chảy vào mùa đông dao động từ 10-36 cm/s với hướng dòng chảy thịnh hành
là Đông Nam, nghĩa là chảy từ vùng biển khơi vào hướng bờ biển. Tốc độ dòng cực
địa mùa đông là 71 cm/s lớn gấp 2 lần tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa hè.
2.1.2. Tài nguyên sinh vật
Do đặc điểm của vùng dự án là vùng đô thị, dân cư sinh sống nhiều năm, các
giống loài sinh vật tự nhiên ít có điều kiện sinh tồn và phát triển trong vùng. Thực
vật trên cạn chủ yếu là một số loài cây cỏ dại. Động vật nuôi chủ yếu là chó, mèo,
không có các loài động vật quý hiếm.
2.1.3. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác
động đến môi trường khi Dự án đi vào hoạt động, tôi đã tiến hành khảo sát, đo đạc
và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiến
thực hiện Dự án. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

2.1.3.1. Môi trường không khí và vi khí hậu [13].
Bảng 6 – Kết quả đo đạc môi trường không khí khu vực Dự án
Stt
Tên chỉ
tiêu
Đơn
vị
Phương
pháp
thử
Kết quả
QCVN
05-2009
BTNMT
K1 K2 K3 K4
1 Nhiệt độ
0
C T.A.M.S 24,5 24,5 24,5 24,5
2 Độ ẩm % T.A.M.S 80 80 80 80
3 Bụi tổng mg/m
3
Trọng
lượng
0,4 0,7 0,6 1,0
300
(µ g/m
3
)
4 NO
x

mg/m
3
Theo QĐ
của Bộ
Y tế
0,06 0,08 0,08 1,3
200
(µ g/m
3
)
5 SO
2
mg/m
3
TCVN
5971-95
0,004 0,007 0,009 0,017
500
(µ g/m
3
)
6 CO mg/m
3
TCN
352-89
6 9 14 15
30000
(µ g/m
3
)

7
Tốc độ
gió
m/s T.A.M.S 1-3 1-3 1-2 1-3 -
8 Độ ồn dBA LD 812 65-80 65-79 65-75 75-90 -
Ghi chú:.
_ - : Không có trong tiêu chuân so sánh.
− K
1
: Mẫu lấy tại phía Đông khu vực dự án.
− K
2
: Mẫu lấy tại phía Tây khu vực dự án.
− K
3
: Mẫu lấy tại sân để xe nhà hát Trưng Vương.
− K4: Mẫu lấy tại số nhà Hùng Vương.
− QCVN 05- 2009 BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
− Ngày lấy mẫu: 19/02/2008, đặc điểm thời tiết: trời hanh.
− Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí như: nồng
độ khí , NO
x
, bụi tại khu vực Dự án (các thông số được tính trung bình trong 1 giờ)
đều có giá trị cao hơn giá trị cho phép của Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05 –
2009): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
2.1.3.2. Môi trường nước
Bảng 7 – Kết quả đo đạc môi trường nước khu vực Dự án
ST

T
Tên chỉ tiêu ĐVT
Phương pháp thử
-Thiết bị
Kết quả
NDA TDA
1 pH - TOA WQC 22A 6,0 5,8 5,5 – 8,5
2 Độ cứng (CaCO
3
) mg/l HACH 8123 126 95 500
3 COD mg/l HACH8000 6 2 4
4 NH
4
+
( tính theo N) mg/l HACH8038 12,8 0,33 0,1
5 NO
3
-
( tính theo N) mg/l HACH8039 27,7 27,7 15
6 NO
2
-
( tính theo N) mg/l HACH8507 0,003 0,010 1,0
Ghi chú:
- NDA: Mẫu nước giếng khơi trong nhà dân – số 223/20 Nguyễn Chí Thanh –
Hải Châu – TP Đà Nẵng
- TDA: Mẫu nước giếng đóng khu vực dự án có độ sâu từ 8-15m
- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn hoặc không phân tích.
- QCVN 09-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- Ngày lấy mẫu: 8/04/2010, đặc điểm thời tiết: trời hanh.

- Cơ quan phân tích mẫu : Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy độ cứng của nước và chỉ tiêu
NO
2
-
trong nước lấy tại khu vực trong và ngoài dự án đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép so với quy chuẩn việt nam ( QCVN 09 – 2008 ) : quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước ngầm.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NƠI DIỄN RA DỰ ÁN
Phường Hải Châu 1 là một trong những phường trung tâm của Quận Hải
Châu và thành phố Đà Nẵng với diện tích 0,93 Km
2
, dân số: 15519 nhân khẩu, 2557
hộ gia đình được chia thành 7 đơn vị dân cư hình thành 38 tổ dân phố.
- Hướng Đông: Giáp sông Hàn.
- Hướng Tây: Giáp phường Hải Châu 2.
- Hướng Nam: Giáp phường Phước Ninh.
- Hướng Bắc: Giáp phường Thạch Thang.
Đời sống nhân dân chủ yếu là lao động, thương mại, dịch vụ vừa và nhỏ.
Nhìn chung qua các thời kỳ kháng chiến, nhân dân có tinh thần yêu nước, hiện nay
trên địa bàn phường dân cư có 842 hộ gia đình thuộc diện chính sách và 9 bà mẹ
Việt Nam anh hùng, có nhiều cán bộ trung cấp quân đội về sinh sống tại địa
phương. Sau ngày giải phóng đến nay, tình hình chính trị, đời sống kinh tế văn hoá
tinh thần luôn được ổn định và phát triển [14]. Cụ thể như sau :
2.2.1. Về kinh tế
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp duy trì được
tốc độ tăng trưởng, mặc dù ảnh hưởng của tình hình thời tiết phức tạp và dịch bệnh
cùng với việc tăng giá xăng dầu kéo theo biến động của giá cả của một số mặt hàng
thiết yếu như lương thực, thực phẩm, tuy nhiên các hộ cá thể vẫn hoạt động bình

thường ở các mặt hàng may mặc, sản xuất bánh kẹo, riêng các hộ cơ khí có chiều
hướng giảm phải chuyển đi nơi khác do không đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu
vực .
2.2.2. Về văn hoá xã hội
2.2.2.1. Lĩnh vực giáo dục:
Phường hiện có 01 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học, 03 cơ sở mầm
non công lập, 01 cơ sở mầm non tư thục. Kết thúc năm học 2006 - 2007, trường
Trưng Vương có tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 96%, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 39,3%, có
81,5% học sinh hạnh kiểm tốt, 97% học sinh lớp 9 đủ điều kiện tốt nghiệp THCS.
Trường Phù Đổng, có tỷ lệ học sinh giỏi đạt 74,9% và 100% học sinh đạt hạnh kiểm
tốt. Các trường mẫu giáo, mầm non tiếp tục được đề nghị công nhận trường tiên tiến
xuất sắc cấp Thành phố.
2.2.2.2. Về y tế dân số, KHH gia đình, chăm sóc trẻ em:
01 trạm y tế phường, toàn phường có tất cả là 14.092 người trong đó bao
gồm: 38 tổ dân số, 2.627 hộ dân. Trạm y tế phường được nâng cấp và đưa vào sử
dụng kịp thời phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong công tác truyền
thông về dân số - kế hoạch hoá gia đình, đến nay các chỉ tiêu dân số cơ bản đã đạt
và vượt chỉ tiêu.
2.2.2.3. Về lao động thương binh xã hội:
Tập trung giải quyết kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với
gia đình và những người hưởng chính sách. Tổ chức các đoàn đi thắp hương tại
nghĩa trang liệt sĩ Thành phố nhân dịp tết nguyên đáng và kỹ niệm 60 năm ngày
thương binh liệt sỹ.
2.2.2.4. Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao - Đài truyền thanh:
Cử các vận động viên tham gia các môn thi thể dục thể thao do Quận tổ
chức đạt nhiều giải thưởng. Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động thể dục thể
thao thiếu niên hè tại quận đạt giải ba toàn đoàn. Trong phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá, UBND phường đã tuyên truyền phát động đến 38 tổ
dân phố, tiếp tục thực hiện chương trình “3 có” cùng với việc duy trì thường xuyên
phong trào xay dựng gia đình văn hoá, văn minh đô thị.

2.2.2.5. Công tác an ninh quốc phòng tại địa phương:
Công an phường đã chủ động tham mưu, triển khai thực hiện kế hoạch bảo
đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân phường. Thực hiện Nghị quyết 09/CP vè
Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, các chương trình quốc gia phòng
chống ma tuý, mại dâm, an toàn giao thông…Công tác giữu gìn trật tự xã hội luôn
tập trung mở nhiều đợt tấn công các loại tội phạm.
2.2.2.6. Xây dựng cơ bản - quản lý đô thị - trật tự vỉa hè:
Trên lĩnh vực đô thị, Phường đã kịp thời kiểm tra, xử lý các trường hợp xây
dựng sữa chữa nhà không có giấy phép, tập trung phát hiện và kiên quyết xử lý các
trường hợp vi phạm.
Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra giải quyết trật tự vỉa hè trên các tuyến
đường, vận động người dân tự giác chấp hành tốt trật tự vỉa hè và vệ sinh môi
trường, xử lý kiên quyết những trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm nhiều lần.
Phối hợp với các lực lượng thường xuyên ra quân lập lại trật tự giao thông.
2.2.3. Điều kiện hạ tầng
2.2.3.1. Hiện trạng giao thông
Bên ngoài khu đất công trình là các đường phố lớn thuộc khu trung tâm TP Đà
Nẵng như: Phan Châu Trinh, Hùng Vương và Nguyễn Thị Minh Khai.
2.2.3.2. Hiện trạng cấp điện
Hiện tại khu vực này đang sử dụng hệ thống cấp điện nối từ hệ thống cấp điện
chung của TP, lấy từ tuyến dọc theo các đường Phan Châu Trinh, Hùng Vương và
Nguyễn Thị Minh Khai.
2.2.3.3. Hiện trạng cấp thoát nước
Theo quy hoạch chung thì công trình lấy nước từ đường ống trên vỉa hè của
các đường Phan Châu Trinh, Hùng Vương và Nguyễn Thị Minh Khai
Nước thải công trình được tập trung tại các mương gom rồi thải ra HT mương
của các đường Phan Châu Trinh, Hùng Vương và Nguyễn Thị Minh Khai.
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện thuận lợi của dự án
- Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho việc thực
hiện và triển khai dự án.

- Có lực lượng lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh
phát triển lao động ở địa phương.
- Tình trạng pháp lý của lô đất là hoàn toàn hợp pháp để triển khai Dự án
theo các quy định pháp luật hiện hành.
- Dự án khi được triển khai trên thực tế sẽ đảm bảo các yếu tố sau:
 Phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng;
 Đảm bảo đầy đủ và thuận lợi các hạng mục hạ tầng: giao thông, cấp điện,
cấp nước, thông tin liên lạc.
 Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh và môi trường theo tiêu chuẩn
nhà nước.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng nào ít nhiều đều gây tác động đến môi
trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại. Việc đánh giá tác động môi trường sẽ
giúp Chủ đầu tư chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế,
kỹ thuật trước khi thực hiện dự án. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cao ốc
“ Đà Nẵng center”, đánh giá các tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường để
giúp Chủ đầu tư xác định được nguồn gây ô nhiễm, đối tượng và quy mô bị tác
động và làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong các
giai đoạn thực hiện dự án:
- Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng,
- Giai đoạn thi công xây dựng,
- Giai đoạn đi vào hoạt động .
Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực
hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau:
Hình 2 : trình tự hoạt động của một dự án
Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc
triển khai dự án có thể kể như sau:
Chuẩn bị
Xây dựng nền móng

Xây lắp công trình
Hoàn thiện
Đưa vào sử dụng
3.1. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG VÀ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM
Cũng như bất cứ công trường xây dựng nào, việc xây dựng khu căn hộ cao
tầng cao ốc “ Đà Nẵng center” sẽ kéo theo một số tác động đến môi trường. Các
tác động này thường khó tránh khỏi và tất yếu của mỗi công trình xây dựng. Tuy
vậy, trong trường hợp của Dự án thì đây là một công trình có khối lượng công việc
lớn và thời gian thực hiện cũng khá dài, vì vậy các tác động này trở nên đáng kể đòi
hỏi các nhà đầu tư phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường
và bảo vệ sức khỏe cho những người công nhân trực tiếp lao động trên công trường.
3.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Khí thải, tiếng ồn
a. Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dưng cơ bản
Các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng cơ bản dự án có
thể tóm lược như sau:
- Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, đào
đất móng công trình, vận chuyển đất cát đá trong phạm vi thi công, tập kết vật liệu
v.v….) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi
trường xung quanh (dân cư).
- Ô nhiễm nhiệt : từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia
nhiệt, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức. Các
ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công
trường;
- Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc
thi công. Đây chủ yếu là các loại khí thải ra từ các động cơ máy móc. Loại ô nhiễm
này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng,
cách xa khu vực dân cư và chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn. Khí thải của các
phương tiện vận tải và các máy thi công cơ giới có chứa bụi, SO
2

, NO
X
, CO và chì.
Các khí thải này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu nồng độ của
chúng vượt quá mức độ cho phép.
- Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động do việc đóng cọc, dập móng cốt thép, từ
các động cơ, các phương tiện, máy móc thi công khác trên công trường. Loại ô
nhiễm này sẽ có mức độ nặng khi các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt
động liên tục. Trong quá trình xây dựng, tiếng ồn phát ra từ việc di chuyển của các
xe chuyên dụng và từ các hoạt đông của các thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
người lao động trên công trường và nhân dân sống gần khu vực.
Bảng 8: Tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông
Phương
tiện
Đơn vị (U)
TSP
kg/u
SO2
kg/u
NOx
kg/u
CO
kg/u
VOC
kg/u
Chì
kg/u
Xe máy nặng chạy xăng
Đường
đô thị

1000km 0.4 4.5 S 4.5 70 7 0.31
Tấn nhiên
liệu
3.5 20 S 20 300 30 1.35
Đường
cao tốc
1000km 0.6 3.3S 7.5 50 3.5 0.22
Tấn nhiên
liệu
3.6 20S 4.5 300 20 1.35
Xăng máy 3,5 – 16 tấn chạy diesel
Đường
đô thị
1000km 0.9 4.29S 11.8 60 2.6
Tấn nhiên
liệu
4.3 20S 55 28 12
Xe máy sản xuất 1985-1992
Động cơ
từ 1400-
2000cc
1000km 0.07 1.62S 1.78 15.73 2.23 0.11
Tấn nhiên
liệu
0.86 20S 22.02 194.7 27.65 1.35
(Nguồn: Trích từ tài liệu của Economopoulos, WHO, 1993)
 Ô nhiễm không khí do bụi đất phát tán trong quá trình giải phóng, san ủi mặt
bằng
Bảng 9 – Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động chuẩn bị mặt bằng
TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải

1
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây
dựng (xi măng, đất, cát, đá ), máy móc, thiết
bị.
0,1 – 1 g/m
3
2
Khói thải của các phương tiện vận tải, thi công
cơ giới có chứa bụi, CO, hydrocacbon, SO
2
,
NO
x
( xe tải 3,5-16 tấn chạy dầu DO có
S=0,5%)
Bụi:4,3kg/tấn DO
SO
2
:0,1kg/ tấn DO
NO
x
: 55kg/tấn DO
CO: 28kg/tấn DO
3
Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt
đường phát sinh bụi
0,1 – 1 g/m
3
Bụi đất là loại bụi có kích thước lớn, khả năng phát tán không xa. Tuy nhiên,
địa điểm triển khai Dự án là khu vực trung tâm thành phố xung quanh là nhà cửa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×