Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo thực tập công nhân tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.33 KB, 28 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

C

ông ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER
JOINT STOCK COMPANY), là công ty trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt

Nam và là một trong những công ty cổ phần cao su lớn trong nước. Sản phẩm của
công ty đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng.Chính vì những
yếu tố đó nên sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có mặt cả trong và
ngoài nước.
Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, công ty đã
chia ra 6 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau:
* Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô.
* Xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp
- xe máy.
*Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian
sử dụng.
* Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán
thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp xe máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô.
* Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết
bị trong tất cả các xí nghiệp trong công ty.
* Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng
cho tất cả các xí nghiệp của công ty.
* Ngoài ra công ty cổ phần cao su Đà Nẵng phát triễn thêm nhà máy sản xuất
lốp radial với công suất 600 000 lốp/ năm .
Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức năng
riêng, nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục đích


là tạo ra sản phẩm cho công ty.
Sau thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức cơ bản về ngành công
nghiệp sản xuất lốp cao su, kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhà máy cũng như vốn

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 1


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

kiến thức thực tế bổ sung cho những gì học được ở trường. Dù vậy trong quá trình
thực tập cũng như trong bảng báo cáo này em còn nhiều điều sai sót, chính vì vậy sự
hướng dẫn sửa chữa của thầy (cô) sẽ giúp em hoàn thiện mình hơn.
Qua đây em xin cám ơn sự hướng dẫn của thầy (cô) cũng như sự giúp đỡ tận
tình của các cô chú kỹ sư, công nhân trong nhà máy đã giúp em hoàn thành quá trình
thực tập.

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 2


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN
PHẦN I: CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG
TRONG CÔNG NGHỆ CAO SU
1.1. Cao Su
Cao su là hợp chất cao phân tử được hình thành từ một hoặc nhiều phần tử có

cấu tạo hóa học giống nhau và được liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài có trọng
lượng phân tử rất lớn. Tính năng của cao su phụ thuộc vào cấu tạo, thành phần hóa
học, khối lượng phân tử, sự phân bố và sắp xếp các phần tử trong mạch.
Độ bền nhiệt của cao su chủ yếu phụ thuộc vào năng lượng liên kết các nguyên
tố hình thành nên mạch chính. Năng lượng liên kết càng cao thì độ bền nhiệt của cao
su càng lớn.
Cao su có khối lượng phân tử càng lớn thì các tính năng cơ lý đều tăng đặc biệt
là độ chịu mài mòn và tính đàn hồi.
1.1.1 Cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên thành phẩm được phân loại căn cứ vào các chỉ tiêu: màu sắc,
hàm lượng tro, độ ẩm, độ dẻo… Theo TCVN hiện hành. Cao su cốm (CSV) có các loại
3L, 5L, 5, 10, 20, CV… Cao su tờ (RSS) có các loại 1, 2, 3, 4, 5. Hiện nay ở công ty
thường sử dụng ba loại sau:
+ Cốm 1 (CN1): Có màu vàng xám. Thường sử dụng với các loại su khác làm
cao su hông lốp, cao su cán tráng vải mành, săm xe ….
+ Cốm 3 (CN3): Có màu vàng nâu, có tạp chất và mạch phân tử không đồng đều
nên có tính năng cơ lý thấp hơn cốm 1 và cao su tờ, được sử dụng chủ yếu cho các sản
phẩm xe đạp, xe máy hoặc dùng với các loại cao su khác để hạ giá thành sản phẩm.
+ Cao su tờ (TN1): Có màu vàng, được sử dụng cho các sản phẩm cần có độ
bền kéo đứt cao.
Cao su thiên nhiên được dùng để sản xuất các mặt hàng dân dụng như: săm lốp
xe đạp, xe máy, ôtô, các sản phẩm phục vụ công nghiệp như băng tải, dây curoa, giày
làm việc trong môi trường không có dầu mỡ, hoặc dùng trong các sản phẩm y tế hay
thực phẩm. Cao su thiên nhiên có ưu điểm là sức dính tốt, đàn hồi tốt, lực kéo đứt và
SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 3


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


xé rách cao, sinh nhiệt thấp, tốc độ lưu hóa nhanh, giá thành rẻ. Các khuyết điểm của
cao su thiên nhiên là tính chống tác dụng của O2, O3, dầu, acid, kiềm… yếu, chống lão
hóa nhiệt yếu, độ kín khí thấp.
Cao su thiên nhiên có khả năng phối hợp tốt với các phụ gia, chất độn trên máy
luyện kín hay luyện hở. Dễ dàng cán tráng hay ép đùn, sức dính tốt, có thể trộn với các
loại cao su không phân cực khác như SBR, NBR, BR, Clobutyl… với bất cứ tỷ lệ nào.
Mạch phân tử không phân cực nên dễ tan trong xăng dầu, benzen, Clorofoc, một
số hiđrocacbon thơm, không tan trong axeton. Khối lượng riêng khoảng 0,91÷0,93 g/cm3.
1.1.2. Cao su tổng hợp
Là các loại cao su không có nguồn gốc từ thiên nhiên mà được tổng hợp từ các
hóa chất qua các phản ứng trùng hợp để tạo ra các loại su khác nhau tùy theo thành
phần chất ban đầu, loại xúc tác, điều kiện phản ứng nhiệt độ, áp suất điều nầy cũng dẫn
đến các tính chất khác nhau của cao su tổng hợp được. Một số loại cao su tổng hợp
thông dụng:
1.1.2.1. Cao su butađien (BR, CKC): BT40
Là sản phẩm được trùng hợp từ butađien 1,3. Ngoại quan có màu trắng trong.
Có công thức:

(

CH2

CH

CH

CH2

)n


Có cấu trúc không gian đều hòa, có chứa nhiều nối đôi trong phân tử nên có thể
lưu hóa bằng hệ thống lưu huỳnh. Phối trộn được hầu hết với các loại su không phân
cực. Cao su BR có khả năng chống mài mòn tốt, chịu ma sát tốt, tính chống mệt mỏi
lớn. Nhược điểm của BR là tính chống cắt xé, lực xé rách thấp. Tùy thuộc vào các
hãng sản xuất mà cao su BR có các ký hiệu BR40, BR1000, BR01 …
1.1.2.2. Cao su butadien – styren (SBR): ST17, ST15
Cao su butadien – styren là sản phẩm đồng trùng hợp từ butađien 1,3 và styren.
Ngoại quan có màu nâu đen, cao su SBR có độ cứng lớn, khả năng chống ma sát, mài
mòn tốt nên thường dùng trong sản xuất mặt lốp xe máy và ôtô hoặc dùng trong các
sản phẩm chịu mài mòn khác. Tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp mà có nhiều loại
cao su SBR khác nhau, thường gặp nhất là SBR1502 (cao su không độn trùng hợp ở
nhiệt độ thấp), SBR 1712 (cao su độn dầu trùng hợp ở nhiệt độ thấp), nhược điểm của

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 4


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SBR là tính chống xé rách và tính chống nứt thấp, lực kéo đứt thấp, sinh nhiệt cao, ít
kín khí, tính chịu nhiệt và chống hóa chất thấp.
1.1.2.3. Cao su butađien – Nitril (NBR, CKH): NT40
Cao su NBR là sản phẩm đồng trùng hợp của butađien 1,3 và acrylonitril.
Ngoại quan có màu vàng nhạt, có tính chịu dầu tốt, khi tăng hàm lượng nitril thì tính
chịu dầu tăng lên, chịu nhiệt tốt thường dùng trong các sản phẩm trong phụ tùng máy
như joint, phoste … làm việc trong môi trường dầu mỡ, nhiệt cao. Nhược điểm của
NBR là sinh nhiệt cao lực xé rách thấp. Phối trộn hầu hết với các loại polime phân cực.
1.1.2.4. Cao su clopren (Np)

Là sản phẩm trùng hợp của clopren, cao su clopren phân cực, nhóm clo có khả
năng bảo vệ tốt các tác nhân tác dụng của môi trường nên đây là loại cao su chịu dầu,
bền hóa chất và các dung môi hữu cơ. Do kết dính cao nên thường sử dụng để sản xuất
các loại keo dán khô nhanh.
1.1.2.5. Cao su butyl (Butyl 286 loại 1 và loại 2)
Cao su butyl là sản phẩm đồng trùng hợp của izobutylen với các hợp chất hai
nối đôi khác, chủ yếu là isopren. Cao su butyl có ngoại quan màu trắng. Tính chất
công nghệ và tính chất cơ lý của cao su butyl phụ thuộc vào khối lượng phân tử và
hàm lượng các mắc xích dạng đien có trong mạch đại phân tử.
Cao su butyl là cao su có tính chịu nhiệt rất tốt, có tính đàn hồi tốt, bền với các
tác dụng của môi trường hóa học nên thường sử dụng cho các sản phẩm chịu nhiệt như:
cốt hơi, màng lưu hóa, hoặc các thiết bị chịu nhiệt, acid, chịu kiềm. Cao su butyl còn
có khả năng thấm khí thấp nên thường dùng trong sản xuất săm, các sản phẩm chứa
khí khác. Độ bền khí hậu của cao su butyl cao nên được sử dụng làm vật liệu bọc lót
dây dẫn điện, phủ phết lên vải với các mục đích sử dụng khác nhau. Butyl còn có tính
chịu va đập tốt nên thường dùng cho các sản phẩm yêu cầu chống rung cao.
Nhược điểm chính của cao su butyl là tốc độ lưu hóa chậm, chịu dầu mỡ kém,
sức dính kém, không trộn lẫn được với các cao su thông dụng như cao su thiên nhiên,
SBR, BR …
1.1.2.6. Cao su EPDM ( vistalon 2060 hay V26)
Cao su V26 là loại cao su tổng hợp từ ba thành phần đó là etylen (E), propylen
(P), và một phần dien khác. Với cấu trúc đặc biệt bao gồm mạch thẳng no là mạch

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chính do sự trùng hợp của etylen và propylen (nhưng nếu tăng lượng etylen thì dễ cán
luyện, ngược lại thì dễ ép đùn) nên nó giống như mạch của cao su isopren nhưng bảo
hòa nên ngoài tính chất NR thì nó còn rất bền với môi trường, bền nhiệt. Đồng thời sự
liên kết các đien tạo thành mạch nhánh đảm bảo khả năng liên kết mạng không gian
bằng hệ thống lưu huỳnh.
V26 thường sử dụng trong săm butyl (do có mạch chính bảo hòa nên dễ hợp với
butyl) để tăng độ phân tán các hóa chất trong hỗn hợp đồng thời cũng tăng tính kháng
lão với môi trường và tính biến dạng nén). Tuy nhiên độ kín khí của nó không cao nên
hàm lượng trong đơn không nhiều.
Ngoài ra còn có cao su tái sinh (TS1, TS2).
1.2. Chất lưu hóa
Cao su sống có mạch đại phân tử thẳng dễ trượt lên nhau nên tính năng đàn hồi
và tính năng cơ lý thấp. Chất lưu hóa là chất dưới điều kiện lưu hóa (áp lực, nhiệt độ)
tham gia phản ứng liên kết các mạch cao su để tạo thành mạng lưới không gian, thay
đổi tính chất của cao su từ trạng thái biến dạng dẻo, chảy nhớt, độ bền cơ học thấp
sang trạng thái biến dạng đàn hồi cao và bền dưới tác dụng của nhiệt độ. Quá trình
thay đổi tính chất của vật liệu dưới tác dụng của chất lưu hóa được gọi là quá trình lưu
hóa. Có nhiều chất lưu hóa tùy thuộc vào từng loại cao su, nhưng thông dụng nhất là
lưu huỳnh (S).
1.2.1. Lưu huỳnh tan (B1)
Bột lưu huỳnh có màu vàng, dạng tinh thể hình thoi, khối lượng riêng 2,07
kg/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là 1120C. Hàm lượng S trong hợp phần cao su thông dụng
từ 2 đến 3 phần khối lượng. Để sản xuất cao su cứng thì hàm lượng S sử dụng nhiều
hơn. Sự có mặt của S và các loại xúc tiến lưu hóa trong hợp phần cao su ở nhiệt độ gia
công cao có thể gây ra hiên tượng tự lưu làm giảm tính chất công nghệ của vật liệu. Vì
vậy S thường được đưa vào hợp phần cao su sau cùng, sau khi chất phối hợp đã được
luyện đều và hợp phần cao su đã được ổn định.
Cao su là dung môi hòa tan S. Mức độ hòa tan của S vào cao su thay đổi theo
nhiệt độ. Ở nhiệt độ 1400C mức độ hòa tan của S là 10%, ở nhiệt độ 250C mức độ hòa
tan của S vào cao su là 2%, vì thế lượng S cao trong cao su BTP sẽ gây ra hiện tượng S

khuyếch tán ra bề mặt sản phẩm làm giảm độ bền kết dính ngoại và làm bề mặt sản

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 6


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

phẩm có màu mốc trắng (hiện tượng phun sương). Để giảm hiên tượng này cần phải
tiến hành một số biện pháp sau:
- Sử dụng lượng S thấp
- Luyện hoặc gia công ở nhiệt độ thấp để giảm lượng S tan trong cao su.
- Lưu hóa sản phẩm phải đạt điểm lưu hóa tối ưu.
- Sử dụng loại S không tan.
1.2.2. Các chất lưu hóa khác
Se, Te không dùng vì độc tính cao.
Nhựa phenol – formandehyt dùng để lưu hóa các loại cao su không chứa hoặc
chứa rất ít liên kết đôi trong mạch, đặc biệt là cao su butyl.
1.3. Chất xúc tiến lưu hóa
Khi lưu hóa cao su với sự có mặt của S thì thời gian lưu hóa rất lâu, sản phẩm
có nhiều khuyết điểm: tính chống lão hóa kém, dễ bị phun sương, tính năng cơ lý
không cao. Để hạn chế được các hiện tượng trên chất xúc tiến lưu hóa được thêm vào
để hoạt hóa chất lưu hóa làm tăng tốc độ phản ứng từ đó rút ngắn thời gian lưu hóa,
tăng tính năng cơ lý, hạ thấp nhiệt độ lưu hóa và hạ giá thành sản phẩm. Khi chọn chất
xúc tiến lưu hóa cho một hỗn hợp cao su nào đó cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Xúc tiến lưu hóa không gây hiện tượng tự lưu cho hỗn hợp cao su trong tất cả
các công đoạn sản xuất.
- Có dãi lưu hóa tối ưu rộng.
- Tăng độ chịu oxi hóa của vật liệu, chống hiện tượng lão hóa của hỗn hợp cao su.

- Không ảnh hưởng đến màu sắc của cao su màu.
- Không gây độc đối với các sản phẩm dùng trong y tế, thực phẩm, không tác
hại cho con người.
- Bên cạnh đó người ta căn cứ vào từng loại su, các yêu cầu về công nghệ gia
công cao su, tính năng kỹ thuật của từng loại sản phẩm mà lựa chọn chất xúc tiến lưu
hóa với hàm lượng thích hợp:
+ Đối với sản phẩm dày, cần thời gian lưu hóa dài thì chọn loại xúc tiến có tác
dụng chậm. Thông thường dùng loại xúc tiến guanidin hay sunfeamid.
+ Đối với sản phẩm mỏng như mặt lốp xe đạp thì người ta dùng xúc tiến nhanh
như: DM, M…

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 7


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Cao su dùng trong y học, trong thực phẩm do yêu cầu không độc, không mùi
vị nên dùng xúc tiến thiuram.
+ Đối với cao su màu cần loại xúc tiến không làm biến đổi màu sắc như xúc
tiến nhóm thiuram.
+ Đối với sản phẩm chịu nhiệt thường dùng xúc tiến TMTD, nhựa lưu hóa.
Thông thường người ta sử dụng hệ xúc tiến gồm hai hoặc ba loại xúc tiến nhằm
nâng cao tính ưu việt của các loại xúc tiến khác nhau trong hợp phần cao su.
1.3.1. Xúc tiến DM (Y2): Di-2 mercaptobenzothiazol
Đây là loại xúc tiến có tác dụng nhanh, dạng hạt, màu hơi vàng, có vị đắng. Xúc
tiến lưu hóa DM thường dùng phối hợp với M, TMTD. Dùng chung với D cho tác
dụng lưu hóa ổn định hơn khi dùng với M (ít gây tự lưu hơn), trong cao su clopren thì
DM lại có tác dụng phòng tự lưu. Có tác dụng chống lão hóa, chống mài mòn, ít ảnh

hưởng đến màu sắc.
1.3.2. Xúc tiến M (Y1): 2-mercaptobenzothiazol
Xúc tiến M: dạng hạt, màu vàng nhạt, vị cay, là xúc tiến tác dụng nhanh. Dùng
kết hợp với DM, TMTD, nếu dùng với D cho tác dụng lưu hóa rất nhanh dễ gây tự lưu.
Có tác dụng chống lão hóa, chống mài mòn, ít ảnh hưởng đến màu sắc.
1.3.3. Xúc tiến D (Y4): NN’-diphenylguanidin
Là loại xúc tiến chậm có màu trắng, vị ngọt. Thường dùng kết hợp với DM.
Loại xúc tiến này làm tăng độ cứng của cao su nhưng nếu sử dụng độc lập thì tính
chống lão hóa kém, gây biến màu sản phẩm.
1.3.4. Xúc tiến CZ (Y6): N-xiclohexyl-2-benzothiazolsunfeamit
Là xúc tiến chậm, có dãi lưu hóa tối ưu dài nên thường dùng cho hỗn hợp lưu
hóa thời gian dài, có dạng hạt, màu vàng. Loại xúc tiến này ít gây tự lưu, tạo sản phẩm
có khả năng chống lại sự phá hủy do mệt mỏi và khả năng chống lão hóa nhiệt cao,
không làm thay đổi màu sắc của sản phẩm màu khi lưu hóa.
1.3.5. Xúc tiến TMTD (Y3): tetramethylthiuramdisufit
Có màu trắng kem, là loại siêu xúc tiến, dễ gây tự lưu trong quá trình gia công.
TMTD tạo hỗn hợp cao su có độ bền nhiệt cao khi dùng hàm lượng lớn. Khi dùng phối
hợp với M, DM thường dùng với hàm lượng thấp 0,05 – 0,1%. Có thể dùng cho sản
phẩm cao su thực phẩm.

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 8


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1.3.6. Xúc tiến EZ: Dietyl-dithiocabanat kẽm
Dạng bột màu trắng, không độc, hoạt tính hơn thiuram, làm tăng hoạt tính nhóm
thiazol. Tạo cho cao su lưu hóa có khả năng chịu nhiệt cao, là loại siêu xúc tiến, có thể

lưu hóa ở nhiệt độ thấp nên thường dùng trong keo tự lưu.
1.4. Chất trợ xúc tiến
Là loại chất nâng cao hiệu quả của xúc tiến lưu hóa, tạo cho cao su có tính năng
kỹ thuật cao hơn. Có hai loại trợ xúc tiến:
1.4.1. Trợ xúc tiến vô cơ
Thường sử dụng nhiều nhất là loại ZnO (A1C), đây là loại chất bột màu trắng, ít
độc, không làm đổi màu cao su màu, thông dụng, giá rẻ, độ ổn định cao, không gây
hiện tượng oxi hóa. Tác dụng hoạt hóa quá trình lưu hóa của ZnO còn hiệu quả hơn
nếu có mặt một lượng không lớn các axit béo hữu cơ như acid stearic (A2), acid
olêic… do việc tạo thành phức chất giữa ZnO, acid béo và xúc tiến lưu hóa.
Cần chú ý hàm lượng PbO vì hàm lượng PbO cao dễ gây tự lưu và làm biến
màu sản phẩm do sự tạo thành PbS. Khi dùng lượng ZnO cao thì cao su có tính
truyền nhiệt tốt.
1.4.2. Trợ xúc tiến hữu cơ (acid stearic)
Có dạng hạt hay phiến, màu vàng, mùi hắc. Ngoài tác dụng trợ xúc tiến, acid
stearic có tác dụng làm mềm, phân tán than đen tạo đều kiện thuận lợi cho thao tác
luyện, cán tráng, ép đùn.
1.5. Chất phòng tự lưu
Trong quá trình gia công cao su thường xãy ra hiện tượng tự lưu làm giảm tính
chất cơ lý của cao su. Để khắc phục tình trạng nầy ta thêm vào hỗn hợp cao su chất
phòng tự lưu để kéo dài thời gian vật liệu ở trạng thái chảy nhớt ở nhiệt độ gia công
nhưng không làm chậm tốc độ lưu hóa và tính năng cơ lý của sản phẩm.
Thường dùng là Vulkalent G (PTL1). Vulkalent G là chất dễ phân tán, nó phân
tán tốt ngay cả một lượng nhỏ, Vulkalent G không gây ảnh hưởng đến độ nhớt của cao
su, không gây rổ xốp và đặc tính của quá trình lưu hóa ít ảnh hưỏng.
Vulkalent G là chất phòng tự lưu cho các loại su thông dụng như: NR, SBR, BR.
1.6. Chất độn

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4


Trang 9


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chất độn trong cao su đóng vai trò quan trọng phụ thuộc vào yêu cầu của sản
phẩm. Chất độn có thể vô cơ hoặc hữu cơ. Tùy thuộc vào bản chất của chất độn có thể
tham gia vào từng hỗn hợp cao su để mang lại các tính chất sau:
- Tăng độ cứng
- Tăng lực kéo đứt nhất là đối với cao su tổng hợp
- Tăng tính mài mòn chịu nhiệt và tính năng cơ lý khác.
- Giảm tính co rút của sản phẩm sau khi lưu hóa
- Cải thiện quá trình gia công
- Ngoại quan sản phẩm đẹp và đặc biệt là hạ giá thành sản phẩm
Phụ thuộc vào ảnh hưởng của chất độn đến tính năng cơ lý của sản phẩm, chất
độn được chia làm hai loại là chất độn hoạt tính và chất độn trơ. Tùy thuộc vào hàm
lượng cao su mỗi loại chất độn đều có một hàm lượng sử dụng, nếu tăng lượng chất
độn vượt quá giới hạn thì sẽ làm giảm tính năng cơ lý của sản phẩm do đó làm giảm
khả năng sử dụng của sản phẩm. Sự phân tán tốt chất độn dẫn đến tăng tính năng cơ lý
của sản phẩm, kích thước hạt chất độn hoặc diện tích bề mặt riêng của chất độn có ảnh
hưởng lớn đến sự phân tán. Khi giảm kích thước độn (tăng diện tích bề mặt riêng) thì
diện tích tiếp xúc của phân tử cao su và chất độn tăng lên dẫn đến sự phân tán tốt hơn.
Tuy nhiên khi giảm kích thước hạt quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng vón cục chất độn
làm giảm khả năng phân tán của chúng và làm giảm tính năng cơ lý của sản phẩm.
1.6.1. Chất độn hoạt tính (than đen)
Là chất độn khi đưa vào hỗn hợp cao su thì làm tăng tính năng cơ lý, tính năng
sử dụng của sản phẩm. Độ mịn của than đen càng cao thì hoạt tính càng lớn do diện
tích tiếp xúc với cao su lớn, sản phẩm có độ cứng cao và tính năng cơ lý tốt. Mỗi loại
than có đặc tính tăng cường lực khác nhau, do đó tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại
sản phẩm mà chọn lựa loại than sử dụng cho phù hợp. Có nhiều loại như: N660, N550,

N330, N234, N220 … trong đó chữ số thứ nhất chỉ kích cở hạt than, chỉ số thứ hai chỉ
diện tích bề mặt riêng, chỉ số thứ ba chỉ độ hấp thụ dầu DBP (chỉ số càng lớn thì độ
hấp thụ dầu của than càng lớn).
Căn cứ vào hoạt tính của than đen mà chia thành hai loại là than đen hoạt tính
và than đen bán hoạt tính. Than đen hoạt tính có tính chống mài mòn rất tốt, tăng lực
kéo đứt, độ cứng hơn loại than bán hoạt tính. Tuy nhiên than hoạt tính dễ gây tự lưu

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 10


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

khi gia công hơn do khả năng sinh nhiệt cao hơn. Vì vậy than hoạt tính được dùng
trong các sản phẩm yêu cầu tính chống mài mòn cao hoặc làm việc trong môi trường
ma sát cao, than bán hoạt tính thường dùng trong các pha chế tráng vải, ép đùn săm.
+ N220: có độ xốp nhỏ, bề mặt riêng tăng nên làm tăng khả năng chịu mài mòn,
khả năng sinh nhiệt thấp, độ phân tán tốt hơn N234.
+ N330: Không làm cho cao su có độ chịu mài mòn cao nên thường ít sử dụng
cho mặt lốp nhưng cường lực xé rách tốt, độ bám đường tốt nên thường sử dụng cho
cao su cán tráng (hoãn xung, vải mành hay hông lốp).
+ N660: hai trong các loại than đen bán bổ cường, có tính định giãn và ứng lực
định giãn cao, có tính năng gia công tốt, tính đàn hồi cao, dễ phân tán trong cao su, ít
biến hình, sinh nhiệt thấp.
+ N339: là loại than đen có kết cấu cao, hạt mịn, tính năng chịu mài mòn và
tính năng chống đâm xuyên tương đối tốt, tính năng ép đùn tốt.
+ N375: là than đen công nghệ mới kết cấu cao, chịu mài mòn tốt, các đặc tính
ứng dụng tương tự như N339.
+ N326: có kết cấu thấp chịu được mài mòn, tăng cường lực, giảm sinh nhiệt, là

cho cao su có cường độ kéo giãn và cường độ xé rách tương đối cao, tính năng chịu
mài mòn tốt.
+ N234: là loại than đen được sản xuất theo công nghệ mới có kết cấu cao, có
tính chịu mài mòn tốt, có tính năng tăng cường lực rất tốt cho cao su, dùng cho cao su
mặt lốp thì sẽ tăng tính mài mòn.
Than trắng (SiO2)
Là chất độn có hoạt tính gần giống như than đen. Than trắng là loại nguyên liệu
tăng cường lực tốt, thành phần chủ yếu là SiO2, tính năng tăng dính tốt, cho vào đơn
pha chế cao su mặt lốp có thể nâng cao tính năng chịu đâm thủng. Cho vào đơn pha
chế của cao su hông lốp có thể nâng cao tính năng chịu đâm xuyên. Than trắng khó
phân tán hơn và làm chậm lưu do sự hấp thụ các chất xúc tiến và S.
1.6.2. Chất độn trơ
Trong hỗn hợp cao su chất độn trơ có tác dụng làm giảm tính co rút và hạ giá
thành sản phẩm. Các loại độn trơ thường hay sử dụng:

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 11


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O): dạng bột có màu trắng xám đến trắng. Nó có
hình dạng và kích thước khác nhau do từng nguồn nguyên liệu và cách chế biến chúng.
Khó trộn với cao su. Tăng độ cứng cho cao su, làm cho sản phẩm có tính chịu dầu,
chịu axit, kiềm tốt hơn.
+ CaCO3: dạng bột mịn, màu trắng với lượng dùng thích hợp sẽ làm cho hỗn
hợp dễ ép đùn, cán tráng, có tính kiềm dễ gây tự lưu khi gia công. Cho sản phẩm có
tính cách điện cao và ít hút nước.
1.7. Chất phòng lão

Quá trình lão hóa là sự thay đổi ngoại quan, tính năng cơ, lý, hóa của sản phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu của lão hóa là quá trình oxi hóa mạch cao su do tác động của oxi
không khí thâm nhập vào sản phẩm trong quá trình sử dụng hoặc các tác nhân được
đưa vào hợp phần cao su trong quá trình gia công như các muối hoặc oxit kim loại có
hóa trị thay đổi. Lão hóa còn phụ thuộc vào bản chất của vật liệu và các tác nhân khác
thúc đẩy quá trình lão hóa như: nhiệt độ, môi trường, ánh sáng và các tác nhân cơ học
khác. Phụ thuộc vào các tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa mà người ta chia ra các
loại lão hóa sau:
- Lão hóa dưới tác dụng của nhiệt độ.
- Mệt mỏi dưới tác dụng của lực cơ học.
- Oxy hóa, lão hóa dưới tác dụng của oxi.
- Lão hóa ánh sáng là lão hóa dưới tác dụng của tia cực tím.
- Lão hóa ozo là lão hóa dưới tác dụng của ozo.
- Lão hóa phóng xạ là lão hóa dưới tác dụng của tia phóng xạ.
1.7.1. Các chất phòng lão
Thông thường các chất phòng lão được chia làm hai loại:
+ Phòng lão vật lý: Là chất phòng lão bảo vệ sự xâm nhập của oxi không khí
vào trong cao su, các chất nầy ít tan trong cao su ở nhiệt độ thấp, trong khi gia công thì
chúng tan vào trong cao su, khi sử dụng sản phẩm ở nhiệt đọ thấp thì chúng khuyếch
tán ra bề mặt sản phẩm tạo một màng mỏng bảo vệ sự xâm nhập của oxi không khí vào
sản phẩm. Tiêu biểu của nhóm phòng lão nầy là Parafin, antilux, riowax …
+ Phòng lão hóa học: Do sự hạn chế của phòng lão vật lý làm giảm sức dính,
giảm độ bền và không hoàn toàn ngăn được sự phát triển của quá trình lão hóa nên các

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 12


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chất chống lão hóa bằng phương pháp hóa học được dùng rộng rãi hơn như: 4010NA,
4020NA, RD, SP.
1.7.2. Yêu cầu của chất phòng lão
Phụ thuộc vào yêu cầu sản phẩm, điều kiện sử dụng để chọn chất phòng lão
thích hợp, có thể dùng một hoặc nhiều chất phối hợp. Ngoài ra việc chọn chất lão hóa
cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khả năng hòa tan vào cao su: Do khả năng khuyếch tán của các chất phòng
lão ra ngoài bề mặt làm giảm sức dính nên cần xác định rõ mức độ hòa tan của chúng
để sử dụng lượng thích hợp.
- Mức độ bay hơi, khi nhiệt độ càng cao thì chất phòng lão bay hơi càng lớn nên
lượng dùng phải nhiều hơn, phải lựa chất có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ gia công để
tránh sự tạo bọt khí trong sản phẩm.
- Không gây ảnh hưởng đến các thành phần khác có trong hỗn hợp cao su, đặc
biệt không ảnh hưởng đến khả năng lưu hóa của hệ thống lưu hóa.
- Ít độc hại không làm đổi màu sản phẩm.
1.8. Chất làm mềm
Chất làm mềm cho vào cao su không tạo ra phản ứng hóa học với các phân tử cao
su mà có tác dụng làm giảm lực hút giữa các phân tử, giúp cho hỗn hợp cao su trở nên
mềm và giúp hóa chất phân tán đều hơn. Ngoài ra nó còn giúp các phân tử trượt lên
nhau, do đó tăng độ dẻo của hỗn hợp.
1.8.1. Yêu cầu kỹ thuật và kinh tế đối với chất làm mềm
- Dễ kiếm, rẻ tiền.
- Phối hợp tốt với cao su.
- Bền nhiệt, bền hóa học trong tất cả các công đoạn sản xuất và quá trình sử
dụng sản phẩm.
- Không bốc hơi trong quá trình gia công và không có mùi khó chịu.
- Độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ.
- Không gây ảnh hưởng đến hoạt tính của các chất trong cao su.
1.8.2. Một số chất làm mềm thông dụng

Nhựa thông (M2): là chất kết tinh, màu vàng nâu nhạt, mùi nhựa cây. Có tác
dụng làm mềm, giúp phân tán than đen, tăng sức dính cao su BTP. Nếu sử dụng nhiều

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 13


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

sẽ kéo dài sự lưu hóa và làm cho sản phẩm biến mềm ở nhiệt độ cao. Ngoài ra nó cũng
xúc tiến lão hóa.
Cuomaron (M1): là sản phẩm chế biến từ than đá, dạng hạt hình cầu, màu
vàng sẫm. Là loại chất làm mềm có tác dụng tăng dính cao su với các vật liệu khác.
Làm tăng trở kháng xé rách và trở kháng chống nứt.
Dầu hóa dẻo: làm trương nở cao su, là cho sản phẩm mềm hơn, để hóa chất
phân tán vào cao su đồng đều hơn, tăng tính gia công của cao su.
Các loại dầu thường sử dụng là: Dầu F112 (O1), dầu parafin (O2), dầu DBP
(O3), dầu castor (O4). Trong đó dầu parafin có tác dụng chống loang màu cho những
sản phẩm cao su có nhiều màu sắc khác nhau. Độ nhớt của dầu hóa dẻo cũng ảnh
hưởng mạnh đến tính chất của cao su. Khi dùng chất hóa dẻo sẽ làm tăng tính đàn hồi
cho cao su lưu hóa nhưng giảm độ bền cao su. Với loại dầu có độ nhớt thấp dễ bay hơi
trong quá trình luyện và lưu hóa. Khi độ nhớt tăng thì độ bền cao su tăng, nhưng khả
năng sinh nhiệt cũng tăng theo. Do đó cần lựa chọn dầu thích hợp.
1.9. Chất hóa dẻo
Là chất được cho vào cao su để tăng nhanh độ dẻo, rút ngắn thời gian sơ luyện,
giảm tiêu hao điện năng. Có hai loại:
- Nhóm làm dẻo hóa học có tác dụng cắt mạch cao su để làm tăng độ dẻo như
A86, UP96 với lượng dùng thấp 0,1-0,3% và được cho vào ở giai đoạn sơ luyện.
Nhược điểm của nhóm chất nầy là cần nhiệt độ gia công cao, mặt khác là do cắt mạch

nên tính năng cơ lý giảm.
- Nhóm làm dẻo vật lý có tác dụng làm tăng độ dẻo cao su bằng cách làm
trương mạch cao su, tăng độ trượt giữa các mạch tạo điều kiện cho phụ gia phân tán tốt
trong cao su, lượng dùng 2-5%.
Ngoài ra còn có chất trợ thao tác: là chất cho vào cao su để giúp đỡ sự phân tán
phụ gia đặc biệt là than đen (Strukto!WB212) hoặc có tác dụng giúp phối hợp tốt các
loại su trong cùng một đơn pha chế.
1.10. Chất màu
Yêu cầu của chất màu:
- Không biến màu khi lưu hóa, khi gặp ánh sáng, không khí.
- Có khả năng nhuộm màu lớn.

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 14


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Không ảnh hưởng đến tính năng cơ lý của sản phẩm.
- Không độc, không phun ra bề mặt sản phẩm.
Màu đỏ: sử dụng Fe2O3, dễ làm cho cao su bị lão hóa, tăng dính với kim loại, có
tác dụng bổ cường.
Màu trắng: sử dụng TiO2, ZnO, có sức nhuộm màu cao nên dùng lượng ít.
Màu vàng: Cr2O3.
1.11. Chất cách ly
Bột talc: 3MgO.4SiO2.H2O là dạng bột màu trắng đục, được sử dụng để làm cách
ly trong các công đoạn lồng ống lõi săm, nối ống săm. Có thể sử dụng làm chất độn.
Promol: Dạng bột, màu trắng sử dụng cách ly trong cán luyện.
1.12. Ảnh hưởng của các chất trong đơn pha chế

Độ nhớt của cao su cũng như tính chất đàn hồi, thành phần khối lượng của phân tử cao
su, loại than đen, lượng chất hoá dẻo... đều ảnh hưởng đến chất lượng BTP. Khi lượng
chất hoá dẻo tăng thì độ nhớt giảm, nhưng khả năng phục hồi đàn hồi ít thay đổi. Khi
lượng than đen tăng thì độ nhớt tăng nhưng khả năng phục hồi đàn hồi giảm mạnh.
Đối với tính đàn hồi cũng như tính kết dính của hỗn hợp thì phụ thuộc rất nhiều
thành phần của hỗn hợp cao su.
Độ bền kết dính: NR > SBR > BR.
Độ bám trục: SBR > NR > BR.
Khi tăng lượng than đen và dầu thì khả năng luyện trên máy luyện hở tăng đến
mức độ nào đó thì sẽ kéo theo tính bám dính tăng, khả năng phục hồi đàn hồi giảm. Do
đó làm tăng khả năng gia công trên máy luyện hở. Nếu tiếp tục tăng lượng than đen và
dầu quá lượng tối ưu thì su sẽ bám trục sau.
Tính ép đùn: SBR > NR > BR, để tăng tính ép đùn của hỗn hợp cao su cần tăng
lượng than đen và dầu.
+ Độ bền tự lưu: Nhiệt độ tự lưu phụ thuộc vào tốc độ hình thành kết cấu hợp
phần cao su và tốc độ lưu hoá. Thông thường tốc độ kết cấu của hỗn hợp cao su nào
càng lớn thì độ bền tự lưu càng nhỏ (NR > BR > SBR), đồng thời tốc độ lưu hoá càng
lớn ( SBR > BR > NR) thì độ bền tự lưu càng nhỏ.
Các loại than đen cũng ảnh hưởng đến độ bền tự lưu

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 15


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lượng lưu huỳnh và xúc tiến cũng ảnh hưởng đến độ bền tự lưu. Loại
sunfeamit có độ bền tự lưu cao nhất so với thiazol và thiuram. Để tăng độ bền tự lưu
người ta sử dụng xúc tiến DTDM trong lốp lớn kết hợp với sunfeamit và hàm lượng S

thấp. Với tổ hợp ba thành phần nầy sẽ làm cho cao su có độ bền tự lưu cao. Ngoài ra
để tăng độ bền tự lưu người ta sử dụng các chất hãm lưu.
+ Tính công nghệ của các chất trong đơn: cần đảm bảo thành phần hợp lý các
chất trong đơn về giới hạn của độ nhớt. Do khó khăn trong gia công cao su mà người
ta giới hạn độ nhớt cao nhất và giới hạn độ nhớt thấp nhất để đảm bảo cho tính chất
của cao su sẽ không giảm đi. Nếu độ nhớt của cao su cán tráng sẽ giảm mạnh khi cho
dầu vào dẫn đến giảm độ đàn hồi của cao su hỗn hợp là nguyên nhân dãn không đều ở
vải mành dẫn đến khuyết tật.
Yêu cầu độ cứng và khả năng hồi phục đàn hồi của cao su thường trong cao su
cán tráng. Nếu tính bám dính của cao su thấp, khả năng phục hồi đàn hồi cao thì sẽ có
hiện tượng bong trục. Và ngược lại thì khả năng gia công tốt trên máy luyện hở. Tuy
nhiên nếu tăng quá độ bám dính làm tăng tính bám dính trục nên khó gia công, do dễ
bám trục sau.
Khả năng phục hồi đàn hồi được xác định bằng độ co ngót. Nếu độ co ngót càng
lớn (khả năng phục hồi đàn hồi tăng thì dễ rách mép, bề mặt ra không bằng phẳng cũng
như không ổn định bề mặt kích thước sản phẩm trong quá trình cán tráng hay ép đùn.
Công đoạn thành hình cũng đòi hỏi tính công nghệ (tính dán su và độ bền kết
dính). Tính dán su này cần đảm bảo tốt với các su vải mành sau một thời gian lưu giữ
(thường tính dán su trong vải mành bị giảm do hiện tượng thoát lưu S). Nếu % lượng S
< 1,5 thì sẽ không có hiện tượng thoát lưu vì nó bị than đen giữ lại. Cường độ thoát lưu
phụ thuộc vào lượng tăng phần trăm S cũng như nhiệt độ và thời gian gia công cao su.
Vì thế nếu sử dụng nhiều S thì phải sử dụng S không tan.
Độ ẩm cũng ảnh hưởng đến tính chất của cao su, làm giảm tính kết dính của cao
su. Bên cạnh đó chúng còn phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản.

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 16



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

PHẦN II: CÔNG NGHỆ LUYỆN CAO SU
2.1. Thiết bị
2.1.1. Máy luyện hở
2.1.1.1. Cấu tạo
Gồm động cơ để tạo sự quay cho trục là một môtơ điện, hộp giảm tốc, bộ truyền
động và hai trục luyện.
2.1.1.2. Nguyên lý làm việc
Truyền động được truyền từ động cơ chính qua hộp giảm tốc nhờ các khớp nối,
qua bộ truyền bánh răng ở ngoài dẫn đến hai trục luyện, hai trục luyện quay ngược
chiều nhau và cán ép su ở giữa khe hở hai trục luyện. Khe hở này được hiệu chỉnh
bằng hệ thống vitme đai ốc. Để cho su được đảo đều thì trên máy luyện hở còn có hệ
thống đảo su, gồm hai trục cán nhỏ và một hệ thống đảo su chuyển động qua lại. Su
được chuyển lên nhờ hệ thống đảo su làm su đảo ngược lại và được ép qua hệ thống
hai trục cán nhỏ, cuối cùng được chuyển xuống hệ thống luyện hở.
2.1.2. Máy luyện kín
2.1.2.1. Cấu tạo
Máy luyện kín là một thiết bị chính trong công nghệ cao su. Người ta phân loại
máy luyện kín thường dựa vào thể tích buồng luyện, thể tích càng lớn thì công suất
càng cao. Cơ chế tăng độ dẻo trong máy luyện kín là sự oxi hóa mãnh liệt cao su ở
nhiệt độ cao (160 – 1900C) ở trong lòng máy nhờ ma sát của cao su trên mặt hai trục
quay và thân của buồng luyện. Do đó động cơ vận hành máy thường mạnh hơn động
cơ của máy cán hai trục nếu cùng một thể tích su. Về mặt cấu tạo thì máy luyện kín
gồm buồng luyện được là bằng thép theo tiêu chuẩn bên trong có tráng một lớp crôm
cứng chống mài mòn, trong buồng luyện có hai trục luyện hình ovan quay ngược chiều
nhau. Thể tích buồng luyện được giới hạn bằng một quả nén có tác dụng nén vật liệu
xuống buồng máy và giữ các chất này nằm luôn ở trong buồng máy nhờ hệ thống thủy
lực. Phần trên thân máy là phểu nạp liệu và phần dưới là lỗ tháo liệu đã hỗn luyện.


SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 17


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Thường thành buồng máy, các trục quay, quả chắn và bộ phận tháo có thể được
giải nhiệt hoặc đôi lúc được nâng nhiệt bằng sự luân chuyển nước hoặc hơi nóng bên
trong các bộ phận này.
2.1.2.2. Nguyên lý
Các nguồn năng lượng điện, khí nén, nước dẫn động vào hệ thống máy. Khi
động cơ khởi động quay thì được truyền đến bộ truyền động chuyển động làm quay
hộp giảm tốc thông qua các khớp nối và bánh răng làm quay trục luyện.
Cửa nạp mở để nạp nguyên liệu sau đó đóng, chày ép ở phía trên sau khi nạp
liệu xong chày ép ép xuống, cửa xả đóng, nêm ở vị trí cài. Sau thời gian nhào luyện
bơm thủy lực hoạt động mở nêm, mở cửa xả, hoàn thành một qui trình luyện của máy.
Hiện trong xí nghiệp có 8 máy luyện kín, trong đó một máy chuyên luyện cao
su butyl, một máy chuyên luyện cao su màu, các máy còn lại luyện cho các BTP khác
và có thể thay đổi luân phiên luyện các giai đoạn của các BTP khác. Các máy luyện
giai đoạn I thường có nhiều bụi than và hóa chất nhiều gây ô nhiễm, thường làm cho
máy bị hỏng các phần điện, các ống dẫn dầu, ống dẫn nước… để khắc phục tình trạng
này thì cần phải bảo dưỡng máy theo định kì, vận hành theo đúng qui trình.
2.1.3. Máy đùn trục vít
2.1.3.1. Cấu tạo
Máy đùn trục vít là công nghệ trong xí nghiệp cán luyện. Máy đùn dùng để
luyện cao su ở nhiệt độ cao. Máy đùn luyện gồm 2 hệ thống xylanh, trong mỗi xylanh
có một trục vít. Máy đùn được cấp liệu từ máy luyện kín, dùng nước để làm mát khống
chế nhiệt độ trục vít đùn và xylanh. Máy đùn do nhiệt độ cao nên chỉ dùng để luyện
những BTP chưa có chất lưu hóa ở quá trình hỗn luyện. Đầu định hình là hệ thống 2

trục cán su thành tấm.
2.1.3.2. Nguyên tắc hoạt động
Máy đùn trục vít có thể dùng để luyện su thay cho máy luyện hở, năng suất của
máy đùn đạt được cao hơn so với máy luyện hở. Su được cấp liệu vào máy đùn qua
của nộp liệu, trục vít quay tạo áp lực nhào trộn vào đẩy su ra khỏi đầu đùn qua hệ
thống cán hai trục quay ngược chiều, su ra dạng tấm và đi qua hệ thống làm mát.
2.1.4. Dàn làm nguôi
2.1.4.1 Cấu tạo

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 18


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hệ thống làm nguội bằng nước có pha talc, bột talc có tác dụng chống dính cho
su khi xuất tấm, hệ thống quạt để làm mát và thổi khô đặt sau hệ thống làm mát bằng
nước, bộ phận chuyển tấm, kéo tấm su BTP, hệ thống cân và cắt BTP (nếu xuất tấm).
2.1.4.2. Nguyên lý hoạt động
Su sau khi ra khỏi hệ thống hỗn luyện máy luyện hở hoặc máy đùn được kéo
thành tấm qua hệ thống nước làm mát. Sau khi được làm mát bằng nước su được các
bộ phận vận chuyển sang một dàn làm nguội, dàn làm nguội này được bố trí nhiều máy
quạt công suất lớn có tác dụng thổi khô và làm mát su để su trở về nhiệt độ bình
thường. Cuối dàn làm nguội là hệ thống cân, cắt (xuất tấm), su BTP có thể suất tấm
hoặc suất dải.
2.1. Qui trình luyện
2.1.1. Lý thuyết về qui trình công nghệ luyện
2.1.1.1. Chuẩn bị
Toàn bộ nguyên vật liệu như: cao su, hoá chất đưa vào sản xuất phải qua kiểm

tra trước. Đối với các chất cần kiểm tra độ ẩm thì phải kiểm tra trước khi đưa vào sản
xuất.
Tất cả các nguyên vật liệu và hoá chất sau khi qua bộ phận cân phối liệu cho
từng BTP được vận chuyển đến máy luyện để chuẩn bị cho quá trình luyện.
Để đảm bảo tính đồng nhất cho hỗn hợp cao su, cần hoá dẻo sơ bộ trước ngay
giai đoạn đầu với strutol A86 hay UP92.
Thông thường một đơn pha chế được cân theo các thành phần riêng biệt như
sau:
- Cao su (NR, BR40, SBR1712, TN1, CN1, CN3 ...)
- Các chất có lượng nhỏ như: ZnO, acid stearic, phòng lão, chất làm mềm rắn
(chất làm mềm lỏng được cân riêng).
- Các loại chất độn (chất độn hoạt tính và chất độn trơ được cân riêng)
- Xúc tiến và lưu huỳnh.
2.1.1.2. Công nghệ luyện
Để đảm bảo độ phân tán tốt cần phải đưa ra qui trình luyện tối ưu. Trong một
giai đoạn có thể được chia ra làm nhiều bước nhỏ. Khi chuyển bước này sang bước
SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 19


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

khác đối với các BTP khác nhau thường có sự thay đổi về thời gian, bổ sung hoá chất,
tốc độ trục luyện và áp lực nén của pittông. Cần đảm bảo đúng năng lượng cần thiết
khi luyện su, tức là phải đảm bảo nhiệt độ cần thiết khi luyện. Thông thường khi thời
gian luyện tăng hay tốc độ trục luyện và lực nén ép tăng lên thì nhiệt độ cao su tăng
lên theo. Khi làm đơn với nhiều chất độn thì cần phải giảm số vòng quay và thời gian
luyện phải tăng lên nếu không thì chất độn chưa kịp phân tán hết mà nhiệt độ của su đã
lên quá cao.

Kiểm tra tất cả các thông số trong từng bước, từng giai đoạn như: nhiệt độ,
nước làm mát, áp lực ... ở bề mặt ngoài của cao su ban đầu và cao su đã luyện không
được ẩm ước, bẩn.
Các bao chứa hoá chất phải sắp xếp đúng theo từng BTP.
Xác định các thông số thời gian đóng mở cửa xả, áp lực nước làm nguội, nhiệt
độ nước làm nguội.
2.1.1.3. Ký hiệu
- Mỗi mẻ su ra phải có ký hiệu đánh số riêng, tức là phải có số mẻ, bước giai
đoạn, số ca sản xuất, số máy luyện, ngày tháng sản xuất...
- Hiện nay trên mỗi pallet có nghi ca sản xuất, ngày sản xuất, số mẻ trên một
pallet, tên loại BTP, giai đoạn luyện, số thứ tự pallet, tên người chấn su. Để tránh
nhầm lẫn su các giai đoạn để riêng từng khu vực.
2.1.2. Qui trình luyện cao su
Tổng thời gian luyện su 270 giây
Qui trình luyện cao su nhằm đảm bảo được hai yêu cầu:
- Yêu cầu thứ nhất: là chuyển cao su từ trạng thái mềm cao đến trạng thái mềm
dẻo tương đối bằng phương pháp nhiệt luyện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các
quá trình gia công, tức là làm tăng tính công nghệ cao su, tăng tốc độ cán tráng, tránh
tình trạng vải cán tráng bị xé, xoắn, vặn, giảm tính co rút khi ra khỏi miệng ép đùn.
Như vậy yêu cầu 1 là cao su sau khi luyện phải đảm bảo độ dẻo (độ nhớt mooney).
- Yêu cầu thứ hai của luyện là các hợp chất cho vào phải phân tán đều trong hỗn
hợp, không xãy ra tự lưu, hỗn hợp không bị cắt xé nhiều làm ảnh hưởng đến tính năng
cơ lý của sản phẩm. Tức là phải đảm bảo độ phân tán, điểm chín sớm, điểm chín trễ.
SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 20


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Các nhân tố ảnh hưởng đến độ dẻo của cao su
- Dưới tác dụng của lực xé rách cơ học của máy luyện làm mạch cao su đứt nên
phân tử của cao su ngắn hơn làm tăng độ dẻo cho cao su. Hiệu quả càng lớn nếu vận
tốc trục càng lớn, tỷ tốc trục càng lớn và cự ly hai trục càng nhỏ (đối với máy luyện
hở). Đối với máy luyện kín nó còn phụ thuộc vào cấu tạo của buồng luyện và trục
luyện.
- Ngoài ra trong quá trình luyện do ma sát giữa cao su và các trục luyện cũng
như giữa cao su và hoá chất nên nhiệt độ của trục và cao su tăng làm tăng độ linh động
của các phần tử cao su nên chúng dễ trượt lên nhau làm giảm hiệu quả của quá trình
làm dẻo cơ học.
- Trong quá trình luyện sự có mặt của O2 sẽ tham gia vào phản ứng cắt mạch
làm cho độ dẻo của cao su tăng lên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả luyện
- Độ ẩm của nguyên vật liệu cáo ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cao su, nếu
quá cao sẽ gây ra vón cục khi luyện, BTP khi gia công ép đùn sẽ gây xốp và còn tăng
tốc độ lưu hoá, do đó cần kiểm tra chặt chẽ độ ẩm trước khi đưa vào sản xuất.
- Do tính vón cục của các loại hoá chất nên làm cho nó phân tán không đều. Do
đó cần cho đúng thứ tự các hoá chất trong qui trình luyện và cho thêm các chất tăng
cường độ phân tán như: EF44, Aktiplast, các chất làm mềm.
- Độ dẻo cao su sống phải phù hợp với các yêu cầu nếu không cũng gây khó
khăn cho quá trình phân tán.
- Độ mịn của các phụ gia nhất là chất không tan trong cao su cũng phải đảm bảo.
Bên cạnh để hạn chế sự tự lưu phải cho các hoá chất vào đúng qui trình. Nhiệt độ và
thời gian luyện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mẻ luyện.
- Việc tính toán khối lượng mẻ luyện sao cho phù hợp với dung tích của từng
máy luyện kín.
* Công tác chuẩn bị trước khi luyện:
- Kiểm tra máy luyện theo đúng qui trình vận hành máy luyện kín và máy luyện
hở.
- Phải trang bị bảo hộ lao động.

- Chuẩn bị kỹ đơn pha chế (qua bộ phận cân hoá chất).

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 21


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2.1.2.1. Luyện trên máy luyện kín
Luyện trên máy luyện kín có nhiều ưu điểm hơn so với luyện hở, nên nó được
sử dụng phổ biến. Ưu điểm hơn so với máy luyện hở đó là
- Chu kì luyện rút ngắn 35 lần do đó nâng cao năng suất luyện.
- Hoá chất không bị mất mát lớn, ít gây độc hại cho con người và môi trường.
- Chất lượng BTP đồng đều và ổn định hơn do quá trình tự động hoá cao nên ít
phụ thuôc vào tay nghề công nhân.
Qui trình luyện trên máy luyện kín về cơ bản cũng giống như máy luyện hở.
Các bước thao tác

Thời gian

Cho cao su và chất hoá dẻo

0"

Hoá chất hạt nhỏ, 2/3 chất độn

30"  45"

Cho chất làm mềm, 1/3 chất độn


2' 2'30"

Nhấc trục đỉnh

3'  3'30"

Nhả su trên máy luyện hở

3'45"  4'

Các bước thao tác trên cùng với thời điểm nạp nguyên vật liệu có thể thay đổi
tuỳ vào từng đơn pha chế và các nguyên vật liệu sử dụng.
Có nhiều phương pháp luyện trên máy luyện kín nhưng hiệu quả nhất vẫn là
phương pháp luyện nhiều giai đoạn. Với các loại su BTP thông thường chỉ cần luyện
hai giai đoạn, nhưng đối với các loại su BTP yêu cầu có độ phân tán cao thì có thêm
giai đoạn trung gian để nhồi su (luyện ba giai đoạn), với giai đoạn này nhiệt độ luyện
145-1550C. Giai đoạn trung gian sử dụng su BTP luyện ở giai đoạn I đã để ổn định
trong 8 giờ. Giai đoạn cuối cùng được tiến hành sau khi cao su BTP luyện ở giai đoạn
trước đó để ổn định 8 giờ, nhiệt độ khoảng 90-1050C. Ở giai đoạn này lưu huỳnh, xúc
tiến, phòng tự lưu (PTL1) được cho vào nhiệt độ su ra khỏi máy luyện không quá 950C
nên không ảnh hưởng đến tốc đô lưu hoá và hạn chế xãy ra hiên tượng tự lưu, cao su
luyện bằng phương pháp này có độ phân tán tốt, có thể sử dụng hàm lượng xúc tiến
cao. Để đảm bảo tính năng theo yêu cầu, cao su sau khi luyện ở máy luyện kín được
đưa qua máy luyện hở luyện, xuất tấm và đưa lên dàn làm mát nhưng cần chú ý không
để cao su trên máy luyện hở lâu rất đễ gây ra bán lưu.

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 22



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Sự thay đổi qui trình luyện phụ thuộc vào đơn pha chế, trình tự thao tác cũng có
thể thay đổi sao cho đạt được tính năng tối ưu.
Những điểm cần chú ý khi luyện:
- Phải tuân thủ các thao tác đã được cài sẵn.
- Với các máy có nhiều cấp độ thì phải có qui trình luyện tương ứng, khi giảm
tốc độ trục luyện thì thời giai luyện phải tăng lên.
- Việc tính toán khối lượng mẻ luyện phải đảm bảo đạt 90% thể tích của buồng
luyện, nếu khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn sẽ ảnh hưởng đến qui trình như làm giảm
độ phân tán các phụ gia, làm giảm chất lượng BTP ảnh hưởng đến năng suất máy.
- Bao bì sử dụng cân hoá chất là bao PE tan được trong cao su.
Sau khi kết thúc chu kỳ luyện trên các máy luyện kín, cao su được nhả lên băng
tải để chuyển đến máy luyện hở để tản nhiệt, sau đó được xuất tấm rồi qua bộ phận
chứa dung dịch cách ly để cách ly su, sau đó qua dàn làm mát rồi đến bộ phân chấn su
đưa lên từng pallet. Ngoài ra đối với một số mẻ luyện kín chưa đạt thì khi luyện hở cần
phải luyện kỹ cho đến khi cao su láng mặt mới được xuất tấm (tức thời giai luyện phải
tăng lên).
Cần chú ý đến nhiệt độ su khi luyện hở, nếu thấy nhiệt độ lên bất thường thì cần
xem lại nước làm mát hai trục.
Khi su ở trên dàn làm mát cần chú ý tránh rơi su, kẹt su, để đảm bảo đúng thời
gian làm mát như đã thiết kế. Người chấn su chú ý chỉ chấn su khi đã qua dàn làm mát
và cân đúng khối lượng để chuẩn bị luyện cho giai đoạn có xúc tiến và lưu huỳnh.
2.1.2.2. Luyện trên máy luyện hở
Qui trình luyện trên máy luyện hở phải tuân thủ theo các qui trình kỹ thuật sau
+ Nhiệt độ trục luyện:
Trục trước: 55  650C.
Trục sau: 50  550C.

+ Nhiệt độ su ra khoảng 60-900C
+ Cự ly trục luyện khoảng: 10  12 (mm).
Cao su sau khi luyện trên máy luyện kín xong được chuyển qua máy luyện hở,
để tiếp tục luyện và xuất dãi. Trong quá trình luyện để cho phụ gia phân tán tốt và cao
su mau đạt độ dẻo thì cho cao su qua trục đảo để tiến hành đảo su. Sau khi su đã bám
SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 23


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trục và láng mặt thì tiến hành cắt su xuất tấm (lấy mẫu kiểm tra) cho qua dung dịch
cách ly và dàn làm mát.
Trong quá trình thao tác cần chú ý: phải quét hết hoá chất và su rơi bỏ lại lên
khe trục luyện để luyện, tuyệt đối không còn để xót lại hoá chất và su rơi vãi. Khi thấy
su nóng bất thường trong quá trình luyện thì cần phải chú ý đến nước làm mát trục.
Cao su sau khi được làm mát để hạ nhiệt độ gần bằng nhiệt độ môi trường mới tiến
hành chấn su và nhập kho, vì nếu cao su không được làm mát khi nhập kho sẽ gây ra
hiện tượng bán lưu và thời gian lưu hoá sẽ ngắn lại làm ảnh hưởng đến quá trình gia
công và chất lượng sản phẩm.
2.1.2.3. Luyện trên máy đùn trục vít
Su sau khi hỗn luyện trên máy luyện kín được chuyển vào phễu nạp liệu của
máy đùn cấp liệu cho máy đùn. Máy đùn được gia nhiệt và khống chế nhiệt độ khoảng
145-1500C bằng nước. Số vòng quay của trục vít là 7r/min, áp lực tại vị trí đầu đùn
125 kg, khe hở giữu hai trục cán 3mm, tốc độ cán 5m/min. Su trong máy đùn được
nhào trộn theo chiều quay của trục vít, trục vít quay tạo áp lực là nhiệt độ máy đùn
tăng nên rất kho điều khiển cho nhiệt độ thấp nên không dùng để luyện su khi cho lưu
huỳnh, vì ở nhiệt độ cao có chất lưu hóa sẽ gây hiện ra tượng lưu hóa. Áp lực do trục
vít tạo ra sẽ đẩy su ra khỏi đầu định hình tạo BTP.

Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục
Stt

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Độ nhớt không Sơ luyện không đạt

Thời gian luyện phải phù

đạt

hợp với từng loại cao su
Khống chế các điều kiện kỹ
thuật (nước, khí nén, cự ly
trục,…) đúng yêu cầu
Hỗn luyện không đạt Tuân thủ đúng qui trình
luyện
Phải theo đúng thời gian,
thao tác qui định

SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 24



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Stt

Hiện tượng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

2

Điểm lưu hóa Hỗn luyện không đạt Tuân thủ đúng qui trình
không đạt

luyện
Thời

gian

luyện Phải theo đúng thời gian

không đúng

thao tác qui định

Cân đong sai

Cân đúng theo đơn pha chế


Các điều kiện kỹ Khống chế các điều kiện kỹ
thuật không đạt

thuật (nước, khí nén, cự ly
trục,..) đúng yêu cầu

3

Vón cục

Nguyên vật liệu ẩm

Kiểm tra độ ẩm trước khi
dùng

Luyện sai quy trình

Chú ý cân đúng và cho chất
làm mềm theo qui định

4

Hóa chất phân Luyện sai quy trình

Tuân thủ đúng quy trình

tán kém

luyện, đặc biệt khi cho chất

độn
Nguyên vật liệu ẩm

Kiểm tra độ ẩm trước khi
dùng

Kiểm tra nhanh cao su bán thành phẩm (BTP)
Tất cả cao su BTP sau khi luyện xong và để ổn định trên 8 giờ được lấy mẫu kiểm tra
nhanh, theo qui định cứ mỗi pallet thì lấy mẫu ở 3 vị trí khác nhau để kiểm tra, các
mẫu này được lấy khi cao su đã qua dàn làm mát, các chỉ tiêu kiểm tra gồm:
Độ nhớt Mooney cho cao su luyện giai đoạn 1
Độ nhớt Mooney, điểm lưu hóa Rheometer (ts1, tc90) cho cao su BTP đã có xúc tiến
và lưu huỳnh.
Độ cứng
Độ phân tán than đen (tham khảo)
Tiêu chuẩn kiểm tra các loại cao su BTP hiện hành đã được qui định theo tiêu chuẩn
kiểm tra nhanh do phòng KTCN ban hành. Chỉ có các loại BTP đạt các chỉ tiêu kiểm
SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4

Trang 25


×