Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CDe: day học tích trong Vat ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.02 KB, 2 trang )

*Chuyên đề
: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC , CHỦ ĐỘNG ,
SÁNG TẠO VÀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học nói chung và môn Vật lí nói riêng là việc cấp thiết, không thể chần chừ. Nhất là với năm
học 2009- 2010 khi mà chúng ta đang hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
Vậy đổi mới theo hướng nào ? Giải pháp nào để ta có thể đổi mới một cách hiệu quả nhất. Với bộ
môn Vật lí đổi mới phương pháp dạy học phải theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, làm cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng mà
hiệu quả hơn.
Phong trào đổi mới pp dạy và học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi xướng mạnh mẽ kể từ đợt
thay sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2006-2007. Hàng năm Bộ đều tổ chức tập huấn thay sách,
cung cấp thiết bị, phương tiện dạy học. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay - thời đại của bùng nổ
thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực đời sống trong đó có lĩnh vực
giáo dục là điều không thể thiếu, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới và tiếp
nhận hàng ngày một lượng thông tin lớn và luôn luôn thay đổi, cập nhật, vì vậy một số phương
pháp dạy theo lối truyền thống cũ không phù hợp, do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh
phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để các em có khả năng tự học suốt đời, rèn luyện cho các em
đức tính tự tin trong học tập, kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm.
2. Cơ sở thực tiễn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm không còn là vấn đề mới của nhà
trường. Đó là truyền thống và đòi hỏi để nhà trường luôn đáp ứng được mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên nhà trường, những giáo viên tâm huyết yêu
nghề. Họ đã luôn tích cực đổi mới và đã đổi mới từ rất lâu. Đặc biệt những năm gần đây, trước tình
hình đổi mới mạnh mẽ của bộ Giáo dục- Đào tạo, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông
tin- Các phần mềm dạy học khiến cho việc đổi mới của nhà trường càng trở lên mạnh mẽ. Rất nhiều


hội thảo, chuyên đề về nâng cao chất lượng giáo duc đã được triển khai. Môn Vật Lí lá một bộ môn
khoa học thực nghiệm. Việc có đầy đủ thiết bị thí nghiệm đã khiến cho mộ môn đỏi mới càng tích
cực hơn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên trong qua trình thực hiện ta vẫn gặp một số khó khăn sau:
Thứ nhất: sách giáo khoa hiện nay đã có chuyển biến theo hướng tích cực, giúp học sinh có thể tự
học, gợi ý cho giáo viên cách tổ chức các hoạt động tự học của học sinh trên lớp. Sách giáo viên
cũng đã gợi ý cho giáo viên các tình huống sư phạm có vấn đề. Tuy nhiên nội dung chương trình
quá nặng, khiến giáo viên lúng túng khi dạy theo hướng đổi mới phương pháp.
Thứ hai: Mặc dù GV đã được bồi dưỡng, được học tập các nội dung về đổi mới phương pháp, nhưng
hiện nay nhà trường còn thiếu phòng thí nghiệm, phòng chức năng và phòng bộ môn, dẫn đến việc
áp dụng phương pháp dạy và học nhiều khi còn hạn chế. Đặc biệt với bộ môn vật lí, phương pháp
thực nghiệm là một phương pháp quan trọng để đưa ra các định luật vật lí. Một khâu quan trọng
trong phương pháp này chính là thí nghiệm.
3. Quá trình nghiên cứu và triển khai.
Từ nhận định tình hình thực tiễn có phần chủ quan của người viết nói trên, xin nêu lên sau đây một
ý kiến đề trao đổi về đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học Vật Lí

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×